Nhà tôi khi ấy bên kia sông Sài
gòn ,bờ Thủ Thiêm .Trưa hè oi bức hay nhảy xuống tắm sông ,nhìn về phía bến Bạch Đằng ,lễ đài cao sừng
sửng đang dần hình thành .Tôi cứ ngẫn ngơ không biết đó là gì ,cho đến
một ngày kia , khi một chiếc cần cẩu to
dài ,cẩu tượng đức Phật sơ sinh lên cao rồi đặt xuống ,tôi mới biết đó là lễ
đài Phật Đản .
Sáng ngày rằm năm ấy ,anh em chúng tôi
lại nhảy ào xuống sông vớt những cánh hoa sen bằng nhựa mà đêm
trước là hoa đăng được thả tràn ngập ,sáng cả mặt sông .Cũng
sáng ngày ấy ,trên bầu trời ,từng chiếc máy bay đầm già nhe nhàng bay lượn ,thả từng dãi băng màu ngũ sắc
và những lá cờ Phật giáo bằng
giấy .Đài phát thanh Sài gòn thì cứ sau 5 phút tin tức đầu giờ là vang lên
những bài hát Phật Giáo Việt Nam (Thái
Thanh hát) và A Di Đà Phật (nhóm Tiến Tơ Đồng hát). Trên trời,dưới đất ,mặt
sông toàn là sắc màu ,nói lên lòng hân
hoan của những người con Phật hiền từ mà chỉ mới năm trước thôi ,năm 1963 ,còn
lao đao ,chóng chọi với bạo quyền .Bàn thờ Phật còn phải đem vào buồng ngủ mà
thờ ,đốt nhang lén lút .Tội nhiệp lắm ngày ấy Phật giáo Việt Nam của tôi ,mỗi
lần nhớ lại tôi không khỏi ngậm ngùi .
Một mùa Phật đản huy hoàng nhất
,sáng đẹp nhất và mang nhiều ý nghĩa nhất mà trong suốt cả một cuộc đời phụng
sự chánh pháp tôi chưa hề thấy nó được tái diễn thêm một lần nào trên mãnh đất
có lịch sử hai ngàn năm Phật giáo này .
Tôi luôn mang nó theo bên lòng ,cất giữ kỷ lưỡng nơi một góc hoài nệm ,để
tự an ủi mình trên bước đường làm một người Phật tử hảy còn lắm những gập gềnh
khúc khỉu .
Dường như những góc hoài niệm ấy luôn giúp làm tăng trưởng ý chí tiến
thủ của người học Phật ,chấp nhận những thiệt thòi mất mác để tích lủy ,làm
hành trang trãi nghiệm cho một bước tiến mới ,thành tựu mới theo từng cấp độ
phụng sự .
Tuổi thơ Oanh Vũ của tôi đi vào nẽo đạo bằng những hình ảnh và sự kiện
huy hoàng nhất ngày Đản Sanh đức Từ Phụ .Để từ đó ,lúc nào cũng nghĩ rằng mình đang
tu học và phụng sự cho một chánh pháp huy hoàng như chính những hình ảnh
và sụ kiện mình nhìn thấy .Nhưng tôi lại quên đi (hay vì quá hân hoan) song
song với sự hân hoan huy hoàng đó còn
những hình ảnh và sự kiện tang thương của Phật giáo (1963) mà chính nhờ nó mới
có ngày Phật Đản 2508 (1964) này .Một cái giá quá đắt ,làm chửng lại và hao tổn
không biết bao nhiêu cơ hội hoằng hóa tốt đẹp mà từ thời chấn hưng rực rở ,chư
tôn đức xưa từng đặt nhiều kỳ vọng vào hàng hậu tấn .Những điều đó sau này chợt nghiệm ra tôi luôn cảm thấy chua xót
dường nào .
Tuy nhiên ,bước lên trên nỗi buồn
đầy cãm tính của tôi là cả một mặt bằng xã hội đương đại ,đang chứa
trong đó hình ảnh một dáng đứng Phật giáo uy nghiêm cao vọi .
Phải chăng ,khi đức Bổn Sư Thích ca mâu ni của chúng ta ,đạt bảy bước
chân thánh thiện xuống mãnh đất nhiều
nhiễm trược này là cũng đồng nghĩa Ngài chấp nhận những thuận nghịch của
vô thường sinh diệt ,ngay cho chính cuộc
đời ngài ,dòng họ Thích ca và thậm chí
ngay trên nền tảng giáo pháp của ngài ?
Cuộc đời của một đóa sen ! Đúng là như vậy .
Tuyệt vời làm sao khi nhận ra đó chính là một đóa sen cao đẹp .Tìm thấy
niềm an lạc ngay trong chốn nghịch duyên
,Cuộc đời của một đóa sen ,của Đức Phật của mỗi chúng ta hay của chính giáo
pháp giải thoát mình đang nhận làm hành
trang lý tưởng .Khi chung quanh không có những tác động trợ duyên thì chính chúng ta sặn nguồn năng lượng an
lạc và tự tại ,không chấp vọng ,không nhiễm trược ,cũng vẫn bước đi những bước
thong dong sáng đẹp .Có giáo pháp nào còn đẹp hơn thế ?hay hơn thế ?Và lịch sử tồn tại của Phật giáo đã chứng
minh cho nhân loại thấy được giá trị đích thực của giáo pháp ,tuy cũng trong
dòng chảy của sinh diệt vô thường mà vẫn
mang nặng hương vị giải thoát . Giáo pháp ấy đang dịch chuyễn dần về phương
trời Tây Âu ,nơi mà chỉ hơn nửa thế kỷ qua thôi ,Phật giáo vẫn còn được biết
đến như là một thứ tà thuật với một vị
giáo chủ là Tên Thích Ca Da Đen (Đắc Lộ -“Phép Giảng tám Ngày “) !
Và rồi có lẽ không còn ý nghĩa nào
quan trọng hơn khi chỉ có Phật với ngày lễ Phật Đản được Liên Hiệp Quốc
chọn là ngày của Hòa Bình
thế giới .
Phật giáo đã sải những bước dài
từ bảy bước chân đức Phật Đản Sanh khi xưa .Đó là những bước tiến của thế kỷ
,từ chốn nô lệ chiếm đóng đến cao trào cách
mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới .Thế kỷ của độc lập dân tộc .Trào
lưu ấy cuốn phăng theo và làm tan chảy
những định chế bạo quyền ,từng thống trị song song với tham vọng thực dân cũ -
mới ,giết chết vô vàn người vô tội ,bóp
nát những thành tựu khoa học ngay từ
trong trứng nước
Như vậy ,chúng ta thấy không chỉ
riêng hoàn cảnh đất nước Việt nam và
Phật Giáo Việt Nam ,khi thế giới khổ đau
,dân tộc điêu linh thì Phật giáo cũng ngậm ngùi chung cùng số phận .Bảy bước chân
đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau ,Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua , những
bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp .
Dù ở quốc độ nào cũng vậy ,Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc nơi đó
,sánh vai nhau gìn giử cỏi bờ đất nước .Mặt khác ,những nơi Phật giáo có mặt
lại làm tăng thêm giá trị văn hóa .bổ sung cho nhau ,làm nên truyền thống văn
hóa dân tộc nơi ấy .Sự hòa quyện tuyệt vời của Phật giáo là biểu lộ của tinh
thần đại bi nhưng rất trí tuệ .Nhìn nhận và trã ơn nơi
dung chứ mình bằng cách hòa nhập để trở thành một khối dân tộc thống
nhất trước bão giông thiên tai địch họa
.
Tôi vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh mùa Phật Đản của tuổi thơ năm
ấy .Nó luôn nhắc nhở tôi rằng mình đến
với đạo không nhờ nhân duyên tang ma ,không nhờ bạn bè đưa đẩy hay bất kỳ một sự vô tình nào đẩy đưa .Mình đến
với đạo nhờ vào phước báu sinh ra trong một gia đình tuy nghèo mà sớm biết
nương tựa vào niềm tin chánh pháp ,làm hành trang sống trong cuộc đời .Biết đến
chùa từ khi còn nằm trong bụng mẹ ,lúc
chập chửng đã tung tăng theo Bà Ngoại đi
chùa đọc kinh mỗi đêm .
Và năm nay ,một mùa Phật Đản nữa lại về ,nhằm đúng vào lúc tôi làm lễ
Đại Tường cho thân mẫu .Càng thêm nhớ thương da diết biết bao mùa Phật Đản của
tuổi thơ tôi .
DƯƠNG
KINH THÀNH
(viện nghiên cứu Phật
Học Việt Nam
)