Trong đó
nghệ thuật kiến trúc và tư tưởng truyền thống văn hóa Trung Quốc, đặc biệt
triết học cổ đại Trung Quốc, điêu khắc, thư pháp và các loại tạo hình nghệ
thuật khác được hổ tương thẩm thấu hòa hợp thành một di sản nghệ thuật Phật
Giáo cụ bị văn hóa truyền thống Trung Quốc có ý nghĩa thẩm mỹ và nghệ thuật cao
siêu. Hình tượng nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo thể hiện nội hàm văn hóa và
lịch sử phát triển của Phật Giáo Trung Quốc.
Nghệ
thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc là sự thể hiện công năng, hình thức của
Phật Giáo ra bên ngoài, phục vụ cho công việc tuyên truyền giáo nghĩa, ý niệm
của Đạo Phật, xuyên qua ý thức và sùng bái, sự trừu tượng của ý thức được thể
hiện qua hình thể của nghệ thuật kiến trúc, cụ thể và dễ làm cho người sùng
kính Phật Giáo tiếp xúc với giáo nghĩa của Đức Phật. Phật Giáo từ các vật thể
kiến trúc thể hiện cảnh giới cực lạc để đối lập với cảnh giới khổ hải của nhân
sinh. Hình tượng của Đức Phật được miêu tả một cách tôn kính thể hiện tính cách
tôn nghiêm oai hùng dựa theo kinh điển của Phật Giáo để hình tượng hóa, hướng
dẫn cho người học Phật qua hình tượng nghệ thuật cũng như kiến trúc cảm thọ
được nội hàm của Phật Giáo, dần tiến tới lĩnh ngộ chơn đế của Phật Giáo.
Chúng ta
có thể nhận thấy từ sự tìm những địa điểm các ngôi chùa Phật Giáo Trung Quốc,
sự sùng thượng về thanh tịnh, tinh khiết, siêu thoát trần duyên, tịnh hóa ý
thức. Từ bố cục kiến trúc của ngôi chùa ta có thể trực ngộ Phật Giáo truy cầu
sự quân bình và thống nhất, trang nghiêm trân trọng, trật tự của một Phật quốc
thanh tịnh. Từ điện đường lầu các, quan sát thể nghiệm được quả vị tu hành của
Phật Giáo, thông qua những phương thúc tu hành, công năng tu tập để đạt đến quả
vị tu tập cuối cùng là Niết Bàn tịch tịnh.
Mộ cổ
thần chung, thể hiện lối sống tỉnh thức của Đạo Phật, giải trừ phiền não nhân
sinh. Xá Lợi là tiêu chí tượng trưng của Niết Bàn và sự tu chứng quả vị của Đạo
Phật, cho nên thông qua tầng tầng lớp lớp vươn cao của tháp Xá Lợi, trên bảo
tòa liên hoa tháp sát kim quang xán lạn, khiến cho người học Phật khi đối diện
trước tháp phải cung kính cuối đầu, khởi niệm lễ bái quán niệm công đức của chư
Phật mà phát tâm tu hành. Không những như thế, cho đến hình thức của tháp cũng
tượng trưng cho sự xiển dương giáo lý Đạo Phật, tháp vuông 4 góc tượng trưng
cho Tứ Thánh Đế, Lục Độ, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên.v.v… tháp hình tròn
biểu thị cho viên mãn, viên thông, viên dung của Phật Giáo.
Trong
kết cấu kiến trúc của Phật Giáo bao gồm cả thế giới và vũ trụ quan, chư Phật Bồ
Tát, la Hán, chư Long Thiên và các vị thần Hộ Pháp, tổ hợp phức hợp này tạo
thành một thế giới thần kỳ, một trận đồ dung nạp khái quát, khái niệm pháp
giới, vũ trụ quan của Phật Giáo, thế giới quan này thể hiện thiện ác phân minh,
phước họa rõ ràng, trừ ma giáng phước và những chức trách phổ độ chúng sanh
cùng những pháp lực tôn giáo làm cho tổ hợp không gian kiến trúc của ngôi chùa
thể hiện đầy đủ tính cách thần bí linh thiêng, thoát tục siêu phàm vốn có của
kiến trúc tôn giáo.Ví dụ Trung Quốc Phật Giáo Tứ Đại Danh Sơn, gồm những quần
thể kiến trúc tự viện, phụng thờ riêng biệt riêng biệt 4 vị Bồ Tát tượng trưng
cho tinh thần cốt lõi của Đại Thừa Phật Giáo: “Trí, Hạnh, Bi, Nguyện”. Bốn vị
Bồ Tát được phụng thờ: Ngũ Đài Sơn-Văn Thù Bồ Tát, Nga Mi Sơn- Phổ Hiền Bồ Tát,
Phổ Đà Sơn-Quan Thế Âm Bồ Tát, Cửu Hoa Sơn-Địa Tạng Bồ Tát.
Một số
tự viện là tổ đình của một tông phái hoặc là đại diện cho một hệ tư tưởng của
Phật Giáo như: Triết Giang Thiên Đài Quốc Thanh Tự-Tổ Đình Thiên Đài Tông;
Giang Tô Nam Kinh Thê Hà Tự-Tổ Đình Tam Luận Tông; Thiểm Tây Tây An Từ Ân Tự-Tổ
Đình Pháp Tướng Duy Thức Tông; Sơn Tây Đại Đồng Hoa Nghiêm Tự-Tổ Đình Hoa
Nghiêm Tông; Tây An Chung Nam Sơn Tịnh Nghiệp Tự-Tổ Đình Luật Tông; Thiểm Tây
Tây An Đại Hưng Thiện Tự-Tổ Đình mật Tông; Thiểm Tây Tây An Hương Tích Tự-Tổ
Đình Tịnh Độ Tông; Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm Tự-Tổ Đình Thiền Tông; Đây là
những chốn tổ của 8 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, những ngôi tự viện
này có phong cách kiến trúc, bố cục bài trí kiến trúc đều thể hiện tư tưởng
quan niệm của tông phái mình, sự kết hợp hài hòa giữa địa vực phong cách kiến
trúc dân gian địa phương và hình chế kiến trúc Phật Giáo.
Phật tự
Trung Quốc, Phật tháp Trung Quốc hình chế được diễn hóa theo phong cách kiến
trúc Trung Quốc. Kinh Tràng, bia đá, tượng Phật và bích họa của Phật Giáo Trung
Quốc trãi qua quá trình hòa nhập, phát triển đã tạo cho mình một phong cách riêng
biệt, và có thể đại diện cho phong cách của từng thời đại nghệ thuật văn hóa
Phật Giáo, cũng như sự phát triển của Phật Giáo trong nền văn hóa tư tưởng nghệ
thuật truyền thống cổ đại Trung Quốc. Nói khoa trương một chút kiến trúc Phật
Giáo mỗi tòa là một hình tượng xinh động về nghệ thuật, là bảo tàng quí giá
nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc.
Nghệ
thuật kiến trúc Phật Giáo Trung Quốc khắc sâu và phản ánh tư tưởng văn hóa
truyền thống cổ đại Trung Quốc. thời cổ đại Trung Quốc tư tưởng Nho gia có địa
vị chủ đạo về tư tưởng, tinh thần của xã hội phong kiến Trung Quốc. Sau khi
Phật Giáo truyền nhập vào Trung Quốc với giáo nghĩa nhân quả báo ứng, sanh tử
luân hồi và đề ra một phương pháp lễ Phật tu hành, khắc phục dục vọng, tích
thiện tích đức, nương nhờ những công đức này mà thoát ly khổ nạn, đạt đáo quả
vị Phật thừa, đây là con đường thăng hoa của nhân sanh và thực hiện nhân cách
của sinh mạng.
Ngũ
giới, Thập Thiện cùng với chủ trương thưởng thiện phạt ác, những giá trị tinh
thần này được phổ biến cùng khắp xã hội cổ đại Trung Quốc. Một số nghĩa lý của
Phật Giáo có sự tương thông với tư tưởng Nho gia. Nghệ thuật kiến trúc Phật
Giáo phản ánh rõ ràng những đặc trưng về truyền thống tư tưởng văn hóa cổ đại
Trung Quốc, đều do văn hóa Phật Giáo và lễ chế của Nho gia tương dung, rõ ràng
nhất Trung Quốc Phật tự là sự chuyển hóa từ thể chế quan thự phong kiến, và đẳng
cấp theo quan niệm tư tưởng của lễ
chế Nho gia. Đây là đặc trưng điển hình của kiến trúc Hán truyền Phật Giáo.
Kiến
trúc Hán truyền Phật Giáo có ảnh hưởng rất lớn tại Trung Quốc, từ bố cục của
kiến trúc cho đến hình thể của kiến trúc tự viện, kết cấu nội ngoại trang trí
đều có sự ảnh hưởng sâu đậm của lễ chế Nho gia, trong quan niệm và chế độ “lễ vi
thiên hạ chi tự” sự can thiệp mạnh mẽ về luân lý và qui phạm chính trị.
Đồng
thời do sự ảnh hưởng của quan niệm âm dương vũ trụ và triết học nhân sinh, sùng
thượng đối xứng, quân bình, ổn định tâm lý thẩm mỹ này hoàn toàn chi phối việc
chọn nơi làm chùa cũng như hình chế của tự viện, cường điệu lý niệm “ thiên nhân hợp”, “biện phương
chánh vị”, làm cho kiến trúc của Phật Giáo dung nhập vào hoàn cảnh của
tự nhiên, mặt bằng kiến trúc thường xử dụng hình vuông lấy tâm điểm đặt để kiến
trúc theo thứ tự và đối xứng cấu thành một quần thể kiến trúc trang nghiêm trật
tự và khí thế.
Từ những
hình chế của kiến trúc tự viện như quy mô , số lượng, to nhỏ, cao thấp, sâu
rộng, giá đỡ và những số tầng của bảo tháp, những đồ hình trang trí trên nóc
chùa.v.v… đều có những quy phạm nghiêm khắc hạn chế và qui định của lễ chế
phong kiến. Kiến trúc Phật Giáo được sử dụng con số kiết tường đặc trưng của
thể chế phong kiến Trung Quốc như số 9 hoặc là 99 và các hình tượng tượng trưng
tôn quí cát tường của kiến trúc cung điện Trung Quốc.
Bất cứ
là chùa xây dựng trên núi hoặc làm ở dưới đồng bằng, nơi thờ tự Đức Phật cũng
như hoạt động các nghi thức tôn giáo là kiến trúc chính trong quần thể kiến
trúc của Phật Giáo được chú trọng đặc biệt trong việc kiến tạo cũng như loại
hình kiến trúc và trang trí kiến trúc, vị trí kiến trúc thể hiện rõ ràng sự tôn
quí cũng như quan trọng của kiến trúc này.
Quan
niệm và luân lý truyền thống cổ đại Trung Quốc cho rằng trong quần thể kiến
trúc, Điện có địa vị thần thánh và được tôn sùng
cao nhất, duy chỉ có nhà vua thương nghị triều chính cử hành các đại lễ của
quốc gia, lễ tế thiên địa thần linh và liệt vị tổ tông tiên đế mới đủ tư cách
được gọi là Điện, nơi cung
phụng Phật tượng, lễ Phật, tụng Kinh được đặc cách tôn xưng là Điện.
Đại đa
số các tự viện Phật Giáo ngoài Đại Hùng Bảo Điện ra còn có Bồ Tát điện, Thiên
Vương điện, La Hán đường, hai bên sơn môn còn có lầu chuông trống nghiễm nhiên
đây là lễ chế kiến trúc của Cung
Điện và Quan Thự mà Phật Giáo được hoàn toàn sử dụng
trong công trình kiến trúc tôn giáo mình.
Tự viện
Trung Quốc chiếu theo sự hoằng truyền và ảnh hưởng của chùa, cũng như cấp độ
trọng thị của nhà vua mà qui hoạch theo những đẳng cấp đã được qui định. Đẳng
cấp và địa vị cao nhất là hoàng gia công đức tự, thứ đến là sắc kiến quốc tự,
mỗi địa phương gồm có tự viện của kinh đô, của châu, quận, huyện.v.v…
Những
ngôi chùa có đẳng cấp thấp nhất như am viện, lan nhã trong núi rừng, Phật tự
địa vị càng cao thì qui mô càng lớn, viện thất càng nhiều, đại điện giá đỡ số
tầng lớp được nâng cao, nghệ thuật kiến trúc cũng như trang trí thể hiện rõ
ràng sự tôn quí hoa lệ. Các vị vua thường sắc phong khâm định chức vị trụ trì
các ngôi quốc tự, ban tứ tự hiệu cho các ngôi chùa cũng như đề thơ lập bia để
phổ cáo trong thiên hạ.
Chúng ta từ việc này có thể cảm thọ được tư tưởng văn hóa
truyền thống Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc đến nền Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo
Trung Quốc. (Hết)
Ngũ Đài Sơn - Văn Thù Bồ Tát
Nga Mi Sơn - Phổ Hiền Bồ Tát
Cửu Hoa Sơn - Địa Tạng Bồ Tát
Phổ Đà Sơn - Quán Thế Âm Bồ Tát
Đại Hưng Thiện Tự - Tổ Đình Mật tông, Thiểm Tây - Tây An
Hương Tích Tự - Tổ Đình Tịnh Độ Tông, Thiểm Tây - Tây An
Tịnh Nghiệp Tự - Tổ Đình Luật Tông, Thiểm Tây - Tây An
Thê Hà Tự - Tổ Đình Tam Luận Tông, Giang Tô
Tung Sơn Thiếu Lâm Tự - Tổ Đình Thiền Tông, Hà Nam
Hoa Nghiêm Tự - Tổ Đình Hoa Nghiêm Tông, Thiểm Tây-Tây An