Kinh Trái Tim Tuệ Giác
14/07/2010 01:03 (GMT+7)

Hai cơ hội nhìn thấy sự thật hay chân lý.

Trong cuộc đời con người ta chỉ có 2 cơ hội để nhìn thấy sự thật. Cơ hội tự nhiên là khi ta chết. Theo những bác sĩ nghiên cứu những người chết sống trở lại (hiện tượng Near Death Experience), thì linh hồn ta có cơ hội nhìn lại cuộc sống của ta một cách khách quan và sau đó, nếu ta không sống trở lại, thì linh hồn sẽ đi đầu thai. Cái cơ hội đó như một cửa sổ hé mở giúp ta nhìn lại cuộc đời ta một cách rõ ràng rồi chợt đóng lại. Khi tái sanh thì ta quên hết những gì đã biết được và bị thụ động theo nghiệp lực lôi cuốn trong vòng luân hồi. 

Cơ hội thứ nhì là ngay trong cuộc sống hiện tại, ta tu tập và sống với dòng Tuệ Giác, nhờ đó mà ta trực nhận được sự thật của cuộc đời. Dòng Tuệ Giác như dòng sông ánh sáng giẫn ta ra biển khơi Phâït tánh. Danh từ chuyên môn gọi trực nhận sự thật là giác ngộ. Giác là ánh sáng của sự tỉnh thức, ngộ là nhận ra. Tiếng Anh, enlightenment có nghỉa là đem ánh sáng về soi sáng lại ta (en = in = ở trong, nội tâm; lighten = soi sáng). Nhờ có ánh sáng tâm linh, ta tỉnh thức, ta thấy liền sự thật không qua sự lý luận suy đoán của tư duy. Chứng quả có thứ bậc từ thấp đến cao chớ giác ngộ –tức thời nhận ra sự thật- không có thứ bậc. Sự thật đó được gọi là chân lý vì nó thường hằng như vậy. Nhờ ánh sáng giác ngộ ta thấy “con voi” nguyên vẹn, không lầm nhận những phần nhỏ (đuôi, vòi, chân) của con voi là con voi.

Sở dĩ trong kinh này Phật đề cao sự giác ngộ qua thực hành (practice) vì Phật  muốn ta trở về tánh Không, sự đồng nhứt mầu nhiệm của vũ trụ. Chân lý Không không phải là sản phẩm kiến thức hay kết quả sự tu tập theo một pháp môn nào đó. Nhờ giác ngộ ta sẽ thấy chân lý Không không thay đổi tùy theo hiểu biết nhận định sâu cạn của từng cá nhân. Khi giác ngộ, ta mới thấy rõ (nhờ trí tuệ) sự bình đẳng của chúng sanh và sanh lòng thương yêu mọi người mọi loài như nhau (từ bi).

Phương pháp giúp ta sống với giòng Tuệ Giác được khai triển trong Tâm Kinh hay Kinh Trái Tim Tuệ Giác. Tên gọi Tâm Kinh muốn nói lên là kinh này không phải để hiểu qua suy luận mà chúng ta nên để sự an bình yên lặng trong lòng ta (tâm) thì trong một nháy mắt ta sẽ cảm nhận được kinh. Kinh (canon, sutra) là sách ghi lại những lời nói của Phật giảng về sự thật. Khi ta trực nhận được nhịp rung động của giòng Tuệ Giác ngay lúc đang sống thì ta giành lại được quyền làm chủ định mệnh ta. Phật gọi đó là nguyên nhân của giải thoát. Nếu ta làm chủ định mệnh ta trong mọi thời điểm, đó chính là giải thoát.

Thế nào là dòng Tuệ Giác?

Khi ta liệng một nắm cát xuống bàn thì những hạt cát rơi một cách bề bộn trên mặt bàn. Những hạt cát không thể biến thành những hình tượng như lâu đài cát. Bản chất tự nhiên của vũ trụ là sự hỗn loạn (chaos) và tan rã. Khi những hạt vật chất họp lại tạo thành sự sống thì phải có một năng lực tổ chức trật tự. Năng lực đó là giòng Tuệ Giác, là sự sống. Tất cả các sinh vật trong vủ trụ đều có giòng Tuệ Giác. Cái khác biệt giửa con người và các động vật khác là con người có khả năng nhận ra (ý thức, awareness) giòng Tuệ Giác, còn các sinh vật khác chỉ biết để giòng Tuệ Giác thể hiện (thí dụ: loài ngỗng biết định hướng bay xuyên lục địa) nhưng chưa phát triển cao đến độ nhận ra được giòng Tuệ Giác. 

Tuệï là trí tuệ, giác là tỉnh thức. Nhờ tỉnh thức ta mới có trí tuệ để nhận ra sự sống vỉnh cửu nơi ta. Giòng Tuệ Giác chính là sự sống, cái động lực sáng suốt tổ chức vật chất trở thành trật tự, chống lại sự hổn loạn (chaos) và tan rã.  

Thí dụ thân thể con người được cấu tạo bằng những chất cơ bản như carbon, hydrogen, oxygen và nitrogen. Nếu không có giòng Tuệ Giác thì những chất cơ bản trên không thể nào họp lại một cách trật tự tạo thành tế bào, rồi hàng triệu tế bào họp lại tạo thành cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Rồi những bộ phận trong cơ thể phải hoạt động ăn khớp với nhau tạo ra sự sống hài hòa. Cái nguyên lý tự nhiên của vũ trụ là hỗn loạn và chia rẽ phân tán. Với những khó khăn phức tạp như hàng ngàn phản ứng sinh hóa xảy ra trong một tích tắc nhưng phải rất hòa hợp nhau, nếu ta chỉ sống được một giây đã là mầu nhiệm rồi, huống chi sống đến 70 hay 80 tuổi, là một việc thật khó nghĩ bàn. Vì thế ta gọi giòng tuệ giác, vì nó như giòng sông ánh sáng trôi mải không dừng để xây dựng sự sống. 

Ngay cả khi ta chết, cái thân vật chất trở lại cái giai đoạn hỗn tạp ban đầu, nhưng linh hồn ta vẫn còn giữ được tri thức. Những khoa học gia rất ngạc nhiên khi nghe người chết sống lại kể lại những mẩu chuyện khi mà bộ óc và con tim họ đã ngưng hoạt động. Cái cảm giác đầu tiên của sự “xuất hồn” là bịnh nhân đang chết nhìn từ trần nhà và thấy nhóm bác sĩ, y tá đang cố gắng hồi phục thân thể của họ. Thoạt đầu, họ không nhìn ra thân đó là của họ rồi rất ngạc nhiên khi nhận ra thân đó là mình. Sau đó, linh hồn sẽ đi qua một đường hầm và cuối đường hầm sẽ gặp Aùnh sáng từ bi. Ánh sáng đó không có một mảy may phê bình, giúp linh hồn người chết ôn lại những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời họ. Những người đó kể lại rằng sau khi ôn lại cuộc đời họ, họ chọn lựa trở lại trần gian để hoàn tất sứ mệnh, mặc dù họ cảm thấy rất bình an ở gần Ánh sáng đó. Bác sĩ Raymond Moody, tác giả quyển sách Life after life, theo dõi nhóm người chết sống trở lại, khám phá rằng sau kinh nghiệm đó, tánh tình họ thay đổi một cách tốt lành hơn. 

Trên phương diện tâm lý, giòng Tuệ Giác tự nhiên được biểu hiện khi ta đi tham quan một thắng cảnh lạ. Ta có cái cảm giác kỳ diệu (sense of wonder) khi đối diện một thắng cảnh mới lạ. Ta có cảm tưởng như ta hòa vào cảnh, ta và cảnh cùng rung động cái đẹp. Ta có cái cảm giác đó vì trong một giây phút ta gần gủi với giòng Tuệ Giác. Nhưng buồn thay, khi ta trở lại lần thứ nhì thì cảm giác đó không trở lại với ta. Sở dỉ như thế vì khi trở lại lần thứ nhì, ta biết trước những gì ta sắp thấy, cái biết trước đó che mờ giòng Tuệ Giác, làm mất đi cảm giác kỳ diệu đó. Cái “biết trước” đó, được Phật gọi là “tri kiến lập tri” (kinh Lăng Nghiêm). Cái biết ban đầu, lúc ta chưa có khái niệm gì hết là “tri kiến vô kiến”, cũng là Tuệ Giác.

Nguyên lý nhị nguyên (duality) và bất nhị (non-duality)

Trước khi vào đề kinh, ta nên tìm hiểu về nguyên lý nhị nguyên và bất nhị. Ta có cái thân bằng ánh sáng, được gọi là Pháp thân. Thân đó không lệ thuộc vào không gian và thời gian nên không hề bị chu kỳ sanh tử ràng buộc. Thân thể vật chất của ta có tần số rung động thô hơn và bị lệ thuộc ở nguyên lý nhị nguyên. Sự nhị nguyên được thể hiện qua thân thể ta muốn được thành hình cần phải có tinh (sperm) cha huyết (ovary) mẹ để được cấu tạo. Các tế bào thân ta có hai bộ nhiễm sắc thể từ cha và mẹ. 

Khi sinh ra ta không thể sống mà không nương tựa trên hơi thở và thức ăn. Ăn uống là nguyên nhân căn bản (primary) của ngã và ngã sở. Đói bụng làm cái bụng cồn cào không ổn thể hiện rõ hơn (ngã) và thúc ta phải đi tìm thức ăn (ngã sở). Từ đó ta sanh ra ham muốn và tham ái vì ta bị thiếu và lúc nào cũng cần sự bồi đắp bên ngoài. Sự bồi đắp đó có thể bằng vật chất (đối tượng của tham) hay bằng tình thương (đối tượng của tham ái). Tham ái phát xuất từ đứa bé ham muốn được tình thương cha mẹ để bảo đảm cho sự sống còn của nó. 

Với thân thể vật chất bị vô thường chi phối, ta ít khi thấy đầy đủ hạnh phúc. Đó là khởi sanh của tham khi chưa được và sân khi mất hay bị tước đoạt.  Nguyên nhân của bạo quyền từ đây mà phát triển. Ta tham được quyền lực để lấy cái hơn về cho ta, bảo đảm cuộc sống vật chất của ta, bất kể sự thiệt hại cho người khác. Ta sống với thân vật chất đầu thai tới lui từ muôn đời trong sự thiếu thốn đau khổ nên quên cái thân ánh sáng đầy đủ của ta. Phật gọi tâm trạng đó là si mê. Tham sân si tạo nên cảm giác không yên ổn, nặng nề, phiền muộn trong tâm ta, còn được gọi là nội kết (danh từ của Thượng tọa Thích Nhất Hạnh).  Khi ta theo giòng tưởng tội nghiệp cho ta (self pity) thì làm nội kết cháy rực lên như ngọn lửa lớn làm ta đau khổ nhiều hơn. Nội kết được thể hiện ở thế giới vật chất: tâm không yên ổn làm tim đập nhanh, tâm nặng nề tạo cảm giác nặng ngực, ngộp thở, tâm phiền muộn tạo nhiều cơn đau trên thân thể. 

Cảm giác thiếu thốn lo âu là nguyên nhân thứ yếu (secondary) của ngã sở: ta muốn được để đỡ lo. Phật chia cái “được-ngã sở” ra làm 5 phần: ăn và ngủ là 2 yếu tố căn bản; danh vọng, tiền bạc (power = thế lực) và sắc đẹp (sex) là 3 yếu tố tiếp theo. Khi ta đặt nặng vật chất trong cuộc sống, ta bị cái được mất nhồi sọ thì ta dần dần xa lìa và quên cái thân ánh sáng nguyên thủy bất sinh diệt của ta. Khi quên thân ánh sáng của ta, thì ta không bao giờ cảm thấy đầy đủ thỏa mãn khi được 5 loại ngã sở nêu trên. Giới nghệ sĩ nổi tiếng (ngôi sao màn bạc) tuy có đủ 5 cái ngã sở trên nhưng họ là những người bị nhiều khủng hoảng nội tâm nhứt.

Kẻ sát nhân trong cơn thịnh nộ, kẻ tự tử trong cơn đau khổ tuyệt vọng và người bị nghiện (xì ke, rượu) là những người muốn tìm về Pháp thân nhưng lầm lẫn tìm qua con đường vật chất. Kẻ giết người hay tự tử ao ước tìm về Không trong sự phiền não đau khổ của sắc, muốn diệt sắc để đến Không. Người nghiện ao ước tìm về sự ấm cúng, đầy đủ và sự an tâm của Không nhưng lầm lẫn đi qua con đường bịnh hoạn của những hóa chất (sắc).

Trong cơn mê (si), ta đem sự nương bám vật chất vào tôn giáo và biến tôn giáo giải thoát thành tôn giáo cầu xin. Ta trở thành những đứa bé cầu xin Phật hay Chúa ban cho ta sự dồi dào về vật chất mà người thế gian gọi là phước. Thí dụ như ta cầu xin được làm ăn phát đạt giàu sang, thân thể đẹp đẽ, mạnh khỏe. Ta còn “hối lộ” Phật hay Chúa, bố thí cho chùa hay nhà thờ một phần mà muốn hưởng lộc mười phần. Cái “nhà băng trên trời” phải cho ta tiền lời nhiều gắp bội cái nhà băng thế gian thì ta mới chịu đầu tư /bố thí. Còn có nhiều người phóng (project) cái ngã mình lên tôn giáo và cho rằng tôn giáo mình đúng nhứt hoặc hay nhứt, như ta đã từng phóng cái ngã mình lên đội banh “nhà” (của tôi/ngã sở) và bực bội tức giận khi đội nhà thua. 

Vì cố chấp tôn giáo, những kẻ cuồng tín sẳn sàng giết hại những người không theo tôn giáo mình. Lịch sử đã cho thấy từ thời La Mả những người theo đạo Chúa bị giết hại (martyr), rồi đến thánh chiến, và gần đây nhứt là biến cố 9-11. Đó là những biến cố đau lòng do con người tranh chấp tôn giáo giết chóc lẩn nhau. Đó cũng là một trong những nguyên nhân Phật phá cái sở đắc chấp vào kiến thức trong kinh này. 

Để khuyến khích những người còn sống nặng trên cơ sở nguyên lý nhị nguyên, với ngã mong cầu được gì mình thích (ngã sở), Phật đưa ra giới luật và những quả vị tu chứng. Giai đoạn đầu ta phải từ bỏ tham sân si của đời bằng sự tránh né (avoidance). Giới luật là những phương pháp giúp ta tránh và bỏ những đam mê dụ dổ của đời để có một cuộc sống lành mạnh đạo đức.  Ta tránh được càng nhiều (giữ giới) thì đạt được quả càng cao. Nói một cách khác, những quả vị chứng đắc Phật đề ra tương đương với những bằng cấp ở đời để chứng nhận (validate) những cố gắng của chúng ta. Học nhiều thì được bằng cao. Phật thế cái muốn được ở đời bằng cái muốn được ở đạo, thế cái muốn vật chất bằng cái muốn tinh thần. Phật gọi đó là hóa thành, có nghĩa là những trạm dừng chân chớ không phải là mục đích cứu kính. 

Ở giai đoạn cuối của cuộc đời giảng đạo, Phật đề cao thuyếtù bất nhị qua hệ thống kinh Bát Nhã để hướng dẩn người tu trở về Pháp thân, thân ánh sáng nguyên thủy. Nhờ thuyết bất nhị dung hòa mà đạo Phật tránh được những cuộc tranh chấp tôn giáo đẫm máu. Thuyết Bát Nhã (hay bất nhị) được Phật nói ra để phá cái chấp vào sở đắc của đạo và trực chỉ Pháp thân-Không. “Không” còn được gọi là tánh chân thật (chân tánh) hay tâm chân thật (chân tâm). Thuyết bất nhị khó có thể hiểu được bằng tư tưởng. Nói một cách khác: khó mà có thể dùng âm thanh để diễn ta ûsự yên lặng. Ta chỉ có thể dùng trí tuệ trong sự im lặng của tư duy để chứng nhận chớ không thể dùng tư tưởng náo loạn để hiểu được. Nhân nào quả nấy, sự hiểu biết qua tư duy sanh ra sản phẩm phân tán (học càng nhiều càng thấy rối loạn, mâu thuẩn) chớ không có khả năng gồm về một tụ điểm. 

Tìm hiểu về trí khôn và trí tuệ.

Trí khôn dùng tư tưởng suy luận so sánh đúng sai để hiểu những hiện tượng bên ngoài. Trí khôn dễ bị phân tán trong rừng kiến giải.  Kiến giải là danh từ chuyên môn của Phật giáo nói lên sự dùng suy luận để giải thích chân lý. Còn trí tuệ dùng sự im lặng nội tâm để trực nhận cái bản chất trung thực của mình. Chỉ có trí tuệ mới trực diện được chân lý. Vừa khởi ý nghỉ so sánh thì chân lý bất nhị liền đó biến thành kiến giải đối đãi. 

Tuy nhiên chổ Phật muốn phá chấp là ngã dùng sự hiểu biết làm sở đắc, để tham sân si núp bóng sau trí khôn biện luận hoành hành mà không ai biết. Phân tâm học gọi hiện tượng đó là resistance. Ngã dùng kiến giải để che đậy tham sân si, chống cự (resistance) lại sự cải thiện. Ngã có thể dùng lý lẽ (intellectualization) để biện hộ cho tham sân si và tự thuyết phục rằng “ta” đã “hoàn hảo”. Ngã biến thành ông luật sư biện hộ tài giỏi làm người phạm pháp trắng án. Đặc tính của ngã là bắt người khác phải thay đổi để theo ta chớ ta không bao giờ nhận sai lầm về mình. Vì vậy mà người hiểu rộng, có nhiều sở đắc rất khó tu vì người đó bám víu vào cái ta đúng, kẻ khác sai, ta hơn, kẻ khác thua. Khi thấy có đúng sai, hơn thua (nguyên lý nhị nguyên) thì từ bi, thông cảm không có chổ để xuất hiện.

Trí tuệ bản chất nó đầy đủ, không hơn không kém, tự nó có sẵn cái biết trong đó, không cần đem từ ngoài vào. Trí tuệ thường đi đôi với từ bi thông cảm, hiểu mình và hiểu người. Sống với trí tuệ ta sẽ thấy mọi người đều bình đẳng như nhau, cái hơn kém chỉ là một ảo giác (illusion) của tư tưởng phân biệt. Chính vì Trí tuệ có nguồn gốc ngoài hiện tượng (chân Không), kể cả hữu hình và vô hình, nên mới dung hòa được sự bình đẳng. Nếu có sự so sánh tốt xấu, hơn thua thì không thể nào có bình đẳng được. Tột cùng của bình đẳng là Không, chính là thân ánh sáng (pháp thân). 

Nói tóm lại trí tuệ giúp ta hiểu chính mình. Còn trí khôn chỉ giỏi để hiểu người, hiểu cảnh mà đôi khi ta còn dùng trí khôn để tự lừa dối mình (biện hộ) hay lừa dối người để lấy phần lợi, phần thắng cho ta. Càng hiểu nhiều ta càng che đậy con người thật/Phật tánh của ta.

Phân tích cấu trúc Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

Bản kinh này được coi là sự đúc kết tất cả những tinh hoa của Đại Phẩm Bát Nhã gồm 25 ngàn bài kệ. Kinh này được cô động lại không hơn 300 chữ! 

Để tiện việc chú giải, chúng tôi theo Thượng Tọa Thích Tâm Thiện chia kinh làm 7 phần. Cũng nên biết theo số học (numerology), số 7 là số nguyên trạng tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Ngày thứ 7 của tuần (chủ nhựt = ngày làm ch?) ta được nghỉ làm để tưởng nhớ đến vỉnh cửu. 

Phần 1: Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. 
Đây là đoạn nhập đề giới thiệu về (1) đức tánh cần thiết để tu, (2) phương pháp tu và (3) kết quả tu. Câu nhập đề đã khéo léo gom ghém toàn ý kinh.
Theo khoa số học, con số 3 là con số dương đầu tiên, là con số chỉ cho hành động thay đổi. Đạo Phật có tam bảo, đạo Chúa có Chúa 3 ngôi. Số 3 tượng trưng cho kinh này là kinh của sự thực hành (practice).

Phần 2: Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc; thọ, tưởng hành, thức diệc phục như thị. 
Đây là đoạn công phá nguyên lý nhị nguyên và giới thiệu Không.  Phật chỉ thẳng phương pháp tu nhằm phá chấp ngã dẫn đến nguyên lý bất nhị “vô ngã”. Đoạn này còn giới thiệu “Không”, nền tảng hay nguồn gốc của muôn vạn hiện tượng hữu hình và vô hình.
 Căn bản của ngã là 5 uẩn: sắc (thân thể) và thọ, tưởng, hành, thức (tinh thần). Số 5 là số của sự tạo thành nhân loại. Ta có 5 ngón tay và 5 giác quan vật chất. Sự sống còn (survival) của loài người đựa trên 5 ngón tay và 5 giác quan. Trong sắc có số 4: tứ đại (đất, nước, gió, lửa). Theo số học, số 4 là số âm đầu tiên làm nền tảng chứa đựng, bao dung sự sống. Số 4 cũng là số của trật tự: 4 hướng, 4 mùa.

Phần 3: Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng bất giảm. 
Đây là đoạn nói rõ thật tướng hay tánh Không của pháp là không tướng. Đoạn này chỉ thẳng pháp thân hay chân tánh sau khi vượt qua được đám mây mờ của ngã ở phần trên. Khai mở ý chỉ “tất cả” trở về “1”.

Phần 4: Thị cố không trung, vô sắc, thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn , nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận; nải chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô trí diệc vô đắc. 
Đoạn này phá chấp ngã và sở đắc của ngã (ngã sở). Vì người tu (ngã= chủ thể) là Không, nên phương pháp tu và sự chứng đắc (ngã sở= khách thể) cũng Không luôn. Khai mở ý chỉ “2 = ngã + ngã sở” trở về “1”.

Phần 5: Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề tát đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hửu khủng bố, viển ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết bàn. 
Đoạn này giới thiệu năng lực của giòng Tuệ Giác/Trí Bát Nhã giúp người tu thoát ly được lo âu phiền muộn/nội kết qua được “bờ bên kia”. 

Phần 6: Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố đắc A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề. 
Aán chứng về Tuệ giác. Đây là con đường tu tập mà 3 đời chư Phật đều phải qua. Khai mở ý chỉ “3 thời điểm” trở về “1 vô sanh”. 

Phần 7: Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, Bồ đề, tát bà ha. 

Nhấn mạnh tính chất kỳ diệu diệt khổ của Tuệ Giác. Phật kết thúc kinh bằng câu linh ngử (thần chú). Khai mở ý chỉ trong “1” có “tất cả”. Cái “tất cả- diệu dụng” đó có khả năng lấp cái hố sâu của sự thiếu thốn ham muốn đem về cho mình (ngã sở), trừ được mọi khổ đau.

Giải thích Kinh Trái Tim Tuệ giác.

Phần 1: Khi Bồ tát Quán Thế Âm tiến sâu vào nguồn mạch Tuệ giác Vô thượng, Ngài soi thấy 5 hợp thể đều là Không, liền độ hết thảy nội kết. 
Đức tánh cần thiết để tu. 
Bồ tát chỉ cho cái khả năng tự độ và tha độ. Cái đặc điểm của Bồ tát là không tránh thế gian, tu trong thế gian và độ trong thế gian. Nếu ta không bỏ đời tìm đạo, ngay trong đời thấy đạo và dùng đạo giúp đời thì ta tu theo nhân Bồ tát.
Quán Thế Âm tượng trưng cho tánh đặc trưng của vị Bồ tát đó. Nhưng ta cũng có thể hiểu đó là phương pháp tu. Xin tạm dịch Quán Thế Âm là “nghe bằng tỉnh thức”, nghe cái âm thanh như thế, âm thanh nguyên thủy không qua suy luận và tình cảm.     Trong dân gian, hình ảnh của Quán Thế Âm là người mẹ cầm bình nước cam lồ làm mát dịu nỗi khổ của những đứa con lâm nạn cầu cứu Ngài. 
Để tránh sự hiểu lầm Kinh Trái Tim Tuệ Giác là kinh tha độ dẫn đến sự mê tín, cầu xin, ỷ lại nên sau này tên Quán thế âm được đổi thành Quán Tự Tại. Tuy nhiên hai tên nhưng cùng chỉ một yếu tố tỉnh thức. Ta chỉ nghe được âm thanh như thế trong sự tự tại của tỉnh thức.
Khi ta nghe một tiếng chửi mắng bằng sự tỉnh thức thì ta không lấy cái khổ của nội kết về cho ta, mà ngược lại ta thông cảm được nỗi khổ người mắng nhiếc ta. Trong một nháy mắt, ta tư độ và lấy tình thương thông cảm (từ bi) độ người chửi ta. Ta trao tặng sự bình an của ta cho người ghét ta và chuyển hóa được lòng sân hận của người đó. Đó chính là ý nghĩa của bình nước cam lồ.
Tại sao Phật nói “Quán Thế Âm” chớ không nói “Quán Thế Sắc”. Ở thế giới loài người, âm thanh-ngôn ngữ là phương tiện giúp ta tu tắt. Nếu người câm điếc giảng cho nhau nghe lý vô thường chắc phải đợi một thời gian lâu để vật thể đó biến đổi, rồi chỉ cho nhau thấy. Chúng ta nhờ nghe-hiểu được ngôn ngử nên có thể thâu ngắn kinh nghiệm đó lại trong một tích tắc. Nền tảng sự phát triển trí thức của nhân loại là ngôn ngữ.

2- Phương pháp tu
 a) Tiến sâu vào nguồn mạch Tuệ Giác vô thượng. Câu này chỉ cho sự thực hành (practice).
Tiến sâu khác với hiểu rõ. Với phương pháp tu Bát Nhã càng hiểu nhiều thì càng đi xa dòng Tuệ Giác. Tiến sâu có nghĩa là giữ sự tỉnh thức im lặng càng lâu càng tốt vì ta càng gần gủi với mạch Tuệ Giác. “Tu” bằng phương pháp Tuệ Giác là như vậy, ta không bỏ cái này để được cái kia. Tu bằng Tuệ Giác là “đi đi”. Đi (hành) trong sự lắng động. Tuy hành mà không hành vì có làm gì đâu? Có được gì đâu? Nguồn là điểm Không, nơi muôn hiện tượng phát xuất; còn mạch là sự mầu nhiệm diệu dụng của Không. Mạch đó lúc nào cũng vô tận. Vô thượng là chỗ tột cùng, không còn có gì để so sánh. Không thể giải thích vô thượng là cao nhứt vì tính chất vô thượng là bất nhị.  
b)  Ngài soi thấy 5 hợp thể là Không. Soi là nhìn trong im lặng, nhìn bằng sự tỉnh thức.              
Lúc đó sự im lặng tỉnh thức cộng hưởng (resonate) với tánh Không cuả 5 hợp thể (thân và tâm) làm tánh Không đó hiện ra trước mắt Ngài. Có vị Tổ thiền tông diễn tả tâm trạng đó như hai mặt gương đối diện nhau.
Liền. Tức thời. Đây là đặc trưng của pháp tu Bát Nhã. Liền chỉ cho cái trực nhận tức thời của tỉnh giác không qua sự cố gắng hiểu biết của suy nghĩ. “Chổ” đó không có người suy nghỉ và cái kiến thức được hiểu biết.  Bị té liền biết đau, cái đau không qua suy nghĩ, đó liền là tỉnh giác. Khởi suy nghĩ là ta rơi vào cái bẫy của sân (bực tức khi bị đau), tham (định đi thưa chủ tiệm nơi ta té) và si (nguyên do tham và sân). Suzuki tác giả của Thiền Luận diễn tả ý của “liền” là “hiện tại và bây giờ” (here and now).

3- Kết quả tu.
Độ hết thảy nội kết. Sỡ dĩ ta có nội kết là khi một hoàn cảnh tạo khổ đã qua rồi nhưng trong tâm ta không cho nó qua. Ta cứ ôm ấp mãi những tư tưởng buồn phiền, ôn đi ôn lại hàng ngàn lần đến độ mất ăn, mất ngủ. Khi ta sân hận kẻ thù thực ra ta nuôi dưỡng cái ấn tượng hay hình ảnh sân hận nơi tâm ta và như thế ta không ngờ ta sân hận một phần của chính ta rồi tạo khổ cho ta.
Khoa học ngày nay chứng minh rằng nhiều bịnh phát sinh ra từ suy tư rầu rỉ. Cái tâm trạng nội kết (stress) để lâu ngày trong tâm sẽ ảnh hưởng qua nhiều hệ thống của cơ thể. Hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng sanh ra mất ngủ, người bực bội, căng thẳng, nhức đầu, cơ thể bị đau nhức. Hệ thống tim mạch bị ảnh hưởng sanh ra tim hồi họp, tăng áp xuất, ngực bị nặng. Hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng sanh ra biếng ăn, buồn nôn hay tiêu chảy.
Khi ta nghe thấy bằng tỉnh thức thì ngay lúc hoàn cảnh xấu xảy ra tâm ta thật bình an. Như thế ta không cần xa lánh, diệt trừ hoàn cảnh khổ hay diệt trừ lòng tham và sân. Vì ta thấy được tánh Không của vạn vật nên ta dễ dàng biến đổi (độ) hoàn cảnh phiền toái thành bình an. Trong “độ” ta vượt qua được cái tham và sân tế nhị. Trong “độ” ta lấy tâm tỉnh thức chuyển hoàn cảnh khổ thành Không. Thí dụ như người tù cải tạo, với tâm Không thì 4 bức tường vật chất không thể nào nhốt được người đó. Tuy trong cảnh tù, người đó tự tại không bị cảnh làm đau khổ. Đó cũng là ý nghĩa giải thoát (Không) ngay nơi tù tội (sắc). 
Phân tâm học đã chứng minh rằng khi ta muốn diệt trừ tham sân si thì ta tự tạo càng nhiều căng thẳng cho ta vì ta đè nén (repression) chúng. Một lúc nào đó chúng có cơ hội sẽ bùng nổ dử dội (acting out). Nói một cách khác ta muốn không tham rồi sẽ bị tham nhiều hơn. Ta ghét cái giận rồi sẽ bị cau có nhiều hơn. Người dùng tham và sân để diệt trừ tham sân si sẽ dể bị mặc cảm tội lỗi và trong lòng hay lo âu. Có một khoa tâm lý trị liệu (supportive psychotherapy) dùng sự lắng nghe và thông cảm để trị nội kết. Tuy nhiên ta có thể làm một mình khi ta quán chiếu và thông cảm tham sân si biến (độ) tham thành từ bi và sân thành trí dũng cảm đốt phiền nảo, giúp ta nhìn sự thật nơi ta.
Nếu quý vị có bịnh mất ngủ (insomnia) thì hiểu rõ rằng khi ta muốn ngủ, càng muốn ngủ thì lại càng mất ngủ. Rồi ta bực bội nhìn những người khác ngủ ngon mà sao ta ngủ không được, càng bực bội, thân và tâm ta căng thẳng thì ta càng mất ngủ nhiều hơn. Cách trị bịnh mất ngủ một cách tự nhiên không dùng thuốc là ta không muốn ngủ, cũng không bực bội khi ngủ không được, tâm yên lặng, giấc ngủ sẽ đến, ta là giấc ngủ và ta ngủ ngon lành. 

Phần 2: Này Xá Lợi Tử, hình thể chẳng khác chân Không, chân Không chẳng khác hình thể, hình thể là chân Không, chân Không là hình thể; cảm xúc (thọ), cảm tưởng (tưởng), suy tưởng (hành) và trí nhớ (thức) đều như vậy.

Đây là đoạn hết sức quan trọng của kinh này. Xá Lợi Tử là đệ tử giỏi nhất về suy luận của Phật. Sở dỉ Phật gọi ngài Xá Lợi Tử đến để giảng kinh này vì Phật muốn nhắc khéo: Ông nên thận trọng, dòng Tuệ Giác không do suy luận tưởng tượng được. Phật muốn chỉ thuyết bất nhị vô ngã, không những cho riêng ông Xá Lợi Tử mà cho những người hậu thế đọc kinh này bằng kiến thức suy luận. Khi ta dùng suy luận để hiểu Không thì ta chỉ thấy được cái bóng của Không do tư duy vẽ ra. Vô ngã không phải là “bất ngã” có nghĩa là không có (phủ nhận) ngã, cũng không phải là “phi ngã” có nghỉa là vượt ngoài (beyond) ngã, như Thượng đế vượt ngoài tầm con người. Nếu nói vô ngã là ngã thì lại rơi vào cái vòng lẩn quẩn của văn tự, có nghĩa là ta trở về cái điểm phát xuất. Chính vì thế mà Phật chỉ dơ cành hoa lên để diễn tả cái chân lý tột cùng của sự hiện diện, tổ sư thì dơ cây phất tữ lên hay mời uống trà. Dơ cành hoa lên hay uống trà là (is-present time) “trái tim” Tuệ Giác. Hành động đó chỉ thẳng đến mạch Sống. 
Trong hành động (sắc) đó người nào thấy được cái không hành động (không) thì liền ngộ đạo. Người ngộ đạo thì nở nụ cười hàm tiếu bỏ đi. Người chưa ngộ thì xì xào bàn tán “đại ý” của hành động đó. Phật tổ đã không có một niệm nhỏ thì làm gì có đại ý!

Sắc không khác với không. Ta không thể giải thích tánh không ngoài hiện tượng sắc được. Muốn đi, hai chân ta phải luân phiên đụng mặt đất (sắc) và rời mặt đất (Không). Làm sao ta đi khi hai chân lúc nào cũng đụng đất (đời lìa đạo) hay lúc nào cũng rời đất (đạo lìa đời). Suy luận thích đóng những ngăn định nghĩa khác nhau để rồi ta bị thất lạc trong nhiều ngăn phức tạp đó. Với tinh thần kinh này, ta nên quên hết những định nghĩa sắc-không mà ta đã học hỏi. Ta nên dùng sự tỉnh thức để cảm nhận giòng Tuệ Giác ngay trong hiện tượng hàng ngày. Đó cũng là ý nghĩa “Bồ Tát” là chữ đầu tiên của kinh này. Tỉnh thức ngay trong cái loạn động. 
Muốn cảm nhận được sắc không khác với không, ta hãy thử làm người mù mới được trị lành mắt, nhìn cái cảnh xấu nhứt trần gian vẫn hạnh phúc tươi cười vì cảnh (sắc) làm người đó chợt biết (giác ngộ) rằng mình đang có con mắt sáng (Không, Tuệ Giác).
Còn một thí dụ nữa là đĩa compact disc (CD). Ba mươi năm về trước khi nghe nói có một đĩa mà không cần sự cọ xát của cây kim (không) mà có thể phát ra được nhạc (sắc) thì không có ai có thể suy tưởng ra cái CD ngày nay. Phải nói người sáng chế ra CD, dùng ánh sáng laser để đọc CD biến thành nhạc đã áp dụng Tuệ Giác -vượt ra khỏi việc xử dụng sắc (cây kim) biểu hiện sắc (nhạc)- trong phát minh đó. Ai nghe qua một lần cũng rõ là nhạc từ CD âm thanh rất trong suốt, không bị rè như đĩa hát hồi xưa. Vì sao âm thanh được tốt như vậy? Vì không có chổ vướng mắc.
Nói về ánh sáng laser thì ta phải nói đến hình hologram chụp bằng ánh sáng laser. Cái đặc điểm của film hologram là khi ta cắt nó ra làm hai nó vẫn còn giử nguyên vẹn cái hình được chụp *thay vì hình đó bị cắt phân nửa. Mỗi lần cắt ra làm 4, làm 8, hình bị mờ thêm nhưng vẫn được giử nguyên hình. Điều này muốn nói lên là tia laser (tia sáng tụ điểm) là biểu hiện vật chất của Tuệ Giác. Phim hologram nói lên cái nguyên lý trong một có tất cả và tất cả có trong một. Ta càng xa tánh Không thì sự nhận thức hay nhớ ra tánh Không bị mơ,ø nhưng tánh Không lúc nào cũng nguyên vẹn. Giác ngộ là trở về tánh Không nguyên vẹn nhưng tánh đó còn bị mờ; đến khi thành Phật thì tánh Không đó vẫn nguyên vẹn như vậy nhưng hiện hoàn toàn.

Sắc tức thị không. Đây là nguyên lý tột cùng của kinh Tuệ Giác mà suy luận phải bó tay. Đó là cái vòng tròn kín mà suy luận không có chổ nương tựa để vào. Chúng ta có thể giải thích một cách gượng ép nhưng là chuyện làm vô ích, như vẽ cái bóng thứ nhì lên cái bóng thứ nhứt làm người khác mê lầm tưởng hình thật. Cái bóng thứ nhứt là phương tiện của Phật tổ, cái bóng thứ nhì là bàn luận cái phương tiện đó làm người khác bị dính mắc nhiều hơn.
Tác giả có một giấc mơ. Trong giấc mơ đo,ù tác giả là một pháp sư nổi tiếng thời đo,ù với biện luận trôi chảy đang giảng kinh Bát Nhã cho hội chúng nghe. Hội chúng rất đông ngồi nghẹt cả hội trường. Khi giảng đến đoạn “sắc tức thị không, không tức thị sắc” thì có một ông lảo ăn xin ăn mặc rách rưới dơ bẩn, khi nảy ngồi trước cổng chùa chống gậy vào giảng đường. Sau khi đảnh lể pháp sư, ông lão hỏi: “Bạch Thầy, Thầy có nói sắc tức thị không, như vậy mùa đông, hồ nước đông đá, Thầy có nhảy xuống được không?”. Pháp sư rất kinh ngạc cứng miệng không trả lời được. Qua cơn lúng túng, người pháp sư đó nhìn lên ánh mắt ông lảo và chợt nhận ra đó là Bồ tát Long Thọ, người trụ trì kinh này. Để tạ ơn chỉ bảo của Ngài và để xám hối, vị pháp sư đó tự đổi tên mình là “Ngu sỉ” và nguyện bỏ nghiệp giảng kinh làm kẻ đưa đò. 
Sắc bất dị không thì có thể giảng được. Tánh nước ví như thể lỏng, tướng nước là thể đông đặc. Ta chờ duyên họp Xuân đến, đá tan thì nhảy xuống con sông được. Còn chổ “tức thì” thì phải tự người tu khám phá lấy. Cái chổ chết đi sống lại. Đạo Chúa dùng baptism để nhắc lại sự việc đó. Nhưng rất tiếc là về sau, các tín đồ đặt nặng nghi lể mà quên đi cái ý nghỉa ban đầu.  Phật dơ cành hoa lên, ngài Ca Diếp liền tượng ứng nở một nụ cười. Đến đó chính Phật cũng dùng sự im lặng hoặc nếu mở miệng nói thì Phật đã nói: “Trong 49 (7x7) năm thuyết pháp, ta chưa từng nói một lời”. Rồi ở đoạn kinh kế tiếp của kinh này, Phật phủ nhận những pháp môn Phật dạy đệ tử tu.
Cảm xúc (thọ), cảm tưởng (tưởng), suy tưởng (hành) và trí nhớ (thức) đều như vậy. Theo bà Barbara Ann Brennan tác giả của quyển sách Light Emerging, thì qua thần nhản bà ta thấy con người có 7 lớp (level) hào quan (auric field). Lớp gần thân thể nhứt được gọi là “physical sensation” tương đương với thọ, lớp kế tiếp là “emotions with respect to self” tương đương với tưởng, hai lớp kế tiếp là “rational mind” và “relations with others” đại khái tương đương với hành, 3 lớp còn lại “Divine will within”, “Divine love”, “Divine mind, serenity” có thể tương đương với thức, cái thức này gần gủi với cái biết của Tuệ Giác bao gồm trí (Divine will), bi (Divine love) và định/Không (Divine serenity). Nếu dịch thức = trí nhớ = trí biết thì có thể gần gủi hơn với sự nhận xét của bà Brennan. Theo bà ta nhận xét thì những lớp hào quang này chỉ khác nhau bằng sự rung động (vibration), càng xa thân vật chất thì rung động càng cao. Tuy nhiên chúng chỉ là một, vì chúng được nối liền với nhau, cái này nhập vào cái kia (interpenetrate). Phật chỉ ta đi xa hơn một bước nửa, vượt khỏi cái một Thượng Đế để đi đến tánh Không. Như thế mới gọi là rốt ráo, cứu cánh.
 
Phần 3: Này ông Xá Lợi Phất! Vậy mọi sự hiện hửu (pháp) không tướng, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. 

Phần 4: Cho nên trong tánh Không không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có hình tướng, âm thanh, mùi hương, vị nếm, cảm giác xúc chạm, dối tượng của ý (pháp); không có thế giới của mắt cho đến không có thế giới của ý nghĩ; không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ cũng không có chứng đắc.

Phần này Phật giới thiệu cái thật tướng của vủ trụ (pháp) không có thể thấy bằng hình tượng được. Hình tượng đây được hiểu rộng bao gồm vật chất (material) và những hiện tượng tâm lý. Để tránh sự hiểu lầm văn tự, thật tướng còn được gọi là “tánh Không”.  Hai đoạn này có thể coi như cục tẩy tâm linh (spiritual eraser) tẩy sạch tất cả những hiện tượng vật lý (tướng sanh/diệt, nhơ/sạch, thêm/bớt), hiện tượng tâm lý (thọ, tưởng, hành, thức), hiện tượng sinh lý (thân tứ đại và những hoạt động của nó hay những biến cố liên quan đến nó như sanh, lảo, bịnh, tử), và những hiện tượng trí thức (4 diệu đế, trí huệ, chứng đắc). Khi không còn mảy may hiện tượng thì tánh Không sẽ hiện ra.
Ta nên hiểu đoạn 4 là phương tiện phá chấp ngã và ngã sở để giới thiệu tánh Không. Nếu giải nghỉa kẹt trên danh từ thì đoạn 4 mâu thuẩn với đoạn 2. Ở đoạn 2, Phật nói: “sắc tức là không”, rồi đoạn 4 lại nói: “trong tánh Không không có sắc”. Như vậy chẳng lẻ Phật tự mâu thuẩn với chính mình? Phải hiểu ở đây cái “sắc” ở đoạn 4 là “chấp sắc”.
Trên phương diện thực nghiệm dòng Tuệ Giác, người tu sẽ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1. Có một thiền sư diển tả giai đoạn này như sau: “Trước khi tu, ta thấy núi sông là núi sông”. Giai đoạn này là giai đoạn ta sống với ngã và ngã sở. Ta không có quan hệ thành thật đối với ta và người đối diện ta. Thí dụ ta là một thương gia chào đón vui vẻ người khách. Ta dùng sự vui vẻ đó để câu khách đem cái lợi về cho ta, chớ ta không thực sự vui vẻ vì ta mến khách, vì khách. Phân tâm học gọi quan hệ đó là “object relation”. Ta coi người khách như cái phương tiện (object) đem cái sự thỏa mản (tiền) đến cho ta. Ta dối người. Ta không có quan hệ thành thật đối với chính ta khi ta không nhìn nhận sự thật đó (denial) vì trong thâm tâm ta lo sợ khách biết được “tâm đen” của ta mà không tới nửa. Ta dối ta, tự cho rằng ta là thương gia bạch thiệp.

Giai đoạn 2. “Trong lúc tu, núi sông không phải là núi sông”. Đây là cái ý của phần 3 kinh này. Cái “không phải” đây dùng để phá cái ngã sở, cái “không phải” này chưa phải là cứu kính. Nói theo phân tâm học, cái “không phải” này dùng để phá cái “object relation” hay quan hệ ích kỷ của ngã (ego). Trong giai đoạn này người tu không thấy được sự thật nơi đối tượng minh mà chỉ nhằm phá cái ảo tưởng mà ngã, với nhu cầu ham muốn, phóng lên đối tượng (projection). 

Phật dạy cách dùng tưởng quán (visualization) để thấy pháp duyên hợp nên tự tánh là không thật. Khi ta thấy tự tánh không thật (huyển có) thì ta không tham đấm những gì chưa được và tức giận khi mất. Lúc đó hành giả lưng chừng giửa cái “không phải, không thật” và hiểu man mán tánh Không chớ chưa nhận ra được tánh Không. Đây là giai đoạn lau chùi gương cho nó sáng. 

Giai đoạn này có thể chia ra 3 lớp (level) từ thô đến tế: “mài thỏi sắt thành kim”, “giọt nước rơi đá mòn” và “cánh chim phớt qua đá mòn”. Lớp thứ nhứt là khi hành giả còn thấy có cảnh thật, tâm thật để dụng công. Giai đoạn này dụng công rất nhọc nhằn. Lớp thứ nhì là cái chấp có “mềm” hơn như giọt nước. Lớp thứ ba là cái chấp có “nhẹ” hơn như cánh chim phớt qua. Càng tu sâu, dụng công càng ít nhưng công dụng lại càng nhiều.

Giai đoạn 3: “Sau khi tu, núi sông là núi sông”. Đây là cái giai đoạn mà Phật diển tả ở phần 2 kinh này: “sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Hành giả nhìn đời sống không qua lăng kính tham, sân, lo âu của ngã mà nhìn cuộc đời một cách trong suốt. Với sự trong suốt của dòng Tuệ Giác, hành giả thông cảm được nổi khổ của muôn loài. Đây là giai đoạn núi sông là núi sống. Đây là cái tiếng “thế à” ngây ngô mộc mạc nhưng chứa đựng tràn trề tình thương của thiền sư Hakuin bị cô gái có chửa hoang vu khống Ngài. Ngài chỉ nói “Thế à?” rồi nhận đứa bé về nuôi. 

Phần 5: Vì không có chỗ chứng nên Bồ Tát y theo Tuệ Giác Vô Thượng mà tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn. 
Vì nguyên nhân dụng công tu không có sở đắc nên kết quả được viên mảng (Niết Bàn). Đây là ứng dụng mầu nhiệm của kinh này. Khi ta thấy ta có chổ chứng đắc thì theo đó cái lo sợ nó hiện theo. Khi ta muốn bảo vệ sở đắc của ta, ta sẽ không ngần ngại chê bai người không chấp nhận sở đắc của ta (sân). Ta còn muốn được nhiều người theo ta, tôn kín ta (tham). Ta càng muốn bảo vệ thì ta càng có nhiều đối thủ thách thức ta. Như vậy lo sợ càng tăng, ta dần dần mất đi sự tự tại (tâm bị ngăn ngại).

Sợ là một loại nội kết có từ ngàn đời. Mọi sinh vật đều muốn bảo vệ sự sống, đó là bản năng sinh tồn. Ở thế giới động vật, sự sinh tồn của loài này dựa trên cái chết của loài khác. Ăn và bị ăn. Con thú săn mồi thì sợ đói, con mồi thì sợ bị giết. Nói chung, cả hai con thú đều sợ chết.

Vượt ra khỏi cái sợ (fear) không phải là chuyện dể khi mang cái thân vật chất. Con người còn thêm một nộâi kết nửa là lo (anxiety). Khi lo, ta hay tưởng tượng ra hoàn cảnh xấu mặc dù nó chưa đến. Phật gọi là điên đảo, mộng tưởng (suy nghỉ trong mê). Nhiều người lầm tưởng lo là chuẩn bị. Thực ra y khoa cho ta biết, khi lo ta tạo cơ hội cho nhiều bịnh tật xâm lấn thân và tâm ta. 

Sự vật vô thường biến đổi không dừng. Ta sẽ không đối phó kịp thời với sự biến đổi đó khi ta trụ trên một tư tưởng. Người tướng quân ngưởng mộ một đường kiếm của ông ta, chỉ thích dùng đường kiếm đó, ra trận sẽ dể bị thương vì ông ta không kịp đở những đòn kiếm khác nhau của đối phương.
Sự chuẩn bị thật sự là buôn xả mọi tư tưởng lo âu bằng cách để trôi thông thả trên dòng Tuệ Giác, ta nhìn những tư tưởng lo âu mà không theo chúng. Lúc đó tâm ta mới được không ngăn ngại. Khi để tâm không ngăn ngại thì ta có khả năng mầu nhiệm đáp ứng và giải quyết mọi phiền nảo. Đó là nguyên nhân của Niết Bàn. 

Phần 6: Chư Phật trong 3 đời cũng y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, được đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nếu giải thích qua chử nghỉa thì ta lại mắc phải một mâu thuẩn nửa. Đoạn 5, Phật nói không có chổ để chứng, rồi đoạn này lại nói chẳng những một đời mà tới 3 đời chư Phật đều được quả Phật. 

Đoạn này Phật ấn chứng Tuệ Giác. Đây chính là dòng sông dẩn 3 thế hệ Phật ra biển Chân Không. Đứng trên phương diện sắc, trí khôn hiểu biết thay đổi theo thời gian. Thí dụ như trong y khoa, cách trị liệu một chứng bịnh 10 năm về trước sẽ khác 10 năm sau đó. Với những phát minh cập nhật sự hiểu biết khoa học thay đổi liên tục. 
Nói về tôn giáo, phương tiện dùng những thí dụ hay danh từ thích hợp với xã hội văn hóa thời xưa có thể không đúng cho thời nay nhưng cái chân lý mà danh từ và thí dụ phản ảnh thì lúc nào vẫn như vậy. Cái đối tượng của tham sân si thay đổi theo thời gian nhưng cái sự thật tâm lý căn bản tham sân si của loài người thì lúc nào cũng còn như vậy. Thí dụ thời xưa đánh giặc bằng gươm kiếm, thời nay thì bằng bôm đạn nhưng cái sân của kẻ gây ra chiến tranh thì vẫn như vậy. Tuy nhiên khi để trí khôn làm nô lệ cho tham sân si thì sự tàn phá của tham sân si càng mảnh liệt hơn. 
Nếu ta sống với dòng Tuệ Giác thì sẽ thấy rằng 3 thời hiện ra khi có suy nghỉ giáng đoạn chia cắt quá khứ, hiện tại, tương lai. Khi trở về nhất tâm (Không)       thì thời gian không còn nửa. Nói một cách khác, khi ta sống với dòng Tuệ Giác, thời gian là hiện thời vô tận. Rồi tiến thêm một bước nửa, không gian với thời gian không khác. Lúc đó ta sẽ hiểu sanh tử là một ảo giác (illusion) giống như là một giấc mơ vậy.

Những nghiên cứu phân tâm học cho ta thấy rằng khi thay đổi hiện tại bằng sự nhận thức thì quá khứ và tương lại sẽ thay đổi theo. Qua những buổi phân tích tâm lý, nếu người được phân tích nhận ra được những nội kết tiềm ẩn (complex) ngay lúc đó thì những nội kết của quá khứ sẽ tan mất và không còn ám ảnh hiện tại và tương lai nửa. Ta không thể dùng lý trí (intellectualization) để hiểu nội kết được, làm như vậy nội kết không được chửa lành. Ngoài ra càng dùng lý trí nhiều thì nội kết lại càng khó chửa. Người ta hay dùng lý trí để kháng cự lại (resistance), không dám đối diện với nội kết.

Phân tâm học đã chứng minh qua kết quả thực nghiệm rằng: Khi một nội kết tiềm ẩn (complex) được phát hiện qua những buổi phân tích tâm ly,ù thì kết quả nhận thức hiện tại có khả năng thay đổi những nội kết ở quá khứ và tránh được những hoàn cảnh liên quan đến nội kết đó trong tương lai. Nếu quý vị quan sát thì sẽ thấy nhiều trường họp rằng đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình rượu chè, có nhiều bạc đải về tình cảm và thể xác, mặc dù về lý trí muốn xa lánh những hoàn cảnh đó nhưng khi lớn lên, chúng lại xây dựng trở lại những hoàn cảnh y chang như vậy cho mình và gia đình mình. Chỉ khi nhận thức được nội kết tiềm ẩn (hiện tại) thì người đó mới có khả năng thay đổi quá khứ và tương lai. Nói tóm lại, ở tâm lý 3 thời diểm được nối liền với nhau. Ta thay đổi hiện tại thì quá khứ và tương lai thay đổi theo. 

Nơi mà phân tâm học gặp gở với Tâm kinh là khi giác ngộ, thời gian tâm lý không có 3 thời. Đó cũng là khái niệm “đốn ngộ” của thiền tông. Vì cách tu của tâm kinh không nương tựa trên tập quán, ta không cần dùng nhiều thời giờ để làm mỏng dần những thói quen xấu do nghiệp vô minh bồi đắp, ta cũng không cần tránh hoàn cảnh bất tiện. Khi “giác ngộ” ở hiện tại thì quá khứ vô minh liền tan rả và cái nguyên nhân sanh ra đau khổ của tương lai cũng bị mất luôn.  
Khi ta “giác ngộ” uống rượu sanh bịnh tật thì những nguyên do thúc đẩy ta uống rượu trong quá khứ không còn đủ sức lôi cuốn ta và không diển lại ở hiện tại. Những suy nghỉ dẩn đến uống rượu trong tương lai cũng mất luôn. Còn nếu ta bị bắt buộc không uống rượu, thì ta có thể tránh được thói quen uống rượu chỉ một thời hạn ngắn vì cái nguyên nhân vô minh dẩn ta đến con đường nghiện rượu vẫn còn đó và đang chờ đợi cơ hội thuận tiện để vùng lên. 
Tóm lại đoạn kinh này quy 3 thời về một “ở đây và hiện giờ”. Đó là nguyên nhân của Phật quả.

Phần 7: Vì thế nên biết rằng Tuệ Giác Vô Thượng là chú có thần hiệu lớn, là chú soi sáng lớn, là chú cao cả hơn các chú khác, là chú không còn chú nào cao hơn, chú trừ được hết thảy khổ, chú chân thật không giả dối. Sự mầu nhiệm của chú đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.

Đoạn này là một mâu thuẩn gây ít nhiều khó chịu cho nhiều vị nghiên cứu và giảng kinh này. Đoạn đầu kinh Phật đề cao trí tuệ, ở đoạn cuối thì lại đề cao thần chú hay linh ngử, như vây không theo luật logic. Có nhiều vị tìm tòi và giải nghỉa linh ngử trên để hợp lý hóa kinh, để cho đầu đuôi được sáng tỏ. 

Tuy nhiên, khi ta nghiên cứu và hiểu kinh ngắn gọn này được cô động lại từ 25.000 bài kệ và nếu hình dung kinh là một báu vật nhỏ tinh vi được chạm trổ tỉ mỉ, thì mỗi đường nét trạm đều phải có ý nghỉa cốt yếu của nó thì nó mới được lưu giử.

Cái công hiệu của thần chú là chổ “nhứt tâm bất loạn”, đến trạng thái tâm lý đó thì không có một vọng niệm nào lọt vào được. Khi được như vậy thì mọi tai ách sẽ qua hết. Còn nếu ta dùng thần chú như mấy ông thầy bùa, một cách mê tín thì chắc chắn là kinh này không linh nghiệm. Khi khởi tâm muốn hiểu thần chú thì tâm ta động và thần chú mất linh nghiệm. Truyền thuyết Phật giáo kể lại rằng có một bà lảo niệm chú lâu năm đến độ tối đến dân làng ở chung quanh thấy nhà bà ta sáng rực hào quang. Một hôm, con bà ta là một pháp sư nổi tiếng nhận xét rằng mẹ mình đọc sai thần chú và chỉ bà cách phát âm cho đúng. Đêm đó dân làng không còn thấy ánh hào quang nửa. 

Mỗi sáng khi đi làm việc, chúng ta lái xe đến sở làm. Chúng ta đâu cần hiểu máy xe hoạt động như thế nào và hàng ngàn chi tiết liên quan đến sự hoạt động của chiếc xe. Chúng ta chỉ cần chăm chú lái xe để đến sở an toàn. Lái xe trong tỉnh thức, lái xe trong thực tại là ta dùng được “thần chú chuyên chở” của xe. Khi tâm lo ra, lìa cái thực tại của việc lái xe, thì tai nạn khổ ách sẽ dể xảy ra. Cũng như thế, khi ta làm mọi việc của đời sống hàng ngày trong tỉnh thức thì cái “chú Tuệ Giác” có công hiệu an tâm rất lớn. 

Diệu dụng của dòng Tuệ Giác là như thế: sự mầu nhiệm đưa ta ra khỏi cảnh khổ đau phát nguồn từ sự đơn giản tột cùng. Đơn giản đến nổi một niệm (suy nghỉ) cũng không có chổ vào. Cái chổ vào là cái khoảng Không giửa 2 niệm. Phải lanh lẹ lắm mới thấy được cái điểm tương ứng, tương đồng đo.ù 

Vì thế, để giúp những người có nhiều sở đắc qua được “bờ bên kia”, Phật nói linh ngử: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.

Bài kệ kết thúc kinh:

Như Lai nhấc cành hoa
Ca Diếp chúm chím cười
Hôm qua như ngày nay
Ánh sáng vẫn long lanh

Một tiếng cười vở đêm khuya
Hàng ngàn vì sao rơi rụng
Mặt trời ban đêm chói chan
Tại sao phải đợi ngày mai.

Ngu Sĩ Tusito - Thái Minh Trung, MD
http://www.thuvienhoasen.org

Các tin đã đăng: