Được sinh ra làm người là điều vô cùng quý giá
Minh Chánh chuyển ngữ
27/09/2014 10:44 (GMT+7)

     Từ lúc chào đời, tôi đã tạo ra bất cứ hành động nào có ý nghĩa cho sự tái sanh làm người hoàn hảo của mình, bất cứ hành động nào thích đáng với sự tái sanh làm người này, bất cứ hành động nào cao cả hơn thú vật, bất cứ hành động nào có ý nghĩa được thực hiện mà không chấp thủ vào khoái lạc trần tục, những hành động dẫn đến những kết quả cao thượng hơn trong các kiếp sống tương lai và những quả vị tối hậu của giác ngộ giải thoát hay chưa?

     Sự tái sanh làm người hiện tại là vô cùng có ý nghĩa liên quan tới việc đạt được những kết quả cả tương đối lẫn tuyệt đối và có ý nghĩa cao cả trong từng giờ, từng phút, từng giây. Sự tái sanh hoàn hảo của nhân loại này rất quý giá và hữu ích trong việc chứng đạt thậm chí những kết quả tương đối như thế nào? Ví dụ, nếu chúng ta muốn trở lại làm thân người trong tương lai để tiếp tục thực tập giáo pháp và đi theo con đường dần dần đưa tới giác ngộ bằng cách hơn một lần gặp gở người bạn tâm linh, thì chúng ta có thể tạo ra nguyên nhân cho kết quả ấy trong đời sống này bằng cách sống trong hạnh kiểm đạo đức thanh tịnh, làm từ thiện và thực thi những lời cầu nguyện trong sáng. Sự tái sanh làm thân người hoàn hỏa hiện tại này giúp chúng ta có năng lực để thực hiện điều đó.

     Sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này cũng cho chúng ta cơ hội để tạo ra nguyên nhân được tái sanh làm vua của một nước, một tỷ phú, một tiên nhơn trong các cõi trời hoặc thế giới A-tu-la—nơi mà sự sống lâu dài và khoái lạc vượt trội—bằng cách làm từ thiện, sống trong giới luật đạo đức và đọc kinh cầu nguyện để chứng đạt những kết quả tương đối như vậy.

    Sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này cũng mang ý nghĩa cao cả mà trong đó cho phép chúng ta đạt được những kết quả tuyệt đối với hạnh phúc miên viễn của hoàn toàn giải thoát khỏi luân hồi hoặc hạnh phúc tối thượng nhất của giác ngộ.

    Sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này thậm chí cho chúng ta cơ hội để chứng đắc giác ngộ trong kiếp này hoặc một vài kiếp sau chứ không cần phải mất nhiều kiếp. Điều đó có thể xảy ra như thế nào? Con đường dần dần đến giác ngộ có hai lãnh vực: con đường tuần tự tới giác ngộ dựa trên kinh điển hoặc còn gọi là Ba-la-mật[1] thừa và con đường tuần tự tới giác ngộ dựa trên mật thừa hoặc còn gọi là Kim Cang thừa[2]. Vì tất cả giáo pháp của hai lãnh vực ấy đều tồn tại trong thời điểm này, nên sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này cho chúng ta cơ hội để thực tập chúng: bằng cách đi theo con đường Ba-la-mật, chúng ta có thể đạt được giác ngộ sau nhiều kiếp, nhưng nếu đi theo con đường Kim Cang thừa, con đường tắt dẫn tới giác ngộ, thì chúng ta đạt được giác ngộ nhanh hơn chứ không cần phải mất nhiều thời gian.

     Hơn nữa, sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này vô cùng lợi ích trong từng giây, từng phút, từng giờ. Điều này rất đặc biệt, vì thế, bây giờ, khi cái lý Đại thừa vẫn còn tồn tại, không bị thoái hóa, chúng ta đã từng có cơ hội lớn trong việc tiếp xúc với những lý này và có thể thực tập bản chất của chúng, tâm Bồ-đề. Khi phát khởi tư tưởng thanh tịnh của tâm Bồ-đề, dù trong một phút, chúng ta cũng có thể tịnh hóa các phiền não cấu uế và ác nghiệp được tích tập trong nhiều đời, trong vô số kiếp trước của mình ở luân hồi. Với sự tái sinh làm thân người hoàn hảo này, bằng cách phát khởi tư tưởng thanh tịnh của tâm Bồ-đề, chúng ta có thể tịnh hóa ác nghiệp được tích tập trong hàng tỉ kiếp và tạo nên phước đức vô hạn như hư không vô biên trong một thời gian ngắn.

    Do đó, sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này khiến chúng ta đã từng lãnh thọ trong đời này là ích lợi vô cùng. Nó rất quý giá; quý giá hơn là một vũ trụ tràn đầy châu báu. Ngay cả khi chúng ta có một vũ trụ tràn đầy châu báo, thì chúng cũng không thể cho chúng ta những gì như sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này thể hiện. Chúng không thể cho chúng ta một sự tái sanh làm thân người hoàn hảo trong tương lai chứ đừng nói đến sự giác ngộ tối thượng. Giá trị của sự tái sanh làm thân người hoàn hảo mà bây giờ chúng ta hưởng được là vượt trội khi đem đối chiếu với một vũ trụ tràn ngập châu báu.

    Hơn nữa, sự tái sanh làm người hoàn hảo có ý nghĩa và khó hơn những sự đầu thai khác như đầu thai vào cảnh giới súc sanh, ngạ quỷ, cỏi trời và A-tu-la, đồng thời có ý nghĩa hơn trong việc đạt được những kết quả đó. Những kết quả khác đó không có ý nghĩa hoặc quý giá bằng sự tái sanh làm thân người hoàn hảo trong hiện tại này.

    Tuy nhiên, mặc dù nhận được sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này từ khi sinh ra cho tới bây giờ, nhưng chúng ta không biết rõ nó có ý nghĩa và quý giá. Không chỉ không hiểu rõ nó quý giá, mà chúng ta còn nghỉ rằng nó vô nghĩa, tức là việc sinh ra được làm thân người không có ý nghĩa gì cả. Nói cách khác, tất cả những gì chúng ta chũng ta đã làm là khiến mình trở nên dại dột hơn. Thay vì khích lệ chính mình, chúng ta lại tự hạ mình xuống, điều đã từng khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên vô nghĩa.

    Cách mà chúng ta đã áp dụng cho sự tái sanh làm thân người hoàn hảo của mình giống như đưa bé có một viên kim cương rất quý giá nhưng lại không hiểu được giá trị của nó, vì vậy, mới vứt nó vào bồn cầu.  Đúng vậy, chúng ta hoang phí đời mình theo cách tương tự. Chúng ta có một vật vô cùng quý giá trên tay mình, nhưng lại không  hiểu được giá trị của nó và hoàn toàn hoang phí.

    Mặc dù sự tái sanh làm người hoàn hảo này có ý nghĩa cao cả, nhưng nếu chúng ta không sử dụng nó để đạt được những kết quả mà những chúng sanh khác nhận thấy rất khó để đạt được—như quả vị tối thượng của giác ngộ, hạnh phúc vĩnh viễn hoặc mục đích thế tục như tái sanh làm người—và thay vì sử dụng nó để theo đuổi hạnh phúc trong đời này, hạnh phúc hiện tại, những hành động của chúng ta lại không cao cả hơn những con thú, lợi ích duy nhất của chúng là khoái lạc trần tục và mục đích của chúng là luôn luôn hướng đến kết cuộc đó.


Ảnh minh họa

    Khi sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này có ý nghĩa, nếu không sử dụng nó phù hợp, nếu sống giống như cách mà những con thú đang sống, luôn luôn cố gắng vì khoái lạc trần tục, thì dường như chúng ta không được sinh ra làm người mà chẳng khác nào một trong những chúng sanh ở cảnh giới thấp hèn đó. Tại sao? Bởi vì các hành động của chúng ta không cao cả hơn các hành động của chúng; những gì chúng ta làm không có gì đặc biệt hơn những gì chúng thể hiện. Từ các côn trùng quá nhỏ bé đến nổi mắt thường không nhìn thấy được cho đến các con thú to lớn nhất, tất cả những hoạt động hằng ngày của chúng, tất cả những điều chúng thể hiện với thân, miệng và ý của mình, đều được làm với sự chấp thủ vào niềm vui tạm bợ chỉ trong đời này.

    Vì vậy, bây giờ, bạn hãy quán chiếu chính mình: “từ lúc chào đời, tôi đã tạo ra bất cứ  hành động nào có ý nghĩa cho sự tái sanh làm người hoàn hảo của mình, bất cứ hành động nào thích đáng với sự tái sanh làm người này, bất cứ hành động nào cao cả hơn thú vật, bất cứ hành động nào có ý nghĩa được thực hiện mà không chấp thủ vào khoái lạc trần tục, những hành động dẫn đến những kết quả cao thượng hơn trong các kiếp sống tương lai và những quả vị tối hậu của giác ngộ giải thoát hay chưa?”. Hãy quán chiếu cách nhiều hành động có giá trị và ý nghĩa—nếu nhận thấy bất cứ hành động nào—bạn đã từng thực hiện với sự tái sanh làm thân người hoàn hảo này từ khi sinh ra cho tới bây giờ; hãy quán chiếu để thấy bất cứ hành động nào bạn chưa bao giờ thực hiện cao cả hơn những con thú đó.

    Cũng vậy, bạn hãy quán sát như sau: “tất cả những hoạt động thường ngày của con chim hót líu lo bay nhảy từ cây này sang cây khác và các côn trùng bò trên mặt đất được thể hiện với chấp thủ vào niềm vui tạm bợ. Bất cứ hoạt động nào thường ngày của tôi—ăn uống, đi bộ, nói chuyện và ngủ nghỉ--có khác biệt? Tôi thực hiện bất cứ điều gì mà không chấp thủ vào niềm vui tạm bợ hoặc tất cả những hành động của tôi tương tự như những con chim và côn trùng đó, chúng thể hiện mọi thứ với chấp thủ vào niềm vui tạm bợ?”.  Hãy quán sát điều này.

    Hãy quán sát mọi thứ bạn thực hiện từ sáng đến tối, những hoạt động thường ngày của bạn. Hãy quán sát các hoạt động trong một ngày để thấy rõ liệu có một hành động nào đó cao cả hơn hành động của thú vật hay không, được thực hiện mà không bám chấp vào khoái lạc trần tục. Khi quán sát như vậy, bạn có thể thấy rõ mình đang sống đời sống của một con người hay sống đời sống của một con thú; hãy quán sát chi tiết về các hoạt động trong đời sống thunwgf ngày của bạn nhằm khiến nó trở nên rõ ràng.

    Tuy nhiên, khi quán sát theo cách này, chúng ta khó nhận thấy một hành động duy nhất trở nên thanh tịnh—cao cả hơn những hành động của thú vật. Cách mà tâm chúng ta suy nghỉ là tương tự; cách chúng ta điều phối cuộc sống của mình là điều tương tự. Chũng ta không thể tìm thấy bất cứ điều gì cao cả hơn. Sự khác biệt duy nhất là cơ thể của chúng ta có một hình thù khác biệt và chúng ta sống trong nhà; khong có sự khác biệt nào trong cách chúng ta suy nghỉ. Về cơ bản, chúng ta không khác với con chó đang sống ở ngoài trời. Nếu không quát sát kỉ lưỡng, thì điều này là những gì chúng ta nhận thấy; nó rất hỗn độn. 

    [1] Ba-la-mật hay còn gọi là Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī, zh. 波羅蜜多) là cách phiên âm thuật ngữ tiếng Phạn pāramitā, cũng được viết tắt là Ba-la-mật. Ba-la-mật-đa được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (zh. 到彼岸), Độ vô cực (度無極), Độ (度), Sự cứu cánh (zh. 事究竟). Mặc dù nghĩa "đáo bỉ ngạn" (đạt đến bờ bên kia) rất được thông dụng tại Đông Nam Ánhưng cách dịch nghĩa này có lẽ không chính xác theo từ nguyên trong tiếng Phạn. Cách dịch "sự cứu cánh" (chỗ tối hậu của sự việc) có vẻ đúng hơn và cũng được nhiều nhà Phật học hiện nay áp dụng. Nó tương đương từ perfection trong tiếng Anh và Vollkommenheit trong tiếng Đức.

    Từ này chỉ đến các công hạnh của của một vị Bồ Tát trong quá trình tu tập theo Đại thừa. Theo truyền thống thì có tất cả 4 nhóm Ba-la-mật-đa:

1. Lục Ba-la-mật-đa
2. Thập Ba-la-mật-đa
3. Tứ Ba-la-mật-đa
4. Mật giáo Ba-la-mật-đa

     Tuy nhiên, các thành phần Ba-la-mật-đa của mỗi nhóm thay đổi tuỳ theo kinh văn.

    Các nhóm Ba-la-mật-đa

    Sáu Ba-la-mật-đa (Lục Ba-la-mật-đa)

    Theo Phật giáo Đại thừa, kinh Diệu pháp liên hoa thì sáu điều toàn hảo là (từ gốc trong tiếng Phạn):

1. Bố thí ba-la-mật-đa (zh. 布施波羅蜜多, sa. dāna-pāramitā): Sự toàn hảo trong việc hiến tặng, cung ứng vật cho người khác.
2. Giới ba-la-mật-đa (zh. 戒波羅蜜多, sa. śīla-pāramitā): sự toàn hảo trong việc nghiêm túc chấp trì giới, giới luật, sát nghĩa trong Phật giáo là 5 giới cho cư sĩ và các cấm giới cho tăng và ni, người xuất gia
3. Nhẫn ba-la-mật-đa (zh. 忍波羅蜜多, sa. kṣānti-pāramitā): sự kiên nhẫn/chịu đựng/chấp nhận toàn hảo
4. Tinh tiến ba-la-mật-đa (zh. 精進波羅蜜多, sa. vīrya-pāramitā): tinh tiến, cố gắng, kiên trì
5. Thiền ba-la-mật-đa (zh. 禪波羅蜜多, sa. dhyāna-pāramitā): Toàn hảo trong lĩnh vực thiền/thiền định
6. Huệ ba-la-mật-đa (zh. 慧波羅蜜多, sa. prajñā-pāramitā): trí huệ toàn hảo

    Sau này Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. daśabhūmikasūtra) liệt kê thêm bốn:

7. Phương tiện ba-la-mật-đa (zh. 方便波羅蜜多, sa. upāya-pāramitā): Sự toàn hảo trong lúc dùng các phương tiện (giáo hoá)

8. Nguyện ba-la-mật-đa (zh. 願波羅蜜多, sa. praṇidhāna-pāramitā): lòng quyết tâm, ý nguyện thực hiện toàn hảo

9. Lực ba-la-mật-đa (zh. 力波羅蜜多, sa. bala-pāramitā): sự toàn hảo của năng lực.

10. Trí ba-la-mật-đa (zh. 智波羅蜜多, sa. jñāna-pāramitā): sự toàn hảo của trí lực.

       Mười Ba-la-mật-đa

    Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):

1. Dāna (sa. dāna): bố thí
2. Sīla (sa. śīla): trì giới
3. Nekkhamma (sa. niṣkramaṇa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
4. Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
5. Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
6. Khanti (sa. kṣānti): nhẫn nại
7. Sacca (sa. satya): chân thật
8. Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định
9. Mettā (sa. maitrī): tâm từ
10. Upekkhā (sa. upekṣā): tâm xả (xem Tứ Phạm trú)

     [2]Kim cang thừa (kim cương thừa) (zh. 金剛乘, sa. vajrayāna) là tên gọi một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 5, 6 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa (sa. mahāyāna) và được truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản (riêng bộ Vô thượng du-già không được truyền sang Trung Quốc và Nhật), Mông Cổ và Nga.

      Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất mật truyền. Thường thường các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la (sa. tantra). Kim cương thừa hay sử dụng Chân ngôn (sa. mantra) và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Chân ngôn, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cương thừa là Chân ngôn thừa (sa.mantrayāna).

    Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già (sa.yoga) và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về Tịnh quang (sa. ābhāsvara, cũng được dịch là Cực quang, ánh sáng rực rỡ) cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ tính dục.

      Trong thời gian đầu, giáo pháp này chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thế kỉ thứ 10mới được hệ thống hóa và kết tập hoàn chỉnh. Các tác phẩm quan trọng nhất của Kim cương thừa là Bí mật tập hội (sa. guhyasamājatantra) và Thời luân đát-đặc-la (sa. kālacakratantra) cũng sinh ra trong thời gian này. Các kinh sách quan trọng nhất của Kim cương thừa được gồm trong các Đát-đặc-la cũng như các bài Chứng đạo ca của các Thành tựu giả (sa. siddha, cũng gọi là Tất-đạt), là các bài diễn tả kinh nghiệm của phép tu Đại thủ ấn (sa. mahāmudrā).

     Lúc Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng thì cũng là lúc giáo pháp này đã có một chỗ đứng vững chắc trong Phật giáo nói chung. Muốn lĩnh hội Kim cương thừa, hành giả phải có một kiến giải sâu xa về giáo pháp của các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giáo pháp theo cách luận giải của Long Thụ(sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaṅga). Vì vậy Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng được gọi là "Nhân thừa" (zh. 因乘, sa. hetuyāna) và Kim cương thừa được gọi là "Quả thừa" (zh. 果乘, sa. phalayāna). Trong Kim cương thừa, có một yếu tố quan trọng khác là vai trò của một vị Đạo sư, vị này Quán đỉnh và truyền lực, hướng dẫn đệ tử thiền quán, chú tâm vào một Thành tựu pháp (sa. sādhana) nhất định. Trong các phép này, sử dụng Chân ngôn, quán Mạn-đồ-la và và bắt Ấn (Phật giáo) là những phương tiện quan trọng. Trong Kim cương thừa, Kim cương chử (sa. vajra), tức là chùy kim cương, biểu hiện sự Giác ngộ, ngộ được sự nhất thể của vũ trụ, vượt trên mọi nhị nguyên thông thường. 

Lama Zopa Rinpoche,
Minh Chánh chuyển ngữ

Các tin đã đăng: