Đức Phật không phải là một Phật tử
09/05/2010 08:27 (GMT+7)

New York, USA – Nếu chúng ta không muốn bị đau, chúng ta phải chịu đựng . Nói một cách khác, nếu chúng ta muốn hạnh phúc, chúng ta phải học cách nghĩ về bản thân mình . Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Chúng ta phải có trách nhiệm đối với bản thân và kiểm tra tất cả những gì được cho là chân lý . Đó là những gì mà Đức Phật đã làm như vậy từ ngàn xưa để tự giải thoát cho chính mình khỏi sự bất mãn và nghi ngờ về những gì Ngài đã nghe, ngày qua ngày, từ cha mẹ, thầy giáo và các đạo sĩ ở cung điện .

Mặc dù Ngài sinh ra là  một thái tử trong một gia đình quyền uy và giàu có, thái tử Tất Đạt Đa lúc nào cũng chỉ muốn thoát khỏi tất cả những thứ này . Ngài muốn có không gian để suy ngẫm một mình rằng Ngài là ai và con đường tâm linh là gì . Những suy nghĩ tự tại như vậy vô cùng quan trọng đối với Ngài trên con đường tìm kiếm chân lý bên trong và nhận biết thật tướng của sự giác ngộ . Càng ngày càng có nhiều người Phương Tây tu tập và thực hành theo lời dạy của Ngài . Nhưng những lời dạy đó là gì? Phật giáo là gì? Nó cũng giống một tôn giáo phải không?

Có rất nhiều định nghĩa về tôn giáo . Một số định nghĩa quá rộng lớn đến nổi nó bao gồm cả câu lạc bộ khu vườn nhà bạn . Những định nghĩa khác lại quá hẹp như: câu lạc bộ khu vườn nhà bạn cần một thiên thần, sự nhiệt tình cho vị thần, niềm tin và thực tập theo niềm tin ấy . Chúng ta đều có một vài giác quan rằng tôn giáo có ý nghĩa với chúng ta như thế nào nhưng khi chúng ta bắt đầu nói về nó, chúng ta lại gặp rắc rối .

Nếu bạn tìm kiếm từ “tôn giáo thế giới,” bạn sẽ tìm thấy “Phật giáo” trên tất cả những bản tìm kiếm này . Vậy Phật giáo có phải là một tôn giáo không? Vậy có phải vì  tôi là một Phật tử, tôi cũng là người mộ đạo không? Tôi có thể tranh luận với bạn rằng Phật giáo là khoa học của tâm- là con đường khám phá những gì chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động dẫn dắt chúng ta tìm đến chân lý rằng chúng ta là ai . Tôi cũng có thể nói Phật giáo là môn triết học của cuộc sống- là con đường để sống làm sao để đạt được hạnh phúc nhiều nhất .

Phật giáo là gì, tại thời điểm này, hiển nhiên là ngoài tầm kiểm soát của Đức Phật . Những lời dạy của Ngài được truyền thừa cho những đệ tử của Ngài từ hàng ngàn năm qua . Những lời dạy này được truyền đến từ người ăn xin cho đến các tu viện, từ người mù chữ cho đến người uyên bác, từ Phương Đông huyền bí cho đến Phương Tây văn minh . Trên con đường truyền thừa này, Phật giáo đã biến chuyển thành nhiều thứ khác cho nhiều người . Nhưng Đức Phật có ý định gì khi Ngài giảng dạy những điều này?

Tại thời điểm bắt đầu trên con đường tìm kiếm tâm linh, Thái Tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ cung điện cùng với những quyền uy và cuộc sống nhung lụa xa hoa . Ngài quyết định tìm ra câu trả lời khó khăn, hóc búa nhất của cuộc đời . Liệu có phải chúng ta sinh ra trên thế gian này chỉ để phải chịu đau khổ, già rồi chết? Điều gì đã xảy ra- tất cả những điều này có nghĩa gì? Sau nhiều năm tu tập với nhiều tôn giáo khác nhau, Ngài đã từ bỏ tất cả những giáo lý và nhận định trên con đường tâm linh –những niềm tin và học thuyết đã đưa Ngài trở thành một con người như vậy . Cuối cuộc hành trình, chỉ với một cái tâm rộng mở và hiếu kỳ, Ngài đã khám phá ra được điều Ngài đang tìm kiếm bấy lâu nay –một tâm hồn giác ngộ vĩ đại . Ngài đã tỉnh giấc sau những nhầm lẫn.

Ngài đã thấy tất cả những hệ thống niềm tin từ sự thật của tâm –một trạng thái nhận thức rõ ràng và hạnh phúc tối thượng . Cùng với kiến thức đó là sự hiểu biết làm cách nào để có được một cuộc sống đầy từ bi và ý nghĩa . Trong 45 năm tiếp theo, Ngài đã dạy cho mọi người cách làm việc với cái tâm : làm cách nào để nhìn vào nó, làm sao để thoát khỏi những hiểu làm và làm cách nào để nhận ra sự tiềm tàng vĩ đại của nó .

Ngày nay, những lời dạy này vẫn tiếp tục mô tả sâu sắc về hành trình bên trong của mỗi người . Đó là tâm linh nhưng không phải là tôn giáo . Đức Phật không phải là một vị thần  và Ngài không phải là một Phật tử . Bạn không cần phải có đức tin vào Đức  Phật hơn vào chính bản thân bạn . Năng lực của Ngài nằm ở những lời dạy của Ngài chỉ ra cho chúng ta làm sao  làm việc với cái tâm để nhận ra mọi khả năng của chúng ta để có được sự thức tỉnh và hạnh phúc . Những lời dạy này giúp cho chúng ta thỏa mãn với những gì mình tìm kiếm về chân lý- sự cần thiết để hiểu rằng chúng ta là ai và chúng là cái gì .
Vậy chúng ta tìm thấy chân lý này ở đâu? Mặc dù chúng ta có thể dựa vào một số mức độ của tuệ giác chúng ta thấy được trong sách vở hay từ những những lời khuyên của những nhà tâm linh học đáng kính, đó chỉ mới là bắt đầu . Con đường tìm về chân lý tối thượng bắt đầu khi bạn khám phá ra một câu hỏi đúng-một câu hỏi đến từ trái tim- từ cuộc sống và kinh nghiệm của bạn . Câu hỏi đó sẽ dẫn đến câu trả lời rồi lại dẫn đến một câu hỏi khác và cứ thế tiếp tục . Đó là cách mà bạn sẽ phải đi trên con đường tâm linh .

Chúng ta bắt đầu bằng cách mang một cái tâm rộng mở, ham học hỏi và hoài nghi đến tất cả những gì mình nghe, đọc, thấy mà mình nghĩ rằng đó là sự thật . Chúng ta kiểm tra nó với những lý lẽ khác nhau và chúng ta đặt nó vào bài kiểm tra thiền định và vào cuộc sống của chúng ta . Và chúng ta đạt được sự nhận biết bên trong khi làm việc với tâm . Chúng ta học cách nhận biết và đối phó với những kinh nghiệm ngày qua ngày của chúng ta về suy nghĩ và cảm xúc .Chúng ta khám phá ra những thói quen không chính xác và không bổ ích trong suy nghĩ và bắt đầu sửa chữa nó . Dần dần, chúng ta có khẩ năng vượt qua những sai lầm làm cho chúng ta thấy được thực tướng rõ ràng của tâm . Bằng giác quan này, những lời dạy của Đức Phật là một phương pháp nghiên cứu, điều tra hay là khoa học của tâm .

Tôn giáo, mặc khác, thường cung cấp cho chúng ta những câu trả lời từ những câu hỏi vĩ đại về cuộc sống từ lúc bắt đầu . Chúng ta không cần phải suy nghĩa nhiều về nó . Chúng ta học cách nghĩ và tin cái gì và công việc của chúng ta là sống với nó, không cần phải hỏi . Nếu chúng ta liên hệ đến những lời dạy của Đức Phật là câu trả lời cuối cùng  và chúng ta không cần phải kiểm tra, lúc ấy chúng ta tu tập Phật giáo như một tôn giáo .

Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng phải sống với cuộc sống của mình và đương đầu với những gì mình phải làm . Chúng ta không thể thoát khỏi “triết học của cuộc sống “vì chúng ta phải đương đầu hằng ngày trong việc chọn một hành động này thay một hành động khác – tử tế hay thờ ơ, rộng lượng hay ích kỷ, kiên nhẫn hay chỉ trích . Khi những quyết định và hành động của chúng ta phản chiếu kiến thức mà mình đạt được thông qua việc làm việc với cái tâm của mình, đó là cách mà chúng ta áp dụng Phật giáo vào con đường sống của mình .

Khi những lời dạy của Đức Phật tiến đến chúng ta và truyền sang Phương Tây, điều gì quyết định rằng những lời dạy này sẽ như thế nào với chúng ta ? Tất cả tùy thuộc vào việc bạn sử dụng chúng .Cho đến khi chúng giúp bạn làm sáng tỏ những điều nhầm lẫn và truyền cảm hứng tự tin mà chúng ta có thể thực hiện đầy đủ những tiềm năng tiềm tàng của mình thì những lời dạy này đã thực hiện đúng công việc mà Đức Phật mong muốn .

Chúng ta có thể sử dụng tất cả mọi sự giúp đỡ mà mình nhận được vì sự kỳ lạ như thể làm cho chúng ta bị nhầm lẫn . Chúng ta lại bám vào nó vì chúng ta nghĩ rằng nó che giấu điều gì đó . Tuy nhiên, cũng giống như việc mang kính mát ban ngày vào ban đêm, chúng ta chỉ tránh nhìn ra mình thật sự là ai .

Chúng ta thích mang kính râm vì chúng ta không quen với ánh sáng của tâm mình . Những lời dạy của Đức Phật –dù chúng ta liệt kê như thế nào –cũng chỉ cho chúng ta mở nhãn quang của chính mình để nhìn vào ánh sáng rực rỡ ấy .


Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Ngọc Hằng dịch (Theo Newsweek)

Nguồn: phatgiaovnn.com

Các tin đã đăng: