Vấn đề ngữ nghĩa về "chùa"
Những ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn
chưa có câu trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều
chùa chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến
thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho nghi lễ
và tu hành.
Kiến trúc chùa chịu ba ảnh hưởng khác nhau: kiến trúc Việt, kiến
trúc Trung Hoa và kiến trúc Ấn. Chùa Việt xuất phát từ danh từ
"Saitya", chữ Hán âm là "chi đề",hay "chế đề",
dịch nghĩa là "phúc tự". Nhưng cũng thường kết hợp với
"Vihâra" để trở thành một quần thể kiến trúc phức hợp.
"Vihâra" chữ Hán âm là "Tì Kha La", hay "Tỵ Kha La".
Ngài Nghĩa Tịnh trong cuốn "Cầu Kinh Cao Tăng Truyện" có
viết: Tỳ Kha La thị trú xứ nghĩa, thử vân "tự" giai bất thị chính
dịch" (Tì Kha La cónghĩa là chỗ ở, gọi là "Tự" là dịch không
chính xác).Thực ra trong nguyên nghĩ thì "Tự" vốn không có nghĩa là
Chùa (Khang Hy Tự Điển), tức là không đề cập đến kiến trúc Phật Giáo.Điều có
những tương quan đến vấn đề kiến trúc. Nhưng "Tự" trong Hán văn có
nghĩa là gì? Căn cứ theo Từ Điển Thuyết Văn thì giải thích như sau: Tự có nghĩa
là đình (nghĩa làthuộc về triều đình), là có pháp độ (tức là khuôn phép của nhà
nước).
Phần chú thích trong "Hán Thư" có ghi rằng: Phàm phủ
đình sở trú giai vị chi "tự". (Phàm nơi ở của cơ quan nhà nước đều
gọi là"Tự"). Tài liệu khai triển thêm rằng: Theo chế độ quan chức
thời nhà Hán ở Trung Hoa thì có Cửu Khanh; đến đời nhà Ngụy, gọi nơi làm việc
của Cửu Khanh là "tự"; cho nên được đổi tên là Cửu Tự. Những đời sau,
cứ theo đó để dùng đến danh từ nầy. Theo những giải thích trên thì
"Tự" có nghĩa là cơ quan của nhà nước. Có người đã dịch lầm
"quan tự" là "chùa công". Cửu Tự theo nguyên nghĩa là
"chín bộ" trong triều đình. Đến đời Hán Minh Đế, có nhà sư ở Tây Vực
là Nhiếp Ma Đằng dùng ngựa trắng để chở kinh Phật đến vùng đất Lạc Dương, vì
khách là người "tứ di" cho nên được bố trí ở "Hồng Lô Tự"
(nhà khách của cơ quan ngoại giao).
Về sau, có dựng lên một công trình kiến trúc khác cho nhà sư. Nhân
việc ngựa trắng chở kinh mà đặt tên là Bạch Mã, vì đã từng ở Hồng Lô Tự nên gọi
là Bạch Mã Tự. Từ đó về sau, "Tự" có nghĩa là "Phù đồ", để
chỉ nơi tu hành của nhà sư. Xem như vậy, Saitya (Chi đề) là nơi thờ Phật, tụng
kinh, thuyết pháp. Vihâra (Tăng Phòng) là nơi cư trú của chư tăng. "Chi
đề" vốn chỉ là một kiến trúc hình ống phía sau tròn, có một
"Stupa" hay một tượng Phật, hay cả hai làm đối tượng cúng dâng, tụng
niệm. Chư tăng vừa đi vòng quanh biểu tượng Phật, vừa tụng niệm hay ngồi trước
biểu tượng Phật. Vốn là hai kiến trúc riêng biệt, nhưng ngay tại Ấn Độ đã xuất
hiện sự hỗn hợp hai kiến trúc làm thành một và gọi là Saitya hay Vihâra. Thông
thường, tại Ấn Độ hay Trung Hoa, kiến trúc nầy hình tứ giác; các tăng phòng nhỏ
được kiến tạo chung quanh; giữa lànơi tiến hành tụng niệm thuyết pháp tập thể
có biểu tượng Phật (Theo Nguyễn Duy Hinh).
Kiến trúc tháp
Còn một kiến trúc Phật Giáo khác cũng không kém phần quan trọng là
Tháp (Stupa). Đó là những biểu tượng Phật, mộ thờ chư tăng, không có kiểu dáng
kiến trúc nhà cửa. Theo Hán Văn thì Stupa được dịch là "Ty Đô ba" hay
"Túy Đô Ba", "Tháp Bà" sau đó được rút gọn là
"Tháp". Có khi Tháp cũng được gọi là "Phù đồ". Tóm lại, ba
kiến trúc Phật Giáo cơ bản là Saitya (chi đề), Vihâra(Tự) và Stupa (Tháp) đã
tồn tại ở Việt Nam dưới nhiều dạng thức: chùa hang, chùa, tháp. Những ngôi chùa
Việt Nam, tùy từng thời và từng vùng, có những biến đổi riêng biệt.
Các nhà khảo cổ học trong quá trình khai quật các nền móng kiến
trúc Phật Giáo đã nhận ra rằng: Ở mỗi thời đại cụ thể, ngôi chùa có những vị
trí trung tâm khác nhau; những kiểu thức kiến trúc cũng khác nhau.- 10 thế kỷ
đầu Công nguyên: Ngọn tháp được coi là trung tâm củachùa, thì các công trình
khác được liên kết với nhau, tạo nên mộthình thái kiến trúc bao quanh ngôi
tháp.
Đời Lý, Trần: Lúc nầy, Phật điện được mở rộng hơn, thờ những ngôi
Tam bảo là chính, những ngọn tháp không cò được đặt vị trí trung tâm, là xây
trước chùa hay hai bên chùa. Hình thái kiến trúc Phật Giáo trong giai đoạn nầy
chủ yếu là tam cấp, với độ cao khác nhau. Lại có ý kiến cho rằng: Cuối đời
Trần, đã xuất hiện dạng chùa "Chi Đề".
Đời Lê: Trong quá trình phục hưng văn hoá Phật Giáo, các hình thái
kiến trúc trở nên đa dạng và phức tạp. Những hình thái kiến trục dạng chữ
"tam", chữ "công" (nội công, ngoại quốc),
chữ"đinh" kiến tạo tùy khả năng và vị thế từng nơi.
Đời Nguyễn: Phật Giáo có thêm nhiều thiền phái khác, chùa chiền
lại được kiến tạo giản dị hơn. Theo những số liệu thông kê của hơn 300 ngôi chùa
chung quanh Hà Nội, có trên 80% ngôi chùa làm theo dạng chữ "đinh".
Theo quangduc