Sáu loại cô đơn
Pema Chondron-Thiện Ý chuyển ngữ
03/05/2015 21:18 (GMT+7)

      Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.  Làm sao mình có thể đạt được chỗ không trụ?  Để đạt được chỗ không trụ mình phải thay đổi thói quen thâm căn, cố đế mà mình hay phản ứng khi có chuyện gì xảy ra: Muốn tìm cho ra cách giải quyết vấn đề đó bằng bất cứ giá nào.  Tôi sẽ chết mất nếu tôi không thể tìm ra một lối thoát, một giải pháp!  Khi chúng ta không tìm ra được câu trả lời, mình cảm thấy như đang bị kẹt trong một tình huống khó xử.  Chúng ta cảm thấy cô đơn, như gà nuốt nhằm giây thung với những cảm giác bồn chồn, nóng nảy, khó chịu mà mình luôn cố tránh né bằng cách tìm cho ra một lối giải quyết.  Cái cảm giác đó thật là nặng nề!  

          Tuy nhiên, năm này tháng nọ tìm ra được lối thoát này, giải pháp nọ, có khi phải, có khi trái, có khi đúng, có khi sai, nhưng chưa bao giờ thực sự thay đổi được gì.  Lục lọi tìm kiếm một sự bảo đảm an ổn chỉ mang lại niềm vui tạm bợ. Giống như thay đổi vị trí của hai chân trong lúc ngồi thiền.  Chân mình bị đau vì ngồi xếp bằng lâu nên mình phải thay đổi vị thế của chúng. Và rồi mình cảm thấy, ‘Phào! Thật là nhẹ nhỏm!’ Nhưng 2 phút rưỡi sau, mình lại muốn thay đổi vị thế của chúng nữa.  Chúng ta cứ xoay trở bên này, xoay trở bên kia để tìm một vị thế thoải mái, yêu thích, và sự vừa lòng mà mình có được thì rất ngắn ngủi. 

          Chúng ta nghe nhiều về nỗi thống khổ của luân hồi, và luôn cả sự giải thoát. Nhưng chúng ta chưa nghe nhiều về nỗi đau khổ từ việc hoàn toàn bị kẹt cứng đến việc hết bị mắc kẹt, được tự do.  Tiến trình của việc hết bị mắc kẹt đòi hỏi một sự can đảm ghê gớm, vì chúng ta đang thay đổi, tận gốc rễ, cách chúng ta tiếp nhận thực tại, như đang thay đổi toàn diện cấu tử cơ bản của tế bào di truyền (DNA).  Chúng ta đang mở trói cho một kiểu mẫu mà không phải bản chất của con người.  Kiểu mẫu của con người là: chúng ta phát họa hàng ngàn, hàng tỷ cách khả thể để đạt được lối thoát, giải tỏa những khó khăn, bế tắc trong đời sống.  Chúng ta có thể có những hàm răng trắng bóng hơn, một mảnh vườn cỏ dại không mọc được, một đời sống không bao giờ có xung đột, bất hòa, một thế giới không có hổ thẹn. Chúng ta có thể sống hạnh phúc mãi mãi.  Kiểu sống này khiến chúng ta thêm nhiều chuyện bất như ý và gây nhiều đau khổ. 

          Làm người, chúng ta không chỉ tìm kiếm những giải pháp, lối thoát cho đời sống, mà còn cảm thấy mình xứng đáng với những giải pháp đó.  Tuy nhiên, không chỉ mình không xứng đáng với những giải pháp, lối thoát như vậy, mà còn bị đau khổ từ những thứ đó.  Chúng ta không xứng như vậy; thực ra, chúng ta xứng đáng những thứ tốt hơn.  Chúng ta xứng được có quyền thừa kế, mà đây chính là trung đạo, một trạng thái tâm phóng khoáng mà mình có thể thư giãn với những mâu thuẩn và bất trắc trong đời sống.  Đến một chừng mực nào đó, mình luôn tìm cách tránh né sự nhập nhằng, mơ hồ (uncertainty).  Chúng ta tự nhiên đang kinh qua những triệu chứng tâm lý trốn tránh, trốn tránh từ những suy nghĩ cho rằng có một khó khăn, bế tắc, và một người nào, ở một nơi nào đó, cần phải giải quyết vấn nạn này.

          Con đường trung đạo luôn rộng mở.  Nhưng khó mà thành tựu được vì bản chất tâm tính cố hữu mà loài người ai cũng có.  Khi ta cảm thấy cô đơn, khi ta cảm thấy tuyệt vọng, điều mình thích làm là tìm cho ra cách trốn thoát, hay tìm cách tránh né.  Chúng ta không muốn ngồi yên và cảm nhận những gì mình đang cảm thấy. Chúng ta không chịu để yên để được chữa trị.  Nhưng đó chính là cách mà con đường trung đạo khuyến khích mình làm.  Nó khuyến khích chúng ta đánh thức lòng can đảm mà ai cũng có, không có ngoại lệ, bao gồm luôn cả bạn và tôi.

          Thiền quán chỉ cho chúng ta một phương cách để tu pháp trung đạo - ở ngay chỗ này.   Chúng ta được dạy là đừng phê phán những gì đang xảy ra trong tâm mình.  Đúng ra là không nên nắm níu những gì khởi lên trong tâm.  Những thứ mình cho là xấu hay tốt, mình đơn giản chỉ nhìn nhận chúng như là những ý nghĩ, mà không để cho những kịch tính xảy ra khi mình cho nó là đúng hay sai.  Chúng ta được hướng dẫn là để cho những ý nghĩ này đi qua, giống như mình đụng nhẹ những bong bóng nước bằng một cọng lông chim.  Cách nghiêm ngặt thẳng thắng này chuẩn bị cho chúng ta thôi đừng vọng tưởng, vùng vẫy nữa, và để khám phá một trạng thái sống tươi mát, không thành kiến, và không thiên vị. 

          Trải nghiệm của những cảm giác rõ rệt, như là sự cô đơn, chán chường, lo sợ, có thể mang đến sự thai nghén đặc thù với sự khát khao tìm một lối thoát.  Trừ phi, mình có thể thoải mái với những cảm giác này.  Khi mình đang trải nghiệm chúng thì thật là khó mà để yên, không làm gì hết.  Chúng ta muốn có một lối thoát, một giải pháp, dù chiến thắng hay thất bại, khen tặng hay đổ lỗi.  Ví dụ như, nếu có ai đó cho mình ra rìa, mình không thích phải ngồi chịu trận với cảm giác khó chịu đó!  Thay vì vậy, mình làm rùm beng lên theo như thói thường, rằng mình là một nạn nhân bất hạnh. Hoặc là, mình tránh né cách hành xử non nớt này bằng cách hành động theo lẽ phải, nói cho họ biết rằng họ đã phạm một sai lầm lớn như thế nào. Chúng ta tự động muốn che dấu sự đau đớn bằng cách này, hay cách khác, như là đồng tình với sự việc là mình đang làm đúng, hay cho mình là nạn nhân.    

          Thường thường chúng ta xem sự cô đơn như là một kẻ thù.  Chúng ta không muốn mời gọi những gì đau lòng đến với mình.  Mình khao khát, nóng nảy, bồn chồn tìm cách trốn tránh và kiếm ai đó hay cái gì đó làm bạn.  Khi chúng ta có thể chịu để yên, không làm gì trong lúc dầu sôi, lửa bỏng, mình bắt đầu có một mối tương giao không thù nghịch với sự cô đơn, một sự cô đơn tươi mát, nhẹ nhàng mà khiến đảo ngược hoàn toàn cái thói quen sợ hãi thông thường khi trước của chúng ta đối với nó.

          Có 6 cách để mô tả loại cô đơn tươi mát này.  Chúng là: ít ham muốn, biết đủ, tránh những hành động không cần thiết, luôn luôn giữ kỷ luật, không léo hánh vào thế giới của khát vọng hay tham dục, và không tìm kiếm sự bảo đảm an toàn từ những ảo tưởng.

          Ít ham muốn là sự tự nguyện được cô đơn mà không trốn tránh, trong khi toàn thân mình đang khao khát có một cái gì đó làm mình vui lên và thay đổi tâm trạng này.  Tu tập loại cô đơn này là một cách gieo trồng những hạt giống để làm giảm đi sự nôn nóng, bồn chồn.  Ví dụ trong khi ngồi thiền, mỗi lần mình bị những ý nghĩ của mình kéo chạy lung tung, mình liền đặt tên cho chúng là ‘ý tưởng,’ là lúc chúng ta đang tập luyện sống trong hiện tại, bây giờ và ở đây, mà không bị phân tâm.  Chừng nào mình đã không muốn làm như vậy hôm qua hay ngày hôm trước hay tuần trước hay năm ngoái thì chúng ta cũng không thể làm được điều đó bây giờ.  Một cái gì đó xảy ra, sau khi chúng ta thực tập ít ham muốn hết lòng và đều đặn. Chúng ta cảm thấy ít ham muốn theo cái ý nghĩa là mình ít bị lôi kéo một cách mạnh mẽ từ những ‘Tâm Sự Rất Quan Trọng’ ở trong tâm mình.  Như vậy, cho dù nếu sự cô đơn nóng hổi còn đó, và mình ngồi chịu trận với cái nôn nóng, bồn chồn dù chỉ có vài giây, trong khi mình chả ngồi yên được gì cả hôm qua, đó là hành trình của một hiệp sĩ.  Đó là con đường của sự can đảm.  Càng ít bị quay cuồng và phát hoảng, chúng ta càng nếm thấy sự mãn nguyện, hài lòng với sự cô đơn tươi mát.  Như thiền sư Katagiri Roshi thường nói, ‘mình có thể bị cô đơn, nhưng không để bị nó ném đi mất.’

          Loại cô đơn thứ hai là biết đủ.  Mình không mất gì hết khi mình không có gì để mất.  Chúng ta không có cái gì để mất nhưng vì bị lên khuôn trong đầu là mình có nhiều thứ bị mất.  Cảm giác mình có nhiều thứ bị mất có gốc rễ từ sự lo sợ - lo sợ sự cô đơn, thay đổi, mất còn, và về những cái gì mà không có lối thoát.  Mình hy vọng có thể tránh được cảm giác này và sợ rằng mình không thể làm điểm tựa cho chính mình.

          Khi chúng ta vạch một lằn ngay điểm giữa của một tờ giấy, chúng ta biết được mình đang là cái gì và ở bên phía phải, hay phía trái.  Nhưng khi mình không biết đặt mình bên phía nào cả, mình không biết mình đang là cái gì.  Do vậy, mình không biết phải làm gì. Mình hoàn toàn không biết!  Chúng ta không có một điểm tựa, không có gì để nương nhờ.  Vào thời điểm này, chúng ta hoặc là hoảng hốt, hay là nhịn chịu.  Biết đủ là đồng nghĩa với nhịn chịu sự cô đơn tươi mát này.  Chúng ta từ bỏ việc tin tưởng rằng nếu có thể trốn thoát được sự cô đơn này sẽ mang đến nào là hạnh phúc, sung sướng, thoải mái, can đảm, hay sức mạnh.  Chúng ta phải thường xuyên từ bỏ ý nghĩ trên cả ngàn lần, và bằng sự ý thức, chánh niệm liên tục học làm quen với sự bồn chồn, nóng nảy trong tâm mình.  Rồi thì, thay đổi sẽ xảy ra dù cho mình có để ý đến hay không.  Chúng ta có thể sống cô đơn mà không có sự chọn lựa nào khác, sống an lạc ngay trong lúc đó với cái tâm trạng mà mình đang trải nghiệm. 

          Loại thứ ba của sự cô đơn là tránh những sinh hoạt không cần thiết.  Khi chúng ta cô đơn cực độ, mình thường tìm kiếm một cách nào đó để cứu mình; mình đang tìm một lối thoát.  Mình có một cảm giác buồn nôn mà mình gọi là sự cô đơn, và tâm trí mình muốn phát điên, tìm cách kiếm một cái gì đó để cứu mình khỏi tuyệt vọng.  Cái đó gọi là hành động không cần thiết, một cách để làm mình bận rộn để không cảm thấy nỗi khổ, niềm đau của mình.  Cách này có thể là: mình bị ám ảnh luôn tơ tưởng đến những chuyện lãng mạn, không thật, hoặc làm nhặng xị lên về một lời đồn đại vô bổ nào đó, hoặc biến mình thành một người điên rồ.  Điểm chính là trong tất cả những sinh hoạt này, chúng ta đang tìm kiếm cách làm thân với ai đó theo thói quen thông thường của mình, lập đi lập lại cái cách củ rít mà mình thường xử dụng để tránh con ác quỷ cô đơn.  Mình có thể nào cứ để mặc nhiên và tỏ lòng từ bi và tôn trọng đối với con người mình khi đó không?  Bạn có thể nào thôi đừng trốn chạy cái cô đơn này?  Vậy thì thử lo tu niệm, chứ đừng có nhảy nhót, tránh né khi mình bắt đầu cảm thấy lo sợ?  Thư giãn với sự cô đơn là một phương pháp xứng đáng tốt nhất.  Như nhà thơ người Nhật, Ryokan, thường nói, ‘Nếu bạn muốn tìm ra ý nghĩa, đừng đuổi theo quá nhiều việc.’

          Luôn giữ kỷ luật là một phương pháp khác để học sự cô đơn tươi mát.  Luôn giữ kỷ luật nghĩa là khi nào có cơ hội bạn đều tự nguyện tìm cách trở về sống với phút giây hiện tại. Đây chính là luôn giữ kỷ luật để sống với sự cô đơn.  Chúng ta tự nguyện ngồi yên, ngay nơi đó, một mình.  Mình không cần phải làm gì với loại cô đơn này; bạn chỉ ngồi đủ lâu để quán chiếu mọi chuyện đang thực sự xảy ra như thế nào.  Mình thật sự một mình và không có bất cứ cái gì khác để mình tựa nương.  Thực ra, cách này cho phép chúng ta khám phá một trạng thái sống hoàn toàn như thực, không bị ảo giác, tưởng tượng của tâm vẽ vời ra. Thói quen áp đặt tất cả những quan niệm của mình về mọi sự việc phải như thế này, hay phải như thế kia, khiến mình không thấy chúng một cách thông thoáng và cởi mở.  Mình nói mình biết, nhưng thực sự thì không biết. Mình tuyệt đối không biết gì hết! Không có một sự chắc chắn nào cả. Cái sự thật rõ ràng này khiến mình đau lòng và mình muốn trốn chạy khỏi nó.  Nhưng quay về sống an lạc với cái cô đơn quen thuộc là một kỷ luật tốt vì biết nhận thức sâu sắc cái giây phút bế tắc trong đời mình.  Chúng ta tự đánh lừa mình khi lo chạy trốn từ những cái tối tăm của sự cô đơn.

          Không lang thang trong thế giới khát vọng hay tham dục là một cách khác để sống với sự cô đơn tươi mát.  Lang thang trong thế giới khát vọng hay tham dục nghĩa là tìm kiếm những chọn lựa khác, lục lọi xem có cái gì để an ủi mình, như là thức ăn, bia rượu, hay một người nào đó.  Thế giới khát vọng hay tham dục bao gồm luôn cả đặc tính nghiện ngập, cách chúng ta nắm níu vào một cái gì đó vì nó làm cho mình cảm thấy an tâm, bớt lo sợ. Đặc tính đó phát nguồn từ việc mình không bao giờ muốn được trưởng thành.  Mình vẫn còn muốn, khi về nhà sẽ vẫn tìm thấy trong tủ lạnh những thứ mà mình thích nhất; khi chuyện trở nên khó khăn hơn, mình vẫn muốn la lên cầu cứu ‘Mẹ ơi!’ Nhưng điều mình đang làm để tiến bước trên con đường ‘thành nhân’ là rời khỏi nhà và trở thành người vô gia cư, không nhà.  Không léo hánh vào thế giới khát vọng hay tham dục liên quan tới việc được tiếp xúc với mọi chuyện như thật, không bị ảo tưởng. Cô đơn không phải là một vấn đề.  Nó không có gì cần phải giải quyết.  Sự thật này cũng áp dụng cho những kinh nghiệm khác của mình trong đời.  

          Một hướng khác để sống với sự cô đơn tươi mát là không tìm kiếm sự bảo đảm an toàn nào từ những ảo tưởng. Sự thật đã được phơi bày; đã đến lượt mình phải lộ diện; không có cách nào thoát khỏi được! Mình cũng không tìm kiếm sự an ủi từ những suy tư, nghĩ ngợi của chính mình, như là cái này thì sao, như vậy có được không, hay mình nên làm vậy, hay không thể làm vậy, v.v… Sống với sự cô đơn tươi mát mình không mong mõi sự bảo đảm an toàn nào từ những ảo tưởng.  Vì vậy mà mình được dạy khi tiếp xúc chúng trong lúc ngồi thiền thì hãy đặt tên cho chúng là ‘ý tưởng.’  Nó không phải là một thực thể.  Nó trong suốt và không thể nắm bắt được.  Mình được khuyên là chỉ nhận biết chúng và rồi để nó đi qua, đừng làm nhặng xị với cái không thật đó!

          Sự cô đơn tươi mát cho phép chúng ta nhìn chân thật mà không có sự can thiệp, và xâm lược của những thứ khác trong tâm trí mình.  Mình có thể từ từ buông bỏ cái lý tưởng mà mình nghĩ mình phải là ai, hay mình muốn mình là như vậy, hay mình nghĩ người khác muốn mình là như vậy, hay phải là như vậy.  Chúng ta từ bỏ nó và chỉ nhìn trực diện con người mình với lòng từ bi và một chút khôi hài.  Rồi thì, sự cô đơn không còn là một sự đe dọa, một sự đau lòng, hay là một sự trừng phạt. 

          Sự cô đơn tươi mát không cung cấp cho chúng ta một lối thoát nào, hay cho chúng ta một chỗ nương tựa.  Nó thách thức chúng ta bước vào một thế giới không có chỗ trụ, không có bên này hay bên kia, và thậm chí không có chỗ đứng.  Đây gọi là con đường trung đạo, hay là con đường đạo của những hiệp sĩ. 

          Một buổi bình minh bạn thức giấc, và bất thần, cảm nhận cái cảm giác đau xót của sự xa lạ và cô đơn, bạn có thấy đó là cơ hội bằng vàng của mình không? Thay vì là làm khổ mình hay cảm thấy có cái gì đó sai lầm đáng sợ đang xảy ra, ngay trong lúc đau buồn và khát vọng đó, bạn có thể nào giảm bớt căng thẳng và tiếp xúc với cái khoảng không vô tận của tâm mình?  Lần sau, khi nào có cơ hội thì bạn hãy thử nghiệm cái này đi!

 

Về tác giả:

Bằng những bài giảng pháp hùng hồn, những quyển sách bán chạy nhất, và những ngày tu học hàng ngàn người tham dự, PEMA CHODRON là một vị giáo thọ Phật giáo người Mỹ nổi danh nhất hiện nay.  Trong quyển ‘Tuệ giác của Vô Trụ, Nơi Làm bạn Hoảng Sợ,’ và những quyển sách quan trọng khác, bà đã giúp chúng ta khám phá ra rằng trong những lúc nguy nan và bất trắc là những cơ hội để mình giác ngộ.  Pema Chodron là một vị Tỳ Kheo Ni, muốn thiết lập một truyền thống Phật giáo chuyên tu ở phương Tây.     

Nguồn Anh Ngữ:

*Six Kinds of Loneliness by Pema Chodron, Shambhala Sun Magazine, July 1st, 2000.

                                                                             Thiện Ý chuyển ngữ.              

                                                                                          (tháng Tư, 2015) 

Nguyên tác bản Anh ngữ:

Six Kinds of Loneliness

BY  | 

To be without a reference point is the ultimate loneliness. It is also called enlightenment.

In the middle way, there is no reference point. The mind with no reference point does not resolve itself, does not fixate or grasp. How could we possibly have no reference point? To have no reference point would be to change a deep-seated habitual response to the world: wanting to make it work out one way or the other. If I can’t go left or right, I will die! When we don’t go left or right, we feel like we are in a detox center. We’re alone, cold turkey with all the edginess that we’ve been trying to avoid by going left or right. That edginess can feel pretty heavy.

However, years and years of going to the left or right, going to yes or no, going to right or wrong has never really changed anything. Scrambling for security has never brought anything but momentary joy. It’s like changing the position of our legs in meditation. Our legs hurt from sitting cross-legged, so we move them. And then we feel, “Phew! What a relief!” But two and a half minutes later, we want to move them again. We keep moving around seeking pleasure, seeking comfort, and the satisfaction that we get is very short-lived.

We hear a lot about the pain of samsara, and we also hear about liberation. But we don’t hear much about how painful it is to go from being completely stuck to becoming unstuck. The process of becoming unstuck requires tremendous bravery, because basically we are completely changing our way of perceiving reality, like changing our DNA. We are undoing a pattern that is not just our pattern. It’s the human pattern: we project onto the world a zillion possibilities of attaining resolution. We can have whiter teeth, a weed-free lawn, a strife-free life, a world without embarrassment. We can live happily every after. This pattern keeps us dissatisfied and causes us a lot of suffering.

As human beings, not only do we seek resolution, but we also feel that we deserve resolution. However, not only do we not deserve resolution, we suffer from resolution. We don’t deserve resolution; we deserve something better than that. We deserve our birthright, which is the middle way, an open state of mind that can relax with paradox and ambiguity. To the degree that we’ve been avoiding uncertainty, we’re naturally going to have withdrawal symptoms—withdrawal from always thinking that there’s a problem and that someone, somewhere, needs to fix it.

The middle way is wide open, but it’s tough going, because it goes against the grain of an ancient neurotic pattern that we all share. When we feel lonely, when we feel hopeless, what we want to do is move to the right or the left. We don’t want to sit and feel what we feel. We don’t want to go through the detox. Yet the middle way encourages us to do just that. It encourages us to awaken the bravery that exists in everyone without exception, including you and me.

Meditation provides a way for us to train in the middle way—in staying right on the spot. We are encouraged not to judge whatever arises in our mind. In fact, we are encouraged not to even grasp whatever arises in our mind. What we usually call good or bad we simply acknowledge as thinking, without all the usual drama that goes along with right and wrong. We are instructed to let the thoughts come and go as if touching a bubble with a feather. This straightforward discipline prepares us to stop struggling and discover a fresh, unbiased state of being.

The experience of certain feelings can seem particularly pregnant with desire for resolution: loneliness, boredom, anxiety. Unless we can relax with these feelings, it’s very hard to stay in the middle when we experience them. We want victory or defeat, praise or blame. For example, if somebody abandons us, we don’t want to be with that raw discomfort. Instead, we conjure up a familiar identity of ourselves as a hapless victim. Or maybe we avoid the rawness by acting out and righteously telling the person how messed up he or she is. We automatically want to cover over the pain in one way or another, identifying with victory or victimhood.

Usually we regard loneliness as an enemy. Heartache is not something we choose to invite in. It’s restless and pregnant and hot with the desire to escape and find something or someone to keep us company. When we can rest in the middle, we begin to have a nonthreatening relationship with loneliness, a relaxing and cooling loneliness that completely turns our usual fearful patterns upside down.

There are six ways of describing this kind of cool loneliness. They are: less desire, contentment, avoiding unnecessary activity, complete discipline, not wandering in the world of desire, and not seeking security from one’s discursive thoughts.

Less desire is the willingness to be lonely without resolution when everything in us yearns for something to cheer us up and change our mood. Practicing this kind of loneliness is a way of sowing seeds so that fundamental restlessness decreases. In meditation, for example, every time we label “thinking” instead of getting endlessly run around by our thoughts, we are training in just being here without dissociation. We can’t do that now to the degree that we weren’t willing to do it yesterday or the day before or last week or last year. After we practice less desire wholeheartedly and consistently, something shifts. We feel less desire in the sense of being less solidly seduced by our Very Important Story Lines. So even if the hot loneliness is there, and for 1.6 seconds we sit with that restlessness when yesterday we couldn’t sit for even one, that’s the journey of the warrior. That’s the path of bravery. The less we spin off and go crazy, the more we taste the satisfaction of cool loneliness. As the Zen master Katagiri Roshi often said, “One can be lonely and not be tossed away by it.”

The second kind of loneliness is contentment. When we have nothing, we have nothing to lose. We don’t have anything to lose but being programmed in our guts to feel we have a lot to lose. Our feeling that we have a lot to lose is rooted in fear—of loneliness, of change, of anything that can’t be resolved, of nonexistence. The hope that we can avoid this feeling and the fear that we can’t become our reference point.

When we draw a line down the center of a page, we know who we are if we’re on the right side and who we are if we’re on the left side. But we don’t know who we are when we don’t put ourselves on either side. Then we just don’t know what to do. We just don’t know. We have no reference point, no hand to hold. At that point we can either freak out or settle in. Contentment is a synonym for loneliness, cool loneliness, settling down with cool loneliness. We give up believing that being able to escape our loneliness is going to bring any lasting happiness or joy or sense of well-being or courage or strength. Usually we have to give up this belief about a billion times, again and again making friends with our jumpiness and dread, doing the same old thing a billion times with awareness. Then without our even noticing, something begins to shift. We can just be lonely with no alternatives, content to be right here with the mood and texture of what’s happening.

The third kind of loneliness is avoiding unnecessary activities. When we’re lonely in a “hot” way, we look for something to save us; we look for a way out. We get this queasy feeling that we call loneliness, and our minds just go wild trying to come up with companions to save us from despair. That’s called unnecessary activity. It’s a way of keeping ourselves busy so we don’t have to feel any pain. It could take the form of obsessively daydreaming of true romance, or turning a tidbit of gossip into the six o’clock news, or even going off by ourselves into the wilderness.

The point is that in all these activities, we are seeking companionship in our usual, habitual way, using our same old repetitive ways of distancing ourselves from the demon loneliness. Could we just settle down and have some compassion and respect for ourselves? Could we stop trying to escape from being alone with ourselves? What about practicing not jumping and grabbing when we begin to panic? Relaxing with loneliness is a worthy occupation. As the Japanese poet Ryokan says, “If you want to find the meaning, stop chasing after so many things.”

Complete discipline is another component of cool loneliness. Complete discipline means that at every opportunity, we’re willing to come back, just gently come back to the present moment. This is loneliness as complete discipline. We’re willing to sit still, just be there, alone. We don’t particularly have to cultivate this kind of loneliness; we could just sit still long enough to realize it’s how things really are. We are fundamentally alone, and there is nothing anywhere to hold on to. Moreover, this is not a problem. In fact, it allows us to finally discover a completely unfabricated state of being. Our habitual assumptions—all our ideas about how things are—keep us from seeing anything in a fresh, open way. We say, “Oh yes, I know.” But we don’t know. We don’t ultimately know anything. There’s no certainty about anything. This basic truth hurts, and we want to run away from it. But coming back and relaxing with something as familiar as loneliness is good discipline for realizing the profundity of the unresolved moments of our lives. We are cheating ourselves when we run away from the ambiguity of loneliness.

Not wandering in the world of desire is another way of describing cool loneliness. Wandering in the world of desire involves looking for alternatives, seeking something to comfort us—food, drink, people. The word desire encompasses that addiction quality, the way we grab for something because we want to find a way to make things okay. That quality comes from never having grown up. We still want to go home and be able to open the refrigerator and find it full of our favorite goodies; when the going gets tough, we want to yell “Mom!” But what we’re doing as we progress along the path is leaving home and becoming homeless. Not wandering in the world of desire is about relating directly with how things are. Loneliness is not a problem. Loneliness is nothing to be solved. The same is true for any other experience we might have.

Another aspect of cool loneliness is not seeking security from one’s discursive thoughts. The rug’s been pulled; the jig is up; there is no way to get out of this one! We don’t even seek the companionship of our own constant conversation with ourselves about how it is and how it isn’t, whether it is or whether it isn’t, whether it should or whether it shouldn’t, whether it can or whether it can’t. With cool loneliness we do not expect security from our own internal chatter. That’s why we are instructed in meditation to label it “thinking.” It has no objective reality. It is transparent and ungraspable. We’re encouraged to just touch that chatter and let it go, not make much ado about nothing.

Cool loneliness allows us to look honestly and without aggression at our own minds. We can gradually drop our ideals of who we think we ought to be, or who we think we want to be, or who we think other people think we want to be or ought to be. We give it up and just look directly with compassion and humor at who we are. Then loneliness is no threat and heartache, no punishment.

Cool loneliness doesn’t provide any resolution or give us ground under our feet. It challenges us to step into a world of no reference point without polarizing or solidifying. This is called the middle way, or the sacred path of the warrior.

When you wake up in the morning and out of nowhere comes the heartache of alienation and loneliness, could you use that as a golden opportunity? Rather than persecuting yourself or feeling that something terribly wrong is happening, right there in the moment of sadness and longing, could you relax and touch the limitless space of the human heart? The next time you get a chance, experiment with this.

thuvienhoasen.org

Các tin đã đăng: