Tìm hiểu ý nghĩa của Giới trong Ngũ uẩn và Cõi giới
TS Huệ Dân
13/05/2013 18:00 (GMT+7)


Trong Phật học Việt Nam cũng có một chữ Giới  khác cùng đồng âm vị với chữ Giới dịch từ chữ शील śīla. Do đó khi nói tắt, thí dụ như mấy giới đó hay dục giới coi chừng dễ gây sự hiểu lầm.

Giai đoạn hình thành của nhóm Giới qua những yếu tố được biết của chính nó như: Chánh ngữ,Chánh nghiệp, Chánh mạng đã có nói qua phần trước. Tuy nhiên đây là phần tóm lược cuả ba chữ Chánh cho dễ nhớ:

Chánh ngữ trong tiếng Phạn gọi là  samyag-vāk và viết theo mẫu devanāgarī:  सम्यग् वाक्   hay सम्यग्वाक्  là cách viết theo nguyên tắc nối âm của chữ Phạn.

Chánh Ngữ là chữ Đức Phật dùng làm việc giáo dục nhân bản để giúp con người tự rèn luyện để trở thành một con người sống phù hợp với những nghi thức trong xã hội về mặt tinh thần cũng như thể xác.

Chánh Ngữ là lời nói chân chánh, không tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành.

Chính Nghiệp tiếng Phạn gọi là samyak-karmāntaḥ, viết theo mẫu: सम्यक् कर्मान्तः, hay सम्यक्कर्म  samyakkarma hoặc samyakkarmāntaḥ  सम्यक्कर्मान्तः.

Những hành động tạo ra đau khổ cho người lẫn thú vật, thí dụ như khi nóng giận, đánh đá, chửi bới, nguyền rủa đều thuộc về tà nghiệp. Còn làm một hành động chân chánh có ý nghĩa bảo vệ, xây dựng và chở che cho sự sống như: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu cũng gọi là Chánh Nghiệp.

Muốn tu tập Chánh Nghiệp được đạt đến kết qủa cao, thì phải tu tập Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, một cách nghiêm túc, ngoài ra nếu thích, ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, làm công qủa, để giữ gìn thân, khẩu, ý, cũng là những việc làm đáng hoan nghinh.

Chánh Mạng hay Chính Mệnh trong tiếng Phạn gọi là  samyag-ājīvaḥ, viết theo mẫu devanāgarī:  सम्यग् आजीवः  hay viết  theo cách nối vần: सम्यगाजीवः .

Chánh Mạng có nghĩa là nuôi sống thân mạng bằng những nghề nghiệp lương thiện chân chánh, tức là sống đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong tưởng giải, ảo giác, mơ hồ, trừu tượng…Ngoài ra Chánh Mạng còn có nghĩa là sống không chạy theo dục vọng và các ác pháp về ăn uống.

Nhóm Giới trong tiếng Phạn gọi là pañcaskandha, viết theo mẫu devanāgarī: पञ्चस्कन्ध.

पञ्च  pañca có gốc từ  पञ्चन्  pañcan và nghĩa của nó là con số 5. पञ्चक pañcaka là hô cách số ít trong bảng biến cách của pañcaka- ở dạng nam tính và trung tính. पञ्चिका pañcikā viết theo dạng nữ tính. पञ्चक pañcaka là tính từ và nó có những nghĩa như sau: nhóm gồm có năm thành phần, năm đối tượng, 5 vấn đề cơ bản…

स्कन्ध skandha thuộc hô cách số ít trong bảng biến cách của skandha- ở dạng nam tính và trung tính. स्कन्धा skandhā viết theo dạng nữ tính. स्कन्ध skandha những nghĩa như sau: vai, thân, thân cây, bộ phận của một đám đông, nhóm, phần, bộ phận, uẩn…

पञ्चस्कन्धी  pañcaskandhī  hay पञ्चस्कन्ध pañcaskandha có nghĩa là ngũ uẩn theo Phật học.

Giới Phạn ngữ gọi śīla, viết theo mẫu devanāgarī: शील, và nó có động từ gốc là √शील् śīl. Động từ căn √शील् śīl có nghĩa: phục vụ, thực hành, quy luật, kỷ cương …

Giới (शील śīla) trong Phật học không phải là những điều luật hay những quy tắc... bắt buộc con người phải tuân theo một cách chặt chẽ như trong nhà trường, cơ quan, ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, lớn, nhỏ khác nhau…

Giới ở đây là sự hướng dẫn của Ðức Phật khuyên dạy cho những người học Phật, sau khi ngài Diệt Độ, bằng những bổn phận phải làm (चरित carita ) và những điều nên tránh (वारित vārita ) để khép mình vào nếp sống kỷ cương, qua sự phát triển của trí tuệ để mang lợi ích cho mình và cho người.

Ðức Phật không ép buộc và không hứa hẹn với những người học Phật, sẽ ban thưởng người làm thiện và trừng phạt người gây tội lỗi. Điều nên cần hiểu rõ là : mỗi người phải chịu đau khổ vì những hành động sai lầm của chính mình và thọ hưởng những lợi ích do hành động chân chánh của mình.

Giới của Đức Phật là những nguyên tắc rèn luyện bản thân con người qua nhiều phương diện khác nhau như: Đạo đức và phong cách cư xử về đạo đức.

Phương diện đạo đức là sự tu tập thân, khẩu, ý, thanh tịnh để diệt trừ  tham, sân, si, ở nội tâm, đưa đến sự an lạc giải thoát cho chính mình. Bất cứ xã hội nào muốn phát triển và tồn tại lâu dài, thì phải cần có những con người hoàn hảo về ý thức đạo đức cá nhân để làm nền tảng căn bản.

Phong cách cư xử về đạo đức là sống trong sự thực hành Từ, Bi, Hỷ, Xả, để cho con người biết qúy mến, thương yêu, thông cảm, đoàn kết và giúp đở nhau trong mọi tình huống của xã hội, nhằm mang lại lợi ích, an vui, hạnh phúc thật sự cho mình và cho người.

Giới là những điều kiện rèn luyện khác nhau có ích lợi cho cuộc đời đang đi tìm đạo, mà tăng, ni, người tu tại gia phải nương theo, để  Giác ngộ. Do đó Giới có nhiều loại khác nhau và tùy theo căn cơ cao thấp của con người mà đức Phật thiết lập.

Tóm lại của chữ Giới Phạn ngữ gọi śīla, viết theo mẫu devanāgarī: शील, được hiểu là những quy định tự nhiên trong đời sống dành cho những người xuất gia như: भिक्षु  bhikṣu (Tỳ-kheo, Tăng), भिक्षुणी  bhikṣuṇī (Tỳ-kheo-ni, Ni), श्रामणेर śrāmaṇera (Sa-di), उपासक upāsaka (Phật tử Nam, Thiện nam), उपासिका upāsikā (Phật tử Nữ, Thiện nữ)…để nương theo mà tu tập theo lời của Đức Phật chỉ bảo.

Trong Phật học Việt Nam cũng có một chữ Giới  khác cùng đồng âm vị với chữ Giới dịch từ chữ शील śīla vừa nói ở trên. Do đó khi nói tắt, thí dụ như mấy giới đó hay dục giới coi chừng dễ gây sự hiểu lầm. Để cho dễ nhớ nên nói là Giới của năm uẩn và cõi Giới…

Cõi Giới trong tiếng Phạn gọi là धातु dhātu. Thuật ngữ धातु dhātu này là thuật ngữ đa dạng, nó có gốc từ [ धाdhā  ॰तु tu ]. धातु dhātu ở dạng nam tính và nó có những nghĩa như sau: sự xây móng, móng, hàng, lớp (gạch, đá, trong khi xây tường), cơ sở, nền tảng, hàng đầu, chủ yếu, đầu tiên, đầu, chất, thực thể, phần chủ yếu, nội dung chính, sơ cấp, sơ đẳng, thành phần, khoáng vật, kim loại, quặng, những yếu tố cấu thành của một vật, tro, màu tro; chất bột như tro, thánh tích, di vật, vật sót lại…


धा dhā có gốc từ động từ căn धा dhā. धा dhā là tính từ và thân từ của nó có ba dạng: nam tính, nữ tính và trung tính. धा dhā thuộc dụng cụ cách số ít trong bảng biến cách của chính nó.

धा dhā có những nghiã như sau: thuộc về hành động đặt để, cho, chịu đựng, đặt lên…

Động từ धा dhā thuộc nhóm [4], và nó có những nghĩa khác nhau tùy theo thể chia thì của nó mà sử dụng như: uống, ngậm, bú, được hay bị uống.

Động từ धा dhā thuộc nhóm [1], [3] và nó có những nghĩa khác nhau tùy theo thể chia thì của nó mà sử dụng như: đặt để, cho, chịu đựng, đặt lên, hướng tới, sanh ra, tạo ra, thực thi, thực hành, dùng chỉ định để làm cho cái gì đó, chấp nhận theo hay với cái gì đó, có, nắm được, giữ, bị hay được đặt lên, làm cho đặt lên, muốn trưng lên, muốn cho, muốn nắm lấy… 

॰तु -tu là hình thể dùng làm phụ nghĩa chỉ các hành động hay làm công cụ mang hàm ý nói về tính sở hữu của các từ ngữ.

Trong tinh thần Phật học, theo chân lý chân lý thế gian hay tục đế, संवृतिसत्य saṁvṛti satya, धातु dhātu được dùng qua những nghĩa như sau:

1) चत्वारि  धातु  catvāri dhātu: bốn yếu tố của vũ trụ và trong đó gồm có những chất căn bản như: पृथिवी धातु   pṛthivī dhātu (chất đất) |  अप्  धातु  ap dhātu  hay आप धातु  āp dhātu (chất nước) |  तेजो धातु  tejo dhātu (chất lửa) |  वायो धातु  vāyo dhātu (chất gió).

2) चत्वारि  धातु catvāri dhātu (bốn yếu tố của vũ trụ), आकाश ākāśa ( không gian, không khí, bầu trời), विज्ञान vijñāna (Thức).

3) त्रिलोक triloka (ba cõi hay tam giới). त्रिलोक triloka gồm có:  काम  धातु kāma dhātu (dục giới) | रूप धातु rūpa dhātu (sắc giới) |  अरूप धातु arūpa dhātu (vô sắc giới).

4)अष्टादश  धातु  aṣṭādaśadhātu (18 chất) và nó gồm có:  षष्  इन्द्रियाणि  ṣáṣ indriyāṇi (lục căn), षष्  गुण  ṣáṣ guṇa  (lục trần), षष्  आयतन  ṣáṣ āyatana (lục thức).

Kính bút

TS Huệ Dân

Các tin đã đăng: