Zhao Puchu sinh năm 1907 và qua đời vào tháng 5/2000. Hơn 90 năm cuộc đời Zhao Puchu trùng hợp với những thời kỳ hỗn loạn nhất của lịch sử Trung Quốc, những biến động chính trị làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Phật giáo điển hình như cuộc cách mạng văn hóa hay chính sách mở cửa của chính phủ Trung Quốc. Zhao Puchu ra đời đúng vào thời điểm Phật giáo Trung Quốc đang ở trong giai đoạn suy tàn, thậm chí có khả năng biến mất khỏi đất nước có lịch sử lâu đời này.
Theo ban tổ chức, hội thảo được tổ chức để nghiên cứu sâu hơn những đóng góp của Zhao Puchu cho sự hồi sinh Phật giáo ở Trung Quốc. Những chủ đề chính của hội thảo bao gồm: những cống hiến của Zhao Puchu cho sự phát triển Phật giáo ở Trung Quốc, Zhao và những triêt lý nhân văn của Phật giáo, Zhao và giáo dục Phật giáo, Zhao và văn hóa Phật giáo.
Trong suốt những năm kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản, Zhao Puchu tham gia tích cực vào các phong trào phản chiến. Sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, Zhao đã vạch ra con đường để phát triển Phật giáo ở Trung Quốc, ông đã chỉ ra cho mọi người thấy sự liên kết chặt chẽ giữa Phật giáo và đời sống con người, ông luôn khẳng định Phật giáo là một tôn giáo giàu tính nhân văn. Trong cuộc cách mạng văn hóa, ông luôn nỗ lực tìm cách khôi phục lại tinh thần Phật giáo tại Trung Quốc, vào thập niên 80 và 90 ông là nhân vật liên lạc trung tâm của vòng tròn Phật giáo bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và Ma-cau. Vào giữa những năm 80, ông đã tìm cách để 5 nhà sư trẻ được đến Srilanka để nghiên cứu và học tập về Phật giáo, một việc chưa từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc. Những nhà sư đó bây giờ đã trở thành những nhân vật quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc, và tất cả sẽ cùng phát biểu tại hội thảo.
Ban tổ chức cho biết thêm, những đại biểu diễn thuyết trong hội thảo đều là bạn bè của Zhao Puchu và những nhân vật nổi bật hoạt động lĩnh vực chính trị, giáo dục, tôn giáo. Những diễn giả khác gồm có Hòa thượng Xue Chang, phó chủ tịch hiệp hội Phât giáo Trung Quốc, hòa thượng Yuan Ci, chủ tịch hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, và giáo sư Lee-chack-fan, hiệu trưởng trường đại học Hồng Kong. Hội thảo là cơ hội để những mọi người có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Zhao Puchu, nó được mở cửa miễn phí cho tất cả những ai quan tâm đến tham dự.