Muốn
cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho
đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện:
* TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc
tâm)
* HẠNH # GIỚI # TƯỚNG
(thuộc thân)
* NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng
của tâm)
1/ TÍN là TIN SÂU:
Thế nào gọi là tin sâu?
Muốn có tin sâu thì tối thiểu phải đạt từ
nhất niệm của nhị thiền trở lên, đến giai đoạn này, tiếng niệm Phật phát ra từ
Vô thức tức là Tàng thức còn gọi là A Lại Da
thức hay Thức thứ 8. Tin sâu có
nhiều mức độ, thông qua 4 cấp : Sự - Lý - Sự lý viên dung - Sự sự vô ngại
pháp giới.
a/ TIN SỰ : là hiện tượng
đối với hiện tượng của phàm phu, căn cứ vào thiền định làm minh chứng. Tu thiền
định trải qua 5 giai đoạn, lấy câu «Nam mô A Di Đà Phật » làm đề mục để
được nhất niệm. Nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về « Hạ phẩm » ở cảnh
Phàm thánh đồng cư Tịnh độ.
* Sơ thiền :
«ly dục sinh hỷ lạc » niệm Phật bằng ý thức trải qua 2 giai đoạn:
. Tầm : niệm Phật đếm từ 1- 10 cho
đến khi không còn tạp niệm xen vào.
. Sát : niệm Phật khỏi đếm, theo dõi
lắng nghe tiếng niệm Phật.
Đạt Sơ thiền nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về
«Hạ phẩm Hạ sanh».
* Nhị thiền : «định
sanh hỷ lạc» niệm Phật bằng vô thức. Khi nghĩ đến là lắng nghe tiếng niệm Phật tự phát từ tàng
thức, dẫn đến thân an - tâm hỷ.
* Tam thiền : «ly hỷ
diệu lạc» niệm Phật bằng vô thức. Chìm đắm (sâu) vào tiếng niệm Phật, dẫn đến
thân lạc - tâm lạc.
Đạt nhị thiền, tam thiền nếu có
phát nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Trung sanh».
* Tứ thiền – Tứ không : «bất
lạc bất khổ thọ» (Đại thừa gọi là xả niệm thanh tịnh địa, Tiểu thừa gọi là định
bất động hay tịnh định xả). Tâm thức thăng hoa, không dính mắc vào xác thân,
thấy tất cả đều là duyên hợp, bấy giờ tiếng niệm Phật tự phát chính là
thân-tâm-hoàn cảnh và ngược lại thân-tâm-hoàn cảnh chính là tiếng niệm Phật.
Đạt tứ thiền-tứ không nếu có phát
nguyện sẽ vãng sanh về «Hạ phẩm Thượng sanh».
Khi tin sâu sẽ có 6 điều lợi :
- Tin
sự : có
xứ cực lạc ở phương Tây.
- Tin
lý :
tin y báo và chánh báo của xứ Cực lạc phát hiện từ Chân tâm, là báo thân của
Đức Phật A Di Đà lập ra để cứu độ chúng sanh.
- Tin
tự :
tin chắc chính mình tự tu, chính mình sẽ được nhất niệm thông qua chứng đắc các
tầng thiền : sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tứ không. Từ nhất
niệm chuyển sang vô niệm chắc chắn vãng sanh.
- Tin
tha :
tin chắc Phật A Di Đà dùng tha lực tiếp dẫn thần thức mình về xứ Cực lạc.
- Tin
nhân : gieo nhân niệm Phật được nhất niệm và nguyện lực
sẽ nhận được quả vãng sanh.
- Tin
quả :
gieo được nhân trên sẽ nhận được quả vãng sanh về xứ Cực lạc.
b/ TIN LÝ : từ hiện tượng
nhận lại bản thể, từ nhất niệm nhận lại vô niệm, từ vọng tâm nhận lại Chân tâm,
từ tướng nhận lại tánh của tứ Thánh. Nếu có phát nguyện sẽ vãng sanh về «Trung
phẩm» ở cảnh Phương tiện hữu dư Tịnh độ.
-
Thánh Nhập lưu về «Trung phẩm Hạ sanh».
-
Thánh Nhất vãng lai và Thánh Bất lai đạo về «Trung
phẩm Trung sanh».
-
Thánh Bất lai quả và Thánh Alahán về «Trung phẩm Thượng
sanh».
c/ TIN SỰ LÝ VIÊN DUNG : từ Bản
thể trở ra hiện tượng giới cứu độ chúng sanh của Bồ Thánh thực hiện hạnh đại
bi. Nếu có hướng tâm sẽ vãng sanh về «Thượng phẩm» ở cảnh Thật báo trang nghiêm
Tịnh độ.
-
Từ Sơ địa đến Lục địa về «Thượng phẩm Hạ sanh».
-
Từ Thất địa đến Cửu địa về «Thượng phẩm Trung sanh».
-
Từ Thập địa đến Đẳng giác về «Thượng phẩm Thượng sanh».
d/ TIN SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI :
hiện tượng chính là Bản thể, Bản thể chính là hiện tượng. Bản thể và hiện tượng
tương ưng vô ngại, đây là thế giới Diệu giác của chư Phật có Pháp thân thường
trụ, tự tại lực ứng hóa. Nếu hướng tâm cõi Tịnh độ, các Ngài lập tức ứng hiện
trong phẩm «Tối thượng» ở cảnh Thường tịch quang Tịnh độ.
2/ HẠNH là HÀNH CHUYÊN : thế nào gọi là hành chuyên ? là thực hành phải
chuyên cần. Trước hết cần giữ giới kỹ lưỡng, tối thiểu là 5 giới không làm 5
điều ác phải làm 5 điều lành:
1/ Không sát sanh mà
còn phải 1/ Phóng sanh.
2/ Không trộm cắp mà
còn phải 2/ Bố thí.
3/ Không tà dâm mà
còn phải 3/ Tiết dục.
4/ Không nói dối mà
còn phải 4/ Nói lời chân
thật, dịu dàng.
5/ Không dùng các mà
còn phải 5/ Tâm thức
tỉnh táo quán
chất sai như : cờ bạc, vô thường - vô ngã - khổ đau.
rượu,
ma túy,...
Giữ giới kỹ lưỡng sẽ có 4 điều lợi :
1-
Rành
rõ : rành là từng chữ, từng câu rành rọt không lẫn
lộn. Rõ là tự mình nhận lấy tiếng niệm Phật rõ ràng.
2-
Tương
ưng :
tiếng niệm Phật ở đâu thì tâm đó, tâm ở đâu thì tiếng niệm Phật ở đó, tiếng và
tâm hòa hiệp với nhau.
3-
Chí
thiết : nhất tâm tha thiết luôn nhớ - nghĩ - tưởng đến
Phật A Di Đà.
4-
Nhiếp
tâm :
chú tâm theo dõi tiếng niệm Phật không cho tạp niệm xen vào, nếu xao lãng thâu
lại tức khắc.
Hành có tinh
chuyên thì Tín mới sâu và tin có sâu thì hành chuyên thêm. Vì vậy tin sâu và
hành chuyên luôn luôn bổ sung, hỗ tương cho nhau.
3/ NGUYỆN phải NGUYỆN THIẾT: nguyện không cần điều kiện, đây là yếu tố quyết định
cho vãng sanh. Nguyện thuộc diệu dụng của tâm tức trí huệ.
Như thế nào gọi là nguyện thiết ?
nguyện thiết là trong nguyện phải có tin sâu và hành chuyên. Vì hành có chuyên
thì tin sâu làm cho thức trong sang quán vô thường - vô ngã - khổ đau
để hiểu rõ mà phân tích, so sánh cho được sự khác nhau giữa cõi Uế độ với cõi
Cực lạc : cõi Uế độ sinh
diệt chu kỳ đưa đến 8 khổ đau, còn cõi Cực lạc sinh diệt sátna được 8 cái vui,
từ đó yễm ly cõi Uế độ mà hân nguyện cõi Tịnh độ.