Điều quan trọng
nhất trong
sự đóng góp của Phật giáo không phải là với tư cách một thiết chế tôn
giáo
có tính chất biểu tượng mà chính là với tính chất của một nền văn hoá
chiều
sâu có khả năng tác động sâu sắc, nuôi dưỡng và phát triển đời sống tâm
linh
của mỗi người. Có thể một mai đây, nước Việt Nam sẽ phát triển mạnh
trên
phương diện kinh tế và cuộc sống vật chất của mỗi người sẽ được nâng
cao hơn.
Nhưng sự phát triển đó sẽ không trọn vẹn khi đời sống tinh thần và tâm
linh
của mỗi người trở nên nghèo nàn và héo úa…
Từ sự phục hưng văn hoá
dân
tộc…
Với một nước chậm phát
triển như
Việt Nam, việc tập trung sức lực cho công cuộc phát triển kinh tế là
một
điều có thể hiểu được khi mà trong danh sách phát triển của các nước
trên
thế giới, Việt Nam vẫn còn được xếp ở một thứ hạng rất khiêm nhường.
Nhưng tập trung cho việc
phát
triển kinh tế, điều đó không có nghĩa là chúng ta xao nhãng các vấn đề
thuộc
phạm trù tinh thần, vì thiếu nó, quá trình phát triển sẽ trở nên phiến
diện,
què quặt. Ngày nay, khái niệm “phát triển kinh tế” đơn thuần chỉ nói
đến duy
nhất sự tăng trưởng kinh tế tính theo chỉ số GDP mà thôi, nên đã không
được
chấp nhận như một đường lối phát triển chính thức của quốc gia. Thế
nên,
chúng ta đưa vào khái niệm “phát triển” những tính chất tổng hợp và
toàn
diện hơn, như phát triển con người, phát triển xã hội, phát triển bền
vững…
Và tất cả đều nói lên một chân lý đơn giản rằng con người là một thực
thể đa
chiều kích: sinh học – xã hội – lịch sử - tâm linh, do đó, sự phát
triển
cũng phải mang tính chất tổng hợp, đa diện.
Một cách tổng quát, có thể
hình
dung qúa trình phát triển của một đất nước như là sự phát triển của hai
loại
hình phát triển cơ bản là sự phát triển trên bề mặt (surface
development) và
sự phát triển theo chiều sâu (deep development). Với sự phát triển trên
bề
mặt, chúng ta có thể đạt được những thành tựu có giá trị vật chất và có
thể
đánh giá, định lượng bằng những con số thống kê cụ thể (chỉ số GDP tính
theo
đầu người, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong nơi trẻ sơ sinh…). Trong
khi
đó, với sự phát triển theo chiều sâu, chúng ta muốn nói đến sự thăng
hoa của
các giá trị tinh thần của một cộng đồng cũng như của cá nhân mà nếu
thiếu nó,
tất cả sự phát triển trên bề mặt đều trở nên vô nghĩa. Tuy khó có thể
miêu
tả một cách thật chính xác cũng như không thể định lượng một cách thật
cụ
thể, nhưng sự phát triển theo chiều sâu này có vị trí và vai trò cực kỳ
quan
trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của một quốc gia, và chính
nó
làm cho quá trình này thực sự trở nên “bền vững” hơn và có ý nghĩa hơn.
Trong thực tế, ở Việt Nam,
cũng
như ở nhiều nước khác, chúng ta chỉ chứng kiến gần như chỉ một loại
hình
phát triển duy nhất: đó là sự phát triển đơn tuyến chỉ diễn ra trên bề
mặt
và hầu như bỏ qua sự phát triển theo chiều sâu. Điều này có thể thấy rõ
trong giáo dục, một lĩnh vực, thay vì phải tập trung cho sự phát triển
con
người toàn diện, đặc biệt là chiều sâu trong tâm thức, lại quá nhấn
mạnh các
khía cạnh thuộc bề mặt, nhất là khía cạnh kỹ thuật và kinh tế. Giáo dục
thay
vì phải là một cơ chế định hướng giúp cho sự phát triển con người trở
nên
quân bình và toàn diện, lại trở nên một nhân tố góp phần tạo nên sự
phiến
diện của quá trình phát triển, làm nên sự tha hoá của chính quá trình
này.
Để khắc phục sự lệch lạc
và mất
quân bình này của quá trình phát triển, điều có ý nghĩa quan trọng và
có
tính chiến lược lâu dài là phải xây dựng một nền tảng văn hoá thật vững
chắc
cho quá trình phát triển. Và khái niệm “văn hoá” được nói đến ở đây
phải
được hiểu là một nền văn hoá theo chiều sâu (deep culture), một nền văn
hoá
có khả năng bao quát được hết tất cả các khía cạnh trong thế giới tâm
thức
của con người, và tạo ra được những động lực cần thiết cho sự phát
triển thế
giới tâm thức này. Nói cách khác, nếu trên bình diện cộng đồng, quá
trình
phát triển có thể diễn ra trên bề mặt và vươn tới những mục tiêu có
tính
chất kinh tế, xã hội, thì trên bình diện cá nhân, mục tiêu cao nhất của
sự
phát triển phải là sự phát huy những giá trị tiềm ẩn trong tâm thức, và
điều
này sẽ có tác động tích cực đối với quá trình phát triển trên bề mặt
thuộc
bình diện cộng đồng.
Như vậy, sự phục hưng văn
hoá chỉ
có thể trở thành hiện thực khi quá trình phát triển một quốc gia đạt
tới một
sự thống nhất nào đó giữa nền văn hoá của những cấu trúc bề nổi (bao
gồm
kinh tế và các thiết chế xã hội khác) và nền văn hoá của những cấu trúc
bề
sâu mà trong đó tôn giáo đóng giữ một vai trò có tính chất tiêu biểu.
Với ý
nghĩa đó, khái niệm “phát triển” mà chúng ta thường đề cập phải bao hàm
một
nội dung rộng lớn và có một ý nghĩa văn hoá sâu sắc chứ không phải chỉ
liên
quan đến những vấn đề thuộc hiện tượng xã hội ở bên ngoài, tuy rằng
những
vấn đề này vẫn có một tầm quan trọng riêng biệt của nó.
…Đến sự đóng góp của
Phật giáo
Trong lịch sử hình thành
và phát
triển nền văn hoá dân tộc, có lẽ giai đoạn hiện nay là giai đoạn thích
hợp
nhất cho sự phục hưng văn hoá mà chúng ta đang chờ đợi. Và quá
trình
phục hưng văn hoá này không thể trở thành hiện thực nếu chúng ta không
thực
hiện được một sự tổng hợp lớn, một sự tập đại thành, nếu có thể
nói
như vậy, về phương diện văn hoá. Xuất phát từ một vị trí địa lý và một
hoàn
cảnh lịch sử đặc biệt, trên phương diện văn hoá và tư tưởng, Việt Nam
là nơi
gặp gỡ, tụ hội của nhiều luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, nơi mà Đông
và
Tây có thể đan xen và giao thoa với nhau trên từng lĩnh vực của đời
sống xã
hội và đời sống tinh thần. Trong các bộ phận cấu thành nền văn hoá dân
tộc,
ngoài dòng văn hoá-tư tưởng bản địa, còn phải kể đến nhiều dòng khác
nhau
đến từ phương Đông và phương Tây, tất cả đã tạo thành một diện mạo văn
hoá
hết sức phong phú và đặc sắc. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự sống
chung
giữa các bộ phận văn hoá này chỉ có tính chất “lắp ghép” (chữ dùng của
tác
giả Phan Ngọc) chứ chưa thật dung thông và đôi khi còn lâm vào tình
trạng đố
kỵ, xung đột. Nhưng nhìn chung, ý thức khoan hoà và bao dung vẫn
là
một trong những ý thức văn hoá nổi bật nhất trong truyền thống lịch sử
của
dân tộc, và ngày nay, trong hoàn cảnh mới của đất nước, ý thức khoan
dung
này có thể được xem là một nền tảng tư tưởng quan trọng để thực
hiện một
sự tổng hợp lớn trên phương diện văn hoá.
Trong những bộ phận cấu
thành nền
văn hoá dân tộc, phải đặc biệt kể đến Phật giáo, một tôn giáo có nguồn
gốc
từ Ấn Độ nhưng dễ dàng được văn háo dân tộc chấp nhận như một bộ phận
hữu cơ
của mình. Và trải qua gần 20 thế kỷ tồn tại, thăng trầm cùng với lịch
sử
phát triển của đất nước, những giá trị tinh hoa của Phật giáo đã thực
sự trở
thành “xương máu” của văn hoá dân tộc đến mức khi đề cập đến cái gọi là
tâm
thức Việt Nam không thể không nói đến tâm thức Phật gáo. Những danh
nhân văn
hoá và lịch sử Việt Nam như Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tông, Nguyễn
Trãi, Ngô
Thì Nhậm, Nguyễn Du…, đều là những con người mang đậm tâm hồn, cốt cách
và
khí phách Việt Nam, ít hay nhiều cũng thể hiện được tố chất Phật giáo
trong
con người của mình.
Ngọc hun đỉnh núi màu
thuần nhã
Sen nở trong lò sen chẳng
tàn
(Thiền sư Ngộ Ấn)
Từ sự đồng hành của dân
tộc và
Phật giáo trong lịch sử, có thể đưa ra một quy luật tổng quát là sự
thăng
trầm của lịch sử dân tộc luôn gắn liền với sư thăng trầm của Phật giáo
và
bất cứ một triều đại nào biết tôn trọng và thực sự phát huy được những
giá
trị tinh hoa của Phật giáo (như triều đại Lý, Trần) đều là những triều
đại
cường thịnh không những về phương diện xã hội mà còn cả về phương diện
văn
hoá nữa. Với một ý nghĩa hạn chế trong một phạm vi nhất định, có thể
nói
rằng Phật Giáo là dân tộc và dân tộc cũng là Phật giáo, và khái niệm
văn hoá
Phật giáo mà chúng ta đang đề cập ở đây vừa bao hàm những khái niệm
riêng
biệt của Phật giáo lại vừa có nhiều điểm chung với nội dung của văn hoá
dân
tộc.
Trên tinh thần đó, có thể
nói sự
đóng góp của Phật giáo vào quá trình xây dựng và phát triển văn hoá dân
tộc
là một sự đóng góp vô giá, đặc biệt là trên phương diện tư tưởng và
tinh
thần. Chẳng hạn như không thể nói đến đức khoan dung như một
trong
những phẩm chất đặc trưng của văn hoá Việt Nam nếu không đề cập đến sự
ảnh
hưởng sâu sắc của tinh thần vô ngã của Phật giáo, cơ sở của toàn
bộ
nền đạo đức học và triết học Phật giáo. Trong một thời đại còn mang đầy
tinh
thần cố chấp và cuồng tín như thời đại ngày nay thì tinh thần vô ngã và
bao
dung luôn là một điều cần thiết để đem lại sự an bình cho xã hội và con
người.
Điều quan trọng nhất trong
sự
đóng góp của Phật giáo không phải là với tư cách một thiết chế tôn giáo
có
tính chất biểu tượng mà chính là với tính chất của một nền văn hoá
chiều sâu
có khả năng tác động sâu sắc, nuôi dưỡng và phát triển đời sống tâm
linh của
mỗi người. Có thể một mai đây, nước Việt Nam ta sẽ phát triển mạnh trên
phương diện kinh tế và cuộc sống vật chất của mỗi người sẽ được nâng
cao hơn.
Nhưng sự phát triển đó sẽ không trọn vẹn khi đời sống tinh thần và tâm
linh
của mỗi người trở nên nghèo nàn và héo úa, và mối quan hệ giữa người
với
người, giữa người với môi trường không được cải thiện một cách cơ bản.
Sự
hoà giải, liên minh giữa chính trị và tôn giáo là một điều cần thiết để
có
thể tạo ra một quá trình phát triển có tính chất quân bình và toàn diện
cho
đất nước.
So với các giai đoạn trước
đây
trong lịch sử, có lẽ giai đoạn hiện nay là giai đoạn thích hợp nhất cho
sự
xuất hiện một loại thời cơ đặc biệt mà chúng ta có thể gọi là thời
cơ văn
hoá. Đây chính là thời cơ thuận lợi nhất để tập trung suy nghĩ,
thảo
luận và hành động về những vấn đề có liên quan đến văn hoá cả trên
phương
diện vi mô lẫn vĩ mô. Và cũng đã đến lúc cần phải đặt ra và suy nghĩ
nghiêm
túc về vấn đề tổng hợp văn hoá, một điều không thể thiếu trong
quá
trình xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc.
Và chắc chắn rằng trong
quá trình
tổng hợp để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, Phật giáo sẽ
giữ một
vai trò trọng yếu và có những đóng góp hết sức quý báu.
Trần Trung Phượng
(theo Văn Hoá Phật Giáo)