Bộ phim ký sự tài liệu “SEN VÀNG NGÁT HƯƠNG"
Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU – Nhà Giáo dục lỗi lạc”
Hãng
phim SEN VIỆT vừa thông tin về bộ phim đang được hàng ngàn Tăng Ni Phật
tử khắp cả nước Việt Nam và kể cả các trên thế giới đang chờ đợi đã
được hoàn tất.
Sau gần 1 năm thực hiện, bộ phim “Sen Vàng Ngát Hương – HT Thích Minh
Châu” cũng đã được hoàn tất. Phim kể về cuộc đời và đạo nghiệp của những
vị cao Tăng Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho Phật giáo nói
riêng và cho sự phát triển của đất nước nói chung đồng thời có nhiều sức
ảnh hưởng đến Quốc tế.
Bộ phim mang giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc, thể hiện sống động, xúc tích những chặng đường của các vị cao Tăng Việt Nam.
Bộ phim do Đạo diễn Điệp Văn( Giám đốc Hãng phim Sen Việt) , Biên tập/MC
Lâm Ánh Ngọc – Hai người làm phim đã từng thành công với bộ phim “Hành
trình Phật ngọc hòa bình thế giới tại Việt Nam” đã được phát hành trong
nước và trên thế giới với con số hơn 100.000 bảng tính cho đến thời điểm
hiện tại.
Nối tiếp thành công của Phim Phật Ngọc, bộ phim ký sự tài liệu “Sakya
Dhita – Đại hội nữ giới Phật giáo TG tại VN” của Đạo diễn Điệp Văn cùng
Biên tập/MC Lâm Ánh Ngọc thực hiện cũng đã nhận được giấy xác lập kỷ lục
VN là Bộ phim ký sự đầu tiên đầy đủ xúc tích nhất về nữ giới Phật giáo
TG.
Duyên lành tiếp tục đưa đòan làm phim đến với những sự án mới mang nhiều
tầm cỡ. Và “SEN VÀNG NGÁT HƯƠNG” là một dự án phim ký sự tài liệu lớn
đầu tiên về chân dung các vị Cao Tăng tại Việt Nam đã được Hãng phim Sen
Việt bắt tay thực hiện vào giữa năm 2010.
Phim giúp mọi người hiểu về cuộc sống khi chưa xuất gia của các vị và
những nhân duyên khiến các vị xuất gia tu học cùng những đóng góp lớn
lao cho cuộc đời và cho đạo Pháp cuả các vị từ quá khứ cho đến thời điểm
hiện tại.
Nhân vật đầu tiên trong bộ phim ký sự tài liệu “SEN VÀNG NGÁT HƯƠNG” là
HT Thích Minh Châu. Phim sẽ thể hiện về cuộc đời và đạo nghiệp của Người
trong thời gian 150 phút.
Theo Đạo diễn Điệp Văn: Bộ phim “Sen vàng ngát hương – Ht Thích Minh
Châu” sẽ được dịch sang tiếng Anh và phát hành trên Thế giới bởi với vai
trò và vị thế của Ht Thích Châu thì rất nhiều tổ chức trên Thế giới
luôn tìm hiểu và dành nhiều sự quan tâm.
Ngòai những hình ảnh sống động trong phim, chúng ta còn được lắng nghe
chia sẻ những câu chuyện xúc động cùng những cảm xúc về Ht Thích Minh
Châu từ các vị Hòa thượng, các Giáo sư, tiến sĩ như : Ht Thích Đức
Nghiệp, Ht thích Trí Quảng, Ht thích Giác Tòan, Ht thích Chơn thiện,
GSTS Trần Văn Khê , GS Lê Mạnh Thát, GS hà Thúc Hoan..vv cùng doanh nhân
Vũ Chầm – Chủ tịch của Vina giày và nhiều Phật tử khác..Đó là những
điều đáng quí về Ht Thích Minh Châu mà các vị đã chứng kiến đồng thời
được nghe các đại biểu Quốc tế kể lại.
Bộ phim ký sự tài liệu về Ht Thích Minh Châu là một bộ phim vô cùng quan
trọng và mang nhiều ý nghĩa bởi đây là điều mong ước của hàng ngàn Tăng
Ni Phật tử từ khắp nơi sau hơn 40 năm trôi qua giờ mới thực sự có
được.
Sau Ht Thích Minh Châu, nhân vật tiếp theo của phim ký sự tài liệu SEN
VÀNG NGÁT HƯƠNG sẽ là chân dung của HT Thích Trí Tịnh – Nhà dịch thuật
hán tạng được mọi người biết đến qua các bộ kinh Ngài dịch như : Diệu
Pháp liên hoa kinh, kinh Hoa Nghiêm, Đại bát niết bàn…
Phim ký sự tài liệu “SEN VÀNG NGÁT HƯƠNG – HT THÍCH MINH CHÂU – Nhà giáo dục lỗi lạc”dự kiến họp báo ra mắt vào đầu tháng 4/2011
Được biết song song với dự án phim này, Đạo diễn Điệp Văn và Biên tập/MC
Lâm Ánh Ngọc đang kêu gọi các nhà tài trợ để tiếp tục thực hiện dự án 1
bộ phim lịch sử lớn về “Bồ tát thích Quảng Đức” – Trái tim bất diệt”
HT Nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học Bihar, Tổng thống Ấn Độ trao bằng
SƠ LƯỢC VỀ HT THÍCH MINH CHÂU
HT tại Ấn Độ, thập niên 60
“Ht
Thích Minh Châu được mọi người cung kính tôn danh là Ngài Huyền Trang
Việt Nam, Ngài là một nhà dịch thuật uyên thâm, nhà giáo dục lỗi lạc đã
mở lối cho thế hệ sau nhiều con đường tươi sáng.
Ngài là vị Tăng đầu tiên của VN xuất dương tu học tại Ấn Độ, Tích Lan về
kinh tạng Pali và là vị du học Tăng đầu tiên của Vn đỗ đầu tiến sĩ về
Phật học cùng nhiều bằng cấp danh dự khác tại các nước.
Ngài cũng là người đầu tiên phiên dịch 3 bộ đại kinh tạng Pali cho Việt
Nam cùng với những tác phẩm nổi bật do chính Ngài viết bằng hai ngôn ngữ
Anh- Việt.
Với kiến thức uyên thâm cùng với
việc thông thạo hơn 5 ngôn ngữ, Ht đã được nhiều tổ chức từ hơn 20 nước
trên Thế giới mời tham dự nhiều đại hội quốc tế đồng thời mời Ht giữ
nhiều chức vụ lớn trong các tổ chức trên Thế giới.
Qua các kỳ đại hội Quốc tế, HT đã
được tiếp kiến Tổng thống Ấn Độ, Công chúa Thái Lan cùng các vị quan
chức cấp cao các nước, đặc biệt là cuộc gặp gỡ thân tình với Đức giáo
hoàng Paulo Đệ nhị, Đức Hồng y…
Có thể nói cho đến thời điêm này Ht Thích Minh Châu cũng đã có nhiều
đóng góp trong việc xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt
Nam và các nước trên Thế giới
Cuộc đời của Ht là môt tấm gương
đáng khâm phục và học tập về đời lẫn về đạo, xem bộ phim chắc chắn sẽ
mang đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ và những thay đổi tốt hơn trong
cách sống hiện tại khi soi lại chính mình.
BỐ CỤC BỘ PHIM
H.T Minh Châu kính thăm Đức Tăng Thống Tịnh Khiết tại Cố Đô Huế.
Bộ phim gồm 5 phần:
1. Cội nguồn yêu thương
2. Con đường Tu học
3. Con đường Hoằng Pháp
4. Dấu Ấn đời người
5. Dáng người mãi mãi.
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN BỘ PHIM
1. Chịu trách nhiệm nội dung : Đại đức Thích Tâm Minh
: Đại đức Thích Tâm Chơn.
2. Cố vấn thực hiện : ThS Võ Văn Tường
3. Đạo diễn : Điệp Văn
4. Biện tập&MC : Lâm Ánh Ngọc
5. Quay phim : Điệp Văn – Thanh Long
6. Dựng phim : CApro
7. Dịch thuật : Phan Ngọc Hùng
8. Trợ lý : Trần Mai Trinh
9. Thiết kế : Tuyết Mai
: Bùi Trung
HÃNG PHIM SEN VIỆT
Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến vấn thăm H.T Minh Châu
Học trò Cư sĩ Tâm Lạc, mừng Thầy 93 tuổi tại Phương Đường.
Đại diện Ban Hộ trì Thiền Viện Vạn Hạnh hầu Thầy.
Lời Ban Biên Tập VĐPP: Bước chân của vị Thiền sư đã lên tới đỉnh núi,
những hồng trần đâu đó vẫn còn thơm, trang kinh mỏng phủ lên tà áo cỏ,
nụ cười thinh lặng nghìn năm nước chảy mãi còn trong. Trong gần hai năm
để cho ra đời một cuốn phim,trong gần trăm tuổi ánh mắt Thầy dài vô tận
khứ lai, hóa ngọc thành kinh tạng. Điệp Văn - Lâm Ánh Ngọc, Võ Văn Tường
là hiện thân từ những con người danh nhân thầm lặng, để cảm thấu, hiểu
sâu, rồi lặng lẽ qua giọt nước mắt kính mến Thầy! ...