Bản chất cuộc đời Cuộc đời tuy là giả tạm vì bản chất của nó là vô thường, khổ, vô ngã nhưng nó cũng chính là bài học duy nhất để giác ngộ giải thoát.
Đại yếu kinh Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật. Khác với kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, Hay Viên Giác về sự diễn tả cái vọng tâm hay tâm thức, và cái chân tâm như giác tánh, hay tri kiến phật, v.v..., phương pháp của Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật : đi thẳng vào vùng chân như bản giác mà nắm lấy trí tuệ tánh giác mà thành Phật đạo; đó là một pháp môn đốn ngộ. Theo Cụ Trần Trọng Kim, "Kinh Lăng Ca - trước trực chỉ nhất tâm chân như để làm cho rõ cái nghĩa tam giới duy tâm, - sau chỉ thị nhất tâm sinh diệt để làm cho rõ cái nghĩa vạn pháp duy thức."
Trên
bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình
thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối
tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của
Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về
với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình.
Sự biến cải đó gọi là thiền định.
Ringou Tulkou Rinpoché
sinh năm 1952 tại tỉnh Kham Tây Tạng, và sau khi Trung Quốc đánh chiếm Tây Tạng
thì ông và cả gia đình vượt biên sang tị nạn ở Ấn Độ. Vừa năm tuổi ông đã được
vị lãnh đạo học phái Ca Nhĩ Cư là Karmapa XVI thừa nhận là người tái sinh của một
vị đại sư quá cố của tu viện Rigoul. Ông đỗ tiến sĩ triết học Phật Giáo và được
đào tạo theo cả bốn học phái Phật Giáo Tây Tạng. Hiện nay cứ mỗi năm ông giảng
dạy khoảng sáu tháng tại Pháp.
HỎI: Những người tu theo pháp môn Tịnh độ, nguyện cầu sanh về Tây phương Cực lạc, lúc lâm chung được Phật A Di Đà và Thánh chúng tiếp dẫn. Vậy những người tu Thiền và các các pháp môn khác, khi chết rồi họ sanh về đâu? (TỊNH PHÚ, Q.12, TP.HCM)
Tu Phước là gieo nhiều hạt giống phước đức (punya), như bỏ tiền vào trương mục tiết kiệm, như giúp người và làm những điều lành khác để sau này được hưởng hạnh phúc. Tu huệ là quán chiếu học hỏi luôn để mỗi ngày trí tuệ mỗi lớn thêm và có công năng giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc khổ đau.
Hơn 2500 năm trước, một Vĩ nhân xuất hiện trên đời, trong bối cảnh Ấn Độ đang đắm chìm trong 62 học thuyết ngoại đạo chấp thủ ngã và ngã sở, bị vây bủa bởi chiều dày lịch sử phân chia giai cấp, nhân loại khổ đau, nhưng không tìm ra lối thoát
Phàm là con người ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc đích thực không phải ai cũng dễ dàng có được, bởi lẽ khả năng của mỗi người có giới hạn. Chúng ta cứ mải miết đi tìm hạnh phúc bên ngoài mà quên đi hạnh phúc sẵn có trong nội tại
Trước khi giác ngộ, Thế Tôn nhận thấy con đường xuất ly là an tịnh, nhưng lại không cảm thấy phấn khởi. Khi Thế Tôn suy nghĩ đến cùng về sự nguy hiểm của các dục thì sự hứng khởi của tâm xuất ly khởi sinh, và tâm của Thế Tôn thấy "Đây là an tịnh". Sau đó Thế Tôn an trú Sơ thiền. Trong khi trú Sơ thiền thì các tưởng đi đôi với dục vẫn có mặt, bấy giờ các tưởng này trở thành bệnh hoạn, nó cũng gây ra đau khổ.
Thiền định là một phương tiện chủ yếu vô song của Phật Giáo giúp người tu tập trực tiếp đạt được Giác Ngộ. Đức Phật đã nhắc đến phép luyện tập này ngay trong bài thuyết giảng đầu tiên về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) khi Ngài nói về Sự Thật Cao Quý thứ tư và Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo). Tuy nhiên không phải vì thế mà tất cả những người tự nhận mình là Phật tử đều luyện tập thiền định.
Các tin đã đăng: