An Bình Và Đạo Phật
27/02/2010 07:03 (GMT+7)

Tôi ngồi đó, lắng tâm để thấy những xáo động xoáy tròn, xoáy tròn mãi xung quanh, mà ở trung tâm vẫn lặng lẽ như một người quan sát... Kìa một cánh sớ bay lên. Đó bát hương bùng hóa. Nọ tiếng chuông khai thông... Thật kỳ lạ.....

Có những ngày lòng đầy phấn chấn và thấy cuộc đời thật đẹp.
Bình yên, một chút gì hứng khởi. Ngửi thấy mùi suôn sẻ ở đâu đó

Tự nhiên thấy an bình thế!!!!
Tự nhiên thấy hạnh phúc thế!!!!
Tự nhiên thêm cảm giác khi bước vào chùa thế.

Thế là bao tháng rồi không đặt chân vào chùa? Chăng hiểu sao mỗI khi bước vào chùa tôi lúc nào cũng thấy có một dòng năng lượng xuyên thẳng từ đỉnh đầu, lan toả xuống ngực, bụng, ùa vào đan điền và lùa xuống chân khiến cơ thể tan ra trong một cảm giác nhẹ nhàng khôn tả.

Tất cả đau đáu, nặng nề, bức bối dường như chỉ là một cơn gió thoảng qua cuộc đời. Thanh thản! Bình yên! Vô vi! Có trở thành Không, và Không chứa đầy Có! Ở đâu đó rất sâu trỗi dậy một thứ năng lượng mà chỉ khi định tâm sẽ có thể tỏa ra, bao bọc lấy thân tâm bằng thứ ánh sáng trắng tinh khiết, trong sạch đến không ngờ...

Khi ở Việt Nam tôi rất thích cảm giác được ngồi chờ ông đồ già viết sớ. Tôi tự hỏi liệu mình có nên học lại vài chữ để tự viết cho mình cánh sớ?! Tại sao không? Nhưng đứng đợi hết người này người khác, để thấy chỉ có cái ghế ngồi cũng tranh giành nhau, là một cái thú. Niềm hứng khởi vì thấy lạ quá....

Bước vào cửa chùa, một thế giới hoang tưởng như mơ. Nghi ngút khói, chen lấn, xô đẩy, hốt hoảng vì lạc người thân, lo lắng vì e bị móc túi, khó chịu vì người ngay cạnh khấn quá to, cáu kỉnh vì hương khói mịt mù, người vào lễ mà phờ cả người... Nhưng họ thanh thản thở phào, tươi rói vì đã hóa (đúng hơn là vứt vào lửa) những vàng, những cánh sớ.

Tôi ngồi đó, lắng tâm để thấy những xáo động xoáy tròn, xoáy tròn mãi xung quanh, mà ở trung tâm vẫn lặng lẽ như một người quan sát... Kìa một cánh sớ bay lên. Đó bát hương bùng hóa. Nọ tiếng chuông khai thông... Thật kỳ lạ.....

Tôi là người đứng giữa duy tâm và duy vật, lý giải những điều huyền bí của thế giới huyền ảo theo kiến thức khoa học hạn hẹp và những trải nghiệm của chính mình. Dạo này tôi hay lên mạng để tìm đọc về triết lý, đặc biệt là sách về đạo Phật. Muốn đào xới thế giới nội tâm cổ quái, lý giải các giấc mơ kỳ lạ đậm mùi huyền bí của mình , tôi đọc sách về Thiền, từ Thiền Trúc Lâm Yên Tử, cho tới Thiền Mật Tông Tây Tạng, từ Thiền Tĩnh cho tới Thiền Động.

Tôi thích đọc sách về Thiền, vì tính tôi nóng nảy nên tôi muốn chế ngự nó,. Một ngày nào đó có điều kiện và thờI gian, nhất định tôi sẽ học Thiền.

Tôi là một người Phật tử , sinh hoạt gia đình Phật tử từ bé nên muốn tìm hiểu về đời và đạo, những thế giới tâm linh mà khoa hoc không giải thích được, nhiều năm sau chợt ngộ ra một điều: sắc tức thị không không tức thị sắc, không trở thành có và có chứa đầy không, không và có luôn hoán đổi cho nhau, nếu giải thích những điều đó để cho ai hiểu có lẽ không có đủ thời gian, nếu ai đã từng đọc bài chú BÁT NHÃ TÂM KINH thì có lẽ sau này sẽ hiểu rằng: tìm kiếm bao nhiêu cũng vậy thôi, đời người dài lắm, chỉ một hơi thở, thì lúc hơi thở vừa dứt thì duy tâm và duy vật không còn nữa.

Đạo ở đâu?

Đạo ở trong lòng người!

Khi con người ăn giết thịt con vật để sinh tồn, để phải sống qua ngày, con người cho rằng làm như vậy là phải đạo.

Con người giết nhau vì mưu đồ, vì chiến tranh, thì bên chiến thắng cho rằng mình đã làm đúng, như vậy mới đúng đạo lý.

Vậy đạo ở đâu?

Vẫn ở trong lòng người, con người khi cảm thấy là đúng thì cho đó là đạo.
Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu bản thân mình sống tốt, chan hòa với mọi người, mọi người yêu mến mình thì đó mới là đạo,

Vào chùa nếu ai đã từng đọc 3 câu liễng:

- Câu 1 :(không nhớ)

- Câu 2 :khi ta chết đi, người khác sẽ lấy những gì ta để lại.

- Câu 3 :khi ta chết đi, ta chỉ mang theo được những gì ta đã cho.

Câu 3 cũng là một đạo lý, con người vẫn dựa vào những câu nói những đạo lý của ngươi xưa để lại để tự răng mình, như vậy con người vẫn sống trong đạo.

Trong ta có đạo, ngoài đạo có ta
Trong ta có pháp, ngoài pháp vẫn có ta....

Mình khuyên các bạn một điều, nếu tâm bất tịnh thì không nên đọc sách thiền, coi chừng phản tác dụng đấy, nhà mình có mấy chục cuốn, chưa nói tới kinh thuyết pháp.

Hãy tập yoga và thiền vì có liên quan mật thiết với nhau, nhưng yoga thi không thể khai thông tâm nhãn được.

Nếu có thời gian, hãy đọc kinh Phật, ví dụ: chú LĂNG NGHIÊM, chú ĐẠI BI, chú BÁT NHÃ, kinh Địa Tạng, kinh VU LAN, kinh DƯỢC SƯ, cuối cùng là kinh A DI ĐÀ.

Nếu bạn hiểu được mổi kinh mổi bài chú nói lên điều gì, liên kết lại với nhau, lúc đó bạn sẽ hiểu thêm một điều về duy tâm và duy vật, sắc tức thị không, không tức thị sắc.

Nhưng nói trước, nếu bạn đọc được 15 phút mà cảm thấy buồn ngủ thì xin chia buồn, bạn không có "duyên " với kinh kệ, hoặc là ngộ tính chỉ tới đó thui. Chúc bạn mau hết nóng tính.

SỐNG KHÔNG GIẬN KHÔNG HỜN KHÔNG OÁN TRÁCH
SỐNG MỈM CƯỜI VỚI THỬ THÁCH CHÔNG GAI
SỐNG VƯƠN LÊN THEO KỊP ÁNH BAN MAI
SỐNG CHAN HÒA VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐANG SỐNG

SỐNG LÀ ĐỘNG NHƯNG LÒNG LUÔN BẤT ĐỘNG
SỐNG LÀ THƯƠNG NHƯNG LÒNG CHẲNG VẤN VƯƠNG
SỐNG YÊN VUI DANH LỢI VẪN COI THƯỜNG
TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN

Sau khi tìm hiểu về thế giới tâm linh, mình tặng các bạn chữ này, vạn vật đều qui về chữ : "VÔ".

Nhuận Bình.

 

Các tin đã đăng: