Vì sao bình thường chúng ta cần phải niệm Phật?
Chính là chuẩn bị đến lúc lâm chung không bị quên câu Phật hiệu, vì khi bình
thường chúng ta niệm, thì khi lâm chung không bao giờ quên Phật. Nếu bạn muốn
khi lâm chung mới niệm, để phát sinh tâm lành, khi ấy thật chẳng dễ chút nào.
Nếu như bạn chỉ nghĩ khi lâm chung
niệm Phật thì sanh tâm lành, thật ra chẳng dễ dàng như thế đâu. Khi lâm chung
thân tứ đại này tan ra, thì người này bị nghiệp lực dẫn dắt thần thức tiếp tục
đi qua một cảnh giới khác chuẩn bị cho đời sống tiếp theo.
Cho nên nói: “Chim sắp chết, tiếng kêu của nó rất bi ai. Người sắp chết, lời
nói của họ nghe rất hiền”. Người sắp lâm chung cũng thế, trông rất tội nghiệp
nếu ngay lúc đó tâm họ sinh khởi những điều thiện trong một đời họ đã làm việc
gì cho mọi người và cho chính mình. Việc gì đúng, việc gì sai sẽ đều hiển hiện
rõ ràng. Nếu người nào khi sống làm những việc không tốt, lúc hấp hối lại phát
khởi tâm sám hối một cách tha thiết, rồi chỉ cần nghe một danh hiệu Phật, một
danh hiệu Bồ tát hoặc một danh hiệu của một vị Bích chi Phật thì tất cả tội lỗi
dù có vô lượng cũng đều tiêu diệt. Căn lành vô lượng sinh khởi ngay lúc đó. Cho
nên lâm chung là lúc rất quan trọng, vì nó quyết định cuộc sống đời sau hạnh
phúc hay đau khổ. Nhưng phát ra tâm lành để sanh về cảnh giới tốt chẳng phải là
chuyện dễ dàng khi thiếu những nhân duyên tốt.
Vì sao bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Chính là chuẩn bị đến lúc lâm
chung không bị quên câu Phật hiệu, vì khi bình thường chúng ta niệm, thì khi
lâm chung không bao giờ quên Phật. Nếu bạn muốn khi lâm chung mới niệm, để phát
sinh tâm lành, khi ấy thật chẳng dễ chút nào. Nếu phát sinh được thì thật vô
cùng hiệu nghiệm, chỉ cần nhất tâm sám hối thì ngay lúc đó tất cả tội nghiệp
đều tiêu trừ.
Trích
từ tập sách "Quê Hương Cực Lạc"
của
Hòa Thượng Tuyên Hó