Cuộc sống luôn có hai đáp án
13/07/2011 23:59 (GMT+7)


Thầy tôi là một người rất đặc biệt, trong mỗi vấn đề của cuộc sống Thầy luôn đưa ra hai đáp án khác nhau, vídụ: đối với những học sinh xuất sắc Thầy nói rằng: “học kỳ này em thi đạt thành tích nhất lớp cũng không có gì tự hào lắm, vì học kỳ sau em chưa hẳn đạt được như vậy. Nhưng nếu học kỳ sau em lại đứng nhất cũng không có gì hảnh diện, vì thi vào đại học em chưa chắc đỗ thủ khoa nhưng nếu đạt thủ khoa cũng không có gì xuất sắc lắm, bởi vì sau này ra làm việc tham gia công tác ngoài xã hội không nhất định em sẽ luôn đứng nhất”. Và đối với những học sinh yếu kém khác thì thầy có cách nói ngược lại: “ nếu học kỳ này em thi không đạt kết quả tốt cũng không có gì quá lo ngại vì còn có học kỳ sau, nhưng nếu học kỳ sau lại không tốt cũng đừng quá buồn lo vì thi vào đại học em không hẳn lại như thế và nếu có thi hỏng đại học cũng không có gì đáng xấu hổ bởi còn có các trường đại học của xã hội(trường đời), thành tài không chỉ có ở con đường thi cử”.

 Thầy giáo còn kể cho chúng tôi nghe câu chuyện ngụ ngôn về kiến và dế: “ mùa thu đến đàn kiến vất vã từ sáng đến tối lo kiếm thức ăn chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, mà dế thì ngược lại ẩn trong đám cỏ xanh tươi cất tiếng hát vang. Mùa đông đến gần kiến có thể ở trong hang ấm áp từ từ thưởng thức những món ăn ngon do mình kiếm được còn dế thì nằm chết dần ngoài hang và mạng sống của chúng chỉ trong vòng 3 tháng.

Thầy cũng từng nói với học sinh chúng tôi: “ các em nên học theo cách sống của kiến hay của dế? Chúng tôi đồng thanh trã lời: “ kiến” Thầy vui vẻ gật đầu nói: “ đúng! Chúng ta nên học tập từ kiến, cần cù làm việc tự mình tạo hạnh phúc cho mình bằng chính đôi tay của mình, bất luận thế nào cũng không nên học theo cách sống của dế chỉ biết vui chơi mà không lo cho cuộc sống tương lai”. Nhưng không lâu sau đó có một học sinh bị bệnh căn bệnh ung thư nặng không còn trị được, lúc đó Thầy đến bệnh viện thăm cô ta và kể lại câu chuyện ngụ ngôn lúc trước, khi kể gần xong, cô học sinh liền nói: “ Thưa thầy, em cũng nghĩ sẽ làm như kiến vậy” không ngờ Thầy nói: “ không , em nên làm như dế, tuy rằng cuộc sống của chúng có ngắn ngửi nhưng nó biết đem lời ca tiếng hát hay đẹp để lại cho đời, biết cống hiến và góp niềm vui cho nhân lọai. Còn kiến tuy cả ngày vất vã công việc nhưng chúng chỉ lo cho cái ăn của chúng mà thôi”. Nghe xong, Cô học sinh mĩm cười vui vẻ làm nhiều việc tốt trong những ngày còn lại và đi đến điểm cuối cùng của cuộc sống mà không âu sầu bi thương.

  Câu chuyện trên là một bài học rất hay cho chúng ta, bình thường thầy giáo nói có hai đáp án khác nhau, hoàn tòan tương phản nhưng đó là một phương thức của giáo dục. Bởi vì học sinh luôn không giống nhau về nhiều mặt nên thầy giáo phải biết cách giáo dục theo khả năng tính cách của đối tượng, đó là điểm thành công của giáo dục cũng là cách làm cho cuộc sống trở nên hài hòa. Đồng thời qua câu chuyện này cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ cuộc đời mỗi một giai đọan và hòan cảnh khác nhau vì thế chúng ta nên tùy cơ ứng biến cho cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp và hòan hảo hơn. Chúng ta không nên cố chấp một phương án hay một quan niệm hay suy nghĩ nào đó mà cho là vĩnh cửu và đúng với mọi lúc mọi nơi. Chúng ta nên biết cuộc sống có muôn hình vạn trạng vì thế chúng ta cũng phải linh động mà thay đổi cánh nhìn cách sống cho phù hợp theo chiều hướng tốt đẹp.

 Theo trang web xinlingxiaopin

TÂM VÀ TÁNH

  Có một học tăng đến Huệ Trung thiền sư tham thiền học đạo, và thỉnh vấn thiền sư rằng: “ Thiền là cách gọi khác của Tâm, mà tâm là một thật tánh, ở thánh cũng không tăng mà ở phàm cũng không giảm, các vị tổ sư thiền tông thường nói tánh là tên khác của tâm, xin hỏi thiền sư: “ tâm và tánh khác nhau thế nào”?

 Thiền sư trã lời: “ lúc mê có khác, khi ngộ thì không”.

 Vị học tăng lại hỏi tiếp: “ trong kinh nói rằng: Phật tính thì thường mà tâm thì vô thường, vì sao Ngài nói không có khác biệt” ?

  Thiền sư đưa ra ví dụ để giải thích cho học tăng như sau: “ ngươi chỉ dựa vào ngữ mà không y vào nghĩa, ví như khi lạnh thì nước kết thành băng, khi ấm lên thì băng tan thành nước; lúc mê thì tánh kết thành tâm, lúc ngộ thì tâm tan thành tánh, tâm tánh vốn đồng, do mê ngộ mà có khác biệt”. Vị học tăng nhân đó mà liễu ngộ.

Trong giáo lý Phật giáo tâm và tánh còn có rất nhiều từ khác nhau dùng để gọi như “bổn lai diện mục” “như lai tạng” “ pháp thân” “thật tướng” “chân như” “tự tánh” “bổn thể” “ chân tâm” “ bát nhã”  “ thiền”... Đó cũng chỉ là nhiều phương pháp,  dùng nhiều từ để chúng ta nhận thức chính mình. Mê ngộ tuy có khác, bổn tánh vẫn không khác. Như vàng thì chỉ có một nhưng chế tạo thành nhiều thứ khác nhau như bông tai, nhẫn, dây chuyền...các món đồ này có tên gọi khác nhau nhưng thể của nó cũng chỉ là vàng mà thôi. Cũng vậy Tâm và Tánh tên gọi khác nhau nhưng đều dùng để chỉ bản thể của chúng ta.

Theo trang web: zhongguofojiaowang

CÓ VÀ KHÔNG

Có một vị cư sĩ đến học đạo và thỉnh vấn Trí Tạng thiền sư như sau: “Xin hỏi thiền sư thiên đường và địa ngục có hay không ”?

 Thiền sư trả lời “có” 

 Ông ta hỏi tiếp: “xin hỏi Phật và Bồ tát có không”?

 “Có”

 “Xin hỏi có nhân quả báo ứng không”?

 “Có”

 Ông ta hỏi bất cứ điều gì, Trí Tạng thiền sư đều trả lời “có”

Sau khi nghe xong vị cư sĩ này cảm thấy hoài nghi liền phản ứng rằng: “thiền sư! Ngài nói sai rồi”

Thiền sư ôn tồn đáp “ tôi nói sai ở đâu”?

Vị cư sĩ cao giọng nói “con đã hỏi Kinh Sơn thiền sư và Ngài đều nói “không”.

Nói “không” như thế nào?

Con hỏi :có nhân quả báo ứng không? Kinh Sơn thiền sư nói “không”; có Phật Bồ tát không? trả lời “không”; có thiên đường địa ngục không? cũng nói “không” và con hỏi những gì thì Kinh Sơn thiền sư đều trã lời “không”. Nhưng ngược lại đối với Ngài thì tất cả đều nói “có”. Trí Tạng thiền sư hiểu rỏ căn tánh và trình độ của vị cư sĩ ở cấp bậc nào rồi và vui vẻ nói: “ Ồ! ông có vợ không”? vị cư sĩ thưa “dạ có”; “ông có con không”? “dạ có”; “Ông có tiền của không”? “dạ có”; “Ông có nhà cửa xe cộ không”? “dạ có”

Trí Tạng thiền sư lại hỏi tiếp: “ Kinh Sơn thiền sư có vợ không”?vị cư sĩ nọ thưa “dạ không”; “Kinh Sơn thiền sư có con không”? “dạ không”; “Kinh Sơn thiền sư có tiền của nhà cửa không”? “dạ thưa không”.

Trí Tạng thiền sư kết luận, vì thế Kinh Sơn thiền sư trả lời với Ông “không”. Ta Trả lời với Ông“có” vì Ông có vợ, con,...

Vấn đề này đối với người này nói “có”, đối với người khác nói “không” như vậy có khác nhau không? Thật ra ,không có gì khác cả, đạo thì chỉ có một, “có” “không” là hai mặt của đạo mà thôi. Đạo là tùy theo căn tánh của con người mà có khác nhau. Hỏi đáp và trả lời của thiền sư lúc thì “có” lúc thì “không” chỉ vì trình độ của chúng ta có khác hoặc là thứ tự hiểu biết vấn đề của chúng ta có khác nhau mà thôi.

 

Bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc

 

Vào ngày chúc thọ mừng 90 tuổi của thầy giáo, cả bọn học sinh chúng tôi vây quanh thầy chúc mừng đại thọ và không ngừng khen thầy là người cao tuổi tráng kiện nhất, sắc mặt da dẻ hồng hào,tinh thần lại phấn chấn hòan tòan không giống người ở tuổi 90. Lúc đó có một người thưa hỏi thầy, có bí quyết gì trong cuộc sống không? Thầy liền tiết lộ bí quyết cho chúng tôi nghe: “ 65 năm về trước, sau khi kết hôn. Vào đêm tân hôn tôi và cô ấy (vợ thầy) đã vạch ra một pháp lệnh như sau: Từ nay về sau nếu chúng ta cải nhau, khi đã biết được ai sai thì người đó phải ra vườn tản bộ. 65 năm qua ,mỗi khi cải nhau thì tôi là người ra vườn đi tản bộ hoặc đi dạo phố”. Nghe xong, cả bọn chúng tôi cười ầm lên, bổng nhiên có một học sinh nam nói nhỏ rằng: “ngốc thế, sao lần nào thầy cũng sai cả”. Kỳ thật, thầy giáo chúng tôi không ngốc và cũng không phải mỗi lần cải nhau đều do lỗi của thầy hay do thầy sai đâu. Nhưng bởi vì thầy nhường nhịn, mỗi lần như vậy thầy đều chủ động ra vườn tản bộ, làm giảm bớt những điều không đem lại lợi ích giữa vợ chồng và dập tắt đi sự tranh cãi. Tinh thần của thầy đáng làm cho mọi người cảm động và khâm phục, bao nhiêu cặp nam nữ có thể không xãy ra tranh cãi chứ? Thà rằng “tự nhận sai” và nhường đi vài lời để cắt ngang lời lẻ không hay giữa hai người, làm cho hai người bình tỉnh suy xét lại mình trong chốc lát còn hơn rướng cổ tranh cãi. Sự thật rất nhiều người biết tranh luận nhưng không nhất định biết nói năng chuyện trò. Đặc biệt là những lúc cãi nhau đến đỏ mặt tía tai thì thế nào có thể hiểu được đạo lý “bớt một lời biển rộng trời cao”? Và sự thật đã chứng minh những người thích tranh cãi nhiều là những người càng ít tư tưởng. Bởi vì những người chỉ chú ý đến tranh cãi thì ít suy ngẫm tìm tòi. Cho nên lúc những người thường thích dùng miệng lưỡi tranh cãi biện luận thì dần dần không thích dùng tai lắng nghe và cũng ít dùng trí để suy nghĩ. Người xưa thường nói “ thanh thiếu niên thích nói nhiều, trung niên thích làm hơn và người già thì thích suy ngẫm”. Nhưng tôi cảm thấy, thầy giáo chúng tôi thích nói và làm nội tâm ngoại tướng đều tương đồng, không nặng lời mắng nhiếc, không tranh hơn thua, cho nên trường thọ tướng hảo. Có một triết gia nói rằng: “khi một người nữ nổi giận giống như một hồ nước bị quấy lên đục ngầu đáng sợ,làm mất đi vẽ đẹp thanh nhã vốn có”. Kỳ thật nam hay nữ nỗi giận thì gương mặt đều khó xem như nhau thôi.

Chỉ có sự nhường nhịn và bao dung trong lời nói, “tự nhận sai và ra vườn tản bộ trầm tư suy nghĩ. Đó mới chính là bí quyết để nuôi dưỡng hạnh phúc.

Như Nguyện dịch

Các tin đã đăng: