Qua nhiều năm nghiên cứu, ông thấy thực trạng bảo tồn cổ vật Phật giáo hiện nay như thế nào?
|
Nhà sử học Lê Cường |
- Ở đây có những cổ vật chúng ta giữ được, cũng có những cổ vật do giao
lưu văn hóa giữa các nước mà chúng ta có. Đất nước ta có những giai đoạn
hiểu nhầm về quy luật phát triển, cứ cũ là phải phá để xây mới. Vì vậy,
chúng ta phá đình, chùa và phá những pho tượng cổ có giá trị hàng trăm,
thậm chí nghìn năm. Điều đó nằm trong quy luật của Đức Phật Thích Ca đã
nói từ lâu, đại ý rằng: Sẽ đến một thời kỳ mạt pháp, có nghĩa là sẽ có
một thời kỳ mà đình chùa bị phá, sau thời kỳ mạt pháp là thời kỳ hưng
thịnh. Chính hiện nay là thời kỳ hưng thịnh, vì vậy chúng ta mới có cuộc
triển lãm này.
Qua
những cổ vật này, chúng ta có thể nhận biết được sự phát triển đạo Phật
ở nước ta và các nước khác trong khu vực. Đạo Phật đóng vai trò thế nào
trong sự phát triển của một quốc gia ?
- Trí
giả của hành tinh đã từng ca ngợi đạo Phật. Ví dụ nhà khoa học lỗi lạc
Albert Einstein từng nói: Tất cả những sự phát minh của loài người ở thế
kỷ 20 đều nằm trong quy luật của đạo Phật. Cũng như ông đã từng nói
loài người của thế kỷ 21 và những thế kỷ tương lai là sự kết hợp giữa
khoa học và tôn giáo.
Phật
giáo du nhập từ Ấn Độ vào Đông Nam Á và ở nước ta đạo Phật đã tiếp
nhận một cách có chọn lọc. Theo ông, những cổ vật Phật giáo của Việt Nam
có đặc trưng gì so với các cổ vật cùng chủng loại của các nước Thái
Lan, Mianma hay Lào?
- Mỗi
một vùng văn hóa, mỗi quốc gia khi tiếp nhận đạo Phật đều thấm đẫm vào
dân tộc mình và lúc đó được các nhà điêu khắc thể hiện bằng tượng,
chuông.... Mỗi một tượng phật đều mang giá trị pháp lý, tinh thần, tư
tưởng của đạo Phật.
Tuy
nhiên, tính đa dạng cũng rất rộng, rất lớn. Vẫn là pho tượng Quan Âm,
tượng Thích Ca, nhưng ta vẫn thấy muôn hình vạn trạng được thể hiện.
Nhưng cái gốc phật tại tâm vẫn là cái cốt lõi.
Thói
quen hưởng thụ văn hóa mỗi vùng khác nhau nên khi nhìn vào các pho tượng
thì chúng ta biết pho tượng nào của Việt Nam, pho nào của Ấn Độ. Nhưng
hình dạng, sắc tướng, hoa văn mỗi tượng có khác nhau đôi chút. Tượng ở
Việt Nam có hoa thị, hoa sen và một số loài hoa khác để tạo hoa văn
nhưng Ấn Độ, hoa sen trong tượng Phật có dáng dấp khác.
Hiện
nay, công việc trùng tu lại chùa đang làm mất đi những cổ vật, hiện vật
của Phật giáo rất quý hiếm, ông nghĩ sao về điều này?.
- Bảo
tồn cổ vật Phật giáo, chúng ta vẫn thua các cụ. Chất liệu của các cụ
ngày xưa dùng tạc tượng phật đã được suy nghĩ là sẽ bảo tồn nghìn năm
sau, đó là chất liệu như đồng, vàng… Gần đây, có những nhà phật học đã
tìm đến ngọc hoặc đá quý vì giá trị của nó trường tồn với thời gian.
Hiện
nay, một số địa phương tu bổ đền, chùa nhưng lại xóa bỏ cái cổ, xây cái
mới. Đó là quy luật phát triển ở trình độ thấp. Chúng ta đổi mới thì sự
quản lý chưa cập nhật được với sự biến đổi của thời cuộc nên hàng nghìn
ngôi chùa bị tu sửa mới, mà người dân không biết bị mất đi cái cổ. Họ
chỉ biết ngôi chùa mới đó to đẹp hơn thôi.
Khi
tu sửa chùa chiền, họ dùng những nguyên liệu hết sức thô sơ, phản cảm.
Có những pho tượng mà sơn son thiếp vàng thì mất hết linh khí của pho
tượng ấy.
|
Nhà sưu tầm Dương Phú
Hiến cho biết: “Triển lãm trưng bày hơn 300 hiện vật, trong đó có hơn
100 hiện vật của Việt Nam, số còn lại đến từ các nước trong khu vực do
giao lưu văn hóa mà có”. |
|
Tương Phật tổ nhập niết bàn, thế kỷ 12 – 13 đời nhà Lý. |
|
Chiều cùng ngày, triển
lãm Nhiếp ảnh Phật giáo diễn ra tại 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Triển lãm
trưng bày 130 bức ảnh màu và đen trắng của câu lạc bộ Nhiếp ảnh Viên
Minh – đạo tràng Chân tịnh Hà Nội và một số nghệ sĩ nhiếp ảnh khác. |
Theo: vietnamnet.vn