Hỏi : Khi
quán Đức Phật trăm phước trang nghiêm, cái
quán đó có phải vọng tưởng không ?
Đáp : Thầy nói cái
quán đó nằm trong tông phái nào ?
Hỏi :
Dạ, cũng như thay vì quán hơi thở mà nay quán
trăm phước trang nghiêm của Đức Phật ?
Đáp : Quán hơi
thở gọi là Sổ tức quán, là một trong năm
thứ thiền quán của thừa Thanh văn, gọi là Ngũ
Đình Tâm quán, ba gồm: Từ bi quán, Nhân duyên quán, Lục
thức quán, Bất tịnh quán và Sổ tức quán, ấy
là thiền quán riêng biệt của thừa thanh văn dùng
để đình chỉ cái tâm.
Lại nữa, cách đếm hơi
thở gọi là Lục diệu môn, cũng là của
Tiểu thừa, nếu theo đó tu có thể đạt
đến diệu cảnh của Niết bàn Tiểu
thừa. Trong cuốn Danh từ Thiền học chú
giải của tôi cũng có giải thích những danh
từ đó.
Còn bây giờ thầy hỏi là thiền
quán nào? Nếu nói về Tổ Sư Thiền thì đó là
vọng tưởng, nếu nói là Tịnh độ thì
không phải, vì trong mười sáu thứ thiền quán có
quán tượng Phật của A Di Đà, chứ không quán
trăm phước trang nghiêm của Đức Phật.
Nếu tham thoại đầu mà quán
Phật là vọng tưởng, chớ nói là quán, ở trong
Thiền đường của Tòng lâm Thiền Tông,
niệm một tiếng Phật phải phạt rửa
thiền đường ba ngày! Còn Tịnh độ thì
phải niệm Phật. Bởi vậy, hễ theo pháp
thiền quán nào phải theo đúng tông chỉ tông phái
đó, chứ chẳng phải đều giống nhau, do
đó Đức Phật mới dạy tám mươi
bốn ngàn pháp môn.
Hỏi : Có
một cô Phật tử năm nay sáu mươi lăm
tuổi, chồng cô ta mắc bệnh tâm thần hơn
bốn mươi năm nay, chạy đi thầy
thuốc chẳng hết bệnh, cũng chẳng chết.
Cô ấy muốn lập đàn sám hối thay chồng,
vậy có lợi ích gì cho người chồng không ?
Đáp : nhân quả là
ai làm nấy chịu, chứ chẳng thể người
này làm cho người khác được.
Hỏi :
Chồng của cô ấy trước kia cũng làm ra
một số tiền, nay cô muốn đem số tiền
bố thí cúng dường hoặc làm một việc gì
đó cho chồng được nhẹ bớt bệnh ?
Đáp : Nhưng
người chồng phải biết sự phát tâm đó,
vì có biết mới có tâm tạo, hễ tâm tạo một
niệm thiện, có thiện nhân mới được
thiện quả.
Hỏi: Vậy
ông đó phải phát tâm mới được ?
Đáp: Phải.
Hỏi : Con
là học Tăng mới, trong quá trình công phu con gặp
phải những hiện tượng bức xúc như
cảm thấy thân không còn nữa, hoặc như
đứng trước ngã tư đường, bốn
phía đều bị vây chặt, phía trước lại là
hố thẳm chẳng thể bước tới, hoặc
như đứng trước một bức tường
chẳng thể xuyên qua … vậy đó có phải thiền
bệnh chăng?
Đáp : Tất cả
thiền đều có thể trải qua những cảnh
giới đó. Theo Kinh
Lăng Nghiêm, những cảnh giới đó nếu
không cho là thù thắng thì là cảnh giới tốt, nếu
cho là thù thắng sẽ lọt vào tà ma.
Còn Tổ Sư Thiền đối với
tất cả cảnh giới đều không biết,
hễ có biết ấy là vọng, là nghịch với
Tổ Sư Thiền, là chướng ngại sự
kiến tánh. Phải dùng nghi tình để quét sạch
những cảnh giới đó, dẫu cho Phật Thích Ca
đến rờ đầu thọ ký vẫn là không
biết, cứ nhìn và hỏi, những cảnh giới
đó tự nhiên tiêu diệt, vì pháp môn này là dùng cái không
biết để tu, đến chừng biết được
rồi thì tất cả đều biết, gọi là Chánh
biến tri.
Hỏi
: Khi đọc Kinh Pháp
Bảo Đàn, con gặp hai bài kệ :
“Ngoại Luân hữu kỹ
lưỡng, năng đoạn bá tư tưởng,
đối cảnh tâm
bất khởi, Bồ đề nhật nhật
trưởng”
. Còn ngài Lục Tổ
lại nói:
“Huệ Năng một kỹ
lưỡng, bất đoạn bá tư tưởng,
đối cảnh tâm
số khởi, Bồ đề tác ma trưởng”.
Ý của hai bài này
như thế nào ?
Đáp : Bài kệ
của Lục Tổ là để phá sự chấp
thật của Ngoạ Luân, vì Ngoạ Luân có tư
tưởng chấp thật, mà thực tế thì chẳng
có cái nào thật. Tại sao? Vì tất cả đang
biến hóa, hễ có biến đổi thì chẳng
thật. Ví như mặt mũi của thầy, nhìn vào hình
như lúc nào cũng giống nhau, nhưng sự thật có
thay đổi, sát na trước và sát na sau đều khác
nhau. Cũng như khi đốt lên cây đèn nến,
thấy ngọn lửa như y hệt, nhưng ngọn
đèn sát na trước và sát na sau đã hoàn toàn khác, chúng
sinh không biết, chỉ cho là giống nhau thôi.
Hỏi :
Đức Phật dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn,
tùy theo căn cơ của chúng sinh để hành trì,
mục đích là tới thanh tịnh tâm; nhưng tại sao
ngài Lục Tổ lại phủ nhận toàn bộ bài
kệ của Ngoạ Luân ?
Đáp : Do thầy
cũng có tư tưởng chấp thật nên có câu
hỏi này, vì chấp thật mới cho là cái này đúng, cái
kia sai. Nếu không chấp thật tức nghĩa vô
trụ, chẳng trụ chỗ nào cả. Hễ vô trụ
thì cái nào cũng như cái nấy, ăn cơm cứ
ăn, nói năng tiếp khách cứ nói năng tiếp
khách, vốn chẳng dính dáng gì. Chẳng cho là cơm này ngon
cơm kia không ngon, áo này đẹp áo kia xấu … đủ
thứ phân biệt đều do tự tâm mình tạo ra, nên
nói nhất thiết duy tâm tạo.
Hỏi : câu
:“Dục trừ phiền não trùng tăng bệnh, xu
hướng Chơn như tổng thị tà”, hai câu này
đối đãi nhau, trong khi con muốn trừ phiền
não thì phải làm sao?
Đáp : Tất cả
lời nói của chư Phật chư Tổ đều
chẳng thật, chính Đức Phật nói: “Phàm là lời
nói đều chẳng có nghĩa thật”, Kinh Kim Cang
nói: “Vô pháp khả thuyết mới gọi là thuyết pháp”.
“Nếu ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng Phật”,
vậy có phải mâu thuẫn không ? Không, bởi vì lời
nói đó chẳng phải, cái phải đó chẳng
thể nói. Tất cả những gì mình hiểu
được, nói được đều chẳng
phải thực tế, cái thực tế đó phải
ngộ mới được.
Hỏi :
Thể tánh của Phật là thể tánh không, thế thì
tại sao bày ra đủ pháp môn này pháp môn kia như Tổ
Sư Thiền chẳng hạn, không khéo lại đem
bụi bậm vào thể tánh đó ?
Đáp : Tất cả
pháp của Phật Thích Ca dạy đều là phương
tiện, mục đích để đạt đến
chỗ hiện ra bản lai diện mục của tâm mình,
tất cả danh từ chỉ là danh từ chứ
chẳng có thực tế.
Nói đến cái Không đó, bởi do tâm
của mọi người chẳng hình tướng số
lượng, “Không” là
để hiện bày cái dụng, muốn dùng thì phải có
cái Không đó. Ví như cái
tách này, nếu chẳng có cái không,
ấy là tách chết, dùng không được, cái bàn này, bình
này, căn nhà này v.v... cũng vậy. Mà cái Không này là vô sở hữu, vô sở hữu mà dung
nạp tất cả, tất cả đều ở trong
vô sở hữu này, và tất cả đều phải
nhờ cái vô sở hữu này mới hiển bày
được sự dụng.
Nếu vô sở hữu thì chẳng
nghĩa lý, chẳng lời nói chẳng danh từ nào
để nói; bây giờ muốn nói, đặt ra những
danh từ là phương tiện cho mọi người
hiểu được cái dụng. Ví như bản thể
của tâm khắp hư không chẳng khứ lai, nên
đặt tên Như Lai, là đúng như bản lai; vì
khắp thời gian thì chẳng sanh diệt, nên đặt
tên Niết bàn, vì trống rỗng chẳng có gì cả nên
đặt tên Tánh Không v.v...
Hỏi :
Nếu như thế thì đâu cần bàn là giải thoát hay
không giải thoát ? Vì thể tánh vốn như thế !
Đáp : Phải. Cho
nên có người đến với Tổ sư, Tổ
sư hỏi: Muốn gì ?
- Muốn cầu giải thoát.
Tổ hỏi: Ai trói buộc
ngươi?
Vốn là không trói buộc thì đâu
cần giải thoát, phải không ? (Dạ phải),
nhưng chính bây giờ ông bị trói buộc rồi, do tâm
ông tự trói nên mới cầu giải thoát.
Hỏi :
Bạch Hòa thượng, đúng, nhưng nếu con bị
trói buộc thì ngay bản thân con phải tự giải
thoát chứ đâu nhờ ai giải thoát cho con
được ? Sở dĩ đặt ra những
phương pháp đó chẳng qua chỉ là phương
tiện thôi!
Đáp : Nếu không
đặt ra thì ông làm sao biết để đi
đến giải thoát ? Cho nên Đức Phật mới
đặt ra phương tiện, mặc dầu
đặt ra, nhưng ngài lại sợ người ta
chấp vào lời nói của Phật, nên nói: “Ta bốn
mưới chín năm chưa từng thuyết một
chữ”, “Ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng Phật”,
vậy ông có hiểu không ?
- Dạ hiểu.
- Thế thì khỏi hỏi nữa.
Hỏi : Mỗi người
đều có một viên minh châu, vậy đâu là viên minh
châu của Hòa thượng ?
Đáp : Bây giờ nói
chỉ là lời nói, ví như nói về cái tâm, cũng
chỉ là danh từ để nói thôi. Mặc dầu
Phật đặt ra những danh từ, nhưng ngài nói là
chẳng có nói. Tại sao ? Vì cái thực tế nói không
được.
Đức Phật đặt ra danh
từ rồi bảo chúng ta phải thực hành, phải
đi đến chỗ thực tế của danh từ
đó. Muốn đến chỗ thực tế của danh
từ đó phải tu.
Hỏi : Qua
những câu hỏi trên, khiến con nhận thức
rằng những tri kiến được tiếp thu qua
vạn pháp ở thế gian đều là những
phương tiện, chẳng phải cứu cánh. Những
văn tự ngôn từ diễn đạt tình trạng tâm
linh mà người ta thường dùng, vô tình đã gây chướng
ngại cho sự phát triển Minh tâm Kiến tánh.
Vậy xin Sư phụ từ bi khai thị phương
pháp độc đáo của Tổ Sư Thiền cho chúng
con hầu thấu triệt công phu trên đường tu
tập.
Đáp : Cái độc
đáo nhất ấy là vô sở hữu, tức hư không
trống rỗng vô sở hữu. Tất cả chúng sinh,
vũ trụ vạn vật, núi sông đất đai, nhà
cửa cây cối, đều phải ở trong vô sở hữu
này; trong cuộc sống hằng ngày, mặc áo ăn
cơm, nói năng tiếp khách … đều phải nhờ
cái vô sở hữu này.
Tâm của con người luôn muốn có
sở hữu: Tiền này là sở hữu của tôi, nhà này
là sở hữu của tôi, bất cứ tài sản gì
đều muốn thuộc về sở hữu của
tôi, từ đó sanh ra đủ thứ phiền não,
chướng ngại cái dụng vô sở hữu.
Sự dụng của vô sở hữu
vốn khắp không gian thời gian, chẳng có hạn
chế, nay hễ sanh ra một mảy may cầu sở
hữu liền bị hạn chế, chướng ngại
cái dụng của tâm vô sở hữu. Nên pháp tham thiền
là dùng cái không biết để tu, vì không biết thì
chẳng thể có tâm muốn sở hữu, hễ mống
tâm mong cầu là biết vậy.
Hỏi :
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, có hai đoạn hình như mâu
thuẫn nhau: Đoạn trên ngài Lục Tổ dạy
Huệ Minh khi đối cảnh chẳng khởi thiện
chẳng khởi ác, đoạn sau lại dạy cho
Ngọa Luân đối cảnh tâm cứ khởi, vậy
hai đoạn này có phải mâu thuẫn không?
Đáp : Lời nói
của Lục Tổ nói với Huệ Minh chẳng
phải lời dạy, ấy là câu thoại đầu,
thoại đầu là chưa nổi niệm lên, chẳng
khởi niệm thiện cũng chẳng khởi niệm
ác mới được gọi là thoại đầu.
Nếu đã khởi lên một niệm, dù là niệm
thiện, cũng gọi là thoại vĩ chứ chẳng
phải thoại đầu. Đến thoại đầu
là chẳng có niệm nào, chỗ đó gọi là đầu
sào trăm thước, hễ tiến thêm một
bước là Kiến tánh. Lục Tổ là muốn Huệ
Minh ngay đó Kiến tánh, chứ chẳng phải là
dạy.
Đối với bài kệ để
phá chấp thật của Thiền sư Ngọa Luân,
như trên đã nói, chỉ là phá chấp thật thôi,
cũng chẳng phải là dạy. Bởi vì vô sở
hữu thì đâu có gì để dạy ! Chư Phật
chư Tổ cũng chẳng có gì để dạy,
chẳng có gì cho người; trong Truyền Đăng
Lục nói: “Nếu nói tôi có gì cho ngươi, ấy là
lừa gạt ngươi”.
Cho nên, nếu dùng tư tưởng
chấp thật để tìm hiểu kinh điển
Đại thừa là sai lầm, vì tất cả kinh
Đại thừa đều chỉ là phá chấp thật
mà thôi.
Hỏi
: Trong kinh Phật thường nói đến hai chữ
“Chánh niệm”, tức tâm mình ở trong trạng thái chánh
niệm. Theo con hiểu, chánh niệm là vô niệm. Kinh Pháp
Bảo Đàn nói: “Vô niệm là nơi niệm mà lìa
niệm”, tức trong tâm chẳng khởi niệm nào thì tâm
được chánh định, phải không ?
Đáp : Phải. Bài Vô
Tướng Tụng trong Kinh Pháp Bảo Đàn: “Vô
niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành
tà”, chẳng có niệm nào cả là chánh niệm, bất
cứ nổi lên niệm gì, dù là niệm thiện, cũng
thành tà. Chữ Tà này chẳng phải tà ác, chỉ là không
đúng với chánh thôi.
Hỏi : Lúc
tâm mình chẳng khởi lên một niệm nào, thì tâm ở
vào trạng thái đó gọi là chánh định, phải
không ?
Đáp : Lúc đó
sẽ gần đến bản lai. Câu tiếp theo trong Vô
Tướng Tụng là “Tà chánh đều chẳng
chấp” mới là đến chỗ bản lai. Nếu còn
chấp vào cái chánh, chỉ là đến thoại
đầu, chỗ đầu sào trăm thước, nên
phải từ đầu sào trăm thước tiến
thêm một bước, tức chẳng trụ nơi chánh
nữa.
Hỏi :
Nếu tham đến chỗ chỉ còn một niệm,
tức nhìn vào câu thoại muốn biết mà biết không
nỗi đó thiền gọi là nhất tâm bất loạn
phải không ?
Đáp : Nói nhất tâm
bất loạn là của pháp môn Tịnh độ, còn
Thiền Tông thì định với loạn là tương
đối, ví như vô ký, dù lúc đó tâm chẳng có
loạn, mà Thiền Tông cho đó cũng là bệnh.
Vì Thiền Tông muốn giữ sự
thắc mắc, muốn biết mà không biết, vẫn còn
là không biết. Nhất tâm bất loạn của Tịnh
độ có cái nguyện cầu vãng sanh, còn Thiền Tông thì
chẳng có nguyện, vô sở đắc, vô sở cầu,
vô sở sợ, nên giống mà chẳng phải.
Tổ Sư Thiền là pháp thiền
trực tiếp, mục đích là đi đến chỗ
ngộ, chứ không muốn đi đến chỗ
nhất tâm bất loạn, thanh thanh tịnh tịnh.
Chẳng có sự mong cầu gì, hễ công phu đến
mức tự động sẽ ngộ.
Hỏi :
Về phần lý, đến chỗ nhất tâm bất
loạn có phải là định chưa ?
Đáp : Tất cả
thiền đều muồn đạt đến thiền
định giải thoát, còn Tổ Sư Thiền thì như
ngài Lục Tổ nói với Pháp sư Ấn Tông trong Kinh
Pháp Bảo Đàn: “Thiền định giải thoát
chẳng phải Phật pháp, Phật pháp là pháp bất
nhị”. Những gì của Giáo môn coi trọng như
thiền định giải thoát … thì Thiền Tông lại
không màng đến, nên Lục Tổ nói thẳng là
chẳng phải Phật pháp.
Vì Thiền Tông là muốn đến
chỗ thực tế, thực tế bất nhị,
chẳng tương đối. Thiền định là
đối với tán loạn, dẹp bỏ tán loạn
rồi mới nói là định; giải thoát là đối
với trói buộc, mở trói rồi mới
được giải thoát. Tự tánh bất nhị,
vốn chẳng phải loạn thì làm sao có định;
vốn chẳng trói buộc thì làm sao nói là giải thoát !
Cho nên, có một vị Tăng
đến hỏi Tổ sư xin giải thoát, Tổ nói:
- Ai trói buộc ngươi ?
- Chẳng ai trói.
- Thế thì đâu cần giải thoát !
Thiền Tông khác với các tông phái khác là
đối với tất cả những danh từ
đều không màng đến, những gì Giáo môn cho là quí,
Thiền môn cho đó là dây xích bằng vàng, cũng là dây xích
trói buộc thôi.
Hỏi :
Về phần hành, khi nghi tình làm mất câu thoại,
tiến vào vô thỉ vô minh hoặc đến thoại
đầu, vậy thì thoại đầu với nơi
chánh niệm hay chánh định đó có khác nhau không ?
Đáp : Bây giờ nói
chánh niệm, thoại đầu, vô thỉ vô minh, căn
bản vô minh v.v… mặc dầu đủ thứ tên
gọi nhưng không khác, tức chỗ đó là nguồn
gốc của ý thức, từ chỗ đó tiến lên
một bước, lìa ý thức là Kiến tánh, phải lìa
ý thức rồi mới không có tương đối, còn ý
thức là còn phân biệt tương đối.
Hỏi :
Về phần lý là vô niệm, tức nơi niệm mà lìa
niệm, về phần thực hành thì pháp môn tham thoại
đầu đã đưa người ta thực sự
tâm chẳng còn dính một niệm nào, vậy theo con tìm
hiểu pháp tham thoại đầu này qua phần lý và
phần thực hành rất tương ưng. Chúng con
được pháp này là một điều đại nhân
duyên, nay con đã được Hòa thượng từ bi
khai thị rõ ràng, chỉ dẫn con đường sáng
tỏ để đến bờ bên kia, xin thành kính
cảm tạ Sư phụ.
Đáp : Đó là
bổn phận của tôi. Bổn phận của
người tu sĩ là đi đúng theo nghĩa chữ
Phật: Tự giác và Giác tha, muốn Tự giác Giác tha
phải dùng công phu, phải tu, nếu chỉ học
hỏi là không đủ.
Hỏi :
Sư phụ vì lợi ích tất cả mọi
người đứng ra hoằng pháp, khổ tâm khổ
trí, theo tư cách của một người tu phải
chơn tham, chơn thực tu hành mới mong đạt
đến kết quả giải thoát. Thế mà có
những người bắt chước lời Phật
lời Tổ, bắt chước cách làm của Tổ, làm
trò cười cho thiên hạ, kinh Phật nói là “Kẻ
đáng thương xót”. Đối với những
người đã lâm vào tà kiến như thế, có cách nào
giúp cho họ ra khỏi sự tà kiến đó ?
Đáp : những
người không có sự chơn tu, chỉ bắt chước
lời nói cử chỉ của chư Phật chư
Tổ, Thiền Tông gọi là “con chó” chứ chẳng
phải con sư tử, tự tạo tội địa
ngục mà chẳng hay. Những người này chẳng
cách nào trị nổi, kể cả Phật Thích Ca. Phải
đợi họ xuống địa ngục, chịu
đủ khổ rồi ra mới sửa đổi
được, còn bây giờ thì vô phương trị.
Hỏi :
Những người xuất gia học Phật pháp
đều biết rằng đã xuất gia lìa khỏi gia
đình, đối với tình cảm cha mẹ họ hàng
đều không quan tâm đến, gọi là thân sơ bình
đẳng. Nhưng bản thân con chắc do ảnh hưởng
tư tưởng thế gian nhiều, cho nên, tình cảm
cha mẹ vẫn ăn sâu vào tâm khảm, nhất là khi
về nhà thăm gia đình, thấy cha mẹ tuổi già
vẫn còn phải lao động làm con cảm thấy
buồn. Vậy đó là do tâm trí con quá yếu hèn, phải
không ?
Đáp : Đó là
tập khí phiền não từ lâu đời, người nào
cũng vậy. Bây giờ tu là muốn sửa lại
tập khí, phải có công phu mới sửa đổi
được. Kỳ thật, cha mẹ vẫn có nhân
quả của cha mẹ, con cái tự có nhân quả của
con cái. Đối với cha mẹ kiếp này, nếu mình
không xuất gia thì ở nhà lo cho cha mẹ, còn đã
xuất gia, thọ sự cúng dường của
mười phương, phải xem cha mẹ cũng
như những Phật tử khác vậy.
Tôi thường nói tu sĩ phải
Tự giác Giác tha, cha mẹ cũng nằm trong đối
tượng Giác tha đó, đâu phải ở ngoài ? Như
Phật Thích Ca thành đạo rồi cũng về
độ hết cha mẹ vợ con và dòng tộc, nhưng
không xem họ là đặc biệt hơn, cũng như
đối với cha mẹ người khác vậy.
Hỏi : Con
theo Sư phụ đã được đôi ba năm, xét
về phần tu hành không thấy khả quan lắm,
nhưng vẫn cố gắng học hỏi tu tập
giới luật, nếu có thời gian rãnh cũng nghiên
cứu kinh điển, trao đổi thêm giới phẩm
của mình.
Thấy gần
đây những tu sĩ phần nhiều chú trọng
học thức, không chịu nghiên cứu thêm giới
luật, tế hạnh, để làm mô phạm cho tất
cả chúng sinh, làm bậc thầy của trời,
người, nên con thấy đây là vấn đề nan
giải và đau lòng nhất. Kính mong Sư phụ ban cho vài
lời cảnh sách.
Đáp : Nói đến
Giới luật rất vi tế. Luật sư Hoằng
Nhất ở Trung Quốc thời gần đây nói:
Mặc dầu ngài đã thọ giới Tỳ kheo qua Tam
đàn đại giới, nhưng đối với
sự vi tế của giới luật Tỳ kheo cũng
chưa đủ, mà chỉ giữ đầy đủ
ngũ giới của cư sĩ thôi. Thế mới
biết sự vi tế như thế nào.
Người phạm giới là vì
muốn thỏa mãn dục vọng của mình, nếu có
công phu thì tự nhiên không nhớ đến dục vọng
và giữ giới được, còn bây giờ học và
ghi nhớ giới luật, nhưng gặp cảnh liền
bị cảnh lôi kéo và phạm giới. Cho nên, những
người thông suốt giới luật vẫn phạm giới,
do không có tu nên chẳng có sức lực dẹp tan dục
vọng. Ví dụ đối với số tiền ít thì
không bị động tâm, hễ gặp số tiền
lớn thì động tâm. Các cái khác cũng vậy, tài,
sắc, danh, thực, thùy (ngủ) … ngủ thì không phải,
đó thuộc vấn đề sinh lý, nhưng
người tu hành ngủ vừa vừa thôi, chứ không
cho ngủ nhiều.
Nói tóm lại, bất cứ pháp môn nào,
phải có sự tu, phải có công phu mới mong sửa
lại dần, nếu không tu mà chỉ nghiên cứu,
mặc dầu tất cả giới luật học
thuộc lòng, rốt cuộc đối cảnh cũng
bị phạm. Phải đối cảnh chẳng
động tâm mới chắc là giữ được
giới.
Hỏi :
Trong Kinh dẫn dụ: Chúng sinh vô lượng vô biên mà
ứng thân của Phật tùy theo căn cơ trình
độ của mỗi loài cũng ứng hóa vô
lượng vô biên. Thế nhưng trong thực tế,
Phật nói tám mươi bốn ngàn pháp môn chỉ ứng
dụng cho loài người, còn đối với súc sinh
lớn như con voi, nhỏ như côn trùng thì Đức
Phật hóa độ bằng cách nào ?
Đáp : Trong lục
đạo luân hồi gồm Trời, Người, A tu la,
Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục; cõi Trời
phước báu lớn hơn, chỉ thọ vui mà chẳng
có khổ, vì không có khổ để kích thích sự ham tu,
nên chỉ hưởng vui, không biết tu. Chỉ có cõi
Người có khổ có vui mới biết tu. Cõi A tu la
phước báu bằng cõi Trời, nhưng vì có tánh sân, hay
nổi giận, lại cố ý nghịch với Phật
pháp nên cũng không có tu. Súc sinh phải phải trả ác
nghiệp, không thể tu; Ngạ quỷ và Địa
ngục cũng vậy, do phải chịu khổ báo, khó tu,
cho nên chỉ có con người mới tu được.
Do đó, trong Phật pháp có câu “Thân
người khó được”, chỉ có thân người
mới nghe được Phật pháp tu giải thoát,
cũng chỉ có cõi người mới được
thành Phật, ngoài ra năm cõi kia thì chẳng có, còn Súc sinh
phải chịu khổ báo mãn rồi rồi mới có
thể đầu thai thành con người và gặp
được Phật pháp mới tu hành thành Phật.
Hỏi :
Người tiểu căn nghe pháp môn Tổ Sư Thiền
vì như cây cỏ, cội gốc thì nhỏ, nếu mưa
lớn sẽ bị ngã ngay, chẳng thể nào tăng
trưỏng, như chúng con thì thế nào ?
Đáp : Nếu
người tiểu căn nghe pháp môn Tổ Sư Thiền
không được thì tu Tiểu thừa, bất quá
chậm thôi. Tôi đã nói hạ căn có thể chuyển
thành thượng căn, mạt pháp có thể chuyển
thành chánh pháp, hễ người nào tự cho mình là tiểu
căn mà muốn tu pháp Tổ Sư Thiền, dần
dần đủ lòng tin rồi cũng tu được,
tức huyển hạ căn thành thượng căn.
Hỏi :
Như Sư phụ mấy ngày nay giảng, tất cả
đều là diệu dụng của vô sở hữu. Tu
pháp tham thoại đầu đến đầu sào
trăm thước có biết tất cả những
sự việc hay không ?
Đáp : Tôi đã nói
cái vô sở hữu đó là bổn lai vốn như
vậy, chứ chẳng phải do tu mới thành. Ngài Long
Thọ nói: “Hư không vô sở hữu mới dung nạp
tất cả”, hiện tiền trước mắt đây,
cũng như thầy đang hỏi tôi, tôi giải đáp
được cũng nhờ cái hư không vô sở
hữu này; thầy thấy được tôi, tôi thấy
được thầy cũng là nhờ cái hư không vô
sở hữu này; tất cả vạn vật đều
là ở trong cái vô sở hữu này.
Nên bài Đại Trí Độ Luận
mà tôi trích dịch ra, có người hỏi:
- Tại sao nói hư không vô sở
hữu dung nạp tất cả vật, mà chẳng nói
hư không quảng đại dung nạp tất cả
vật ?
Ngài Long Thọ đáp: vì hiện tiền
thấy hư không là vô sở hữu, nhưng tất
cả vũ trụ vạn vật đều ở trong
đó, đều phải nhờ cái vô sở hữu
mới được hiển bày.
Hỏi :
Trong Kinh Kim Cang nói: “Phàm sở hữu tướng giai
thị hư vọng”, Kinh Pháp Hoa lại nói: “Thị pháp
trụ pháp vị, thế gian tướng thường
trụ”, vậy có khác nhau không ?
Đáp : Kinh Kim Cang
và Kinh Pháp Hoa đều là Đại thừa liễu
nghĩa, ý vốn chẳng khác. Kinh Kim Cang nói “Phàm
sở hữu tướng giai thị hư vọng”, vì có
sở hữu tức là hư vọng, hễ có sở
hữu một tí cũng là chướng ngại, sở
hữu nhiều chừng nào thì chướng ngại
nhiều chừng nấy, nên nói là hư vọng. Chỉ có
vô sở hữu mới không bị hạn chế.
Đến chừng hoàn toàn vô sở hữu rồi thì có tên
gọi là thật tướng, thật tướng vô
tướng, đó chẳng phải hư vọng,
Đại thừa ấn chứng người đã
ngộ gọi là “Ấn thật tướng”.
Hai câu “Thị pháp trụ pháp vị,
thế gian tướng thường trụ” của Kinh
Pháp Hoa là nghĩa vô sở trụ, cũng là vô sở
hữu. Pháp nào trụ theo ngôi pháp đó, ví như cái dĩa
này là trụ theo ngôi pháp dĩa, dĩa này làm bằng mủ,
đem đốt thành tro thì trở thành pháp vị tro, tro
đó bị gió thổi tan thành không thì trụ ngôi pháp
vị không. Pháp vị sanh trụ nơi sanh, pháp diệt
trụ nơi diệt, chữ TRỤ ở đây không
thể dịch là “còn”, thường trụ không thể
dịch là thường còn, chẳng trụ cũng không có
nghĩa là chẳng còn, nếu dịch thành “còn” là không
đúng nghĩa, vì ngôi pháp biến đổi hoài. Vô sở
trụ chẳng phải không còn, chỉ là không trụ thôi,
tất cả cũng y như cũ.
Kinh Lăng Nghiêm nói “vốn là
Như Lai tạng”, là tùy theo pháp vị, chẳng thêm vào ý
mình cho là đúng hay sai, cho là hợp lý hay chẳng hợp lý
… thì không trụ theo pháp vị.
Nay Phật dạy chúng ta trụ theo pháp
vị tức vô sở trụ, vô sở trụ tức vô
sở hữu, thế gian tướng phải trụ
như vậy. Nghĩa thế gian tướng là sanh
diệt, nhưng nếu trụ như vậy thì pháp sanh
trụ nơi sanh, pháp diệt trụ nơi diệt, nên
thế gian thường trụ; thường trụ
như thế là chẳng trụ chỗ nào cả.
Hỏi : Con
tham câu “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật,
chẳng phải vật, là cái gì ?” nhưng tự nhiên lúc
đang tham, trong tư tưởng của con phát ra những
câu nói: Phật tánh vốn không sanh diệt, chơn tâm vô sanh
bất hoại, vạn vật bất khả trường
tồn, thân ý bất luật như nan, đắc quả
chơn vị Bồ đề, không không có có Như Lai thị.
Vậy những câu nói trên do thức nào của con phát sinh ra
?
Đáp : Do vọng
tưởng của cô. Tại cô cứ suy nghĩ hoài, tham
thiền là muốn chấm dứt sự suy nghĩ. Nay tôi
nói cho biết: Tất cả vật chất đều
tồn tại vĩnh viễn, chưa bao giờ mất, ví
như ly nước tôi đang uống đây, có thể
cả tỷ người đã uống qua, nó không có
mất, mà tất cả năng lượng đều
tồn tại vĩnh viễn không có mất, Kinh Lăng
Nghiêm nói: Tất cả tánh thấy, tánh nghe của mình
chẳng chết cũng chẳng mất, tánh ngửi, tánh
nếm cũng vậy. Dù thân này hư hoại, nhưng
những tánh thấy, tánh nghe vẫn tồn tại, ấy
là năng lượng của Tâm.
Hỏi :
Kính bạch Hòa thượng, chúng con cũng rõ chơn tâm
của chúng con vốn là thường trú, thể tánh
cũng sẵn là tịch minh, hơn nữa nó là bất sanh
bất diệt …
Đáp : Ấy là
lời nói, là hiểu biết theo lời nói. Ví như
người mù hỏi người mắt sáng “Mặt
trời như thế nào ?” Người mắt sáng nói
“Mặt trời là tròn với nóng”; ấy là lời nói,
nhưng nếu cho tròn với nóng là mặt trời thì sai.
Nay dùng lời nói để truy cứu thực tế thì
càng truy cứu càng xa.
Cho nên, Đức Phật khuyên chúng ta tu,
khi được tự chứng phần rồi tự rõ,
nếu không tu mà chỉ dùng bộ não để truy cứu,
cũng như các nhà khoa học, nhà triết học muốn
nghiên cứu sự bắt đầu của vũ trụ,
sự bắt đầu của sinh mạng, dù nghiên
cứu thêm một tỷ năm cũng không
được, vì vốn chẳng có sự bắt
đầu.
Đức Phật nói “Vô thỉ vô
sanh”, nên người chứng quả gọi là ngộ pháp
vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn. Pháp đã vô sanh thì làm gì
có nghĩa lý để tranh cãi, để hỏi ? Cái
hỏi đó đã có sanh khởi, đã có sự bắt
đầu rồi !
Hỏi :
Nếu nói vốn là vô sở hữu thì chúng con phải
dụng công như thế nào ?
Đáp : “Vô sở
hữu” cũng là lời nói, phàm là lời nói đều
chẳng phải nghĩa thật.
Hỏi : Con
có những điều nghi vấn, kính xin Sư phụ
giảng rõ. Trước đây Sư phụ có nói
mượn hữu hình giảng về vô hình, mượn
tất cả nhân duyên “có” mà nói “không”, mượn nhân
duyên “không” mà nói “có”.
Trong tứ
thời đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng
nhập vào Thiền định thì mắt nhìn vào chỗ
hư không, lỗ tai nghe vào chỗ hư không, mũi
cũng ngửi chỗ hư không, thiệt nếm chỗ
hư không, thân và tâm ý cũng ở trong hư không, thế
thì con đã nhập được pháp giới tánh của
chư Phật chưa ?
Đáp : Chưa.
Hỏi :
Vậy làm sao để nhập được pháp giới
tánh của chư Phật ?
Đáp : Phải
hỏi câu thoại và nhìn vào chỗ không biết. Tại ông
biết nhiều quá, mục đích tham thiền là chấm dứt
sự hiểu biết, nay ông chẳng chịu chấm
dứt lại phân biệt đủ thứ, cho là tri
kiến cao siêu. Tất cả tri kiến đều
phải quét sạch mới là đúng với Tổ Sư
Thiền.
Hỏi :
Phẩm “Tùng địa dũng xuất” thứ mười
lăm trong Kinh Pháp Hoa nói: Để hộ trì Phật pháp
nơi cõi Ta bà này, vì thế các vị Bồ Tát từ
dưới đất vọt lên và xin để các ngài
hộ trì, các ngài đó chính là đệ tử của
Phật nơi quá khứ. Chính Đức Phật đã xác
nhận rằng các ngài là đệ tử quá khứ, vì ngài
đã thành Phật từ nhiều kiếp trước.
Nhưng theo giáo
lý Đại thừa, có nhiều chỗ nói Đức
Phật là Bồ Tát Hộ Minh từ trên cung Trời Đâu
Suất giáng trần, mới thành Phật kiếp này ?
Đáp : Phẩm
Như Lai Thọ Lượng trong Kinh Pháp Hoa dùng danh
từ “trần điểm kiếp” để thí dụ, vì
thời đó chưa có Đại số: Vi trần là
đơn vị rất nhỏ, Phật đem thí dụ
số kiếp rằng: Đem một đại thiên
thế giới mà mài thành mực, rồi cứ đi qua
mười đại thiên thế giới thì chấm
một chấm mực, chấm hết tất cả
mực. Thử hỏi số mực của một
đại thiên thế giới là bao nhiêu ? Rồi lại
cách mười đại thiên thế giới mới chấm
một chấm mực. Sau khi chấm hết tất cả
mực, lại đem những đại thiên thế
giới có chấm mực và không chấm mực đều
mài thành hạt bụi, vậy số đó đếm làm
sao nổi ? Mà Đức Phật nói “Thọ của ta là
hơn số đó !”
Kỳ thật, Phật đã nói
trắng ra cho chúng ta biết là vô thỉ, tức chẳng
có sự bắt đầu. Hễ có sự bắt
đầu là có con số, dù gọi là trần sa số
kiếp, nhưng đếm lâu ngày, lâu năm, lâu kiếp
cũng sẽ đếm hết’ nói “không có bắt
đầu” là vô số, vô số thì chẳng thể
đếm, nên vô sanh.
Nay chúng ta nói Phật giáng sinh, nhưng
giáo lý của Phật là vô sanh, nên người chứng
quả là ngộ pháp vô sanh, tức được tự
chứng phần rồi chứng tỏ chẳng có sự
sanh khởi. Do đó, nói về số kiếp bắt
đầu ấy chỉ là phương tiện mà thôi.
Trong lịch sử Thiền Tông, có một vị
Tăng hỏi Mã Tổ:
- Sao ông nói tức tâm tức Phật?
- Tại muốn gạt con nít khóc.
- Sau khi nín thế nào?
- Chẳng phải tâm chẳng phải Phật.
Cho nên, tất cả lời Phật lời Tổ
cũng chỉ là phương tiện thôi.
Hỏi :
Phương pháp chiếu soi và hằng sống với
bản giác của mình, đó có phải là bước
đường từ phàm phu đến các đẳng
vị Bồ Tát ?
Đáp : Bây giờ nói
sống với bản giác của mình; bản giác của
mình đâu có mất ? Ai ai cũng sống với bản
giác, nếu không có bản giác thì chẳng thể sống.
Dù không có tu cũng sống với bản giác, cái bản
giác đó vẫn y nguyên. Bản giác tức Phật tánh, do
tu mới dứt các tập khí phiền não, dứt tri
kiến rồi bản giác mới hiện ra, nay dù chưa
hiện nhưng không mất. Do đó, nói “sống với
bản giác” ấy là thừa.
Hỏi : Con
đọc trong Kinh Dược Sư, nói Đức
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai chỉ đọc
một câu thần chú là chúng sinh hết bệnh khổ,
nghĩa đó như thế nào ? Xin Sư phụ giảng
thuyết cho con được rõ.
Đáp : Kinh
Dược Sư thuộc kinh bất liễu nghĩa, theo
cách tu nhơn thiên thừa, tức tạm thời chẳng
thể tu đến giải thoát, chỉ xây dựng
nền tảng để sau này tiến lên con
đường giải thoát.
Hiện nay, pháp Tịnh độ
được hoằng dương nơi thế gian có ba
thứ, phổ biến nhất là Di Đà Tịnh
độ, cũng gọi là Tây phương Tịnh
độ; Tịnh độ của Dược Sư
Lưu Ly Quang Như Lai gọi là Dược sư Tịnh
độ, cũng gọi là Đông phương Tịnh độ.
Ngoài ra còn có Đâu Suất Tịnh độ của Bồ
Tát Di Lặc.
Phương pháp tu theo Tây phương
Tịnh độ đối với phước báo
của thế gian đều buông bỏ, tu theo Dược
sư Tịnh Độ còn cầu phước báu thế
gian, vẫn còn ở trong luân hồi, nhưng thích hợp
với tư tưởng của người đời.
Như hiện nay đa số Phật tử đến
chùa là cầu phước báu, ít có cầu tu giải thoát.
Về Đâu Suất Tịnh độ
của Bồ Tát Di Lặc: Bồ Tát Di Lặc hiện
đang ở Nội viện cõi Trời Đâu Suất,
trong Nội viện là những người tu giải thoát,
còn Ngoại viện là của cõi Trời. Người
được sanh vào Nội viện, đợi khi Bồ
Tát Di Lặc giáng sinh nơi cõi Ta bà này nối tiếp
Phật pháp của Phật Thích Ca, những vị này
sẽ xuống để trợ giúp Phật Di Lặc
hoằng dương Phật pháp.
Người cầu sanh nơi Đâu
Suất Tịnh Độ thường là những vị
pháp sư giảng kinh thuyết pháp có trí huệ cao,
người tu Dược sư Tịnh Độ phần
nhiều là người chỉ ham đắm phước
báu, không có trí huệ, nhưng Đức Phật cũng
đặt ra phương tiện để họ cầu
cho đúng, sau này nhờ phước báu đó gặp
được thiện tri thức rồi hướng
dẫn tu theo con đường giải thoát.
Hỏi :
Trong kinh Dược Sư có bảo chưng bốn
mươi chín ngọn đèn, vậy phải chưng
như thế nào ?
Đáp : Ấy chỉ
là hình thức lễ nghi để cho người ta
cầu phước báu; phải làm việc thiện
để giúp đỡ cho người khác, sau này
người khác trả ơn nên được phước
báu. Nói ngọn đèn chỉ tượng trưng cho
niềm tin, nếu bày đèn để cúng sao thì việc
đó là mê tín, chẳng thuộc pháp môn Dược Sư
Tịnh Độ.
Hỏi : Có
một vị Sa di ra đời nhưng sợ thiếu
nợ thí chủ, rồi đem tiền đến chùa
đã ở trước kia để cúng dường,
như vậy có hết thiếu nợ không ?
Đáp : Cúng
dường thì được phước báu, còn nợ là
phải trả riêng, chứ nhân quả chẳng thể bù
trừ được. Tạo nghiệp thiện
được thiện quả, gây ác nghiệp phải
chịu ác quả, hai cái chẳng thể bù trừ, nhưng
mình tu thì có thể sửa lại được.
Tu đến tâm lực mạnh hơn
lúc tạo nghiệp ác đó thì sửa đổi
được. Kỳ thực tâm lực của mọi
chúng sinh đều bằng nhau, do bị che khuất nên nhờ
sự tu mới hiện ra. Ví như tâm lực lúc tạo
nghiệp ác chỉ có một độ, nay nhờ sự tu
khiến tâm lực đến mười độ, thì
quả báo của tâm lực lúc mười độ
sẽ đến trước, điều đó cũng
như sự thiếu nợ nơi thế gian, hễ ai có
thế lực mạnh sẽ được trả
trước, thế lực kém thì trả sau, nên nhân yếu
nơi một độ được kéo về sau.
Nếu như tu đến tâm lực
mười độ rồi ngưng không tu tiếp thì
quả báo của mưòi độ trả hết
đến chín độ, rồi tám độ … dần
dần quả báo của một độ cũng sẽ
đến. Nếu chúng ta không ngừng tu hành và tiến mãi
đến hai mươi độ, ba mươi
độ … đến khi kiến tánh thành Phật, thành
Phật rồi ác nhân vẫn còn, nhưng đã thành Phật
là Tự giác Giác tha, độ tất cả chúng sinh,
kể cả chủ nợ; bất cứ chủ nợ
mạng, chủ nợ thịt đều được
ưu tiên độ trước, thì lúc đó nghiệp nhân
mới hết. Điều đó phải tự mình
sửa, chứ dùng tiền tài là không thể thay thế.
Thích Vân Phong biên tập