Gần
đây, thông tin trên mạng Internet và báo chí Trung Quốc đã xôn xao
vì nguồn tin diễn viên điện ảnh từng đóng vai Lâm Đại Ngọc trong
phim “Hồng Lâu Mộng” Trần Hiểu Húc và chồng cô là Hác Đồng đã bỏ
lại một gia sản hàng ức vạn Tệ, xuống tóc xuất gia. Đêm 25/02/2007
chồng cô đã chứng thực với các nhà báo rằng: Trần Hiểu Húc ngày
trước đó đã từng cắt tóc xuất gia tại chùa Bách Quốc Hưng Long ở
Trường Xuân, và bản thân anh cũng sẽ xuất gia trong thời gian sắp
tới
Tin này loan ra, lập
tức làm ngơ ngác phần lớn giới thương gia và báo chí. Thực ra
trong các ngôi sao điện ảnh, số người qui y theo Phật cũng không
ít. Sau đây là một vài hình ảnh của các ngôi sao Trung Quốc quy
y Phật Giáo được BTV chúng tôi cập nhật, xin giới thiêu cùng độc
giả.
Trần Hiểu Húc đã chính
thức xuống tóc xuất gia vào ngày 23/02/2007 tai chùa BáchPhật Hưng
Long, pháp danh là Diệu Chân.
Trong giới SAO của
Trung Quốc, hiện tượng xuất gia đầu Phật trước đó đã từng có. 20
năm trước, Hoàng Nguyên Giáp người đã tạo dựng lại thành
công hình ảnh Hoắc Nguyên Giáp (nhân vật lịch sử Trung Quốc), đã
nổi tiếng một thời, trong đỉnh cao của sự nghiệp, Hoàng Nguyên
Giáp đã từ biệt vợ hiền con yêu của mình, buông bỏ danh vọng, xa
rời phồn hoa quyết chí xuất gia, từng gây xôn xao dư luận một thời.
Hoàng Nguyên Giáp
Trong lúc danh vọng
đang ở đỉnh cao, Ca sĩ Li Na nhận ra được sự giả tạm của
trần thế, cuối năm 1997, cô bỗng nhiên mất tích, ẩn mình vào
chốn Phật môn. Pháp danh la Xướng Thánh.
Ca sĩ Li Na
Bên cạnh đó, rất
nhiều Sao là Phật tử tại gia như , siêu sao người Đài Loan
Thô Đài Thái, Vương Phỉ, Lý Liên Kiệt, Mai Diễm Phương,
Trương Quốc Vinh, Thành Long, Tăng Chí Vĩ, Đàm Vịnh Lân, Tề Tần,
Bành Đồng... Họ đều là những Phật tử tại gia thuần thành của
Phật giáo. Ngoài thời gian sinh hoạt thế tục họ vẫn thường đến
tham bái và học Phật với các đại sư Trung Quốc.
Lý Liên Kiệt
có Pháp danh là Thành Tựu Kim Cương.
Riêng Lý Liên Kiệt
là người đã có duyên với Phật giáo từ nhỏ, do niềm tin và có sự
ảnh hưởng của giáo lý Phật: cuộc đời cũng chỉ là một quá trình
luân hồi sinh diệt, anh ta nói:"Tôi rất tin thuyết Luân hồi, do
đó cho dù đại hạn có đến đi nữa tôi vẫn không hề lo sợ, cũng
không hề có sự hối hận hay nuối tiếc gì. Vì tôi đã chăm sóc tốt
cho vợ con và gia đình, đối xử thân thiện với mọi người, tuyệt
đối không có gì không thể buông bỏ".
Lưu Đức Hoa
có Pháp danh là Huệ Quả.
Nếu có thể dùng một bài
hát để hình dung Lưu Đức Hoa thì đó sẽ là bài "Mộc ngư và
Kim ngư". “Mộc ngư” (cá gỗ) đại diện cho tín ngưỡng tôn giáo của
anh. Lưu Đức Hoa rât tin Phật, thờ rất nhiều tượng Bồ tát Quán Thế
Âm; Kim ngư (cá vàng) đại diện cho cuộc sống phong phú đa tài
trong sự nghiêp của anh, trong phạm vi nhất định nào đó Lưu Đức
Hoa rất lạc quan và tự tại.
Lưu Đức Hoa là một
Phật tử thuần thành, từng qui y với Lão Hòa thượng Diệu Liên tại
Chùa Linh Nham Sơn, Đài Loan, pháp danh Huệ Quả. Theo anh cho
biết, thì trong gia đình, cha và mẹ đều tin Phật, từ nhỏ đã có
duyên gần gũi Đạo Phật nhưng chỉ đến chùa lễ bái, tham quan
ngoạn cảnh mà thôi, đối với Phật giáo không hề biết chút gì về
giáo nghĩa. Với anh, đúng nghĩa qui y và tin Phật có lẽ là những
năm sau này.
Tín đồ Mật Tông
Kim Thành Vũ: mọi việc tùy duyên!
Kim Thành Vũ
qui y theo tông Nam–Gia-Huệ-Nhân-Ba-Thiết vào năm 1997. Anh cho
biết, mẹ anh cũng một Phật tử thuần thành điều đó làm cho anh có
nhiều cơ hội tiếp xúc học hỏi giáo lý Phật giáo, anh đặc biệt
thích những câu chuyện của Phật giáo, đối với vấn đề tu hành thì
anh ta cười trả lời: mọi việc tùy duyên!. Anh cũng từng cho rằng
mình không đáng được xem là tu hành, vì thường không siêng năng
tụng kinh! Bạn thân từng hợp tác với Kim Thành Vũ thì cho hay,
Kim Thành Vũ sau khi tu tập theo pháp Mật Tông trở nên thành
thục rất nhiều, xưa nay chưa từng để ai thay mình trong công
việc làm ăn quan trọng mà bây giờ trong sự bận rộn của công việc
vẫn đặc biệt dành riêng một ngày từ Hồng Kông bay về Đài Loan để
tham dự buổi thuyết giảng của Tông Nam–Gia-Huệ-Nhân-Ba-Thiết,
việc này cho thấy Kim Thành Vũ đối với vấn đề tâm linh của mình
rất quan trọng.
Trần Hiểu Đông
được sự thuần cảm của gia đình đối với niềm tin Phật giáo.
Anh cho biết: "Sau khi
đảm nhiệm chức vụ Đại sứ của hội Bảo Trợ Trẻ em Liên hợp quốc, tôi
đã tận mắt chứng kiến nhiều bi kịch của cuộc đời khắp nơi trên thế
giới, mà người giàu có thì không hề biết sẻ chia phúc phần của
mình để trợ giúp người khốn cùng, khiến tôi càng trăn trở với ý
nghĩa của cuộc sống. Sau này ở Phật giáo tôi tìm ra cho mình được
một nơi nương tựa, càng lĩnh ngộ sâu xa giáo lý Phật Đà”.
Tằng Chí Vĩ
tin Phật đã
hơn 10 năm : “luôn nghĩ về Vô thường và quí trọng cái đang có”.
Nguyên nhân khiến anh
quyết định đến với Phật giáo, chủ yếu là do anh nhận thấy rằng
Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn phong phú các tính học
thuật và nghệ thuật. Anh cảm thấy Phật giáo rất thích hợp với
người làm nghệ thuật, bởi cái khó khăn lớn nhất của người làm nghệ
thuật là áp lực của sự té ngã từ đỉnh cao xuống. Phật giáo thường
dạy lý Vô thường, cái gì hôm nay có được chưa chắc còn đến ngày
mai, điều này chính là Phật giáo cho người làm nghệ thuật hiểu
được và có tâm lý chuẩn bị.
Mạnh Đình Vĩ
học Phật và làm công tác Phật sự bằng giọng hát của mình.
Gần đây cô đã cho ra CD nhạc Phật giáo "A Di Đà Phật" và rất siêng
học Phật. Cô nói: "Cuộc sống càng mộc mạc giản đơn thì càng thoải
mái vui vẻ". Bạn bè cô đều cho hay: "Chỉ ngoài việc chưa xuống tóc,
Mạnh Đình Vĩ chẳng khác gì người xuất gia!"
Dương Tử Kinh:
"Phật ở trong lòng"
Dương Tử Kinh qui y Tam
Bảo làm Phật tử với Đại Hòa thượng Thánh Nhất. Cô nói: "Tôi rất
thích và quan tâm Phật giáo, đó là tiếng gọi từ trong nội tâm.
Duyên đến thì qui y. Phật giáo cho tôi sự an ủi rất lớn, trong
những nơi cảm thấy bất an tôi sẽ niệm A Di Đà Phật, Phật ở trong
lòng mà."
Tề Dự:
"hát Kinh cho bạn nghe"
Một loạt nhạc Kinh Phật
giáo với chủ đề"hát Kinh cho bạn nghe" (
唱
经
给
你
听)
đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của quần chúng. Ngoài tiếng
ca thiên phú hát nhạc kinh Phật giáo có một không hai của cô ra,
cô còn dùng tiếng Hán để diễn xướng nhạc cũng khiến cho người
không tin Phật càng có thể lãnh hội được ý từ của Kinh Phật, gội
rửa tâm linh và được nhiều lợi ích.
Vương Hỷ :
Mỗi ngày đều
có thời "Đại lễ bái"
Vương Hỷ bắt đầu tin
theo Phật giáo Tạng truyền vào năm 2000, mỗi ngày đều có Đại thời
lễ bái (Lễ bái theo Pháp Tạng truyền: đầu, mặt, tay, chân đều sát
đất). Ngày trước anhh ta chỉ lễ 20 lần là bắt đầy hổn hển thở.
Lòng nghĩ, nếu như không cai thuốc thì một đời cũng khó mà hoàn
thành được 10 vạn lạy! thế là quyết định bỏ thuốc. Anh ước tính
với tình hình hiện tại có thể 6 hoặc 9 tháng sẽ hoàn thành 10 vạn
Đại lễ bái.
(Thiện tai! thiện
tai!!!)
Không khí tin Phật và
qui y Tam bảo mấy năm gần đây dường như trở nên rầm rộ và thịnh
hành tại Đại Lục, có thể nói như một trào lưu mới. Các nhân vật
lớn thuộc đàn anh, chị trong giới điện ảnh giải trí như Tàng
Thiêu Sóc, Giang San, Trương Quốc Lập lần lượt kết giao gần
gũi với Phật giáo và ghi tên làm đệ tử tại gia của Phật giáo.
Con đường học Phật
của phật tử Lý Chí Huy
Với sự nhiệt thành và
niềm tin vào Đạo Phật, Lý Chí Huy đặc biệt lại viết thành
một cuốn sách ghi lại những kinh nghiệm trên bước đường tìm hiểu
và học Phật của mình. Sách có tựa là Con đường học Phật của Phật
tử Lý Chí Huy
Trương Quốc Lập làm lễ
qui y với Pháp sư Thánh Nghiêm tại Phân viện An Hòa núi Cổ Sơn,
Đài Bắc. Được đặt Pháp danh là "Thường Thăng" chính thức làm đệ tử
tại gia của Phật. Ông cho biết, bà Ngoại và Mẹ đều tin Phật do vậy
nhân duyên với Phật giáo của ông cũng tự nhiên ăn sâu trong tâm.
Trương Thiết Lâm
- Pháp danh Phổ Giác 10 năm trước tại Hồng Kông cùng quỳ với 1000
vị Tăng làm lễ quy y. Sư phụ là Đại sư Tinh Vân
Khương Bội Lâm
từ nhỏ tin Phật.
Sinh ra trong gia đình
truyền thống Phật giáo,do
vậy được xem là sớm có duyên lành với Phật pháp。Nếu
như không có thời diễn, bình thường ít mang đồ trang sức, tay chi
mang một xâu chuổi nhỏ. Sống nơi chốn phù hoa cùng sự nghiệp biến
hóa khó lường càng làm cho cô đối với giáo lý Phật giáo càng cảm
niệm sâu sắc./.
NTL (Theo Biên
dịch từ Internet China)
Source: Chua Hoằng Pháp