(-GALLERY-)
A. Phái Ninh Mã
(Nyingma,
hay phái Hồng giáo)
Phái
Ninh Mã (1) cũng được gọi là Cựu Phái hoặc Đại Cứu Cánh Phái. Đây là Tiền
Truyền Mật thừa vào thời đại sĩ Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), cộng thêm Hậu
Truyền Mật thừa, hợp nhất thành một danh xưng. Đây cũng là phái hỗn hợp cách tu
trì của Mật Giáo và Bổng giáo, nên Tăng sĩ xem nhẹ Giới luật và thường có vợ
con. Phái này cho rằng chỉ chuyên trì mật chú, dùng Vô Thượng Du Già làm pháp
cứu cánh, thì tự nhiên sẽ hiển hiện trí huệ thanh tịnh, khế hợp lý Không mà đạt
giải thoát.
Sự
truyền thừa của phái này bắt đầu từ đại sĩ Liên Hoa Sanh người Ấn Độ. Do sự
thỉnh cầu của vua Xích Tùng Đức Tán (755-797), đại sĩ Liên Hoa Sanh đến Tây
Tạng vào năm 747. Hợp tác với ngài Tịch Hộ (Shantarakashita), đại sĩ Liên Hoa
Sanh cho xây Chùa Tam Diệp (2) cách Lạp Tát (Lhasa) khoảng ba mươi dặm; nơi đây
trở thành trung tâm tu học và phiên dịch Kinh điển đầu tiên từ tiếng Phạn sang
tiếng Tây Tạng. Đại sĩ Liên Hoa Sanh ban truyền Mật thừa Vô Thượng Du Già cho
quần chúng Phật tử, mà đặc biệt là hai mươi lăm vị đại đệ tử. Họ là những vị
đại sĩ Tây Tạng đầu tiên đạt đại thành tựu. Điển hình, Ngưỡng Nhật Quang
(Namkhe Nyingpo) có thể bay trên không trung trong nháy mắt; Da Hy Thố Cổ
(Khandro Yeshe Tsogyal) cứu người chết sống trở lại; Trát Ba Thần Thông Nhiên
(Kawa Peltseg) đọc được tâm niệm của những người khác (3), v.v...
Đương
thời cũng có các ngài Vô Cấu Hữu (Vimalamitra), Phật Mật (Buddhaguhya, hay
Buddha Gupta), v.v... sang Tây Tạng hoằng truyền Mật pháp. Bấy giờ, dẫu Nhân
Minh học và giáo lý đạo Phật chưa được thạnh hành, nhưng sự tu trì Mật pháp (4)
rất được chú trọng. Điển hình, ngài Pháp Xứng y theo pháp quán đảnh Kim Cang
Giới Đại Mạn Trà La, mà truyền Mật pháp Du Già Bộ. Ngài Phật Mật truyền Mật
pháp Sự Bộ và Hành Bộ. Ba bộ Mật pháp đó (5) không khác với ba bộ Mật pháp của
Hậu truyền Phật giáo, và không những truyền cho phái Ninh Mã mà còn truyền cho
các phái khác. Ngài Vô Cấu Hữu truyền Mật pháp Huyễn Biến Mật Tạng và Tâm Bộ.
Đại sĩ Liên Hoa Sanh truyền Kim Cang Quyết Pháp, Mã Đầu Pháp Vương, cùng các
pháp hộ thần khác. Ngài Tĩnh Tạng (Shantipa) truyền pháp Văn Thù; ngài Hồng Ca
La (Nyag Jnana Kumara) truyền pháp Chân Thật Loại; ngài Mặc Na La Khất Đa
(Dhana-rakhitd) truyền pháp Tập Kinh. Những bộ Mật pháp Vô Thượng Du Già chính
là Mật pháp đặc biệt của phái Ninh Mã, nên sự truyền thừa vẫn còn nằm trong
phạm vi bí mật.
Mật
điển căn bản của phái Ninh Mã có mười tám bộ:
1/
Đại Viên Mãn Bồ Đề Tâm Biến Tác Vương;
2/
Kim Cang Trang Nghiêm Tích Giáo Mật Ý Tập;
3/
Nhất Thiết Như Lai Đại Mật Tạng Mãnh Điển Luân Tích;
4/
Nhất Thiết Như Lai Biến Tập Minh Kinh Du Già Thành Tựu Tích;
5/
Thắng Mật Tạng Quyết Định;
6/
Thích Tích Huyễn Võng Mật Kính;
7/
Quyết Định Bí Mật Chân Thật Tánh;
8/
Thánh Phương Tiện La Tác Liên Hoa Mạn;
9/
Huyễn Võng Thiên Nữ Tích;
10/
Bí Mật Tạng Tích;
11/
Văn Thù Luân Bí Mật Tích;
12/
Hậu Tích;
13/
Thắng Mã Du Hý Tích;
14/
Đại Bi Du Hý Tích;
15/
Cam Lồ;
16/
Không Hành Mẫu Diệm Nhiên Tích;
17/
Mãnh Chú Tập Kim Cang Căn Bổn Tích;
18/
Thế Gian Cộng Tán Tu Hành Căn Bổn Tích.
Mười
tám bộ này còn tồn tại trong bộ Bí Mật của đại tạng Kinh Tây Tạng. Song, phái
Ninh Mã thường dùng tám bộ như:
1/
Văn Thù Thân;
2/
Liên Hoa Ngữ;
3/
Chân Thật Ý;
4/
Cam Lồ Công Đức;
5/
Quyết Sự Nghiệp;
Năm
bộ này gọi là xuất thế gian pháp.
6/
Sai Khiển Phi Nhân;
7/
Mãnh Chú Chú Trớ,
8/
Thế Gian Cung Tán;
Ba bộ
này thuộc về thế gian pháp.
Trong
đó, Văn Thù Thân là Tỳ Lô Giá Na Bộ; Liên Hoa Ngữ là Di Đà Bộ; Chân Thật Ý là
Bất Động Bộ; Cam Lồ Công Đức là Bảo Sanh Bộ; Quyết Sự Nghiệp là Bất Không Thành
Tựu Bộ. Sau khi hàng phục quỷ thần ở Tây Tạng xong, đại sĩ Liên Hoa Sanh bèn
truyền ba bộ thế gian pháp như Sai Khiển Phi Nhân, Mãnh Chú Chú Trớ, Thế Gian
Cung Tán để bảo hộ chánh pháp, nên có người cho rằng đây là Mật pháp của Tây
Tạng.
Trong
phái Ninh Mã, giáo pháp trọng yếu nhất là Đại Viên Mãn giáo thọ, và được phân
làm ba bộ:
1/
Tâm Bộ (sems-sde): Tâm Bộ có mười tám bộ Kinh; ngài Biến Chiếu Hộ (Vairocana
raksita) truyền năm bộ; ngài Vô Cấu Hữu (Vimala-mitra) truyền mười ba bộ.
2/
Lũng Bộ (klon-sde): Lũng Bộ do ngài Biến Chiếu Hộ truyền.
3/
Giáo Thọ Bộ (man-nag sde): Giáo Thọ Bộ được phân làm hai phần: a) Thậm Thâm
Ninh Đề (Snin-thig), do ngài Vô Cấu Hữu truyền;
2)
Không Hành Ninh Đề, do đại sĩ Liên Hoa Sanh truyền.
Y
theo sự truyền thừa của các Mật pháp đó, mà tạo thành phái Ninh Mã.
Phái
này phân Phật pháp ra làm chín thừa:
1/
Thanh Văn Thừa;
2/
Độc Giác Thừa;
3/ Bồ
Tát Thừa;
1, 2,
3 thuộc về Hiển giáo, do hóa thân Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết, được gọi là Cộng
Tam Thừa.
4/
Tác Du Già Thừa (Sự Bộ);
5/
Phương Tiện Du Già Thừa (Hành Bộ);
6/ Du
Già Thừa;
4, 5,
6 thuộc về Mật giáo, do báo thân Phật Kim Cang Tát Đỏa và Đại Nhật Như Lai
thuyết, được gọi là Mật Chú Ngoại Tam Thừa.
7/
Đại Du Già Thừa (Sanh Khởi Đại Du Già);
8/
Tùy Du Già Thừa (Giáo A Nậu Du Già);
9/ Vô
Thượng Du Già Thừa (Đại Viên Mãn A Để Du Già).
7, 8,
9 do pháp thân Phật Phổ Hiền thuyết, được gọi là Vô Thượng Nội Tam Thừa.
Sáu
thừa đầu tiên được lưu hành trong các tông phái khác. Ba thừa cuối chỉ được truyền
trong phái Ninh Mã.
Ngoài
ra, phái này phân Mật giáo làm Ngoại Tích Bộ và Nội Tích Bộ.
a)
Ngoại Tích Bộ có Sự Bộ (Kriya tantra), Hành Bộ (Carya tantra), Du Già Bộ (Yoga
tantra).
Sự Bộ
do Phật Thích Ca thuyết, và cũng gọi là Tác Mật, vốn tu vô tướng Du Già; tuy có
kết đàn tràng, nhưng quan trọng hóa về việc thiết cúng dường, tụng chú, kết ấn,
và chú trọng nơi sự tướng của việc thực hành chánh hạnh chánh mạng chánh ngữ để
thanh tịnh thân tâm, và hành chút ít quán tưởng.
Hành
Bộ và Du Già Bộ do Phật Tỳ Lô Giá Na thuyết. Hành Bộ cũng được gọi là Tu Mật;
bộ này chú trọng vào việc phát triển các căn nội ngoại để thành tựu hợp nhất
với thiền định. Du Già Bộ chú trọng việc phát triển nội tâm, và y theo lời dạy
của Bổn Tôn Phật Tỳ Lô Giá Na.
b)
Nội Vô Thượng Tích Bộ là do ngài Kim Cang Trì thuyết.
Tâm
của mỗi người vốn hợp nhất với chư Phật (tức tâm tức Phật), nhưng vì vô minh và
si mê, nên bị rơi vào lưới võng tham sân si mà chẳng thể tự cứu. Do đó, giai
đoạn thứ nhất là phải dùng pháp suy tư quán tưởng, tức từ trong ý thức phát
sanh ra một hình tượng hộ pháp, rồi hợp nhất với vị đó (6), biến bất tịnh thành
thanh khiết, dẹp bỏ tri thức bình thường và chấp trước.
Giai
đoạn thứ hai là pháp Annuyoga (A Nộ Du Già), tức dùng thân kim cang để đạt đến
sơ tỉnh thức.
Giai
đoạn thứ ba là pháp Atiyoga (A Đề Du Già), tức loại bỏ tánh chất của hai giai
đoạn trước, chuyên chú nhận thức tư duy chân chánh (7), đạt đến quả vị siêu
thoát tối thắng của Vô Thượng Thừa Pháp.
Chi
hệ của phái này như phái Lạp Tôn (Lhlatsun-pa), phái Cát Nhĩ Thát (Kartok-pa),
phái Na Đạt (Na-dak-pa), phái Mẫn Châu Lâm (Mindollin-pa), phái Đa Kiết Trát
(Dorje-tak-pa). Tên của các hệ phái này xuất phát từ tên của các vị sáng lập
hay từ tự viện của họ. Điển hình, phái Lạp Tôn và phái Cát Nhĩ Thát đều lấy tên
của người sáng lập; phái Mẫn Châu Lâm và phái Kiết Trát lấy tên của Chùa mà lập
danh.
Chùa
viện chủ yếu của phái Ninh Mã (hay Hồng giáo) là Chùa Minh La Lăng (Mindroling,
xây năm 1676), Chùa Đa Nhĩ Tể Lạp Khắc (Dorje Drag, xây vào năm 1659); tại Tây
Khương và các nơi khác có Chùa Tạp Thát Cách (Kathok, xây năm 1159), Chùa Ba Tả
Lặc (Palyul, xây vào năm 1665), Chùa Tảo Khắc Tần (Dzongchen, xây vào năm
1685), và Chùa Hy Tần (Zhenchen, xây vào năm 1735).
Các
tín đồ của giáo phái này thường đọc tụng mật chú, và thường hành lễ cúng dường
vào mồng mười và ngày hai mươi lăm trong tháng giêng. Họ cũng thường nhập thất
tịnh tu một mình hay cùng với nhiều người trong ba năm ba tháng.
B. Phái Ca Nhĩ Cư
(Kagyudpa,
Cát Cử, hay phái Bạch Giáo)
Môn
đồ của phái này phần nhiều là những vị Du Già Sư tu hành khổ hạnh. Ca (Ka, hay
bkah) nghĩa âm tiếng Tây Tạng là "Cội nguồn của sự phát âm", vì do từ
kim khẩu của Phật thuyết ra. Nhĩ Cư (Gyud hay brgyud) là khẩu truyền trực tiếp
từ các sư trưởng xuống đến chư đệ tử. Vì vậy, phái này chú trọng sự truyền thừa
bằng khẩu truyền. Ngoài ra, Ca Nhĩ Cư còn có nghĩa là Bạch Truyền, vì chư tổ sư
của phái này như Mã Nhĩ Ba, Mật Lặc Nhật Ba, v.v... thường mặc y màu trắng. Thế
nên, phái này được gọi là Bạch Giáo.
Người
sáng lập ra phái Ca Nhĩ Cư (hay Cát Cử, Bkah-brgyud-pa) là Mã Nhĩ Ba (1), đã
từng sang Ấn Độ ba lần, và cầu pháp dưới tòa của tôn giả A Để Sa, và cũng là đệ
tử thọ Mật thừa cuối cùng của ngài Na Lộ Ba (2), đắc được Mật thừa chân truyền
từ ngài Kim Cang Tát Đỏa, Sa La Ha, Long Thọ. Ngài Mã Nhĩ Ba cũng thọ pháp Đại
Thủ Ấn từ ngài Di Lặc Đế (Maitri).
Mã
Nhĩ Ba truyền pháp cho ngài Mật Lặc Nhật Ba (Mi-la-ras-pa, 1052-1135). Mật Lặc
Nhật Ba có rất nhiều đệ tử, mà người đạt đại thành tựu có đến hai mươi lăm vị.
Trong đó, cao đệ của Mật Lặc Nhật Ba là Đạt Bảo Cáp Giải (3), một nhân tài kiệt
xuất như vầng thái dương, và là sơ tổ của các chi phái trong phái Cát Cử. Về
sau, do phái này hoằng truyền rộng rãi, khiến sự truyền thừa Mật pháp ngày càng
sai biệt phức tạp, nên lại phân ra chín hệ phái nhỏ:
1/
Đạt Bảo Cáp Giải tự thành lập phái Đạt Bố.
2/ Đệ
tử của Đạt Bảo Cáp Giải là Cầu Tùng Khẳng Ba (Dus-gsum-mkhyen-pa, hay Dusum
Khyenpa) khai sáng phái Ca Nhĩ Mã (Karma-bkah-brgyud-pa), và dùng Chùa Ca Nhĩ
Mã làm đạo tràng chính. Cầu Tùng Khẳng Ba mất, lại chuyển thế tái sanh, làm tổ
thứ hai của phái đó. Về sau, hậu thế tôn theo quy chế chuyển thế tái sanh. Chế
độ chuyển thế của Phật sống (Hoạt Phật) do phái này khai sáng. Phái này rất
được thạnh hành ở nước Tàu vào đời Minh. Tổ sư đời thứ tư của phái này vốn là
pháp hữu của vua Minh Vĩnh Lạc, và thu đại sư Tông Khách Ba làm đệ tử. Vào thời
ấy, phái này chịu sự ảnh hưởng của phái Ninh Mã mạnh mẽ.
3/
Bát Kết Mộc Cửu Ba (Phags-mo-gru-pa) khai sáng phái Bát Kết Ca Nhĩ Cư
(Phags-gruhi-Bkah-brgyua-pa).
4/
Lạp Mã Tân (Bla-ma shan) khai sáng phái Tân Tra Nhi (Shan-tshal-pa).
5/ Đệ
tử của Bát Kết Mộc Cửu Ba là Lâm Thanh (Rin-chen-dpal) khai sáng phái Địa Khang
(Bdri-khun-pa), và kiến lập Chùa Địa Khang cách Lạp Tát về phía đông bắc hơn
một trăm dặm vào năm 1172.
6/
Kim Ba Nhật Ba (Stan-pa-rgya-ras-pa) khai sáng phái Lộ Kiết (Hbrug-pa), dùng
Chùa Long Độc (Klun-rdol) làm đạo tràng chính.
7/
Đại Kiết Long Đàn (Stag-lun-dam-pa) khai sáng phái Đại Long
(Stag-lun-bkah-brgyud-pa), kiến lập tịnh xá Đại Long; phái này vẫn còn được
truyền cho đến ngày nay.
8/
Đạt Nhĩ Mã Đằng (Dharma-bdan-phyug) khai sáng phái Bột Long Ca
(Hbad-ronbkah-brgyud-pa).
9/
Lâm Phổ Khởi Trá (Rin-po-cne-rgya-tsha) khai sáng phái Đỗ Phổ (Khro-phu-bkah
brgyud-pa). Đây là chi phái được khai sáng cuối cùng.
Về
sau, phái Bát Kiết Mộc Cửu Ba và Ca Nhĩ Mã được hai triều Nguyên và Minh sắc
phong, tiếp nối nhau nắm giữ chính quyền địa phương. Sau này, phái Bát Kiết Mộc
Cửu Ba lại chia thành các phái như Chi Cống, Chủ Ba, Diệp Ba, v.v... Từ lúc
phái Cách Lỗ của Hoàng giáo có ưu thế thì phái Ca Nhĩ Cư chỉ còn bốn chi phái
vẫn giữ được thế lực như phái Chi Cống, Ca Nhĩ Mã, Đại Long, Chủ Ba.
Theo
người Tây Tạng thì phân nửa Tăng chúng thường tu khổ hạnh vì noi gương ngài Mật
Lặc Nhật Ba. Từ phân nửa số người tu khổ hạnh lại xuất sanh ra các bậc thánh
giả. Đa phần, Tăng chúng của phái này, một khi vào tu hành trong tự viện, thì
phải thực hành pháp tu khổ hạnh.
Về
phương diện Hiển giáo thì sự tu học của phái này không khác biệt gì mấy với các
tông phái khác. Song, về phương diện Mật thừa, thì phái này đặc biệt sùng bái
tôn thờ Kim Cang Du Già Mẫu. Do việc này, nên các học giả ngày nay cho rằng
phái này thuộc về phái Cựu Hồng giáo (tức phái Ninh Mã).
Chùa
chiền chủ yếu của phái này có Chùa Chỉ Cống ở Hắc Trúc Công Khải, Chùa Bát Bang
ở Tây Khang Đức Cách.
Ngoài
ra, phái Cát Nhĩ Cư còn có chi phái Hương Ba Ca Nhĩ Cư, do ngài Quỳnh Ba Nam
Giao lập ở Chùa Hương Địa. Vị này truyền pháp cho hơn 80.000 đồ đệ. Những vị
Giáo Thọ Sư của phái này đều từ Ấn Độ sang Tây Tạng truyền pháp, nên thành lập
một phái riêng biệt. Phái này cùng với phái Đạt Bố La Ca Nhĩ Cư vốn có sự
truyền thừa rộng lớn. Phái này chịu sự ảnh hưởng về giáo nghĩa của phái Ca
Đương và Tác Ca, dung hợp Hiển-Mật giáo để thành lập giáo đoàn và giáo hóa tín
đồ. Phái này y theo học thuyết Trung Quán của ngài Nguyệt Xưng và pháp Đại Thủ
Ấn. Lại nữa, phái này chẳng chú trọng văn tự, chỉ đặc biệt xem trọng về sự tu
chứng, thông đạt Đại Thủ Ấn. Phái này cho rằng nhờ sự tu chứng mà hành giả mới
có thể phát huy được giáo nghĩa căn bản của Phật pháp. Thế nên, phái này lấy sự
giác ngộ làm mục đích cứu cánh.
C. Phái Tát Ca
(Sakyapa;
hay phái Đa Sắc)
Bàn
về cội nguồn, đại thần Cống Ba Lặc Bảo Kỳ (Khonpalboche) của vua Xích Tùng Đức
Thán (755-797) có người con tên là Cống Lỗ Xích Vượng Bố Tùng (Kluvi dbang po
srung), vốn là một trong bảy vị Tăng Tây Tạng đầu tiên của Chùa Tam Diệp
(Samye). Từ đó, trải qua mười đời, gia thất họ Cống sanh ra những vị Lạt Ma trứ
danh của phái Hồng giáo (hay Ninh Mã, Nyingma).
Đến
đời thứ mười hai, Cống Khương Sở Khắc Trát Lặc Bố (Khonton Konchog Gyalbo,
1033-1102) vốn tinh thông Hiển giáo và Mật giáo, được người anh khuyến khích
sang nước Mạc Cổ (Mugu), yết kiến và theo ngài Trát Di Thích Ca Trí (Drogmi
Shakya Yeshe, 992-1074) tu học Mật thừa.
Tu
học thành tựu xong, Cống Khương Sở Khắc Trát Lặc Bố trở về Tây Tạng, đến vùng
Tát Ca (1) lập Chùa viện, vân tập đồ chúng, giảng Kinh thuyết pháp, nên được
xưng là phái Tát Ca.
Dân
Tây Tạng cũng thường gọi phái Tát Ca là phái Đa Sắc vì trên vách tường của Chùa
Tát Ca thường có giăng các tấm lụa ba màu như hồng, xanh da trời, trắng; những
tấm vải lụa màu này biểu thị cho ba vị Bồ Tát là Văn Thù Sư Lợi, Kim Cang Tát
Đỏa, Quán Thế Âm.
Tại
Tây Tạng, trừ phái Ca Đương chỉ chuyên sự giáo hóa, còn những phái khác thường
cấu kết với hào tộc, giao thiệp với chính trị, phát sanh sự lạm dụng thế lực.
Phái Tát Ca đã từng nắm chính quyền của Tây Tạng. Sự quan hệ giữa chính trị và
phái Tát Ca rất thâm sâu. Phái này lấy vợ con làm người kế thừa pháp tự. Con
của người khai sáng phái này là Cống Ca Ninh Bảo (Kunga Nyingpo, 1092-1158) học
vấn rất uyên thâm, và là vị đại thành tựu, được ban truyền tất cả Hiển giáo và
Mật giáo của ngài Long Mãnh (tức Long Thọ). Phái Tát Ca được phát triển và xiển
dương rộng rãi phần lớn nhờ công lao của vị này, nên tín đồ của phái này tôn
xưng ông ta là Tát Khâm (Sa chen), cũng là vị tổ thứ nhất của phái Tát Ca (Đa
Sắc).
Người
con thứ hai của vị này là Tác Nam Tư Ma (Sonam Tsemo, 1142-1182) kế thừa ngôi
pháp vị, chủ trì Chùa Tát Ca, làm vị tổ thứ hai. Về sau, người em của Tát Nam
Tư Ma là Thát Ba Kiên Tán (Drapa Gyaltshan, 1147-1216) kế thừa ngôi pháp vị,
làm vị tổ thứ ba. Cháu nội của Cống Ca Ninh Bảo là Tát Ban Bán Trạch Đa (2) là
vị tổ thứ tư, và cũng là người gieo mối quan hệ đầu tiên giữa Tây Tạng và vương
thất nhà Nguyên. Vào năm hai mươi ba tuổi, ngài Tát Ban Bán Trạch Đa thọ Giới
Tỳ kheo. Do đã từng sang Ấn Độ, Ni Bạc Nhĩ, Ca Thấp Di La tu học Hiển-Mật pháp,
y thuật, thiên văn học, luận lý học, nhân minh học, v.v... ngài Tát Ban Bán
Trạch Đa trở thành Tỳ kheo bác học đa văn, nên được tôn xưng là vị Ban Trí Đạt.
Về sau, ngài Tát Ban Bán Trạch Đa được vua Nguyên thỉnh mời sang Mông Cổ hoằng
pháp, và được tôn xưng là Văn Thù Pháp Vương.
Năm
1205, Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm nước Hạ Vương (Tangood, Đường Ngột). Từ đó,
Tây Tạng thần phục Mông Cổ. Về sau, Hốt Tất Liệt cung thỉnh Bát Tư Ba (3) vào
kinh đô, làm lễ quán đảnh, rồi tôn xưng vị này là Đế Sư, hiệu là Đại Bảo Pháp
Vương. Tại hoàng cung Bát Tư Ba đã từng thắng trong các cuộc tranh luận với các
đạo sĩ người Tàu và người Tây Phương trong hoàng cung. Hốt Tất Liệt lại cung
thỉnh Bát Tư Ba soạn viết mẫu tự Mông Cổ. Loại mẫu tự này dựa vào mẫu tự của
Phạn văn và Tây Tạng văn mà chế thành; tuy loại mẫu tự này chưa được phổ biến,
nhưng mẫu tự hiện tại của Mông Cổ vốn y cứ vào mẫu tự do Bát Tư Ba chế ra. Hốt
Tất Liệt thấy tài trí của Bát Tư Ba như thế, bèn giao quyền thống trị Tây Tạng
cho Bát Tư Ba, và bắt tất cả thần dân Tây Tạng đều tín phụng theo phái Tát Ca.
Thế nên, Bát Tư Ba là vị Lạt Ma đầu tiên nắm quyền chánh trị và tôn giáo ở Tây
Tạng. Lúc Bát Tư Ba mất, ông được triều Nguyên ban hiệu: Hoàng Thiên Chi Hạ,
Nhất Nhất Chi Thượng (4), Nghị Văn Phụ Chánh, Đại Thánh Chí Đức, Phổ Giác Chân
Trí, Hữu Quốc Như Ý Đại Bảo Pháp Vương Tây Thiên Phật Tử, Đại Nguyên Đế Sư.
Sau
khi Bát Tư Ba tịch, người em lên kế vị; tổng cộng, phái Tát Ca trị vì Tây Tạng
hơn một trăm năm. Phái Tát Ca thường dùng phương thức truyền pháp cho vợ con,
nên rất gần với thế tục.
Về
phương diện Mật giáo, phái này lại chia ra làm ba chi phái. Phái thứ nhất là
Nga Nhĩ (Ngor), do Nga Nhĩ Khâm Cống Cát Tang Ba (Ngorchen Vajradhara Kungah
Zangpo 1382-1457) sáng lập vào năm 1429; vị này cũng đã từng xây Chùa Vượng Mục
Sở Đơn (Ewan Chodan), và là bậc học giả của Mật giáo. Phái thứ hai là Cống Cát
(Gong dkar) do Cống Cát Nam Kiết (Kungah Namgyal, 1432-1469) sáng lập; vị này
đã từng xây Chùa Cang Tạp Đa Kiết Đơn (Gangpah Doredan) tại vùng Cống Cát, nên
người sau gọi ngôi Chùa đó là Cống Cát. Phái thứ ba là Trát Nhĩ (Tshar), do
Trát Nhĩ Khâm La Sai Gia Thác (Tshachen Losel Gyamtsho, 1494-1566) sáng lập.
Học
thuyết của phái này dùng tư tưởng của Trung Quán thuộc hệ ngài Thanh Biện, để
giải thích về giáo nghĩa căn bản của Mật thừa. Phái này lại dùng năm địa vị của
Bồ Tát (5) và bốn bộ Mật thừa (Sự Bộ, Hành Bộ, Du Già Bộ, Vô Thượng Du Già Bộ),
đối chiếu hợp nhất mà tu trì; dùng noãn, đảnh, nhẫn, tam muội da trong bốn gia
hạnh để đoạn sở thủ hoặc; dùng thế đệ nhất tam muội da để đoạn năng thủ hoặc.
Đồng thời, dùng bản tánh trí huệ sáng soi của Bồ Tát mà nhập vào định đại lạc,
tức là đạt đến cảnh Giới Hiển-Mật dung thông. Học thuyết này không xuất phát từ
Ấn Độ mà thuộc về tư tưởng của hệ phái Ban Thiền (Pan-c'en, nghĩa là Học Sư)
Thích Ca Sư Lợi ở nước Ca Thấp Di La.
Nguyên
tác Đại sư Tông Khách Ba (1357-1419)