Không Có Gì Là Vĩnh Viễn
09/04/2016 09:27 (GMT+7)

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống ở một thôn nọ gần gia đình một vị Bà La Môn. Người này sinh được cô con gái không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh hoạt bát, ít người sánh kịp. Tuy nhiên khi đến độ 14, 15 tuổi, con gái vị này bỗng dưng đổ trọng bệnh, không thể chữa trị khỏi và cuối cùng đã chóng qua đời.

Cha mẹ vốn hết mực yêu thương cô con gái độc nhất này, yêu còn hơn bản thân mình, bởi vậy mà họ rất đau khổ. Không thể tả xiết nỗi đau của hai người đó, ngày nào họ cũng khóc than thương con gái, đau đớn quá đến nỗi tưởng hừng phát điên. Ngày nào hai người cũng chạy khắp nơi trong vô vọng.

Một hôm tình cờ cặp cha mẹ đau khổ này đến nơi Phật Đà cư trú, vừa nhìn thấy Đức Phật, tinh thần họ bỗng chốc tỉnh táo khẳn, vội hướng Phật hành lễ.

Tiếp đó người cha buồn rầu tâm sự: “Tôi không có con trai, chỉ sinh được mụn con gái, thương yêu nó như châu, như ngọc. Con gái là niềm vui vô tận của cha mẹ. Vậy mà bỗng lâm trọng bệnh, chết trước mặt tôi, kêu không tỉnh, gọi không đáp, mắt nhắm, thân lạnh, ngừng thở. Tôi gào Trời chẳng ứng, kêu Đất chẳng linh, trong tim buồn khổ không sao tả nổi, mong Phật Đà giúp tôi thoát khỏi nỗi khổ này”, giọng vị Bà La Môn nghẹn ngào, vừa nói vừa khóc nấc lên, khiến ai ai xung quanh cũng đều mủi lòng thương xót.

Phật tổ bèn nói với người cha đang đau khổ này rằng: Thế gian có 4 thứ không thể tồn tại vĩnh viễn:

Thứ nhất: Vạn sự đều vô thường

Tức là nói, phàm là tất cả sự vật đều không thể tồn tại vĩnh hằng, bất biến, bảo vệ nguyên vẹn hình dạng ban đầu. Vạn sự vạn vật từng giờ, từng khắc đều đang biến đổi, bản chất cũng từ từ thay đổi, cuối cùng sẽ tiêu tan. Ví dụ như thân thể của chúng ta, từng giờ từng khắc đang thay đổi, trải qua sinh, lão, bệnh, tử, cuối cùng cũng tiêu tan trong thế gian này. Đất đai, sông, núi, địa cầu, vũ trụ, từng giờ, từng khắc đang trải qua quá trình thành, trụ, hoại, không; sinh, trụ, dị, diệt.

Thứ hai: Phú quý mấy cũng không thể trường tồn

Có nghĩa là một người giàu sang phú quý thế nào, rốt cục rồi cũng suy kiệt. Tục ngữ có câu: “Không ai giàu ba họ” là vậy. Hi hữu lắm là khi đời đời hành thiện, tích đức mới có thể duy trì được vinh hoa, phú quý của tử, tôn. Nhưng những kẻ phàm phu nơi trần thế là con người đều không buông tâm tham lam, keo kiệt, không chịu bố thí, phú quý sẽ không thể trường tồn.

Thứ ba: Có hợp tất có tan

Lục thân, gia quyến ở cùng nhau, hoặc bạn bè thân thích thường qua lại, nhưng chắc chắn đến một ngày sẽ phải li tán. Cái đó gọi là “không có nhà không tan, chẳng có nước bất bại”. Vào thời đại càng về sau, con cái trưởng thành thường bỏ quê hương đi mưu sinh xứ người, bỏ song thân tại điền viên cố hương. Cho dù có được sống cùng nhau, cuối cùng cũng sinh ly, tử biệt.

Thứ tư: Người khỏe mạnh rồi cũng chết:

Cho dù có trẻ thế nào, thân thể cường tráng, cuối cùng cũng đến lúc phải chết, dù có thọ đến mấy, chung quy cũng phải chết. Bất cứ là ai, khi được sinh ra đều bị phán án tử hình vô thời hạn! Cái chết luôn rình rập ở mỗi người. Cho nên người đang sống phải sớm giải quyết xong đại sự sau khi chết, để sống cũng an mà chết cũng an, đó gọi là “Sớm nghe đạo, chiều chết cũng cam vậy!”

Rồi Phật Đà ngâm nga 4 câu sau:

Vạn sự đều sẽ kết thúc

Cao mấy rồi cũng phải hạ

Có hợp tất có li

Có sinh tất có tử

Vị Bà la môn đó sau nghi nghe xong lời Phật dạy xong, tâm lập tức được giác ngộ, cung kính vái lạy cảm tạ. Về sau người này gạt bỏ mọi tư tâm, nỗ lực tuy luyện khi trở thành Tì Khưu, cuối cùng đắc quả vị La Hán.

Câu chuyện trên đây rất ý nghĩa đối với những gì mà con người như chúng ta coi là “khổ”. Con người khổ vì không ngộ được rằng, trên thế gian không có gì là tồn tại vĩnh viễn, không có gì bất biến. Vạn vật đều đổi thay, sinh-ly-tử-biệt là lẽ thường tình, có đau khổ đến mấy cũng chẳng thay đổi được gì mà còn làm hại bản thân. Làm người muốn thoát bể khổ trầm luân đó, con đường duy nhất chỉ là hướng Phật mà tu luyện, đắc quả vị, đạt đến tầng khai công khai ngộ và từ bi.

Các tin đã đăng: