Đôi điều trao đổi về nghi lễ cúng tất niên
11/01/2022 17:21 (GMT+7)

Việc chuẩn bị mâm cơm cúng cho ông bà tổ tiên, hoặc cúng làng cúng xóm, vào những ngày tết là một trong những việc hết sức quan trọng, vì nó thể hiện tấm lòng thành kính của chúng ta đến các bậc bề trên đã khuất mặt. Vào dịp tết, một trong những điều quan trọng mà chúng ta cần phải chú ý đó là mâm cơm cúng phật, thần và gia tiên, mặc dù phong tục thờ cúng ông bà đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về việc bàn cúng như thế nào cho đúng, đặc biệt bữa cơm tất niên theo quan niệm của ông bà ta bữa cơm tất niên là một trong những bữa cơm quan trọng nhất trong những ngày tết, bữa cơm này dùng để tri ân các vị thần linh đã giúp đỡ bảo vệ gia đình cả năm qua, đồng thời gởi lời cầu nguyện tốt lành trong năm mới, mong các bậc bề trên chứng giám. Trên cùng trước khi cúng tất niên mọi người thường dọn bàn thờ thật sạch sẽ.

Cúng tất niên chay hay mặn?

Người theo đạo Phật thì thiết lễ hương đèn, trai chay hoa quả tươi tắn trang nghiêm. Còn tất niên cúng ''mặn'' thì cung cấp bài biện các loại trái cây hoa tươi trên đó, tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm sẽ có những món khác nhau, nhưng về căn bản mâm cơm tất niên không thể thiếu như: cơm, thịt heo, dưa hành, bánh chưng hoặc bánh tét đi cùng, những thứ này khi đặt trong mâm cơm cúng ngày tết cuối năm, thì mỗi măm sẽ được đủ đầy sung túc, hạnh phúc, các thành viên trong nhà luôn yêu thương, hòa thuận với nhau. Nên nhớ sự kiện thịt heo dưa hành không thể thiếu trong mâm cơm cúng tất niên, vì trong không khí nó thể hiện sự hài hòa âm dương để mọi việc phát triển cân bằng, một số lưu ý khi cúng tất niên phải chuẩn bị nhang đèn, vì nhang đèn được xem là sự kết nối âm dương, nhờ nó mà người khuất núi nghe được lời cầu nguyện của người còn sống, còn những chiếc đèn tượng trưng cho sự hiện diện của mặt trăng mặt trời. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ luôn được bảo vệ và chở che, mâm ngũ quả ngày tết cũng cần được chú ý để giúp gia đình đón được nhiều tài lộc vào năm mới, những loại trái cây phổ biến cũng được bày lên mâm ngũ quả ngày tết đó là chuối, bưởi, mãng cầu..., mâm trái cây thể hiện sự may mắn của con người, với ngụ ý cầu mong cho gia đình luôn an vui, thuận hòa hạnh phúc.

Cúng tất niên ở xóm làng

Có một điều tối quan trọng và mệnh hệ nhất trong lễ cúng tất niên ở gia đình hoặc tất niên ở xóm, thôn..., trước tiên là phải viết lời khấn nguyện một cách đúng đắn, trang trọng và rất đầy đủ về cách dùng chữ nghĩa, nhất là cung cách xưng hô khi dâng lời khẩn nguyện đến các bậc thần linh. ví dụ: phần dâng lời thưa kính để bị thiếu sót đi danh tánh một vị thần nào đó là điều thất lễ nghiêm trọng, không nên, nó từa tựa như chương trình tổ chức đời thường vậy, giới thiệu hết mà trừ ai đó ra, chắc chắn người bị bỏ sót họ sẽ không hài lòng, sinh ra quỡ trách..., nếu ai chưa am hiểu hoặc hiểu mơ hồ về điều này thì nên tìm hiểu, hỏi đến các cụ thành thạo về nghi lễ, nhờ họ chỉ giáo và hướng dẫn rạch ròi, đừng để nhận biết muộn cái sai sót hệ trọng đó sẽ khiến cho tâm lý mình cứ bồi hồi nặng nề lo lắng mãi..., thêm nữa,chọn người cao tuổi đứng chủ lễ tất niên, vị đó phải mặc áo dài khăn đóng, đúng mực quốc phục Việt Nam. Nếu cúng tất niên tổ chức ở xóm thôn là phải có chương trình hành chánh đàng hoàng, chẳng hạn sau khi cúng xong, lên bàn ăn, khi hội tụ đông đủ, là phải có bài tuyên bố lý do thay lời chào hỏi thưa chuyện cùng mọi người, nói về ý nghĩa thiêng liêng lễ cúng tất niên nhằm: ''ôn cố tri tân'', các cụ xưa thường bảo:'' tiếng chào cao hơn mâm cổ'' là vậy, nên nhớ rằng: cúng tất niên không phải cốt để ăn no uống say, hát ca la lối ỏm tỏi cho xóm làng biết ta..., vì đây là nhân cách nếp sống văn hóa tâm linh, vừa là dịp để truyền trao tâm thức cội nguồn cho con cháu đời sau, đến lúc nhập tiệc có chương trình phụ diễn văn nghệ vui chơi lành mạnh thỏa thích cho thăng hoa tâm hồn để cùng đón một mùa xuân mới yêu thương và tràn đầy tính nhân văn cao quý của dân tộc Việt Nam ngàn đời.


Lê Đình 

 

Các tin đã đăng: