LỜI MỞ ĐẦU
Châu Sư Huynh từ học viện tịnh tông ở Úc đến Singapore, đang cùng với nữ cư sĩ bị cục bướu trên mặt và Tịnh Không lão pháp sư bàn luận về câu chuyện cục bướu trên mặt của người bệnh này, đối với những người tu học như chúng ta có ý nghĩa giáo dục rất lớn.
Nhân quả báo ứng theo mỗi chúng ta, bất cứ ai trên thế gian này, chỉ có điều là hình thức biểu hiện của nó không giống nhau. Trên con đường tu học chúng ta phải luôn tinh tấn, chân tu thật luyện, như thế mới có thể cải biến vận mệnh của mình.
Trong bài viết Cách Hữu gởi đến có bức hình khiến người ta xem xong vô cùng sợ hãi nhưng lại là một câu chuyện có thật, càng cảm ân vị Bồ Tát này đồng ý dĩ thân thị pháp, nguyện những ai xem xong đều có thể sám hối, cảm ân và buông hết tất cả.
Ngày 3 tháng 1 năm 2007, tôi tình cờ gặp được một vị cư sĩ đang xem tấm hình này, còn có một vị sa ni đang thuyết giảng:
“Đây là bức hình của một vị nữ sĩ người Singapore, trên mặt nổi một cục bướu to hình người, miệng trên cục bướu hình người này không chỉ có thể ăn cơm mà còn có thể nói chuyện. Hiện tại cô đang sống ở Tây Tạng, mỗi ngày đều có một vị Hoạt Phật giảng kinh thuyết pháp cho cô”.
TRÍCH CÂU CHUYỆN VỀ NGỘ ĐẠT QUỐC SƯ
10 KIẾP BỊ CỤC BƯỚU HÌNH NGƯỜI
Vị cao tăng này thuật lại câu chuyện cao tăng Ngộ Đạt quốc sư 10 kiếp bị cục bướu hình người ở đầu gối. Oan gia trái chủ của ông đã theo ông suốt 10 kiếp. Dưới đây là những lời ghi âm lại trong cuộc trò chuyện của Tịnh Không lão Hòa Thượng.
Các vị hãy xem tiếp “từ bị tam muội thủy sám”, xem cục bướu trên đầu gối của Ngộ Đạt quốc sư, lúc được tôn giả Ca-nặc-ca điều trị mới hiểu rõ nhân quả của nó. Oan gia trái chủ của ông đã theo ông suốt 10 kiếp, mỗi kiếp đầu thai đều muốn đòi ông trả thù. Hai người tiền kiếp đã kết oán ra sao?
Vào thời vua Hán, Ngô Sở Phản dùng mưu lược của Viên Áng chu di Triều Thác. Triều Thác bị hãm hại mà chết, căm hận trong tâm, thề quyết báo thù. Nào ngờ Viên Áng về sau xuất gia làm cao tăng, có Hộ Pháp Thần phù trợ, đời đời kiếp kiếp đều có đức, đều chuyên tâm tu hành.
Đời thứ 10 làm quốc sư, chính là Ngộ Đạt quốc sư, thầy của hoàng đế. Hoàng đế cung dưỡng cho ngài trầm hương bảo tọa. Chúng ta đều biết một ký trầm hương cũng phải tốn mấy trăm ngàn.
Ngài tiếp nhận trầm hương bảo tọa, trong tâm sinh ra ngạo mạn, cảm thấy mình rất giỏi, không ai sánh được. Một điểm ngạo tâm này nảy sinh, bao nhiêu công đức mười năm tu hành đều tiêu tan. Một niệm đầu kiêu căng, ngạo mạn, cho mình là hơn hết khiến Hộ Pháp Thần bỏ đi, ma quỷ vây lấy thân, chút xíu là mất mạng.
Lại có một câu chuyện, các vị đồng tu chúng ta nghe nói rất nhiều về Ngộ Đạt Quốc Sư. Chúng ta thường hay làm lễ “tạt nước”, lễ “tạt nước” chính là do nguyên cớ này mà ra.
Ngộ Đạt quốc sư bị một cái bướu mặt người, được tôn giả Ca-nặc-ca, một vị La Hán cứu giúp. Tôn giả Ca-nặc-ca sống ở Tứ Xuyên đại lục, đạo trường của A La Hán. Phàm phu tục tử như chúng ta đến đó chỉ thấy núi non hoang dại, trên núi không thấy một bóng cây.
Vị quốc sư này và tôn giả Ca-nặc-ca có duyên từ trước, biết ngài sẽ gặp nạn nên biến thành một lão ăn mày, thân mang đầy ghẻ lở, vừa hôi thối vừa xấu xí.
Người mang đầy ghẻ lỡ này cố tình đến gần để Ngộ Đạt Quốc Sư trông thấy, lúc ấy ngài vẫn chưa được phong Quốc Sư, vẫn là một vị xuất gia, danh tiếng chưa có, nhưng khi thấy tình cảnh đáng thương, trong lòng nảy sinh niềm cảm thương , muốn quan tâm, giúp đỡ và điều trị vết thương cho lão ăn mày.
Những cục bướu trên mặt đều nổi đầy mủ, ngài dùng miệng hút từng vết mủ trên mặt. Sự quan tâm như thế không phải ai ai cũng làm được. Chính vị La Hán này muốn khảo nghiệm ngài. Khi bệnh tình đã được bình phục, vị A La Hán này liền nói:
“Sau này ngài sẽ gặp phải đại họa, trong cơn đại họa hãy tìm ta, ta sống ở ngọn núi bên kia Tứ Xuyên, trên núi còn có hai cây thông. Ngài hãy đến trước cây thông rung nhẹ, hô to tên của ta, ngài sẽ gặp được ta”.
Về sau đạo hạnh của ngài ngày càng cao, danh tiếng càng lúc càng vang xa, làm đến chức Quốc Sư. Một chút kiêu căng, ngạo mạn mà nổi bướu khắp người, chữa trị thế nào cũng không khỏi.
Lúc ấy ngài mới nghĩ đến gã ăn xin trước đây, trước đây ta có cứu ông ấy, ông còn dặn ta lúc gặp nạn hãy đến Tứ Xuyên gặp ông ấy. Theo những lời ông ấy dặn, ngài đến một nơi quả nhiên có hai cây thông, ngài rung nhẹ cây thông, hô to tên “Ca-nặc-ca”.
Ngay khi hô to, đạo trường xuất hiện, mới biết thì ra người trước đây chính là A La Hán biến hóa. Ca-nặc-ca dùng nước tam muội từ bi rửa sạch vết thương cho ngài. Cho nên “lễ tạt nước” bắt nguồn từ truyền thuyết này.
Đạo trường của tôn giả Ca-nặc-ca, phàm phu như chúng ta không thể nào thấy được. Cho nên có thể nói vạn vật trên thế gian gần mà chẳng gần, chẳng gần mà gần. Thế giới cực lạc của mười phương chư Phật cũng không phải là ngoại lệ.
Nguyên bản xuất xứ: Thực chứng về sự tồn tại của oan gia trái chủ: cục bướu trên mặt hình người có đầy đủ ngũ quan, lại có thể ăn cơm, nói chuyện.
Xin hãy hưởng ứng trai giới, vì bốn lý do chính:
(1) Tôn giáo: giới sát, chấm dứt sát sinh hại mạng.
(2) Bảo vệ môi trường: chăn nuôi là nguyên tố dẫn đến trái đất nóng lên.
(3) Sức khoẻ: đa số bệnh tật đều do ăn thịt mà ra, ăn chay đem lại lợi ích rất lớn cho sức khoẻ và tuổi thọ của con người.
(4) Văn minh: chăn nuôi và giết mổ thật vô cùng tàn nhẫn, không phải là hành vi nên làm trong nền văn minh con người.
Bốn điều này đều có kèm theo phim ảnh làm chứng cứ. Bộ phim bao gồm quan hệ nhân quả khoa học về tác hại của chăn nuôi đối với sự hủy hoại của vỏ Trái Đất, về thực trạng giết mổ súc vật, về thí nghiệm lâm sàng của việc ăn thịt đối với sự phát sinh những căn bệnh hiểm nghèo về đường ruột…(sẽ bổ sung phim sau).
Vạn ác dâm vi thủ, vạn thiện hiếu vi tiên.
Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
sưu tầm.