Nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể
hiện sự hoằng truyền giáo nghĩa Phật Giáo, biểu đạt ý niệm Phật Giáo, lấy sự
sùng kính Đức Phật làm mục đích sáng tạo nghệ thuật. Trong kiến trúc Phật Giáo,
Phật tự là quần thể kiến trúc chính, là nơi biểu thị sự sùng bái mẫu vật hình
tượng, Phật tháp, thạch quật cũng có chung một mục đích. Phật Giáo lý tưởng hóa
ý thức sùng bái lên hình tượng Phật tự, Phật tháp, thạch quật, các kiến trúc
thờ Phật khác, vay mượn nhiều hình thức nghệ thuật để biểu đạt những cảm tình
của tôn giáo, cử hành cả những nghi thức tôn giáo.
Phật tự là nơi Tăng Lữ phụng thờ Đức
Phật, Xá Lợi, các di vật của Đức Phật, và là chỗ ở hằng ngày của chư Tăng cũng
như cử hành các hoạt động tôn giáo, nghi lễ Phật Giáo là nơi đại diện cho văn
hóa Phật Giáo, đồng thời cũng là cơ sở truyền giáo của Phật Giáo. Phật tự có
nguồn gốc từ Ấn Độ, tại Ấn Độ được gọi là Tăng Già Lam, khi truyền đến Trung
Quốc được gọi bằng nhiều danh xưng như Phù Đồ, Lan Nhã, Thiền Lâm, Tháp Miếu,
Tự, Am, Miếu…
Phật tự là danh xưng được bắt nguồn
từ một cơ sở hành chính quan lại nhà nước đời nhà Hán. Năm Vĩnh Bình thứ 10 đời
nhà Hán, công nguyên năm 67 từ Ấn Độ có hai vị cao Tăng là Trúc Pháp Lan và
Nhiếp Ma Đằng đến Trung Quốc. Khi đến hai vị Tăng ở Hồng Lô Tự là cơ quan ngoại
giao của nhà Hán, sau đó nhà vua cho xây dựng già lam làm cơ sở cho hai vị Cao
Tăng hoằng pháp nhưng vẫn giữ tên cũ là “Tự” để đặt cho cơ sở mới, vì con ngựa
trắng có công chở tượng Phật, Kinh điển đến Trung Quốc nên ngôi chùa đầu tiên
có tên là Bạch Mã Tự và từ đó cơ sở Phật Giáo được gọi là Tự cho đến ngày nay.
Từ hình chế kiến trúc, bố cục của tự
viện thể hiện lên văn hóa Phật Giáo và tư tưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc
được kết hợp trong nghệ thuật kiến trúc của Phật GiáoTrung Quốc. Bố cục chính
của kiến trúc Phật Giáo Ấn Độ là “ Tứ Phương Cung Phật Tháp”, tháp là kiến trúc
chính nơi thờ phụng Xá Lợi và di vật của Đức Phật làm trung tâm, bốn bên xây
các phòng ốc làm nơi cư trú cho chư Tăng, hầu hết các kiến trúc tự viện Phật
Giáo Ấn Độ đều dùng gạch đá làm vật liệu xây dựng chính. Khi kiến trúc phật
Giáo được truyền đến Trung Quốc, do sự ảnh hưởng của phương thức xây dựng và
các qui phạm của lễ chế, lối kiến trúc Tứ Phương Cung Phật Tháp bị dần dần thay
thế bằng lối kiến trúc Lầu Các.
Phật tháp là kiến trúc trung tâm
diễn hóa thành, Điện Đường là nơi cung phụng Phật Tổ, kiến trúc gạch đá được
thay thế bằng kết cấu gỗ, xuất hiện một lối kiến trúc mới Lan Viện Phật Tự,
hình thành một bố cục đa nguyên hóa gồm một tổ hợp: Điện, Tháp, Lầu Các, Viện,
Phường. Làm cho Phật Giáo hoàn toàn thích ứng với văn hóa truyền thống Trung
Quốc. Tăng lữ cũng như Phật tự từ nơi quần thể kiến trúc đó cảm nhận được những
luân lý, quan niệm và những nhu cầu tâm lý về Phật Giáo.
Nghệ thuật kiến trúc tháp Phật có
nguồn gốc từ Ấn Độ. Ấn Độ gọi Phật tháp là Tốt Đổ Ba, gồm đài tháp, thân tháp
bát úp, bảo sàng, tướng luân tạo thành. sự chuyển hóa của Tốt Đổ Ba thành Phật
tháp ở Trung Quốc chẳng những là sự biến đổi về hình thức, mà là phản ánh sự
tiếp nối của nội dung. Văn hóa Phật Giáo và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung
Quốc, nghệ thuật kiến trúc đã hòa hợp để biến cải hình chế Phật tháp của Ấn Độ,
thành hình chế kiến trúc lâu các tháp của Trung Quốc, nhiều tầng nhiều mái và
kết hợp giữa đình và lâu, hình chế Tốt Đổ Ba được cải thành tháp sát được đặt
trên vị trí cao nhất của đỉnh tháp, khiến cho Phật tháp của Trung quốc cụ bị
tính chất tôn giáo, và công năng lên cao nhìn rộng tượng trưng cho trí tuệ siêu
việt của Phật Giáo.
Chiếu theo vật liệu xây dựng, có thể
phân ra được những chủng loại tháp như sau: Tháp Đá, Tháp Gạch, Tháp Gỗ, Tháp
Đồng, Tháp Lưu Ly… Từ công dụng của tháp có thể phân ra những loại tháp như
sau: Lầu Các Tháp, Mật Diêm Tháp, Kim Cang Tháp, Lạt Ma Tháp, Hoa Tháp, Nhiên
Đăng Tháp, Tổ Sư Tháp, Song Tháp, Tam Tháp, Tháp Lâm.v.v… Hình dáng của tháp
cũng được phân ra những loại như sau: Tháp 4 cạnh, 6 cạnh, 8 cạnh, 12 cạnh, 16
cạnh.v.v… Lối vẽ bích họa và tô màu truyền thống của Trung Quốc cũng được sử
dụng rộng rãi cho việc trang trí các công trình kiến trúc của Phật Giáo, thư
pháp và nghệ thuật khắc bia của Trung Quốc cũng được Phật Giáo sử dụng nhiều
trong các công trình kiến trúc của mình. Có thể nói Phật Giáo đã dung hợp văn
hóa của chính mình vào nền văn hóa truyền thống tư tưởng và nghệ thuật kiến
trúc Trung Quốc.
Thạch quật, Tự viện là kiến trúc
Phật Giáo Ấn Độ, tuy về hình thức kiến trúc cũng như phong cách kiến trúc không
giống với kiến trúc tự viện nhưng nghệ thuật và công năng đều không khác với tự
viện. Hình chế của thạch quật tự viện là một động vuông, hoặc là một động có 2
phòng, hoặc ở giữa động có 1 trụ tháp, mặt bằng của động được phân bố cân xứng,
trong động các tượng Phật được đặt để các vị trí lớn nhỏ, chủ khách phân minh,
trên dưới rõ ràng, những thủ pháp nghệ thuật này thể hiện những qui phạm về
quan niệm luân lý, lễ chế qui phạm của văn hóa truyền thống cổ đại Trung Quốc.
Trên các trần nhà Phật động thường trang trí đường viền xung quanh hoa sen
chính giữa và các họa tiết phi thiên, rồng, đây là lối không hoàn toàn của nghệ
thuật trang trí Ấn Độ.
Trụ
tháp giữa động không còn hình dáng bát úp của tháp Ấn Độ mà đã cải thành hình
chế nhiều tầng lầu theo kiến trúc truyền thống cung đình Trung Quốc, mỗi tầng
tháp đều có điêu khắc giá đỡ, tháp trụ cũng như diềm mái và Phật tượng ngồi ở
trong tháp. Có một số thạch quật Phật tự phần ngoài được dùng kết cấu gỗ
để thể hiện, một số thạch quật được chạm khắc cổng vòm, hoặc phù điêu hình dáng
giống như kiến trúc gỗ, làm cho quần thể thạch động nhìn bên ngoài giống như
được dùng gỗ để cấu tạo thành, đây là sự thể hiện rõ nét văn hóa dân tộc Trung
Quốc hòa nhập vào nghệ thuật kiến trúc thạch quật Phật tự, đồng thời cũng thể
hiện nên những đặc trưng văn hóa và lịch sử hình thành của nghệ thuật kiến trúc
Phật Giáo Trung Quốc.
Chùa Bạch Mã - Lạc Dương
Tháp Chùa Kim Sơn - Trấn Giang
Tháp Chùa Hàn Sơn - Tô Châu