Chữa bệnh trầm cảm bằng ngồi thiền tốt như uống thuốc
23/04/2012 01:37 (GMT+7)

Các nhà khoa học Anh cho biết, chữa trị bệnh trầm cảm bằng phương pháp thiền định được dạy theo nhóm (group-taught meditation) có hiệu quả lâu dài tương đương với cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm để bệnh nhân chấm dứt tình trạng trôi nổi trở lại vào trong trạng thái tâm lý trầm uất.

So sánh từ khóa này đến khóa khác, hay so với cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm, thì “phương pháp chữa trị bằng nhận thức dựa trên sự tỉnh thức” (MBCT) là chi phí ít tốn kém hơn cho Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS), các nhà khoa học ấy nói.

Trong cuộc thí nghiệm 123 bệnh nhân được phân thành 2 nhóm: một nhóm được chữa trị theo phương pháp chữa trị tâm lý theo nhóm (group therapy) và một nhóm được chữa trị theo phương pháp điều trị bằng dược phẩm (taking drugs), đã phát hiện tỷ lệ tái phát bệnh trong 2 nhóm ấy là tương đương nhau.

Công trình nghiên cứu này được công bố trong Tập san Tâm lý học Tư vấn và Trị liệu (Journal of Consulting and Clinical Psychology).

Trong những năm gần đây, người ta đã thấy có nhiều bằng chứng hơn về phương pháp vốn được gọi là “những phương pháp chữa trị tâm lý bằng trao đổi – talking therapies” có thể có tác dụng hiệu quả giống như cách chữa trị sử dụng dược phẩm để giảm bớt có mức độ trạng thái tâm lý trầm uất của bệnh nhân.

Bộ trưởng Bộ Y tế Anh quốc, Alan Johnson gần đây loan báo hàng triệu bảng Anh trong kho bạc nhà nước mới đây đã được chi ra để chi phí cho việc chữa trị căn bệnh này.

Tuy nhiên, theo các tác giả của công trình nghiên cứu này thì đây là lần đầu tiên một phương pháp điều trị tâm lý theo nhóm được trình bày như là sự lựa chọn cho một toa thuốc.

Công trình nghiên cứu, vốn do Hội đồng Nghiên cứu Y học (MRC) tài trợ, đã phát hiện “phương pháp chữa trị bằng nhận thức dựa trên sự tỉnh thức” (MBCT), rồi triển khai trong năm 2002 bởi đội ngũ các nhà tâm lý học Canada, Đại học Oxford, và Đại học Cambridge, là có hiệu quả thiết thực hơn cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các khóa tập trung giảng dạy các kỹ thuật thiền định đã dựa vào một vài kỹ thuật đã tìm thấy trong đạo Phật. Mục đích của các khóa dạy thiền định là để giảng dạy các kỹ năng giúp cho bệnh nhân nhận thức và đối phó với khuynh hướng hướng đến trạng thái trầm uất của họ.

Sự lựa chọn của bệnh nhân

Ông Di Cowan, ngụ tại East Devon, đã bị khổ đau vì bệnh trầm cảm từ khi ông bước qua tuổi thành niên.

Người đàn ông 53 tuổi này nói: “Thiền định giúp cho tôi nhiều vô tận – nó cho tôi  đạt đến khả năng chống lại các tạp niệm gì đó đã quật ngã tôi trước đây, từ đó nghĩ xuyên qua nó để có được một giải pháp và sau đó tiến lên. Quan điểm của tôi về thế giới đã thay đổi hẳn và tôi nhìn cuộc đời bằng ánh sáng mới”.

Một trong những nhà khoa học cổ vũ kỹ thuật thiền định này là Giáo sư Willem Kuyken, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Rối loạn Tâm tính (Mood Disorders Centre) tại Đại học Exeter.

Giáo sư nói: “Những kết quả nghiên cứu về “phương pháp chữa  trị bằng nhận thức dựa trên sự tỉnh thức” (MBCT) mà chúng tôi đề xuất  có lẽ là một sự lựa chọn có thể thực hành được đối với một vài người trong số 3.5 triệu người tại Anh quốc được biết là đang sống trong khổ đau vì tình trạng suy nhược thần kinh này.

“Chúng tôi nghĩ, chúng tôi có những cơ sở để cung cấp cho các bệnh nhân, và các bệnh nhân có một sự lựa chọn để thực hành nó giống như đang sử dụng một dược phẩm để chống lại tình trạng suy nhược thần kinh kinh niên ”.

Giám đốc tổ chức từ thiện sức khỏe tâm lý SANE, bà Marjorie Wallace nói từ thiện đã và đang giúp tài trợ việc nghiên cứu trong tương lai về cách thức làm thế nào để các bệnh nhân trầm cảm kinh niên có thể thực hành được “các kỹ thuật thiền định cổ” cũng như phương pháp chữa trị tâm lý tân thời.

Bà nói: “Chúng tôi rất vui mừng khi công trình nghiên cứu này trình bày tiềm năng của phương pháp chữa trị bằng nhận thức dựa trên sự tỉnh thức (MBCT) như là một sự chọn lựa dành cho việc điều trị các bệnh nhân trầm cảm kinh niên hay định kỳ.

“Theo thông cáo cách thức giúp đỡ của chúng tôi thì chỉ một trong năm nhóm bệnh nhân trầm cảm đang chữa trị bằng bất cứ  phương pháp tâm lý trị liệu nào là được chúng tôi giới thiệu một phương pháp điều trị đầu tiên”.

Thích Minh Trí dịch (theo BBC tiếng Anh)

Các tin đã đăng: