Vợ chồng diễn viên Trương Ngọc Ánh lễ Phật trong ngày cưới
I) Tổng quan về “Hôn Nhân” (An overview of “Marriage”) :
Hôn nhân theo tự điển nghĩa là sự liên hệ hỗ tương giữa một người nam
và một người nữ. Họ kết hợp với nhau theo một kiểu cách đặc biệt về sự
lệ thuộc vào nhau trên pháp lý xã hội với mục đích là cùng nhau tạo dựng
và duy trì gia đình. Trong hôn nhân thật sự, người chồng và người vợ
nghĩ nhiều đến những người trong gia đình hơn là nghĩ đến chính họ. Họ
hy sinh vì lợi ích của gia đình hơn vì lợi ích của chính cá nhân họ.
Trong đạo Phật, nếu chưa có đại duyên xuất gia thì không có gì sai trái
với việc kết hôn; tuy nhiên, việc lập gia đình phải được xem như là một
tiến trình của đời sống và Phật tử tại gia phải coi đây như là cơ hội
tốt cho họ thực hành những điều tu tập. Nhiều người đã biến đời sống hôn
nhân của họ thành một cuộc sống khổ sở vì thiếu sự cảm thông, lòng
khoan dung và kiên nhẫn. Nghèo không phải thực sự là nguyên nhân chính
dẫn đến cuộc sống không hạnh phúc ví hàng ngàn năm trước đây con người
vẫn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà không cần đến vật chất của cải
của thời đại hôm nay. Chồng và vợ lúc nào cũng phải tương kính lẫn nhau,
họ phải học cách chia sẻ những vui buồn trong đời sống hằng ngày. Tương
kính và cảm thông là hai thứ quan trọng nhất trong cuộc sống hạnh phúc
gia đình—According to the dictionary, marriage means a mutual
relationship of a man and a woman. They are joined in a special kind of
social legal dependence for the purpose of founding and maintaining a
family. In a true marriage, husband and wife think more of the
partnership or of their family than they do of themselves. They
sacrifice for the sake of their family more than for themselves. In
Buddhism, if you don’t have the great opportunity to renounce the world,
there is nothing wrong with getting marriage; however, marriage should
be considered as a process of life and should be treated as a good
opportunity for a lay Buddhists to put his or her cultivation into
practice. Many people turn their marriage life a miserable one due to
lack of understanding, tolerance and patience. Poverty is not really the
main cause of an unhappy life, for thousands of years ago people still
had a happy married life without that much materials of nowadays
society. Husband and wife need to respect each other at all times; they
also need to learn to share the pleasure and pain of everything in their
daily life. Mutual respect and understanding are extremely important
for a happy family life.
(II) Hôn nhân theo quan điểm Phật giáo (“Marriage” according to the Buddhist point of view):
Không có nghi thức làm lễ cho việc kết hôn trong giáo điển Phật
giáo, và chư Tăng thường tránh né không tham dự vào nghi thức cưới hỏi,
cũng không lấy gì làm ngạc nhiên vì nhấn mạnh của Đức Phật là cộng đồng
tu viện mà các thành viên phải tự mình tách rời khỏi cuộc sống thế tục
và những quan ngại của cuộc sống ấy. Hôn nhân thường được Phật giáo xem
như một phần của tiến trình sanh, lão, bệnh và tử, và cuộc sống gia đình
thường được các giáo điển Phật giáo xem như là làm cho con người liên
hệ tới một mạng lưới rối rắm dẫn tới khổ đau phiền não là không thể
tránh được. Hơn nữa, Ba la đề mộc xoa chứa đựng một đoạn văn như sau: “Nếu
ai trong Tăng đoàn hành sử như làm mai mối, mang một người nam và một
người nữ lại với nhau, hoặc cho mục đích kết hôn hay chỉ với mục đích
của một lần giao hợp mà thôi, thì vị Tăng ấy phạm tội phải nên sám hối
trước Tăng đoàn.” Dù vậy, việc chư Tăng được mời đi dự tiệc cưới
cũng rất thường. Nếu họ chọn đi dự tiệc cưới, họ nên tới đó tụng kinh
cầu an và hạnh phúc cho cái gia đình mới này. Tuy nhiên họ không nên giữ
bất cứ vai trò nào trong nghi thức cưới hỏi. Chư Tăng Ni phải nên luôn
nhớ rằng việc cưới hỏi là việc của thế tục nên phải được thực hiện bởi người thế tục.
Ngày nay một số giáo hội có chuẩn bị nghi thức cưới hỏi nhằm đáp ứng
nhu cầu và niềm tin của các Phật tử tại gia và khi chư tăng được mời đến
dự lễ cưới, họ thường nguyện cầu chúc phúc và thuyết giảng nhằm giúp đỡ
đôi vợ chồng mới. Tuy nhiên, dù có những cải cách, phần lớn chư Tăng Ni
có khuynh hướng nhận thấy rằng tham dự vào đám cưới là không thích hợp và vi phạm giới luật nhà Phật—There
are no canonical Buddhist marriage ceremonies, and Buddhist monks have
traditionally avoided participation in the process of marriage, which is
not surprising for the Buddha’s emphasis was on a monastic community
whose members should dissociate themselves from worldly life and its
concerns. Marriage is generally seen in Buddhism as part of a process
that leads to birth, aging, and death, and the household life is
commonly characterized in Buddhist texts as involving people in a web of
entanglements that inevitably lead to sufferings and afflictions.
Moreover, the Pratimoksa contains a passage stating: “If some of this
Samgha acts as an intermediary, bringing a man and a woman together,
whether for the purpose of marriage or for a single act of intercourse,
there is an offence of wrong-doing and that monk person should repent
before the assembly of monks.” Despite this, it is common for monks to
be invited to wedding ceremonies. If they choose to attend any wedding
ceremonies, they should selected Buddhist texts that pray for peace and
happiness in that new family. They do not however, play any role in the
ritual joining of the bride and groom in marriage. Monks and nuns should
always remember that wedding ceremonies as secular affairs of lay
community and should be performed by lay people. Nowadays a number of
Buddhist orders prepare wedding rituals in order to meet the needs and
belief of their laypeople and when monks are invited to attend such
wedding ceremonies, they usually provide blessing prayers and give
lectures to help the new couple. Despite these recent innovations,
however, most Buddhist monks and nuns tend to see participation in
weddings as inappropriate for monks and as a violation of the rules of
the Vinaya.
(III)Ý tưởng về hôn nhân trong Đạo Phật (The idea of marriage in Buddhism:
1) Hôn nhân hợp lệ—Legal marriage) :
Trong Phật giáo, không có sự khuyến khích về hôn nhân thế tục,
nhưng Đức Phật tán thán những cặp vợ chồng sống hạnh phúc với nhau. Đức
Phật cũng khuyên dạy các đệ tử tại gia làm sao có cuộc sống hôn nhân
hạnh phúc. Những bài giảng của Đức Phật về nền tảng đạo đức Phật giáo
trong xã hội trong kinh Thi Ca La Việt, phác họa mẫu mực căn bản trong
mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, nêu những bổn phận ràng buộc
với nhau, nhấn mạnh đến những khía cạnh thiết yếu của cuộc chung sống.
Theo Đức Phật, văn hóa tương hợp giữa chồng và vợ là một trong những yếu
tố đem lại thành công trong hạnh phúc lứa đôi, vì hôn nhân không đơn
giản chỉ là nhục dục và lãng mạn. Nhiều vấn đề hôn nhân phát xuất từ sự
thiếu khả năng của người hôn phối trong việc nhận thức những hy sinh
trong hôn nhân. Như vậy, giáo lý Phật giáo cũng nhằm mang lại an vui và
hạnh phúc, khuyến khích luân lý tình dục, thỏa mãn tâm lý và phúc lợi
vật chất cho cả chồng lẫn vợ—In Buddhism, there is no encouragement in
worldly marriage, but the Buddha praised for happy couples. The Buddha
also gave instructions as to how lay disciples could live happily in
marriage. The discourses of fundamentals of Buddhist social ethic in the
Sigalovada Sutra generally lays down the basic pattern of relationships
between husband and wife, parents and children, and emphasizing the
most essential aspects of their common life. According to the Buddha,
cultural compatibility between husband and wife was considered as one of
the factors of a successful married life. Marriage is not simply lust
and romance. Many of marriage problems arise from the inability to
sacrifice from both the husband and wife. Thus, Buddhist teachings also
promote enjoyment in life, moralization of biological needs,
psychological satisfaction and material well being of both husband and
wife.
2) Quan hệ tình dục trước hôn nhân—Premaritial sex:
Vào thời Đức Phật, Ngài không nói gì về việc sinh hoạt tình dục
trước hôn nhân, và không có luật nào nghiêm cấm những sinh hoạt này cho
người tại gia. Chúng ta có thể suy luận rằng nếu cả hai người trong cuộc
đều đến tuổi trưởng thành và đồng thuận việc này, họ hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những hành động của họ, miễn là việc làm của họ đừng làm
tổn hại tới người khác. Tuy nhiên, việc làm này bị nghiêm cấm nếu một
trong hai người này còn ở tuổi vị thành niên (vẫn còn dưới sự kiểm soát
của cha mẹ), và nếu việc này làm cha mẹ và những người trong gia đình
của người trẻ đó buồn phiền—At the time of the Buddha, He didn’t speak
specifically about premaritial sex, and there is no rule to prohibit
premaritial sex for lay people. We can infer that both parties are
consenting adults, then they’re completely responsible for their own
actions, so long as what they do doesn’t harm others. However, if one of
the people involved is under the age (still under the control of his or
her parents), and if having sexual intercourse with that person would
upset the parents and the family, then it’s prohibited.
(IV)Ý tưởng về “Hôn nhân” đối với chư Tăng Ni (The idea of “Marriage” for monks and nuns) :
1) Đức Phật dạy: “Tình yêu hôn nhân giữa người
chồng và người vợ dĩ nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc tạo lập
gia đình và xã hội. Tuy nhiên, người ta có xu hướng trở thành bị ràng
buộc quá nhiều vào tình yêu như thế và trở thành ích kỷ trong tình yêu.
Họ có thể không biết đến cái tình yêu rộng lớn hơn mà họ nên có đối với
tất cả chúng sanh.” Mặc dầu theo luật nhà Phật, Tăng Ni phải sống
đời độc thân. Họ có thể đã từng có gia đình trước khi xuất gia; tuy
nhiên, sau khi xuất gia họ phải từ bỏ cuộc sống thế tục—The
Buddha taught: “Conjugal love between husband and wife is, of course, an
important factor in forming the individual home and society. However,
people have a tendency to become attached too much to such love and
become selfish in their affections. They are apt to ignore the much
larger love they should have for all human beings.” Even though
according to the Buddhist laws, monks or nuns must live a celibate life.
They may be at one time married before they renounce their worldly
life, but after they become monks or nuns, they must renounce the
worldly life.
2) Chư Tăng Ni lập gia đình—Married monks and nuns:
a) Tại Nhật Bản vào thời Minh Trị Phục Hưng vào
khoảng giữa thế kỷ thứ 19, chính phủ muốn những người xuất gia lập gia
đình. Vì vậy mà bây giờ tại Nhật có cả hai dòng truyền thừa xuất gia độc
thân và xuất gia có gia đình cho cả Nam lẫn Nữ, và giới luật mà họ phải
trì giữ cũng khác nhau trong các truyền thống Phật giáo khác nhau: In
Japan, during the Meiji Restoration in the mid nineteenth century, the
government wanted the ordained ones to marry. Thus in Japan, there are
now both married and unmarried lineages of both sexes, and the precepts
they keep are enumerated differently from those of other Buddhist
traditions.
b) Chỉ trừ Bát Quan Trai giới là lãnh thọ trong một ngày,
còn tất cả những giới khác phải lãnh thọ suốt đời. Có những trường hợp
không đoán trước được, chư Tăng Ni không thể giữ giới được nữa, hoặc giả
không còn muốn thọ lãnh giới luật nữa. Trong trường hợp đó, chư Tăng Ni
có thể thưa với một vị thầy, hay chỉ cần nói với một người có thể nghe
và hiểu để xin hoàn trả lại những giới luật mà mình đã thọ lãnh là
được—In Japan, the monks’ and nuns’ precepts were altered during Meiji
Restoration in the mid-19th century, because the government wanted the
ordained ones to marry. Thus in Japan, there are now both married and
unmarried temple monks and nuns, and the precepts they keep enumerated
differently from those of other Buddhist traditions. Except for the
eight precepts that are taken for one day, all other precepts are taken
for the duration of the life. It may happen that due to unforeseen
circumstances, a monk or a nun may not be able to keep the ordination
any longer or may not wish to have it. In that case, he or she can go
before a spiritual master, or even tell another person who can hear and
understand, and return the precepts.
Thiện Phúc (Thư viện Hoa Sen)