Đời như nước mắt biển khơi Người như chiếc lá ngược xuôi miệt mài Như còn tiếc cuộc tỉnh say Tiếc trăng đáy nước, tiếc nguời trong tranh Dẫu còn sanh tử lộn quanh Xin đừng chậm bước, ngại ngần phút giây Hãy tìm nhau cuộc sum vầy Hành trang là trái tim đầy thương yêu
Nếu như có người hỏi bạn từ đâu đến, bạn sẽ trả lời như thế nào? Nơi ấy có phải là chỗ ta sinh ra, nơi ta đang sống, hay là xứ sở mà mình có quốc tịch? Thật ra câu hỏi ấy cũng không đơn giản như ta nghĩ phải không bạn?
Tôi rút ra điều đó và chắc chắn như thế sau khi xem tập sách ảnh Chùa Việt Nam hải ngoại của tác giả Võ Văn Tường và Từ Hiếu Côn (NXB Hương Quê - Hoa Kỳ) in vào dịp Đại lễ Vesak PL.2558, DL.2014.
Bước đầu trên con đường tỉnh thức là trở về có mặt trọn vẹn với giây phút hiện tại. Nhưng có một điều cản trở khiến chúng ta khó trở về được với những gì đang thật sự có mặt, đó là những mong cầu của mình.
Với đề tài "Di sản văn hóa Phật giáo VN", nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trong buổi nói chuyện chuyên đề hàng tháng tại chùa Phật học Xá Lợi (Q.3, TP.HCM) diễn ra chiều 1-11 đã bàn đến vấn đề “nóng” là linh vật (sư tử).
Gia đình chị ở cách chùa một con sông, khoảng cách đó không xa lắm nên khi chuông chùa điểm hay tiếng gõ mõ đều có thể nghe. Trừ mùa mưa, vì mưa át tiếng chuông, át luôn tiếng mõ. Những đêm nước lên cũng chỉ có thể nghe tiếng nước suối chảy. Nhưng trong tâm thức của con người, biết không tức là có. Văng vẳng từ phía bên sông vẫn là tiếng chuông cõi Phật.
Đoàn Phật tử Việt Nam vừa được Sư cô Diệu Hiếu - Supetteyya (hiện đang theo học Tiến sĩ Phân khoa Vipassana - Trường Đại học Phật giáo Quốc tế Yangon, ITBMU) hướng dẫn đến Myanmar tham dự lễ Kathina và hành hương từ ngày 7 đến ngày 14-10 vừa qua.
"Thật là tuyệt vời, tuyệt lắm! Ở Miến Điện chúng tôi hành thiền bằng cách quán sát những bộ xương. Điều này rất tốt, nhất định chúng ta phải có được một bộ xương! Nào tiếp tục câu chuyện đi anh bạn. "
Tôi khoác áo lam và cảm thấy mình trở nên trang trọng hóa. Phát hiện chiếc áo lam tuy thẳng nếp và thơm tho, nhưng dường như đã cũ lắm rồi, tà áo, vai áo, gấu áo… tất cả đều có dấu khâu vá chìm, chứng tỏ người mặc hoặc người chăm sóc cho chiếc áo này cũng khéo léo tỉ mỉ lắm.
Vào thứ bảy 01/11 Tu viện Phật giáo lớn nhất Hồng Kong , Po Lin sẽ tổ chức một hội thảo về những tư tưởng của Zhao Polin, một cư sĩ Phật giáo người Trung Quốc có sức ảnh hưởng nhất trong thời hiện đại. Buổi hội thảo sẽ có hai phần, 9:00-12:30 và 14:30 -18:00, diễn ra tại khách sạn Regal Airport.
Các tin đã đăng: