Mạnh Tử nói: “Ai cũng có thể là Nghiêu, Thuấn” . Tuân Tử nói: “Người tàn ác cũng có thể trở thành ông Vũ” . Thường Bất Khinh Bồ Tát nói: “Tôi chẳng dám khinh các ngài, các ngài đều sẽ thành Phật” là vì ai cũng có thể là thánh hiền, cũng có thể thành Phật.
Phàm người lúc lâm chung tứ đại chia lìa, mọi nỗi khổ dồn dập, nếu chẳng phải là người đã chứng tam muội từ lâu ắt chẳng dễ gì tự chủ. Huống hồ quyến thuộc chẳng hiểu lợi hại, thường dùng tình cảm thế gian phá hoại chánh niệm, sắp thành công lại bị thất bại. Khổ thay! Ðau thay! Nếu trong khi ấy, được người khác khai thị, hướng dẫn trợ niệm, dẫu là người bình sinh chưa từng niệm Phật cũng dễ sanh lòng tin. Tai nghe Phật hiệu, tâm duyên Phật cảnh, nhất tâm chánh niệm liền có thể cảm được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Phải đặc biệt chú ý lúc quan trọng tối khẩn yếu này! Ở đây, tôi trích lục các pháp yếu lo liệu việc lâm chung của các cổ đức và nghi thức trợ niệm, khuyên mọi người hãy tuân theo ngõ hầu được vãng sanh.
Theo định luật Nhân-Quả, dù là Thánh nhân cũng phải trả nghiệp tích lũy từ khi còn mang xác phàm. Việc giải nghiệp của bậc Thánh, hoặc do tự thân chọn lựa hoặc do Đạo Lực hóa giải biến nặng thành nhẹ, nghiệp nhẹ sẽ được hòa tan vào công hạnh vị tha. Tuy nhiên, Đạo Lực của một cá thể khó mà chuyển hóa cộng nghiệp của một tập thể, nhưng Đạo Lực một cá thể có khả năng tác động tâm thiện của một tập thể, giúp tập thể ý thức về cộng nghiệp để chuyển hóa cộng nghiệp theo phương hướng tuệ giác
Theo quan điểm đạo Phật con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức tiếp tục cuộc truy cầu trong sự khao khát được thõa mãn về đối tượng ( cảnh giới) tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đến Thánh vị, thì mãi luẩn quẩn trong cuộc rượt bóng bắt hình nơi trò chơi luân hồi huyễn mộng hư hư thực thực này.
Từ cõi Ta bà này, cứ về hướng Tây, cách đây hơn 10 muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc. Vị Giáo chủ ở thế giới ấy là Phật A Di Đà thường hay nói Pháp. Cõi ấy có 7 lớp câu lưu (tường hoa), 7 lớp lưới giăng, 7 hàng cây xinh đẹp, có " hồ thất bảo " đầy " nước tám công đức ".
Trong kinh Phật dạy: "Người tu hành chân chính, có ai đến phá phách làm trở ngại thì người đó bị tội phải đọa địa ngục.” Như vậy chúng ta tu hành chân chính mà có người lại chửi bới phá phách mình thì người đó hết sức vì mình, hết sức thương mình họ mới dám làm, vì biết phải đọa địa ngục. Nên chúng ta phải quý kính người đó hơn. Người ấy đã gan dạ dám vào địa ngục để giúp cho mình tiến lên, thì còn gì hơn nữa !
Ngày nay, một nghìn người niệm Phật thì có chín trăm chín mươi chín người niệm Phật giả. Nếu người niệm Phật thật sự thì một chữ Chết thường ở trong tâm, tự mình luôn kiểm nghiệm, chỉ cần người niệm Phật không sợ chết, thích chết, bất cứ lúc nào cũng đón cái chết, luôn mong cầu sớm được vãng sanh về Cực Lạc; đây là người niệm Phật thật sự “chán lìa Ta-bà, thích cầu Cực Lạc”. Như thế, một nghìn người niệm Phật, nghìn người vãng sanh; vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh, không một người nào mà không sanh về Tây phương.
Trên ngực các pho tượng Phật, trên những bìa sách hay trong những trang kinh sách Phật giáo, ta thường thấy hình chữ VẠN. Cách viết giống như hai chữ S bắt chéo thẳng góc với nhau, trông như cái chong chóng đồ chơi của trẻ em. Nhưng nếu để ý, ta sẽ thấy có hai lối viết khác hẳn nhau theo hướng từ ngoài nhìn vào:
Đời người ở thế gian đều không tránh khỏi cái khổ của bệnh dịch và chết. Khi những thứ khổ đó xuất hiện, duy chỉ có buông xả vạn duyên, nhất tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Nếu thấy bị quá mệt, gần tắt thở, thì chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật, nhất tâm cầu Phật từ bi tiếp dẫn quí vị vãng sanh Tây Phương.
Đời sống thế gian là đời sống hưởng thụ ngũ dục lạc (cũng gọi ngũ dục trưởng dưỡng, gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ), tùy nhân duyên phước báo mà mỗi cá nhân có điều kiện hưởng thụ ngũ dục nghèo nàn hay sung mãn, con người xem hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu của đời sống và là điều kiện mang lại hạnh phúc.
Các tin đã đăng: