Giáo dục Phật giáo xuyên văn hóa
21/02/2010 01:58 (GMT+7)

Vào tháng tư năm 2003, tôi lái xe đến địa chỉ của chùa Văn Hạnh. Tôi không nhìn thấy gì nhiều trên đường, nhưng khi lái xe qua cổng, tôi đã bắt gặp một bức tượng lớn của một người nữ bình thản và tự tại trong một khu vườn được chăm sóc rất đẹp. Đây là lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với Phật giáo.

Khi tôi ra khỏi xe, tôi để ý thấy một người đàn ông nhỏ bé dễ chịu trong bộ đồ xám xuất hiện từ một trong những tòa nhà. Ông ta không nói gì mà chỉ cười hiền hậu. Tôi bắt đầu nói với ông và hỏi xem có ai quan tâm đến việc học tiếng Anh không. Ông ra hiệu cho tôi chờ một lát và đi nhanh vào trong. Một lúc sau, ông trở lại cùng với một phụ nữ tốt bụng nhưng nghiêm nghị tên là Nga. Nga nói với tôi rằng, “sư thầy” của cô, tên là Tinman, vừa mới đến Mỹ ba tháng trước và không nói tiếng Anh. Tôi giải thích với Nga rằng tôi vừa có bằng sư phạm và có thể dạy tiếng Anh miễn phí. Nga nhìn tôi một cách ngờ vực. Tôi không phải người Việt Nam, Tôi không phải là Phật tử, và Tôi không yêu cầu tiền bạc…? Hôm đó chúng tôi lên kế hoạch sẽ gặp vào mỗi thứ bảy. Tôi có cảm giác rằng cô ấy không hi vọng sẽ gặp lại tôi.

Ảnh Tư liệu - Ảnh: Bảo Toàn

Dạy học

Vào buổi học đầu tiên, tôi mang theo những chữ cái nhỏ bằng nhựa, giấy, bút bi, bút chì và sách của trẻ em. Là một giáo viên cấp một, tôi được chuẩn bị để bắt đầu dạy tiếng Anh từ đầu với những gì căn bản. Nga đưa tôi vào một căn phòng lớn nơi Tinman đang đợi. Ông ta cười một cách lịch thiệp, nhưng tôi có thể nói rằng tôi đã làm ông ta sợ hãi. Tôi rải những chữ cái lên bàn và pha trộn chúng với nhau. Tôi nhìn Tinman và đề nghị ông sắp xếp lại các chữ cái theo trật tự. Tôi rất ngạc nhiên khi ông xếp các chữ cái trong giây lát! Ồ … chờ một chút, con người này đã biết một chút tiếng Anh rồi! Tôi nhận ra rằng có lẽ không phải kiến thức là cái Tinman thiếu, mà là sự thực hành và tự tin khi nói. Tôi để lại một cuốn sách của trẻ em cho ông và nói với ông rằng ông sẽ phải đọc cho tôi nghe vào tuần sau.

Thứ bảy tuần kế tiếp, Tinman gặp tôi ở khu để xe với quyển sách của trẻ em kẹp dưới tay. Ông chào tôi bằng câu “Hello” (xin chào) và ra hiệu cho tôi đi theo ông. Trên đường đến tòa nhà chính, ông đề nghị tôi dừng lại và chỉ vào một đoàn kiến đang diễu hành qua đường chúng tôi đi. Chúng tôi cẩn thận bước qua đàn kiến và đi vào trong. Chúng tôi học được rất nhiều hôm đó. Đây là ngày đầu tiên Tinman chỉ nói tiếng Anh và bài học đầu tiên của tôi về Phật giáo lòng tốt với mọi sinh vật.

Tai nạn

Chỉ một vài tháng sau khi chúng tôi bắt đầu học thì tôi bị một tai nạn nghiêm trọng. Mẹ tôi đi đến chùa để nói với Tinman rằng tôi sẽ không thể đến lớp trong một thời gian, vì tôi không thể đi bộ và di chuyển khó khăn. Lúc đó, không chỉ cơ thể tôi bị thương tổn, mà tinh thần của tôi cũng vậy. Tôi thất vọng khủng khiếp về tình trạng của mình. Tôi không thể đứng, đi bộ hay lái xe. Tôi phải thu hẹp trên xe đẩy, và lệ thuộc vào người khác. Tôi cảm thấy bất lực và vô dụng.

Nam giới và Nữ giới

Các thành viên của chùa Văn Hạnh cư xử tốt với người Mỹ. Theo các Thầy trong chùa thì giáo viên được kính trọng ở Việt Nam. Tôi được chào đón một cách nồng ấm vào cộng đồng và thường ngồi ở phía trước cùng với người lớn trong suốt các buổi tụng Niệm.

Tại một buổi lễ vài năm trước đây, tôi chạy tới Tintam, một trong những thầy tu vừa trở lại Mỹ sau chuyến thăm Việt Nam. Tôi đã rất vui khi gặp ông, và ôm chầm lấy ông, và nói chuyện với ông đầy hứng khởi trong vài phút. Rồi Tintam đi vào để chuẩn bị cho buổi lễ.

Khi tôi vào trong, một vài phụ nữ nghiêm nghị và lạnh lùng gặp tôi. Tôi phát hiện ra rằng không thể chấp nhận về mặt văn hóa khi tôi ôm hoặc ở phía sau cánh cửa đóng cùng với một thầy trong chùa. Việc là một người Mỹ không bỏ qua được việc tôi là một người nữ.

Ảnh tư liệu - Ảnh: Bảo Toàn

Về sau, tôi nói với các thầy về kinh nghiệm này. “Phong cách Mỹ” của tôi làm họ thấy thú vị. Tôi đã rất vụng về với đôi đũa cũng như với các khía cạnh khác của văn hóa Việt Nam. Tôi cố gắng ngồi với nam giới tại một buổi lễ, nhưng đã bị dẫn tới chỗ phụ nữ ngồi. Tôi đã hỏi to, “Tại sao?” Tại sao các vị Ni đi phía sau các vị Tăng? Tại sao Ni ngồi ở vị trí khác? Tại sao nữ giới bị đối xử khác với nam giới? Quan trọng hơn cả, tại sao không có Ni sống trong chùa Tăng? Tôi có bỏ qua gì không nhỉ?

Một ngày kia, một người đàn ông tên là Thiện Ngộ đưa tôi đi quanh chùa Vạn Hạnh. Ông chỉ cho tôi khu vực sinh sống và nghỉ ngơi của các Tăng sĩ gần đó. “Phật giáo rất quan trọng và chúng tôi không muốn bị hiểu sai,” ông nói. Tôi bối rối, nhưng tôi hiểu. Thậm chí một dấu hiệu nhỏ nhất của sự không đàng hoàng cũng làm vô hiệu mọi kết quả mà các Phật tử ở Mỹ phải rất cố gắng để tu luyện – một sự thể hiện đẹp đẽ và thuần khiết của triết lý Phật giáo.

Những thay đổi

Tại buổi hành lễ đầu tiên mà tôi tham dự hơn sáu năm trước đây, tôi để ý thấy chùa có ít hơn một nửa số lượng người bây giờ. Hầu hết những người tham dự là nam giới và nữ giới lớn tuổi người Việt. Kể từ đó đã có nhiều thay đổi. Một đôi uyên ương trẻ đi đến Tinman nhờ ông thực hiện nghi thức cưới cho họ. Họ là các Phật tử, nhưng nói tiếng Anh và đã lớn lên tại Mỹ. Tinman tạo ra một nghi thức cưới lai Mỹ/Phật giáo đầu tiên. Ông cố gắng kết hợp công việc hậu cần (logistics) và cách diễn đạt. Ông quan tâm đến việc thực hiện đúng nhiều đến nỗi ông thực hành nghi thức đó trong vài tuần. Một tuần trước ngày tiến hành nghi thức, tôi ghé chùa mỗi sáng trên đường đi làm để nghe ông đọc lại văn bản. Tôi chắc rằng từ “gold” (vàng) là từ tiếng Anh khó nhất đối với một người nói tiếng Việt bản địa.

Nghi lễ diễn ra một cách tốt đẹp. Đôi uyên ương thấy hài lòng. Họ không chỉ là cặp đầu tiên tiến hành nghi lễ bằng tiếng Anh tại chùa, mà còn là cặp uyên ương mới cưới đầu tiên được phép hôn trong dịp này.

Từ đó ngôi chùa phát triển rất nhanh. Số lượng Tăng sĩ Tăng từ một đến năm người, để đảm bảo có thể thâu nạp số lượng người tham dự (attendees) ngày càng Tăng. Vì số lượng Tăng nên không gian cần cho việc thực hiện nghi lễ cũng lớn hơn. Các nghi lễ bây giờ thường được tổ chức ở khu vực để xe. Quả là một cảnh tượng tuyệt vời khi nhìn khu để xe đầy các ghế.

Thành phần khán giả cũng thay đổi. Nhìn quanh đám đông, người ta sẽ thấy một nhóm người đa dạng hơn – người Mỹ không phải gốc Á châu cũng như người Việt, cả già lẫn trẻ. Tôi thấy điều đáng kể là một phụ nữ, TS. Karma Lekshe Tsomo, đã được mời đến diễn thuyết tại một buổi lễ như thế. Buổi lễ đã được thực hiện bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Thay đổi quan trọng nhất ở chùa là các Tăng sĩ. Họ có mặt để nói với bất cứ ai đến chùa tìm kiếm thông tin về Phật giáo và họ cũng có thể trò chuyện bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Tinman, vị Tăng sĩ tôi gặp lần đầu sáu năm trước – người đã cầm lấy cuốn sách của trẻ em mà không chế giễu, học chúng cẩn thận, và đọc cho tôi nghe – cũng đã có một vài thay đổi. Bây giờ, ông đến nói chuyện với sinh viên đại học về Phật giáo và ngôi chùa. Vào tháng 5 năm nay, ông nhận được bằng Thạc sĩ về Tôn giáo học tại Đại học phía Tây (UNiversity of the West) ở Los Angeles. Ông dự định tiếp tục theo đuổi việc học và tiến tới làm nghiên cứu sinh.

Chúng ta đi đâu từ đây?

Khi đứng ở hành lang của chùa cùng với TS. Karma Lekshe Tsomo và TS. Bahar Davary tại buổi lễ hôm đó, tôi nhận ra rằng chúng tôi không chỉ là một Phật tử, một tín đồ Cơ đốc giáo, và một người Hồi giáo, mà ba người phụ nữ thấy vui thích trong sự bầu bạn của nhau (three women enjoying each other’s company). Chúng tôi có thể không có tín ngưỡng giống nhau hay đồng ý với nhau về mọi điều, nhưng chúng tôi là những phụ nữ có thể đem lại sự đổi thay.

Từ ngày đó sáu năm trước khi tôi lần đầu tiên tự giới thiệu mình tại chùa Văn Hạnh, cuộc sống của tôi đã thay đổi theo hướng tốt hơn theo nhiều cách khác nhau. Tôi đã gặp gỡ những con người tuyệt vời và có những kinh nghiệm kỳ diệu (fabulous experiences). Nhờ mối quan hệ của tôi với các Phật tử Việt Nam, tôi đã gặp TS. Lekshe Tsomo đầy cảm hứng (inspiring Lekshe Tsomo), người mời tôi đến với hội thảo này.

Ảnh tư liệu - Ảnh: Bảo Toàn

Những điều này xảy ra như thế nào? Chỉ với một chút chủ động (inNitiative) và rất nhiều sự tò mò, tôi tiến đến chùa để xem có thể giúp đỡ như thế nào. Bước đi đó đã đưa đến một loạt đổi thay. Bài học rút ra là mỗi chúng ta, bất kể với kỹ năng hay nền móng nào, đều có tiềm năng để thay đổi bên trong chúng ta. Đặc biệt, mong ước làm lợi cho người khác có thể mở ra nhiều cánh cửa. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ tiến về phía trước, mở lòng ra với những cuộc khám phá mới (new adventures), và trở thành tác nhân của sự thay đổi.

Elisa Cadwell (TN. Như Nguyệt chuyển ngữ) 

Giác Ngộ

Các tin đã đăng: