Xới lên lòng vị tha vì sự tồn vong của muôn loài
25/02/2014 15:14 (GMT+7)

Thầy Matthieu Ricard, một nhà sư người Pháp cư trú tại tu viện Shechen ở Nepal, là tiến sĩ di truyền học phân tử và là người điều hành 130 dự án nhân đạo thông qua tổ chức Karuna-Shechen do thầy sáng lập. 

Dưới đây là bài viết thể hiện quan điểm của người hạnh phúc nhất thế giới kêu gọi lòng vị tha vì sự tồn vong của muôn loài.

"Hợp tác", nhà sinh vật học tại Đại học Harvard, Martin Nowak đã viết, là "kiến trúc sư của sự sáng tạo trong suốt quá trình tiến hóa, từ các tế bào đến các sinh vật đa bào, các đụn kiến, các ngôi làng và đến các thành phố".

Vì nhân loại ngày nay đang cố gắng giải quyết các thách thức toàn cầu mới nên chúng ta cũng phải tìm cách thức mới để hợp tác. Cơ sở cho sự hợp tác này phải là lòng vị tha.


Tranh: Mẹ Trái Đất

Mong muốn giúp đỡ người khác mà không cần xem xét cho chính mình không chỉ là một lý tưởng cao cả. Vị tha làm tăng chất lượng và nâng cao ý nghĩa của cuộc sống chúng ta và của con cháu chúng ta, sự thật, sự tồn tại của chúng ta thậm chí có thể phụ thuộc vào nó. Chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc để nhận ra điều này.

Nhân loại phải đối mặt với ba thách thức đặc biệt to lớn: đảm bảo cho tất cả mọi người điều kiện sống tốt, cải thiện sự hài lòng về cuộc sống, và bảo vệ hành tinh của chúng ta. Sự phân tích quan hệ vốn-lãi truyền thống phải đấu tranh để hòa giải những yêu cầu này, bởi vì chúng trải dài các khung thời gian khác nhau.

Chúng ta lo lắng về tình trạng của nền kinh tế từ năm này sang năm khác, chúng ta cần xem xét hạnh phúc của chúng ta trong cả một đời, trong khi mối quan tâm của chúng ta đối với môi trường chủ yếu nhằm tạo lợi ích cho thế hệ tương lai.

Nhưng một cách tiếp cận vị tha lại đòi hỏi ít sự đánh đổi.

Một nhà đầu tư chu đáo sẽ không bao giờ dự đoán thiếu thận trọng đối với tiền tiết kiệm của khách hàng, mặc dù đạt được tiềm năng cho chính mình. Một công dân biết quan tâm sẽ luôn luôn suy nghĩ trước tiên về hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng như thế nào. Một thế hệ vị tha sẽ thực hiện việc chăm sóc hành tinh, chính xác là nhằm để lại một thế giới có thể sống cho con cái của họ. Lòng vị tha làm cho tất cả chúng ta tốt hơn.

Quan điểm về thế giới này có thể có vẻ duy tâm. Xét cho cùng, tâm lý học, kinh tế học và sinh học tiến hóa đã tuyên bố rằng con người về cơ bản có cùng một bản chất ích kỷ.

Nhưng nghiên cứu trong 30 năm qua chỉ ra rằng lòng vị tha thực sự tồn tại và có thể mở rộng ra bên ngoài họ hàng và cộng đồng vì lợi ích của con người nói chung và của loài khác.

Ngoài ra, người vị tha không phải chịu khổ vì những việc làm tốt của mình, trái lại, anh ta thường nhận được lợi ích gián tiếp từ chúng, trong khi người ích kỷ thường tạo ra sự đau khổ cho bản thân cũng như cho người khác.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một cá nhân có thể học được lòng vị tha. Khoa học thần kinh đã xác định được ba thành phần của lòng vị tha mà bất cứ ai cũng có thể phát triển như các kỹ năng lĩnh hội: sự đồng cảm (hiểu biết và chia sẻ những cảm xúc của người khác), lòng từ ái (mong muốn mở rộng hạnh phúc), và từ bi (mong muốn làm giảm sự đau khổ của người khác).

Xã hội cũng có thể trở nên vị tha hơn. Nghiên cứu về sự tiến hóa của các nền văn hóa cho thấy rằng giá trị con người có thể thay đổi nhanh chóng hơn cả hệ gen của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta muốn đem lại một thế giới biết quan tâm hơn, chúng ta phải đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của lòng vị tha và sau đó nuôi dưỡng nó giữa các cá nhân và thúc đẩy thay đổi văn hóa trong xã hội chúng ta.

Thuyết phục những người giàu có

"Một nhà đầu tư chu đáo sẽ không bao giờ dự đoán thiếu thận trọng đối với tiền tiết kiệm của khách hàng, mặc dù đạt được tiềm năng cho chính mình. Một công dân biết quan tâm sẽ luôn luôn suy nghĩ trước tiên về hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng như thế nào. Một thế hệ vị tha sẽ thực hiện việc chăm sóc hành tinh, chính xác là nhằm để lại một thế giới có thể sống cho con cái của họ. Lòng vị tha làm cho tất cả chúng ta tốt hơn".

Không nơi nào mà sự cần thiết để nuôi dưỡng sự nhìn nhận này rõ ràng hơn là trong hệ thống kinh tế của chúng ta.

Việc theo đuổi không thực tế sự tăng trưởng bất tận về số lượng đã đặt sự căng thẳng không thể chịu được lên hành tinh của chúng ta và gia tăng sự bất bình đẳng. Nhưng ngược lại sự tăng trưởng đó sẽ tạo ra các vấn đề khác; việc buộc người dân phải cạnh tranh vì sự giảm sút của cải và tài nguyên sẽ lây lan tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, và thậm chí cả bạo lực.

Vì vậy, một sự cân bằng phải được xảy ra: cộng đồng toàn cầu phải nâng 1,5 tỷ người thoát khỏi đói nghèo, trong khi sự thái quá của những người tiêu dùng giàu nhất thế giới gây đại đa số các suy thoái sinh thái phải được giới hạn.

Chúng ta không cần áp đặt thuế nhiều hơn để đạt được điều này, nhưng chúng ta có thể thuyết phục những người giàu có rằng việc theo đuổi không ngừng lợi ích vật chất vừa không bền vững vừa không cần thiết cho chất lượng cuộc sống của họ.

Khái niệm về "sự hòa hợp bền vững" có thể được thúc đẩy bằng cách công bố các chỉ số về cá nhân hạnh phúc và bảo vệ môi trường, cùng với dữ liệu GDP tiêu chuẩn. Chính phủ Bhutan, ví dụ, đã bổ sung thêm "của cải xã hội" và "tài nguyên thiên nhiên" cho người dân, ngoài con số GDP.

Chúng ta cũng có thể thiết lập một thị trường chứng khoán, cùng với thị trường chứng khoán truyền thống, là khái niệm được gọi là các tổ chức đạo đức, chẳng hạn như các doanh nghiệp xã hội, ngân hàng hợp tác, các cơ quan tín dụng vi mô, và các nhóm thương mại công bằng.

Một vài sáng kiến, ví dụ ở Brazil, Nam Phi, và Vương quốc Anh, đã tiến hành các bước nhỏ theo hướng này. Các bước nhỏ sẽ dẫn đến những thay đổi lớn.

Khi giá trị của lòng vị tha trở nên ngày càng rõ ràng hơn, cách tiếp cận mới này sẽ lan truyền qua nền kinh tế, mang lại lợi ích cho cả xã hội và hành tinh.

Matthieu Ricard 
Văn Công Hưng dịch


Theo GiacNgo

Các tin đã đăng: