Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về mối đe doạ đến nền văn minh do biến đổi khí hậu và phục hồi tinh thần là giải pháp để ngăn chặn những thảm hoạ.
Quán thân như xác chết, bị liệng vào bãi tha ma, bị quạ rỉa, bị diều
hâu, kên kên và chó sói rừng ăn và bị các loài dòi bọ rút tỉa, rồi quán
chiếu thân thể mình “ chính thân thể này cũng như vậy, cũng sẽ trở thành như thế, không có lối nào tránh thoát .”
Ngay trong phút giây hiện tại, thiền tập có thể chuyển hóa khổ đau và đem tới an lạc . Những người con Bụt đã chuyển đổi một trung tâm luyện tập bắn súng thành một tu viện và thực hiện được những chuyển hóa đầy thử thách.
Ta có đôi mắt không bệnh và không bị khuyết tật là ta đã có hạnh phúc và đã có nhiều may mắn. Ta đem đôi mắt ấy mà nhìn mọi hình sắc giữa cuộc đời với tâm không thành kiến, không ganh tỵ, không chiếm hữu, với tâm hiểu biết và thương yêu, với tâm hỷ xả, thì hạnh phúc của ta là không thể nghĩ bàn và phước đức của ta sẽ tăng lên vô tận.
Thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt.
Có thể tương chiếu tư tưởng Thiền và Hậu hiện đại? Những nổ lực của Derrida trong giải cấu trúc, của Taylor trong giai trung tâm về bản ngã, những trò chơi ngôn ngữ và phản ứng của Hậu hiện đại đối với các đại tự sự... đôi khi nghe như những âm vang từ Thiền.
Chúng ta thường có thói quen chia đời sống ra thành nhiều ngăn: ngăn cho công việc, cho người thân, cho bạn bè và cho chính mình. Đời sống đã chia thành nhiều ngăn như vậy nên thời gian trong ngày của chúng ta cũng theo đó mà bị phân tán và thời gian để cho chính mình không còn bao nhiêu. Đây là một cách phân không được thông minh lắm đối với một người tập Thiền, làm sao để tất cả thời gian đều là thời gian của chính mình, đều là thời gian để cho chúng ta sống an lạc và tỉnh thức.
Một trong những giáo viên tiên phong về Thiền học ở phương Tây đã kết thúc chuyến viếng thăm gần đây của ông tại Israel. Jack Kornfield - người Mỹ, 62 tuổi - sinh ra trong một gia đình Do Thái, là một trong số ít người giảng dạy về tâm linh, đã mang triết lý Phật giáo và kỹ thuật thiền Vipassana sang phương Tây.
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe không chỉ là không bệnh tật mà còn là trạng thái hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tinh thần và xã hội” . Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc” . Điều hết sức thú vị là từ rất lâu rồi, con nhà Phật thường chúc mọi người: “Thân tâm thường an lạc” .
Chúng ta có thể đi khắp mọi nơi và làm đủ hết mọi chuyện, nhưng những hạnh phúc sâu xa nhất của ta không hề phát xuất từ việc đi thu thập những kinh nghiệm mới lạ. Hạnh phúc chỉ thật sự có mặt khi ta biết buông bỏ những gì không cần thiết, và ý thức rằng ta lúc nào cũng đang an ổn trong ngôi nhà của mình. Hạnh phúc chân thật có lẽ không xa xôi, nhưng nó đòi hỏi ta phải có một cái nhìn mới, như là nơi nào hạnh phúc đang có mặt.
Các tin đã đăng: