Theo Từ Điển Phật
Học của Chân
Nguyên và Nguyễn Tường Bách thì OM (có khi được viết là AUM), phát âm
theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô. Chữ này là biểu tượng âm thanh
cao quý và trọn vẹn nhất trong Ấn Độ giáo, được một vài trường phái
Phật Giáo, nhất là Kim Cang xem như một Mantra. OM được xem là tượng
trưng của cả hai: SẮC & ÂM. OM là âm thanh tượng trưng cho sức mạnh
của tâm thức nội tại,
Nguồn:
Phật Giáo Việt Nam Net (phatgiaovnn.com)
của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong
ảo
ảnh (Mãya) này. Chữ OM được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm
nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô thức.
Chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng cung đó biểu hiện trí huệ caao nhất dung
chứa cả ba. Hình dạng của chữ OM là một biểu hiện cụ thể của Chân
Như.
Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập,
tất cả đều là biến thể của một Chân Tâm duy nhất, có liên hệ với Chân
Tâm đó và vì vậy chúng liên hệ với nhau.
Hãy nhìn kỹ chữ OM,
ta thấy 3 đường vòng cung, một hình bán nguyệt và một dấu chấm. Các
dạng này được xem nằm trong một thể thống nhất. Ba đường vòng cung được
nối với nhau, diễn tả 3 tâm trạng (avastha): tỉnh (jagrat,
vais vanara); mộngsay ngủ (susupti).
Dấu chấm và hình bán nguyệt đứng rời, diễn tả Chân Tâm
là trạng thái thứ tư (turiya), đứng trên và là nền tảng của ba trạng
thái bên dưới. Vòng bán nguyệt chỉ sự vô cùng và dấu chấm riêng lẻ chỉ
óc suy luận không thể tiếp cận được Chân Tâm.
Vòng cung lớn (số
1) diễn tả tâm trạng thông thường của con người, đó là hoạt động tiếp
xúc với ngoại cảnh. Vòng số 2 diễn tả giấc mộng, đó là tâm thức nội
tại, do quá trình suy luận hình thành, không phụ thuộc vào ngoại cảnh
và được xem là cầu nối giữa vòng 1 và vòng 3. Vòng số 3 cao nhất diễn
tả tầng tiềm thức, đó là tâm trạng con người say ngủ. Vòng này cũng chỉ
là giai đoạn tiếp nối, nó gần với tâm trạng tuyệt đối nhất. Tâm trạng
tuyệt đối chính là dấu chấm, nó chiếu rọi và chế ngự 3 tầng tâm thức
kia, được gọi đơn giả là "Thể thứ tư" (turiya) và là nguồn gốc của tất
cả. Chỉ có những người tu hành đã vượt qua ba tâm thức thô thiển trước
mới có thể tiếp cận "Thể thứ tư" này.
Nguồn: Phật Giáo Việt Nam Net
(phatgiaovnn.com)
Phùng Thị Lượng