Bảy lời khuyên đừng sát sanh
21/10/2013 00:40 (GMT+7)

Tính sự mê chấp, lược có 7 điều, sẽ kể dưới đây. Ngoài ra có thể suy từ đây để biết thêm. Phàm là loài có tri giác tất đồng một thể. Vì vậy con người ăn thịt là một điều hết sức kỳ lạ. Bởi do con cháu làm theo nên cho là thường, hàng xóm theo đó mà thành thói quen, huân tập đã lâu nên không biết mình sai, ngược lại còn cho là đúng. Cho nên đâu thấy lạ gì nữa! ngày nay nếu có kẻ nào giết con người ăn thịt, thì con người sẽ rất kinh hãi, và giết chết nó ngay. Tại sao? vì con người chưa quen. ở đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. 



Chú bò đã quỳ xuống cảm tạ nhà sư

1. Sinh Nhật Không Nên Sát Sanh: thương thay cha mẹ, sanh ta khổ nhọc, ngày ta mở mắt chào đời cũng chính là ngày mẹ sắp mất. ngày đó, đáng lý ta phải trì trai không sát sanh, làm nhiều việc thiện, ngõ hầu khiến cho tổ tiên nội ngoại sớm được siêu thăng, còn cha mẹ hiện tại được kéo dài tuổi thọ. Vậy sao ta lại nỡ quên mẹ, giết hại sinh linh, trước là để lụy cho người thân, sau là tổn hại nơi mình. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Đường Thái Tông là một đại quốc vương mà sinh nhật còn không thấy vui vẻ. Ruộng đất ông thu hơn mười hộc lúa, đãi khách đầy nhà, yến tiệc vui vẻ suốt mấy ngày, nhưng đâu ai biết tâm trạng của ông. Đời nay, nếu có sinh nhật thì nên trai Tăng tụng kinh. Người làm các việc thiện không phải là bậc hiền đó sao?

2. Khi Sanh Con Không Nên Sát Sanh: Phàm người không con thì buồn, người có con thì vui. Không ai nghĩ lại tất cả loài cầm thú, nó cũng yêu thương con của mình vậy. Biết yêu thương con của mình mà lại hại chết con của kẻ khác. Hỏi thử có đành lòng không? Phàm con nhỏ mới sanh, mình không tích phước cho nó thì thôi, chớ sao lại sát sanh để tạo nghiệp. Thật là quá mê muội. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Có một kẻ săn bắn đêm ngày say xỉn, thấy con của mình như con hoẳng, mài dao định giết nó. Người vợ khóc lóc can ngăn nhưng anh ta không nghe. Rốt cuộc anh mổ bụng con, rút hết ruột ra, đã vậy lại còn ngủ yên. Sáng hôm sau, anh gọi con cùng mình ra chợ mua thịt hoẳng về nấu. Người vợ khóc nói: “ Đêm qua anh đã giết chết con rồi ” nghe xong anh ngã nhào xuống, ngũ tạng vỡ nát. Ôi! Người và thú tuy có khác, nhưng cái tâm thương con thì giống nhau. Vậy tại sao ta lại nỡ giết nó!

3. Cúng Giỗ Không Nên Sát Sanh: Cúng cơm người mất và cúng tế mùa vụ, không nên sát sanh. Sát sanh để cúng tế chỉ tăng thêm tội báo. Việc bày tiệc ngon, làm sao mà hương linh nơi chín suối ăn cho được! không có ích mà có hại. Người trí không bao giờ làm việc đó. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Có người cho rằng: Vua Lương Võ đế dùng bột mì cúng tế, người đời chê ông không cúng tổ tiên đồ mặn. ôi! Cúng đồ mặn chưa chắc là quý, cúng chay lạt chưa hẳn là xấu. Bổn phận làm con, điều quý là phải lo tu thân chớ không được cúng tế sai trái. Đây là điều thiện. Vậy tại sao cúng tế nhất thiết phải bằng đồ mặn? việc cúng tế cốt ở chỗ không sát sanh, mấy ai nghe theo lời khuyên bảo sáng suốt! phụng dưỡng cha mẹ bằng sát sanh cũng là bất hiếu, bậc thánh không có khen ngợi. Vậy tại sao cúng tế nhất thiết phải bằng đồ mặn?

4.Hôn Lễ Không Nên Sát sanh: việc hôn lễ của thế gian, từ vấn danh, nạp thái cho đến thành hôn phải sát sanh không biết bao nhiêu mà kể. Hôn lễ là khởi đầu của con người. Khởi đầu của con người mà sát sanh thì đã nghịch lý. Lại nữa hôn lễ là lễ tốt, ngày tốt mà làm việc hung thì thật là thảm thương. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Phàm người kết hôn, tất phải chúc nguyện cho vợ chồng sống với nhau đến răng long đầu bạc. Bạn mong rằng mình được như vậy, sao lại nỡ quên đi loài cầm thú. Gia đình có gả con gái, chong đèn suốt ba ngày, nghĩ đến việc phải xa con. Bạn khổ khi phải xa con. Còn loài cầm thú xa con có vui vẻ chăng? Vì vậy, khi kết hôn không nên sát sanh.
 
5.Làm Tiệc Đãi Khách Không Nên Sát Sanh: Giờ tốt cảnh đẹp; chủ hiền, khách tốt, cơm canh đạm bạc, đâu có trở ngại gì đến thể diện, cần gì phải giết hại nhiều sanh mạng, để thỏa mãn vị ngon. Ca hát ăn uống ở bàn, ly; giết hại oán gào nơi thớt ghế. Than ôi! Người có lòng nhân sao không biết từ bi? Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Nếu chúng ta biết lòai vật bị giết trong mâm cơm, tiếng oán gào từ nơi thớt ghế thì sự đau khổ cùng tột của chúng là niềm vui tràn ngập của ta. Tuy chúng ta có ăn đó, nhưng cũng nuốt không nổi. Chúng thật là đáng thương.

6.Cúng Trừ Tà Không Nên Sát Sanh: Người đời có bệnh tật thì sát sanh để cầu thần, xin thần ban phúc, gia hộ. Họ không nghĩ rằng bản thân mình cầu thần là muốn khỏi chết. Giết hại loài vật để mình sống thọ là nghịch với trời, trái với lý, không tội nào bằng. Phàm bậc chánh trực làm thần thì há có riêng tư sao? Vì vậy, người cúng tế không những không thọ mà nghiệp sát càng tăng. Các thứ cúng tế mê loạn khác, cũng giống như đây. Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Kinh Dược Sư có nói: giết vô số chúng sinh để cầu xin thần linh; gọi các quỷ thần để cầu ban phúc, phù hộ, mong cho được kéo dài tuổi thọ, trọn không thể được. Làm như vậy không những không tăng thọ mà còn tạo thêm nghiệp sát. Các thứ cũng tế mê loạn như: Sát sanh cầu có con trai, sát sanh cầu của cải, sát sanh cầu quan vị v.v…dù cho có con trai, có của cải, có quan vị đi nữa cũng chẳng phải do con người phân định, hay quỷ thần ban cho, mà là tình cờ có được trong khi cầu nguyện mà vội cho rằng có linh ứng, và càng tin sâu, càng dốc lòng làm theo. Tà kiến đã mạnh như vậy, làm sao mà chữa khỏi. Thật đáng thương thay! 

7.Mưu Sinh Không Nên Sát Sanh: Người đời vì việc ăn mặc nên có khi là săn bắn, bắt cá, hoặc giết các lòai vật như: Trâu, dê, heo, chó v.v… để có lợi dưỡng riêng. Nhưng chúng ta xem những người không làm việc này cũng có ăn, có mặt, chưa hẳn phải bị chết vì đói rét. Sát sanh để mưu sinh sẽ bị thần tiên hại chết. Sát sinh để mong giàu có thì trăm người không được một. Trồng cái nhân địa ngục sâu dày thì thọ quả báo ác đời sau. Không có gì hơn việc này. Tại sao phải chịu khổ mà không tìm kế sinh nhai khác? Đây là nêu lên những thói quen của người đời mà họ cho là đúng. Thật là đau xót, giọt lệ đầm đìa, mạng lìa trần thế. Bản thân tôi từng thấy có một người giết dê sắp chết mà miệng thốt tiếng dê; Kẻ bán lươn sắp chết mà đầu mổ như con lươn. Hai việc này xảy ra ở nhà cạnh bên. Và đó là sự thật. Tôi khuyên người đời, nếu không có việc gì làm thì thà đi ăn xin. Chớ còn tạo nghiệp sát để mà sống, không bằng chịu đói mà chết. Sao bạn không tự răn mình!
Đại sư Liên Trì


Một câu chuyện về sát sanh và quả báo. Trích trong "Nhân Quả Ba Đời Tạp Lục"

Chuyện Vị Lão Tăng

Thế gian diễn hứa bi hoan sạ
Dục nhập tham thiền vạn kiếp không.

Thời Trung Hoa Dân Quốc, cư sĩ Uông Hiểu Viên một hôm ra chợ, thấy vị lão Tăng đứng ngó sững vào hàng thịt rưng rưng nước mắt, cư sĩ lấy làm lạ hỏi duyên cớ. Lão Tăng đáp.

Câu chuyện rất dài xin lược thuật phần đại khái. Tôi nhớ được việc hai kiếp về trước. Đời thứ nhất, tôi là một tên đồ tể. Hơn ba mươi tuổi mãn phần, hồn bị người bắt trói đưa đi. Minh quan trách là nghiệp sát nặng, cho quỉ áp giải đến ty Chuyển luân để thọ ác báo. Lúc bị xô xuống con sông đen tối, tâm thức tôi hoảng hốt mơ màng, thoạt tiên thật nóng như lửa đốt khó nhẫn, kế đó là cảm hơi mát mẻ; tỉnh ra thì mình đã sinh làm kiếp súc vật trong chuồng heo. Sau khi dứt sữa, thấy thức ăn không được sạch, lòng cũng biết nhàm gớm nhưng vì đói quá gan ruột cồn cào, nên bất đắc dĩ phải nhắm mắt nuốt vào. Sau lần lần thông tiếng nói của loài heo, thường cũng hỏi han nhau, trong đồng loại cũng lắm kẻ nhớ biết kiếp trước của mình, song không thể nói cho người hiểu được. Đại để đều nhận thức mình sẽ bị giết, nên có lúc rên rỉ, đôi mắt ướt, là tỏ dấu bi sầu. Loài heo thân thể thô nặng, vào mùa hạ rất nóng khổ chỉ tìm đống bùn nằm vùi mới đỡ, song cũng không thường có được. Bởi lông thưa và cứng, nên mùa đông lại khổ vì lạnh, thân thể giá buốt, thấy loài dê chó lông nhuyễn dầy, hằng mơ ước, xem như loài thú tiên. Đến lúc bị bắt tự biết mình không khỏi, nhưng sợ quá nhảy chạy càn, mong kéo hưỡn mạng sống được phút nào hay phút nấy. Khi bị trói rút bốn chân khiêng đi, dây huyết đau đến tận xương. Lúc người bỏ lên xe chạy về, thân hình cùng đồng loại chồng chất đè lên nhau, máu huyết ứ đọng, gần như muốn đứt. Khi đến nhà lò, bị liệng xuống đất, gan ruột tựa hồ tan nát. Nhìn thấy dao bén chảo vạc để hai bên, lòng bắt run sợ, không biết đến khi bị giết sẽ đau đớn như thế nào? Lúc thọc huyết, thân tâm sảng sốt rụng rời, thấy ánh đao chớp lên liền nhắm mắt không dám nhìn thẳng. Khi đồ tể ấn lưỡi dao vào cổ, rung lắc mạnh cho huyết chảy xuống bồn, ban đầu còn kêu la, sau chỉ rên nhỏ trong cổ họng, cho đến máu chảy đến tắt hơi, sự đau khổ thật không thể hình trạng! Bấy giờ hoảng hốt mê ly như say như mộng, chừng tỉnh dậy thấy mình đã thành hình người. Minh quan xét thấy kiếp trước còn có nghiệp lành, nên cho chuyển sinh làm người, tức là thân đời nay đây. Vừa rồi tôi thấy loài heo bị giết thương nó đau đớn, nhớ lại kiếp trước mình đã chịu khổ độc, rồi tiếc cho người đồ tể tương lai cũng bị nỗi khổ đó, ba mối niệm giao cảm, bất giác thương tâm không biết rơi lệ từ lúc nào!.

Nói xong, quay mặt bỏ đi. Lúc ấy người xung quanh nghe nói, chỉ trỏ bàn tán phân vân. Bác hàng thịt được biết câu chuyện, sanh lòng sợ hãi, từ đó về sau đổi nghề đi bán rau đậu.


Các tin đã đăng: