Chùm Truyện Ngắn Phật Pháp
04/02/2014 20:02 (GMT+7)




ĐỔ THỪA LỖI TẠI VƯU Ư MINH

 

Lão kia mãn số hồn xuống âm ty. Diêm Vương xử án định tội. Hồn lão tâu rằng: “Phải hay số thiệt có địa ngục chắc chắn như vầy, thời tôi đã tin Phật, tu Tịnh độ vãng sanh, khỏi nhọc công. Đại vương mở lòng quãng đại, nhắn tin cho tôi biết trước, mà tôi không lo sớm, đến nay hành tội mới ưng, té ra chẳng dạy mà giết, ức biết ngằn nào, xin châm chế tội lỗi lần thứ nhất”

Diêm Vương phán rằng: Ta thông tin nhiều lần lắm, tóc ngươi muốn trổ hoa râm là tin thứ nhất, răng ngươi lung lay là tin thứ hai, sức người suy yếu là tin thứ ba,  mắt ngươi lờ quá là tin thứ tư, lỗ tai ngươi muốn điếc là tin thứ năm, bệnh nhiều là tin thứ sáu. Sao trách ta chưa cho biết trước.

Có hồn đứa trai nghe rồi quỳ lạy khóc mà tâu rằng: Ông già ấy đặng in sáu lần mà không lo trước đã ưng, còn tôi chưa đặng tin nào, xin Đại vương xét lại. Diêm Vương phán rằng: Trẫm cho ngươi hay tin nhiều lần, ngươi nhớ tên nọ, một tuổi với ngươi bị thời khí mà chêt ấy là một tin, tên trẻ kia một cỡ với ngươi năm nọ bị thắt họng hai tin,  tên trẻ khác bị chết trôi là ba tin, tên trẻ ở gần bị rắn cắn mà chết là bốn tin, bạn hữu ngươi chết yểu là năm tin,

Thấy một cỡ với ngươi chết yểu đủ giựt mình mà lo tu đều là hay tin trước, đợi trẫm kêu tên mà nói ngươi sao? Dù ngươi sức mạnh vở núi trùm đời, tài cao nưng trời vạch dất cũng không khỏi ra mắt ta sau lúc lâm chung tắt thở, trừ ra tu Tịnh độ có đức Phật Di Đà rước hồn mới khỏi quyền của ta, sau thành Phật đạo đến đây, trẫm  phải cung kính tiếp nghinh theo lễ khách.

 

CON TẰM Ổ KÉN

Con tằm kéo tơ làm kén, vấn tả vấn hữu, bao dưới bao trên, kéo hết tơ chỉ trong ruột ra, quyết làm nên ổ mà ở trong cho an phận, nào hay kéo hết ruột cực hết sức lộn ra nhộng, trói mình cho chặt đặng chúng ươm trong nước sôi mà lấy tơ. Ý nó tưởng rán sức mà giữ mình nào hay người ta vì dự rán sức của nó mà hại nó. Mấy muôn triệu tằm khờ lộn nhộng, con nào mà khỏi trụng nước sôi, làm cho người đặng lấy tơ và ăn gỏi nhộng, thảm thiết biết chừng nào. Con cháu nối dõi cũng noi theo nghề đó, buộc mình cho lợi chúng mới là thả me thay

Người ráng lo cho nên sự nghiệp của tiền có khác chi đâu, rán hết sức bình sanh quyết để sự nghiệp cho vợ con giữ đời nên mới gây oán thù. Nhiều chỗ gầy vừa xong cơ nghiệp, thời đà lộn nhộng bỏ mình rồi. Coi lại muôn ngàn người có ai khỏi trả nợ đời, khỏi bị báo oán mà con cháu cũng noi theo kiểu ấy luôn luôn thiệt cũng lạ lắm.

Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: người vì vợ chồng con buộc trói quá hơn xiềng toả trong đề lao, nhưng mà tội cầm cọng còn ân xá, vợ chồng con trói buộc chẳng buông tha.

CÁI ĐĂNG CÓ LỜ

Người bắt cá ví đăng ngoài vàm rạch không cho cá nhảy ra, trong lại thả cỏ rong rêu nổi đầy như cặm chà cho cá có chỗ núp. Ngoài  miệng đăng ( nò) lại đặt cái lò dưới nước, trong miệng lò có cái hom chun vô nhưng ra lại mắc kẹt. Bầy cá đua nhau chun vô lò tưởng là chỗr kín đáo như ở hang, giống tôm vô cái rộng.

Sông Mê cũng có cái lờ đặt như vậy, lúc lành mạnh vô sự thời ở yên, vợ hiền con thảo cũng như lúc chưa chun vô cái lờ. Mảng vui này không lo tu Tịnh độ, càng ngày chun riết vô lờ ái hà. Nhằm lúc vua Minh Vương đương giở lờ lên, dầu vợ thương cưng mến cũng không biết làm sao mà kéo ra cho đặng, chẳng bao lâu vợ con cũng chun vô cái lờ Minh Vương nữa. Muốn cho khỏi vô lờ Minh Vương thời Lôi lên cho khỏi Ái hà là sông Mê, mau mau niệm Di đà tu theo phép Tịnh độ thời đặng vãng sanh Cực lạc cả nhà.

BỐN HẠNG NGỰA

 Ngựa có bốn hạng: Hạng nhứt thấy bóng roi thì chạy không đợi đánh vô mình. Hạng nhì, đánh một roi thời chạy luôn không đánh nữa. Hạng ba, đánh ít không chạy, đánh nhiều mới chạy. Hạng tư, đánh bao nhiêu cũng không chịu chạy, đợi dùi đâm vô thịt chảye máu mới chạy

Con người cũng có nhiều hạng: Trí tuệ hạnh nhứt mau tỉnh ngộ ,nghe có người ở xa trăm dặm mãn phần thời giựt mình lo rằng người ờ xa trăm dặm thác rồi mình cũng laòi người sao cho khỏi thác. Mau tu Tịnh Độ cho kịp 24 tháng mới chắc vãng sanh ngồi liên đài chũng như ngựa ký thấy bóng roi thời chạy trước. Thứ nhì nghe bà con thác thời dựt mình lo tu.Thứ ba thấy người trong xóm thác thời giựt mình đắc ngộ. Hạng chót đợi người giựt mình tỉnh ngộ mà tu tịnh độ ngày đêm, cũng như ngụa bị dùi đấm thấy máu mới chạy, nếu già bịnh òn chư tỉnh ngộ mà tu thời hết bực rồi, khác nào con ngựa bị dùi đâm mấy vết máu chảy dầum dề cũng không chịu chạy. Chủ phải làm hàng mà bán như heo lấy tiền mua con ngựa khác mà dùng. Con người tới già bịnh mà chưa buông thả Tu Tịnh Độ hết lòng cho Phật rước thời còn đợi cho cặp quỷ vô thường tiếp dẫn.

CHỒN CÁO ĂN VỤNG

Chồn cáo cộc tối lén vô bếp ăn vụng no quá ngủ mê, rạng đông chủ tớ xuống nhà bếp. Chồn tỉnh giấc mở mắt thấy đông người sợ ví bắt nên không dám chạy, giả chết đợi chúng xách mà ném sẽ chạy luôn.

Đứa đầy tớ nói chồn ăn vụng phát ách mà chết để tôi Xách bỏ đi khỏi thúi, thằng con lớn chủ nhà nói để tôi chặt đuôi phơi làm chổi rồi sách đi. Nói rồi lấy mác chặt đuôi. Chồn cắn răng không dám động địa. Thằng em nó nói: Chú khoan xách đợi tôi cắt hai cái tai nó để chơi, Chồn nằm nghĩ thầm rằng: “ rán, rán chịu đau cho thằng yêu nhỏ cắt hai tai không tới nổi chết” thằng nhỏ lấy dao cắt hai tai rồi. Bà chủ nhà nghe rõ xuống can rằng : “khoan xách đã” bởi cái áo da dê của ông rách khó kiếm da mà vá.  May lắm mới gặp da Chồn, cáo cộc rất lớn thiệt quý, để lột da phơi mướn thuộc mà vá áo dương cầu. Chồn nghe hoảng hồn nghĩ rằng: “ Nếu lột da thời trước phải chặt đầu cứa cổ chết còn gì, thà vùng chạy cầu may, chẳng hơn giả chết nằm lì cho chúng giết! Nghĩ vậy, vùng dậy nhảy nai chạy đại mà khỏi, ví ai cũng không ngờ nó giả chết mà đề phòng, ai ngờ nó chạy khan sẩy đi, theo rượt bắt không kịp! May thay cho chồn cáo cộc.

BƯƠM BƯỚM NHỎ NGÃ VÔ ĐÈN

Bươm bướm nhào nhào vô đèn mà chết không phải vì đèn mà chết, chết tại chỗ thấy của nó gọi là sáng trưng, vui vẻ, nó thấy chắc chắn rằng không lầm. Người tu thương mà đuổi đi vì biết chỗ thấy của nó còn sái, song nó chẳng biết ơn mà còn giận. Tức vì thấy chỗ sáng, muốn đáp vô mà chơi cho vui, bị họ cà nanh ngăn trở, nên rình hở mà nhào vô cho đặng. Bởi chắc ý chỗ thấy của nó là phải không lầm, nên hăm hở đua nhau vô chết cả lũ.

Người vì tiếng dâm sắc đẹp, rượu ngọt trái thơm, bài bạc mau làm giàu, cậy mình học giỏi, chỗ thấy không lầm, hưởng khoái lạc một đời cho chí tử thì hết chuyện, không tin còn hồn ma, sợ luân hồi quả báo. Dù ai giảng chánh lý thế nào cũng chê mãi không tin , đều tại chỗ thấy trước của mình là chắc ý hơn hết, nên sấn tới cho đến chết mới thôi, gọi là hưởng phong lưu một đời đã thích thú. Con ngưòi ăn học còn thế này, trách chi bươm bướm đáp đèn là vật mọn, nên thấy gương ấy biết ăn năn đắc ngộ mới mau thành.

RUỒI BAY VÀO CỬA SONG

Có loài ruồi kia khờ quá, sẳn trớn bay lọt vô cửa song, cứ ngó tới bay riết vào vách tường, tìm lỗ mà ra không đặng, rán sức bay qua tả, bay lại hữu cả ngày, mết quá mà không đường ra, tức mình kêu la raò rào cả lũ. Tại ngó tới không chịu ngó lui, coi trước mặt còn rộng, chắc chỗ thấy nó không lầm, rán sức mà bay hoài phải tra khỏi ví ỷ tài ỷ tận. Tấn tới không chịu thối lui, mới gọi là rùi khờ. Chớ chi biết nhắm trước xem sau, biết mình thấy lầm mà bay vào nhằm chỗ hẹp hòi tù túng. Nay ăn năn ngó lại, quay lùi ra khỏi chỗ lầm trước, trời cao đất rộng mêng mông cõi trần như nhà vách kín bịt bùng, đóng kín cử mở song cho sáng, dễ gạt bầy ruồi lằn khờ, ngỡ rộng mà bay vào tù túng biết bao nhiêu. Nếu chui ra bay về hướng Tây, khoái lạc hết tù túng nữa.

BỐN PHÉP TRỊ NGỰA

Trong lúc đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp, gặp người Mã Sư tập ngựa rất thiện nghệ. Phật hỏi: Ngươi dùng mấy phép mà tập ngựa nên danh như vậy. Mã Sư đáp rằng:có bốn phép. Thứ nhứt ơn, thứ nhì oai, thứ ba trước oai sau ơn, thứ tư trước ơn sau oai. Phật hỏi: Nếu dùng bốn phép ấy mà tu tập con ngựa nào không đặng thời làm sao? Mã sư nói: không đặng thời làm hàng bán thịt lấy tiền mua con khác, vì để cũng vô ích. Còn Phật dạy chúng sanh mấy phép, Phật nói: cũng dùng bốn phép như ngươi : thứ nhất, ân giảng dạy tu hành về Cực Lạc, thứ nhì oai, nói người làm dữ sẻ sa tam đồ, nước, lửa, gươm, đao và bị luân hồi lục đạo, 6 ngã. Thứ ba, ân trước oai sau, giảng việc sang Tịnh Độ vãng sanh cực lạc, rồi giảng lành dữ luân hồi khổ sở. Thứ thư, trước oai sau ân, trước giảng sư lành dữ, bị hành tội cho mà nghe, sau giảng phép tu Tịnh độ vãng sanh cực lạc.Mã Sư nói: Bạch Phật! Nếu bốn phép ấy chúng sanh nghe mà không chịu tu. Đức Phật nói “ Dạy đủ bốn pháp mà không nghe là người không duyên phần có giảng hoài cũng không nổi, nói vô ích. Nên không nói nữa, để quỷ vô thường bắt hồn hành tội thời cũng như giết.

Các tin đã đăng: