Hôn Nhân Khác Tôn Giáo
31/07/2012 13:02 (GMT+7)

Hỏi:

Em năm nay 20 tuổi, anh ấy 23, em quen anh ấy đã được 3 năm, tình cảm giữa em và anh ấy rất mặn mà, anh ấy đang học computer science, nhưng có một chuyện mà hai đứa em luôn đau khổ: em là người đạo Thiên Chúa, nhưng gia đình anh ấy theo đạo Phật, có nhiều lần anh đã muốn công khai chuyện tình cảm của hai đứa nhưng không dám vì gia đình của anh ấy không chấp nhận anh quen với người có đạo, bản thân anh cũng là con út trong gia đình, cho nên bây giờ hai đứa em quen nhau cứ phải lén lút, điều này làm em buồn lắm, gia đình em khó lắm, không chấp nhận em kết hôn với người ngoại đạo, thậm chí anh ấy đồng ý theo đạo mà ba em cũng còn không chấp nhận, chúng em không thể xa nhau.

Bây chúng em phải làm sao để hai gia đình chấp nhận, bản thân anh là người rất có trách nhiệm, là đứa con ngoan trong gia đình, anh ấy sẵn sàng theo đạo nếu gia đình chấp nhận, nhưng mãi mãi gia đình anh ấy không chấp nhận thì chúng em sẽ phải xa nhau mãi mãi ư, đời em đã thuộc về anh ấy, em không hề hối hận những điều em đã làm, nhưng em phải làm sao để gia đình cho anh ấy theo đạo, chẳng lẽ em cứ chờ đợi mòn mỏi hoài vậy, em và anh ấy yêu nhau là một cái tội ư, bây giờ em phải làm sao đây? Xin chỉ giúp em vớị !

Em Ngọc, San Jose

 

Trả lời:

Chị xin tóm lược lại câu chuyện của em:

-- Em 20 tuổi, anh ấy 23.

-- Hai em quen nhau đã 3 năm, rất yêu nhau và đã có quan hệ như là vợ chồng với nhau 

-- Gia đình anh ấy đạo Phật, gia đình em đạo Thiên Chúa

-- Gia đình anh ấy << không chấp nhận anh quen với người có đạo >> và <<. anh ấy sẵn sàng theo đạo nếu gia đình chấp nhận, nhưng mãi mãi gia đình anh ấy không chấp nhận.

-- << Gia đình em khó lắm, không chấp nhận em kết hôn với người ngoại đạo, thậm chí anh ấy đồng ý theo đạo mà ba em cũng còn không chấp nhận. >>

 

Em Ngọc rất thương,

Phải nói thẳng một điều là cả hai gia đình, gia đình em và gia đình anh ấy của em, đều hẹp hòi, ích kỷ, không quan tâm đến hạnh phúc của con cái mà chỉ muốn chúng phải là những con cừu do mình chỉ huy, áp đặt, nếu chúng không làm đúng theo ý mình thì mặc kệ, cho chúng nó đau khổ. Họ không thèm quan tâm đến tình huống cặp tình nhân tre, quá yêu nhau, muốn sống chung với nhau nhưng phải lén lén lút lút, nếu người con gái có thai ngoài hôn nhân, rồi hậu quả sẽ ra sao, liệu mầm sống mới chưa kịp mở mắt chào đời kia có vì sự khắt khe của ông bà nội, ông bà ngoại mà đành trôi theo bàn tay nạo thai mà ngậm hờn dưới lòng cống không?

Tuyệt đỉnh của tôn giáo là CHÂN THIỆN MỸ. Nhưng khi tôn giáo đã gom lại thành tổ chức thì đôi khi lại nẩy sinh ra những hạng người cuồng tín, làm những điều khiến cho tôn giáo của họ trở thành biến thể, đi xa cái chân thiện mỹ, mà trở thành một hình thức giống như là phe pháị Phe này muốn lấn lướt phe kia, tự cao về phe mình, không nghiên cứu giáo lý của tôn giáo khác để nhìn thấy được cái tuyệt đỉnh, cái CHÂN THIỆN MỸ mà giáo chủ của họ đã vì những điều đó mà hình thành tôn giáo của họ. Trái lại, cứ như con ếch ngồi dưới đáy giếng, nhìn lên thấy bầu trời nhỏ hơn cái chiếu, tưởng rằng chỉ có đạo của mình là hay nhất, không biết gì về các đạo khác, thậm chí, do không hiểu biết, đôi khi nói những điều vô căn cứ, hoang đường, thành ra như là nói xấu đạo khác vậỵ 

Căn bệnh trầm kha này đã và đang gây tai họa cho nhân loại qua các cuộc thánh chiến. Chỉ khi nào, hoặc là mọi người đều nghiên cứu thêm về các tôn giáo khác để hiểu biết và thông cảm nhau hơn, hoặc là không nghiên cứu thì cứ nên tôn trọng sự tự do tôn giáo, tự nhủ rằng vì mình thiếu hiểu biết, không thấy cái hay của các tôn giáo khác không có nghĩa là đạo khác xấu, mình có bổn phận phải << cứu vớt >>. Đừng nghĩ rằng chỉ có riêng những người theo tôn giáo mình là <<có đạo>>, còn các người không theo đạo của mình thì gom chung thành << người ngoại đạo >> cần được giáo dục để << theo đạo >>. Điều này phải cần đến sự tận tâm giảng dậy của các vị linh hướng có tinh thần cởi mở, hiểu biết rộng, và có tấm lòng từ bi, bác ái, thương xót cho cái kiếp người vốn đã đầy nỗi thống khổ, không nên lợi dụng tôn giáo để quàng thêm vòng dây kẽm gai lên đầu lên cổ tuổi trẻ nữạ

Các em nên cố gắng học hành chăm chỉ để kiếm được việc làm, thoát được ảnh hưởng của gia đình về mặt kinh tế, rồi sau đó, hãy can đảm trình bầy hoàn cảnh thực sự của hai em, là hai em không thể xa nhau được, yêu cầu hai bên cha mẹ tác thành, nếu không, các em đã lớn, các em cũng có bổn phận đối với chính mình, các em có thể tự định đoạt đời các em.

Về việc đổi đạo, chị nghĩ rằng nên giữ sự tế nhị và hợp lý, không nên đem hôn nhân làm một áp lực bắt người khác đổi đạọ Hai em nên đạo ai nấy giữ.  Sau này, khi hai em sống chung, chính cung cách sống của các em sẽ nói lên tính ưu việt của tôn giáo mà các em chịu ảnh hưởng. Từ đó, tùy theo lòng kính quý của mỗi em đối với từng tôn giáo, các em vẫn còn dư thời giờ để đổi đạo, nếu muốn. Sự cưỡng bách không thể thấm sâu vào lòng người, mà lại phát sinh ẩn ức. Để xứng đáng đi vào lãnh vực tâm linh, mỗi người phải có tấm lòng thành khẩn, bước những bước hân hoan, tâm hồn sung mãn với những tư  tưởng khai phóng, không phải là những bước lầm lũi tủi hờn vì bị ép buộc

Thân chúc các em mọi điều tốt đẹp.
Thuần Nhã

 

From:   "Trí Đạt" <giacngogiaithoat@h...> 

Date:  Sun May 4, 2003  9:33 pm
Subject:  Go*? rối to* lòng...... thoòng !

 

Hello all Hoasen:

Bà Thuần Nhã gở rối rất hợp với ý của TrD, rất có tình có lý:

1/ Tôn giáo phải là một sự cảm thông, và nối kết. Bất cứ tôn giáo nào thì cái thiên chức phải làm cho con người được hạnh phúc, và bớt đi những đau khổ của đời sống từ thân tới tâm vốn đã bức bách nhiều trên kiếp nhân sinh.

2/ Hai người yêu nhau nói trên, cả hai đều đã ngoài 20, đã trưởng thành thì họ có quyền chọn lựa lối sống, và họ có quyền tự quyết định cuộc đời mình. Những lời khuyên, hay sự cấm đoán của cuộc hôn nhân của cha mẹ hai bên thì chỉ là những lời khuyên không hơn, không kém. Quyền quyết định vẫn thuộc về của đôi trẻ...

3/ Một vấn đề lớn là: cả chàng và nàng đã quen thuộc sống trong vòng gia phong, lễ giáo nên liệu họ có can đảm vượt qua cái khuôn đúc đã nhồi nắn tư tưởng của họ từ nhỏ đến lớn chăng. Điều này rất khó, tuy nhiên có thể làm được bằng sự dũng mảnh, can đảm. Gia phong, lễ giáo là gì ? Theo TrD thì chẳng qua tập tục lâu đời theo khuôn mòn lối cũ của con người đặt ra lâu ngày trở thành định kiến. Thuận theo đó thì người ta thấy thoải mái sống, còn ngược lại thì lại mang mặc cảm tội lỗi, hay là thấy "không phải đạo". 

Tóm lại vấn đề là chàng và nàng có can đảm đổi lại cái quan niệm sống đã hằn sâu trong tư tưởng của họ hay không ? Nếu họ không làm được điều này thì cả trăm bài gở rối tơ lòng thòng của bà Thuần Nhã cũng chịu thua, đi tàu suốt mà thôi.

Nói đến đây TrD là nhớ quyển tiểu thuyết "Lạnh Lùng" của Nhất Linh. Nhân vật chánh trong tiểu thuyết là người thiếu phụ trẻ goá chồng, nhưng vì mấy chữ "Tiết Hạnh Khả Phong", cũng vì bị khuôn đúc trong vòng lễ giáo, mà "cắn răng" không dám bước thêm bước nữa, dù sự đòi hỏi của con tim, và... cuồng nhiệt như thế nào thì cũng rán mà chịu vậỵ  Trong thời đó, nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã đưa những tư tưởng mới thật độc đáo để cải tiến cái xã hội cổ xưa của VN thì quả là một cuộc thử thách lớn lao vậy.   Tr D

 

From:  nguyentd26" <nguyentd26@yahoo.com>
Date:  Fri, 09 May 2003 21:04:20 -0000 
Subject:  Gỡ Rối Tơ Lòng...Thòng
 

Câu trả lời của chị Thuan nha rất là tế nhị, lý tình đều tốt cả, nhưng mọi người mà hiểu được cái Lý lẽ đơn giản đó thì thiên hạ đã thái bình. Cái cảnh mẹ chết rồi, con trai nghe lời vợ đi cắm thánh giá hay mời cha để làm phép thì rất nhiều... những cảnh giống như vầy xảy ra rất là thường. Cha việt, cha mỹ gi cũnng thế mà thôi!

MỘT CÁCH THUYẾT PHỤC VÀO ĐẠO 

Một mục sư tuyên úy của quân đội chiếm đóng Hoa Kỳ ở Iraq đã nghĩ ra được một cách thuyết phục binh sĩ theo đạo của ông ta. Nhận thấy nhiều binh sĩ đã lâu không có nước tắm, ông hứa sẽ cho bất cứ người nào chịu rửa tội vào đạo được bơi lội, tắm táp trong bồn nước 2,000 lít do ông quản thủ. URL: vietbao.com 

Phận làm con, làm cha thiên hạ mà hành sử như kẻ bất lương, đạo làm người còn không có chỗ đứng huống chi là cứu độ nhân thế. Thật uổng cho thân làm người mà lòng lại là thú.   

Cái đạo lý làm người chính là cái giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn mà không cần báo đáp đền ơn hay bắt buộc phải trả ơn đó mới chính là đạo làm người. Cái lý lẽ đơn giản như thế mà như ngu như điếc vậy mà làm thầy đời. Oh hô, thật là đáng thương đáng thương 

Lại có nhưng người thường nói: "Ðạo nào cũng tốt, theo đạo nào cũng được" Người có thể nói câu này thật là người chỉ biết cái lợi cho mình trước mắt mà nói cho đẹp lòng nhau.  Nói xin lỗi, cái quần đang mặc trên người cũng là sản phầm của sự chọn lựa. Sự chọn lựa chính là dùng mắt để nhìn, dùng tay để sờ, dùng trí phán đoán kích thước, màu sắc, chất vải thô sơ, nhãn hiệu,  thậm chí trong đầu còn suy nghi tới mặc quần này với áo nào hợp......Chỉ mua cái quần thôi mà trong đầu đã có biết bao điều so lường nghĩ tính. Thế thì đạo nào cung tốt, theo đạo nào cũng được chỉ là lời dua nịnh. 

Ðạo rất là nhiều, chẳng phải chỉ có đạo Phật, đạo Chúa, cái hay là cái biết chọn, biết lựa, biết phân biệt đâu là chánh tà thì mới không uống một kiếp nhân sanh. 

Tôi có đọc bài viết này của thầy Thích Như Ðiển  cũng có vài điểm rất là hay, nay post lên đây để mọi người cùng đọc:. 

Ðối với Ðạo Phật, Ðức Phật quan niệm rằng: "Không có sự phân biệt Tôn giáo và giai cấp, khi trong máu người cùng đỏ và nước mắt người cùng mặn". Lời dạy ấy chứng tỏ rằng: Ðối với Ngài hay đối với Ðạo của Ngài - Ngài không phân biệt ai cả. Ai tin thì theo Phật, ai không tin Ngài cũng không sao. Câu nói ấy cũng chứng tỏ rằng: Ngoài Ðạo Phật, Ngài còn công nhận nhiều Ðạo khác nữa. Trong khi đó những Ðạo khác có tính cách cực đoan hơn, chỉ biết công nhận Ðạo của mình, còn những ai không tin mình đều là Ngoại Ðạo cả. Từ đó mới phát sinh ra chuyện khó khăn giữa một chàng trai Phật Tử đã quy y Tam Bảo đi yêu một cô gái theo đạo Thiên Chúa. 

Cuộc tình nào cũng đẹp nhưng cũng lắm đắng cay. Nếu chỉ có hai người không thì họ đã tự quyết định rồi; nhưng ngặt còn cha mẹ của hai bên và còn chuyện tương lai của con cái nữa. Có nhiều cuộc tình rất đẹp; nhưng đến ngày cưới lại tan vỡ, vì bên này không chấp nhận lễ nghi bên kia, hoặc bên kia không chấp nhận lễ nghi bên này. Thật ra thì Phật Tử chưa hiểu Ðạo vẫn có người cực đoan, mà con Chiên của Chúa cực đoan cũng không phải là ít. 

Ðiều mà người Phật Tử phải nhớ là đã quy y Phật, Pháp, Tăng rồi thì dầu cho không gian và thời gian có thay đổi cũng không được quyền thay đổi Ðạo của mình. Ðổi Ðạo tức là đã phạm vào những giới mà mình đã phát nguyện lúc quy y Tam Bảo. Và Phật Giáo cũng không bắt buộc một người nào theo Ðạo của mình dưới bất cứ một hình thức nào cả. 

Một vị Tăng sĩ có thể đứng ra chủ lễ cho một đám cưới hai Ðạo khác nhau; nhưng chúng tôi đoan chắc rằng một vị Linh Mục Việt Nam không làm điều đó. Vì cho rằng chú rể hoặc cô dâu kia là người ngoại đạo. Nhưng đó chỉ là những vị Linh Mục Việt Nam bắt buộc như thế thôi, còn các Linh Mục Âu, Mỹ vẫn khuyên rằng đạo ai nấy giữ - nếu có đi chăng nữa là từ hồi xưa - lúc họ còn ít tín đồ- chứ bây giờ có lẽ vì bị sự chống đối của Tín hữu nên không thấy nói. 

Chúng tôi thấy Phật Tử của mình bị mất mát quá nhiều; vì một cậu Phật Tử đi lấy vợ theo Thiên Chúa hoặc một cô Phật Tử đi lấy chồng theo Thiên Chúa là sự đi chùa của cô hay cậu đó hoàn toàn trống vắng mà lâu nay quý Thầy không nói có lẽ còn nể tình, hoặc bảo rằng chuyện không đáng. Vì Phật Giáo không có chủ trương thâu nhận tín đồ cho lấy nhiều mà chỉ tự nơi tâm thôi. 

Nhiều Phật Tử có tâm đạo hay nói với chúng tôi rằng: "Nếu chỉ theo Ðạo Chúa để lấy được vợ thì sau khi lấy vợ xong con phải dẫn vợ về chùa, chứ không đi nhà thờ nữa". Nhưng thông thường thì đàn ông theo đạo vợ hơi nhiều, chứ đàn bà ít theo đạo chồng - có lẽ niềm tin của các ông chồng còn yếu. 

Gần đây bên Giáo Hội Thiên Chúa có cho xuất bản bộ giáo luật mới có đề cập đến vấn đề hôn nhân giữa người khác Ðạo. Chúng tôi thấy rằng Giáo Hội Thiên Chúa giáo có cho tự do kết hôn giữa người khác Ðạo (nghĩa là Ðạo ai nấy giữ) nhưng đến đời con, cháu phải theo Ðạo Chúa. Chúng tôi nghĩ rằng đó cũng chỉ là tự do trong một giai đoạn ngắn thôi. Ðiều quan trọng là ở tương lai chứ hiện tại cũng không có gì đáng nói lắm. Chúng tôi thấy hơi lạ là bên Ðạo Thiên Chúa cứ bắt buộc người khác rửa tội mới được làm lễ nhà thờ. Trong khi đó Ðạo Phật thì không bắt buộc gì cả. Ðạo ai nấy giữ. Nếu cứ tình trạng này thì con Chiên của Chúa cứ tăng dần mà Phật Tử càng ngày càng ít. Nên chúng tôi có một số ý kiến như sau: 

Việc viết lên bài này không nhằm đả kích giữa Tôn giáo này hay Tôn giáo khác mà chỉ nhằm mục đích nói rõ, nói thẳng cho người Phật Tử cũng như con Chiên của Chúa hiểu được Ðạo là gì  theo một Tôn giáo không phải là thay cái áo cũ mặc cái áo mới, mà theo một Tôn giáo là trọn đời của mình phải phục vụ cho một niềm tin cao thượng, giải thoát - chứ không phải theo một Tôn giáo để lấy vợ hoặc chồng rồi lại thôi không theo nữa. 

Chúng tôi thấy có nhiều gia đình sống không có hạnh phúc với nhau vì khác Ðạo. Nên chúng tôi khuyên những vị sắp lập gia đình nên tìm những người cùng Tôn giáo để kết hôn nhau vẫn hơn là khác Tôn giáo. Vì con cái của quý vị sẽ khổ sở, không biết nên theo Ðạo của cha hay Ðạo của mẹ. Người Phật Giáo luôn luôn quan niệm rằng Ðạo nào cũng tốt; nhưng cuối cùng người Phật Tử để bị đồng hóa trở thành con Chiên của Chúa hơn là con Chiên của Chúa trở thành Phật Tử. 

Chúng tôi cũng đề nghị với quý vị Linh Mục Việt Nam rằng: "Không nên bắt buộc những người Phật Tử phải bỏ Ðạo Phật để theo Ðạo Chúa. Vì điều đó Chúa cũng không dạy mà Phật cũng không muốn". Chúng tôi chỉ trình bày sơ lược một số vấn để có liên quan về việc hôn nhân giữa người cùng Ðạo và khác Ðạo. Hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp tích cực của những bậc Tôn Túc, quý vị lãnh đạo tinh thần giữa Phật Giáo cũng như Thiên Chúa Giáo.


 

HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO (Tiếp theo)

HỎI:

Con tên là Trung, cư ngụ tại tiểu bang Arizona, là một tín đồ Công Giáo cùng một người bạn đường và bạn đời cùng kết nghĩa vợ chồng. Tất cả mọi việc đều giải quyết thật ổn thỏa êm đẹp. Nhưng có một điều là con cái sau này thì làm sao? Theo Chúa hay Phật!! Thật là nan giải. Xin quý thầy cùng các bậc hiểu biết làm ơn giúp ý. Thành thật cảm ơn. Cầu xin ơn Trên trả công cho quý vị.

ÐÁP:

Theo như thư anh kể, anh, một người theo đạo Thiên Chúa Giáochị, một người theo đạo Phật đã yêu nhau và kết nghĩa vợ chồng, cùng chung sống hạnh phúc bên nhau. Sự kiện đó đã nói lên một thực thể đẹp và có thể là trong tương lai con cái anh chị cũng sẽ thừa hưởng được cái đẹp đó.

Chúng tôi nghĩ rằng những cuộc hôn nhân như vậy sẽ tạo nên cơ hội tốt để hai người có thể học hỏi truyền thống tôn giáo của mỗi bên. Khi anh chị sanh các cháu, anh chị có thể khuyên các cháu ôm ấp cả hai truyền thống tôn giáo của cha mẹ hoặc là để cho các cháu được tự do học hỏi và lựa chọn, đừng nên bắt ép các cháu phải bỏ bên này mà theo bên kia, cũng đừng bắt buộc các cháu phải rửa tội hay phải quy y Tam Bảo trước khi các cháu tới tuổi trưởng thành.

Cũng thế, trong đời sống gia đình, anh nên nói với chị, "Khi nào em đi chùa, nhớ cho anh đi với để chúng ta cùng cúng hoa lên Phật." Chị cũng nên nói với anh: "Chủ Nhật tới anh hãy cho em đi nhà thờ với để cùng dự lễ cầu kinh với anh." Thật là tuyệt đẹp, con cái cũng vậy, đứa nào thích đi chùa thì đi chùa, đứa nào thích đi nhà thờ thì đi nhà thờ, hay thích đi cả hai càng hay, hãy để chúng tự do lựa chọn, đừng ép buộc, đừng khuyến dụ. Trong cuộc sống hằng ngày hãy dạy các cháu những điều cơ bản mà cả hai truyền thống tôn giáo đều dạy là không làm các điều ác, làm các việc lành và hiếu kính cha mẹ. (1)

Ðó là tương lai của con cháu chúng ta, bởi vì nếu chúng ta khác truyền thống tôn giáo, khác tư tưởng mà có thể sống với nhau đẹp đẽ như vậy, chắc chắn xã hội chúng ta sẽ không còn hận thù, xung đột và chiến tranh. Chúng ta sẽ sống an lạc, và hạnh phúc hơn trong tinh thần tự do, cởi mở vì không chấp trước bất kỳ một tư tưởng nào. Anh hay chị hay cháu hãy cứ là Phật tử hay là con của Thiên Chúa, cứ enjoy những giá trị truyền thống sẵn có và luôn luôn mở rộng lòng đón nhận giá trị truyền thống khác của người bạn đời hay của con cái.

Tâm Diệu

(1) Lẽ dĩ nhiên có những sự khác biệt quan trọng giữa đạo Phật và các đạo khác, mà trong đó đạo Phật có điểm "tự tịnh kỳ ý" nghĩa là phải "thanh tịnh tâm ý".

http://www.thuvienhoasen.org/ddpp-honnhankhactongiao.htm

Nguyệt San Liên Hoa Số 306

 


Các tin đã đăng: