Big Island of Hawaii, Ngày 9/8/2012. Tp HCM, Ngày 23/9/2012. Thân Yêu tặng Ocb
1
Anagarika Govinda là một Lama, người
Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930
ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ
trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của
Lama Ngawang Kalzang ( Tomo Geshe Rinpoche). Đến và đi Tây Tạng nhiều
lần. Tại đây, ông đã đi du lịch nhiều nơi, gặp gỡ nhiều Tu sĩ, thăm
viếng nhiều Chùa chiền, tích luỹ một nền tảng sâu rộng về Phật giáo Tây
Tạng. Trở về Ấn độ một thời gian, ông may mắn được gặp gỡ các học giả
Nandalai Bose, Rabrindanath Tagore, Mahatma Gamdhi,... Sau đó, với dự
định thăm viếng Tây Tạng lần thứ 2, ông bị quản thúc tại Chumbi, một
làng nhỏ gần biên giới Ấn Tạng. Tại đây, ông lại được Thọ giáo Lama Ajo.
Ông viết khá nhiều sách về Phật giáo Nam
Tông, về Phật giáo Tây Tạng. Trong cuốn The Way of the White Clouds,
Dịch giả Nguyên Phong dịch ra tiếng Việt với tựa đề Đường Mây qua xứ
Tuyết, có một đoạn ông kể về Lama Ajo, mà tôi rất ấn tượng. Chuyện như
sau:
Ajo cùng với Reto, theo học một Thày.
Reto là một học giả tinh thông Kinh điển, có thể giảng giải, có thể
trích dẫn hầu như tất cả sách vở một cách dễ dàng. Ajo chỉ chuyên tâm lễ
bái, Thiền định. Lama Reto luôn vươn tới những cái cao hơn. Reto ghi
danh vào học Đại học Drepung, học xuất sắc và tốt nghiệp Thủ khoa, trở
thành một Pháp sư nổi tiếng của Tây Tạng. Lama Ajo vẫn ẩn tu tại làng
Chumbi. Nhiều năm trôi qua, Lama Reto có dịp về nơi cũ cũ, và gặp lại
bạn đồng môn Lama Ajo. Gặp nhau mừng rỡ, chuyện trò vui vẻ. Reto hỏi
thăm Ajo về việc tu học. Ajo chân thật kể rằng bao nhiêu năm qua chỉ
chuyên tụng một bộ Kinh Adida. Lama Reto buồn lòng, tiếc cho bạn mình.
Kinh điển thiên kinh vạn quyển không đọc mà chỉ tụng có một bộ kinh tầm
thường, bộ kinh mà ai cũng biết. Với Tấm lòng thành Reto giảng giải cho
Ajo rất nhiều về những Pháp môn cao siêu. Ông giảng cho đến tận khuya
mới đi ngủ. Vừa chợp mắt được ít lâu, ông giật mình tỉnh giấc, vì thấy
ánh sáng chói lọi cả một vùng. Ánh sáng này phát ra từ Chánh điện, ông
ngạc nhiên rời chú phòng. Rồi ông nhìn thấy, Lama Ajo đang chấp tay đảnh
lễ, trì tụng Hồng danh Đức Phật Adida. Quanh bức tượng Đức Phật Adida,
hào quang lung linh tỏa sáng. Trong ánh hào quang đó, như có một Hồ Sen
cực lớn rực rỡ sắc vàng, như có hàng đàn Hồng Hạc đang tấu lên những âm
thanh vi diệu, rồi mưa Hoa đổ xuống, những Bông Mandal lấp lánh bay la
đà,...
Reto nín thở theo dõi, cho đến khi Lama
Ajo trì tụng xong Kinh Adida, thì Linh ảnh đó mới biến mất. Quá xúc
động, Reto bước vội vào hỏi làm sao Ajo có được thần thông như vậy. Lama
Ajo thành thật cho biết, ngài không hề có thần thông gì, mà chỉ chuyên
tâm trì tụng mà thôi. Thành tâm trì tụng và giữ cho Thân, Khẩu, Ý thanh
tịnh.
Reto thắc mắc: Làm sao có thể như vậy
được? Như ta đây lầu thông kinh điển, nỗ lực tu tập bao năm nay, mà đâu
có kết quả gì? Ajo trả lời: Có lẽ huynh đọc Kinh văn chỉ để thỏa mãn
trình độ tri thức; giỏi biện luận như một Học giả mà thiếu hành trì;
không chí thành cung kính; đọc Kinh mà lòng còn ngờ; chỉ chú trọng về Lý
tánh mà không chuộng sự tu dưỡng Thân Tâm,... Có lẽ vậy chăng? Còn em:
chuyên tâm tin tưởng, chí thành nguyện cầu, luôn luôn giữ sự thanh tịnh
của Thân, Khẩu, Ý.
Reto bừng tỉnh, liền chấp tay đảnh lễ
Ajo, người đã vừa khai ngộ cho mình. Ông quay trở về Lhasa trình bày sự
việc với Dalai Lama, xin từ chức Pháp sư, về nhập thất tu thiền trong
dãy Tuyết Sơn.
2
Chuyên tâm tin tưởng; Chí thành nguyện
cầu; luôn luôn giữ sự Thanh tịnh của Thân, Khẩu, Ý; niệm Hồng danh Đức
Phật Adida điều Linh thiêng sẽ tới. Phật tính Hiển lộ, Niết bàn xuất
hiện, Con người thành Thượng đế. Lama Ajo tin vậy. Lama Reto tin vậy,
Lama Anagarika Govinda tin vậy. Rất nhiều Phật tử tin vậy. Tôi cũng tin
cậy điều Linh thiêng này.
John Blofeld, một học giả người Anh, đã
sống nhiều năm tại Trung Quốc, Tây Tạng, Ấn Độ và Thái Lan. Khi ở Trung
Quốc ông may mắn được Lama Kim Cương điểm đạo. Sau này ông được
Lama Anagarika Govinda, giới thiệu đến Thọ giáo Lama Tangku, người thừa
kế địa vị Chưởng môn phái Dolijang. Ông là dịch giả nhiều cuốn sách Kinh
điển nổi tiếng về văn hoá, truyền thống và Tôn giáo của Phương Đông cho
người Phương Tây. Ông còn biên soạn nhiều cuốn sách giá trị về Phật
Giáo. Ông là Chủ bút của tờ The Middle Way, Trung Đạo, cơ quan Ngôn luận
của Phật Giáo Thế giới. Trong cuốn The Wheel of Life, dịch giả Nguyên
Phong dịch ra tiếng Việt với tựa đề Ngọc sáng trong Hoa Sen, ông có nói
khái quát về các Pháp Tông như sau. Thiền, Tịnh, Mật đều là những con
đường khác nhau, phương tiện khác nhau, dẫn đến mục tiêu tối thượng là
giải thoát Niết Bàn. Hình thức khác nhau, nhưng mục đích là một.
Tịnh Độ Tông là niệm Phật, niệm Hồng
danh Chư Phật, là phương pháp để tập trung Tư tưởng. Tập trung cao độ,
cho đến mức Tâm không loạn động. Tâm không loạn động, không còn điên
đảo, không còn phiền não, thì sẽ sáng suốt. Đã sáng suốt thì đâu còn Khổ
đau.
Mật Tông cũng thế. Thay vì niệm Hồng
danh Chư Phật, người ta sử dụng thần chú (mantra), mật ngữ của Chư Phật
(Dharani) để đạt tới trạng thái Nhất Tâm. Người ta còn phối hợp Âm thanh
(chú), Cử chỉ (ấn quyết), tâm trí (Tam Ma Địa) để Thân, Khẩu, Ý được
thanh tịnh; để không còn vọng niệm; để được Nhất Tâm. Theo người Tây
Tạng Linh hồn của thần chú là mật ngữ. Đó là ngôn ngữ của Phật với Phật,
Vô cùng linh thiêng, chỉ có Phật mới hiểu. Mật ngữ nguyên gốc là tiếng
Sanskrit, không thể dịch được. Không bao giờ dịch sang ngôn ngữ khác
được.
Thiền Tông là ý thức khi ngồi, hoặc
đứng, hoặc đi, hoặc nằm một cách tĩnh tại, điều hoà hơi thở; sử dụng Trí
tuệ nhìn thẳng vào thật tính của sự vật, để hiểu rằng mọi thứ đều là Vô
Thường, đều là Vô Ngã, đều là Tính Không. Đã Vô Thường, Vô Ngã, Tính
Không thì đâu còn quyến luyến, nứu bám, dính mắc,... để loạn động, để lo
lắng nữa. Như vậy thì sẽ Đắc Định, có Định thì đâu còn Khổ đau.
Tâm không loạn động, đã Đắc Định, Không
còn Khổ, Nhất Tâm là khi Phật tính Hiển lộ, Niết bàn xuất hiện, Con
người thành Thượng đế. Tôi tin cậy điều này.
Nhưng cơ chế nào mà chỉ niệm Hồng danh
Chư Phật, niệm mantra để đạt được Nhất Tâm. Cơ chế nào chỉ ngồi Thiền mà
được Đắc Định. Như một Công án, tôi đã thao thức, tôi đã trăn trở.
Một thời gian dài tôi đã luôn thao thức như vậy. Tôi đã Thiền nhiều giờ
với thao thức này.
3
Rồi một lần Thiền, tôi chợt nhớ ra, Tâm Kinh có lời linh thiêng thế này:
“Avalokita vị Bồ tát linh thiêng, đang
đi vào hành trình xâu xa của Prajnaparamita, đã vượt ra bên ngoài, nhìn
xuống từ trên cao và thấy năm uẩn đều không.”
“Ngài đã thuyết: Này Sariputra! Hình
dạng là Không, Không là Hình dạng. Hình dạng không khác gì Không. Không
không khác gì Hình dạng. Dù Hình dạng là gì, đấy cũng là Không; dù Không
là gì, đấy cũng là Hình dạng. Điều này cũng đúng cho quá trình Tâm thức
của Con Người là Thọ, Tưởng, Hành và Thức.”
Sấm như nổ ra trong tôi, Ánh sáng loé lên trong tôi.
Lời Kinh dạy rằng: Thân thể tôi là
Không. Tâm thức của tôi là Không. Quá trình vận hành Tâm thức của tôi,
là Thọ, là Tưởng, là Hành và là Thức cũng là Không. Tất cả đều là Không.
Vâng tất cả đều là Không. Và Không không khác gì Có. Và Có không khác
gì Không.
Tôi đã hiểu: Vật chất được cấu tạo từ
các phân tử. Cơ thể sống được cấu tạo từ các tế bào. Tế bào, phân tử
được cấu tạo từ các nguyên tử.
Tôi đã hiểu: Nguyên tử được tạo thành từ
một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm và các electron mang điện
tích âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân được tạo thành từ các hạt
proton mang điện tích dương và các hạt neutron không mang điện. Một hạt
proton được cấu tạo bởi hai hạt quark trên và một hạt quark dưới. Một
hạt notron được cấu tạo bởi hai hạt quark dưới và một hạt quark trên,…
Mỗi nguyên tố chỉ có một số proton duy nhất, nhưng có thể có số neutron
khác nhau.
Tôi đã hiểu: Các electron chuyển động
xung quanh hạt nhân trên các quỹ đạo. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng bởi ba
số lượng tử là: số lượng tử chính, số lượng tử phương vị và số lượng tử
từ. Trên mỗi quỹ đạo có thể có hai electron, nhưng hai electron này phải
có một số lượng tử thứ tư là spin khác nhau. Các quỹ đạo của electron
không phải là những đường cố định mà là ngẫu nhiên.
Tôi đã hiểu: Các Hạt cơ bản được mô tả
bằng Chuỗi. Hạt electron, các loại hạt quark là Chuỗi. Hạt nhân Nguyên
tử được cấu tạo từ các hạt neutron, hạt proton; các hạt neutron và các
hạt proton được cấu tạo từ 3 hạt quark. Hạt nhân Nguyên tử sẽ là tổ hợp
không nhiều lắm các Chuỗi. Nguyên tử được cấu tạo từ Hạt nhân ở tâm, và
một số không nhiều lắm hạt electron chuyển động xung quanh. Nguyên tử sẽ
là tổ hợp không nhiều lắm các Chuỗi, ở tâm mật độ Chuỗi nhiều hơn ở bên
ngoài.
Tôi đã hiểu: Chuỗi hay còn gọi là dây,
một chiều, có chiều dài cực kỳ ngắn. Đó là chiều dài Planck, bằng 10-35m
(số 1 đứng sau ba mươi lăm con số 0, sau dấu phẩy). Kích thuớc Hạt nhân
nguyên tử vào khoảng 10-15m. Kích thuơc Nguyên tử vào khoảng 10-10m.
Chiều dài Chuỗi, nhỏ hơn một trăm tỷ tỷ lần so với kích thước Hạt nhân
nguyên tử. Chiều dài Chuỗi, nhỏ hơn một triệu tỷ tỷ lần so với kích
thước Nguyên tử. Quay trở lại với mô hình Nguyên tử, chúng ta đã ví dụ,
một quả cầu có đường kính 200km, gần bằng khoảng cách từ Sài Gòn ra Phan
Thiết. Quả cầu Nguyên tử này, theo Lý thuyết Chuỗi là rỗng và cực kỳ
rỗng, không có gì ngoài một số không nhiều lắm các Chuỗi, có chiều dài
bằng 2×10-10m, bằng 2×10-7mm, bằng 20 nanometre. Rỗng và cực kỳ rỗng.
Vâng phải chăng đó là Tính Không của vật
chất. Nhưng, sấm như nổ ra trong tôi không phải chỉ là điều này. Mà là:
Các hạt cơ bản được mô tả bằng các Chuỗi, và các Chuỗi này dao động.
Các đặc trưng của các hạt cơ bản được mô tả thông qua các đặc trưng của
dao động Chuỗi. Tần số dao động là thông số chính của các đặc trưng đó.
(xin xem
trong http://tincaytinhyeu.wordpress.com/2012/07/16/vu-tru-tinh-khong/#more-77)
Mà còn là: Không không khác gì Có. Và Có
không khác gì Không. Lời Kinh Linh thiêng nói vậy. Tức là cũng giống
như cơ thể, Tâm thức và Quá trình vận hành Tâm thức là Thọ, là Tưởng, là
Hành và là Thức cũng có cấu tạo từ các Chuỗi; và cũng được đặc trưng
bằng các dao động và bằng các Tần số.
Khi tất cả các Chuỗi cấu tạo nên Cơ thể
của một con người có cùng một phương cách dao động, có cùng một số mode
cơ bản chính, có cùng một Tần số; Thế rồi Tần số của các Chuỗi này lại
cùng Tần sô của các Chuỗi tạo nên Tâm thức, tạo nên quá trình Tâm thức
của Con Người là Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Thế thì không chỉ là Nhất
Tâm, mà cả Tâm cả Thân hợp nhất, Phật tính Hiển lộ, Niết Bàn xuất hiện,
Con người trở thành Thượng đế.
Sấm như nổ ra trong tôi là điều này.
Kết luận 4. Khi Tần số
của các Chuỗi cấu tạo nên Cơ thể của một con người có cùng chung một giá
trị, khi Tần sô của các Chuỗi tạo nên Tâm thức của một con người cũng
có cùng một giá tri, hai giá trí này bằng nhau thì Tâm Thân hợp nhất,
Phật tính Hiển lộ, Niết Bàn xuất hiện, Con người trở thành Thượng đế. Có
lẽ vậy. Tôi Tin cậy điều này.
(Các kết luận 1, 2 và 3 xin xem trong http://tincaytinhyeu.wordpress.com/2012/07/16/vu-tru-tinh-khong/#more-77)
4
Nhưng Ánh sáng loé lên trong tôi còn
tiếp tục vì một điều khác. Cái gì đã làm cho Tần số của các Chuỗi tạo
nên Cơ thể có cùng giá trị? Cái gì đã làm cho Tần số của các Chuỗi tạo
nên Tâm thức, tạo nên quá trình Tâm thức của Con Người là Thọ, Tưởng,
Hành và Thức có cùng giá trị? Đó phải chăng như là hiện tượng Cộng
hưởng, là hiện tượng Mỏi?
Trong Lý thuyết của dao động, Cộng hưởng
là hiện tượng xảy ra trong dao động cưỡng bức, khi một vật dao động
được kích thích bởi một ngoại lực tuần hoàn có cùng tần số với giao động
riêng của nó. Khi Cộng hưởng thì Biên độ đạt giá trị Cực Đại, Năng
lượng của vật dao động được gia tăng khủng khiếp. Một cây cầu, được
thiết kế cho hàng trăm cái xe tải 30-40t nối đuôi nhau đi qua, có hệ số
an toàn rất cao. Nhưng cây cầu này có thể đổ sập, khi chỉ một đoàn người
đi đều bước trên cầu, nếu Tần số của nhịp bước chân trùng với Tần số
dao động riêng của cầu. Đó là hiện tượng Cộng hưởng. Hiện tượng này phổ
biến trong rất nhiều ngành Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ.
Trong Kết cấu Công trình, một cái dầm
cầu, chịu tải được hàng ngàn tấn, không sao. Nhưng chỉ một tải trọng vài
trăm kg, tác động theo một Chu kỳ nhất định, với Tần số nhanh, trong
một thời gian dài, cái dầm cầu sẽ gẫy. Đó là hiện tượng Mỏi. Lý thuyết
nghiên cứu về hiện tượng này gọi là Lý thuyết Biến dạng Mỏi, một chuyên
ngành Khoa học khá phức tạp. Các nhà Khoa học có thể mô tả quá trình
diễn biến của nó, tính toán dự báo hiện tượng này một cách gần đúng. Bản
chất của nó các nhà Khoa học chưa nắm rõ. Cấu trúc Phân tử khi bị mỏi
sẽ như thế nào, các nhà Khoa học chưa thể mô tả được. Nửa cuối của Thế
kỷ trước, các nước Liên xô và Đông Âu có nhiều luận án Tiến sỹ và Phó
tiến sỹ trong lĩnh vực này. Nhưng chỉ loanh quanh về việc mô tả quan hệ
giữa ứng xuất và biến dạng theo thời gian. Chưa có kết quả gì lớn lao để
có thể hiểu rõ bản chất cấu trúc Phân tử của nó. Nhưng từ Lý thuyết
Chuỗi, tôi tin rằng có thể tìm ra lời giải, cho bản chất của vấn đề.
Dưới tác dụng của một tải trọng không quá nhỏ, cất tải và hạ tải với một
Tần số rất cao (nhanh), trong một thời gian đủ dài, các Chuỗi cơ bản
tạo nên Vật liệu của dầm cầu đó, sẽ bị "Mỏi theo" và Tần số của nó hoà
nhập về cùng Tần số của tải trọng. Xin hãy gọi hiện tượng này bằng một
cái tên (tạm) là hiện tượng Hoà Tần số. Hiện tượng hoà Tần số xuất hiện,
hiện tượng Cộng hưởng xảy ra. Dầm cầu bị phá hủy.
Mantra hay Hồng danh Chư Phật, hay Hồng
danh Phật Adida, được niệm lên với tất cả sự thành kính, được niệm lên
nhiều lần, được niệm lên qua năm tháng. Ngữ điệu, âm thanh,... là những
dao động; Tần số là thông số đặc trưng của dao động. Dao động đó, Tần số
đó phải chăng là Dao động Linh thiêng, Tần sô Linh thiêng! Là cái mà
Phật Gautama, Phật Adida và các Chư Phật để lại cho Con người. Khi con
người thành kính, niệm nhiều lần, Tần số Linh thiêng này, như một nguồn
cưỡng bức điều hoà, làm cho Tần số của các Chuỗi tạo nên Cơ thể, Tần số
của các Chuỗi tạo nên Tâm thức, tạo nên quá trình Tâm thức của Con Người
là Thọ, Tưởng, Hành và Thức; hoà nhập cùng Tần số Linh thiêng. Hiện
tượng Hoà Tần số xảy ra. Tạo nên sự hoà nhập Thân, Tâm với Vụ trụ. Phật
tánh Hiển lộ, Niết bàn xuất hiện, Con người Siêu việt, Con người trở
thành Thượng đế. Sự Cộng hưởng Vĩ Đại xuất hiện: Chứng Ngộ.
Để cho, những Tần số của Con người (Tần
số Chuỗi Cơ thể, Tần số Chuỗi Tâm thức) ổn định, về gần với Tần số Linh
thiêng, dễ hoà nhập với Tần số Linh thiêng, Con người cần phải giữ sự
Thanh tịnh của Thân, Khẩu, Ý; Con người cần phải Thiền; Con người phải
hiểu được lẽ Vô Thường, Vô Ngã, Tính Không. Con người phải Tách rời với
Si, Từ bỏ với Tham, Tử tế thay cho Sân. Con người phải biết Yêu thương,
phải có Tình Yêu thuần khiết. Có như vậy Tần số của Con người mới về gần
với vùng của Tần số Linh thiêng. Và rồi sự Thiêng liêng sẽ đến. Sự Cộng
hưởng Vĩ Đại xuất hiện: Chứng Ngộ.
Ánh sáng loé lên trong tôi chính là điều
này; điều mà nhiều ngày, nhiều tháng tôi trăn trở; nhiều giờ tôi Thiền.
Tôi Tin cậy điều này.
Kết luận 5. Chuyên tâm
tin tưởng; Chí thành nguyện cầu; luôn luôn giữ sự Thanh tịnh của Thân,
Khẩu, Ý; niệm Hồng danh Đức Phật Adida, niệm Hồng danh Chư Phật, niệm
mantra,...; niệm từ ngày này qua ngày khác, niệm trong khi ăn, khi ngủ,
khi đi, khi làm,... Thì Tần số của các Chuỗi cấu tạo nên Cơ thể, Tần số
của các Chuỗi tạo nên Tâm thức của một con người, sẽ Hoà Tần số vào Tần
số Linh thiêng. Điều Linh thiêng sẽ tới. Phật tính Hiển lộ, Niết bàn
xuất hiện, Con người thành Thượng đế.
5
Tần số Linh thiêng, Tần số Vũ trụ, Tần
số Chân Lý, Tần số Niết bàn, Tần số Thượng đế, Tần số của các Chư Phật,
Tần số của các bậc Chứng ngộ,... Tất cả, chỉ khác nhau cách gọi, nhưng
một điều chắc chắn đó là Tần số của Dao động thanh cao.
Cao: Tần số cao, có giá trị rất cao, có
giá trị Vô cùng lớn. Năng lượng Dao động tương ứng với Tần số Linh
thiêng có giá trị Vô cùng lớn. Điều này là Hiển nhiên, Lý thuyết Dao
động cho kết quả như vậy. Và ai còn có thể tưởng tượng ra một Năng lượng
nào lớn hơn Năng lượng của Thượng đế, của Vũ trụ, của Chân Lý... Nên
Tần số Linh thiêng có giá trị Vô cùng lớn, đó là điều đương nhiên. Lý
thuyết Dao động cho kết quả như vậy.
Thanh: vì nó hiền hoà, vì nó không có
đột biến, không bão tố,... Nếu có Thượng đế, làm sao Thượng đế lại có
thể nổi giận? Làm sao Thượng đế có thể buồn? Còn các Chư Phật, từ bi và
hỷ xả là Chư Phật, Chư Phật là từ bi và hỷ xả... Hiền hoà, không đột
biến, không bão tố,... nó phải là như vậy. Trong Lý thuyết Dao động, sự
hiền hoà không đột biến, chính là Dao động Điều hoà và Biên độ có giá
trị Vô cùng bé. Biên độ dao động không điều hoà đó là còn sân si. Biên
độ càng lớn sân si càng lớn. Biên độ dao động có đột biến là còn sân
hận... Năng lượng sẽ bị tiêu hao trong các việc phát triển các Biên độ
này. Năng lượng bị tiêu hao là vì tham, sân, si. Do vậy ứng với Tần số
Linh thiêng dao động sẽ là điều hoà và Biên độ dao động là Vô cùng bé.
Tần số Linh thiêng là Tần số Vô cùng
lớn, đồng thời Dao động tương ứng là dao động Điều hoà và Biên đọ Dao
động có giá trị Vô cùng bé. Vâng, nó là như vậy. Không thể khác được. Lý
thuyết Dao động, các phương trình, các toán tử,... đã chứng minh nó là
như vậy. Thực tế trong mọi ngành Kỹ thuật và Công nghệ nó là như vậy.
Tần số Vô cùng lớn, Biên độ dao động Vô
cùng bé, Năng lượng dao động Vô cùng lớn, như vậy đó là Tính Không, là
Tính Không rồi! Thiền định, Thiền Chỉ và Thiền Quán chính là cho điều
này. Thiền trong đi, đứng, nằm, ngồi và làm việc chính là đưa Dao động
về dạng dao động điều hoà, với Tần số Vô cùng lớn, với Biên độ Vô cùng
nhỏ. Đưa về Dao động Tính Không.
Kết luận 6. Thiền định
trong mọi nơi, mọi lúc, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi làm
việc,... đưa Tâm và Thân về trạng thái Tỉnh thức về Tính Không, tức là
đưa dao động của Tâm của Thân về dạng Dao đọng điều hoà, với Tần số Vô
cùng lớn, với Biên độ Vô cùng bé; đó là Dao động Niết bàn, Dao động
Thượng đế.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả
những Tác giả và Dịch giả của các bài viết, bài nói mà chúng tôi đã sử
dụng để làm tư liệu và cảm xúc để viết bài này; xin chân thành hồi hướng
công đức nhỏ bé của mình tới Quý vi. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni
Phật. Nam mô Chứng minh sư Bồ Tát Ma ha tát.
Nguồn: Tincaytinhyeu.Wordpress.com.