Một giảng sư chuyên nghiên cứu Phật pháp đã phải thốt lên rằng: “Gần 50
năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi,
nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn
còn cách biệt quá xa. Ngẫm lại, tôi thấy quả đúng là “Trường Giang sóng
sau đè sóng trước…”.
Đạo sĩ ngoại quốc phủ phục trước đức hạnh “thần đồng”
“Sự thật thì con chỉ
biết sơ qua về đạo Phật thôi chứ không phải Phật đầu thai. Nhiều
người tìm tới con thường cung kính như gặp Phật sống, điều đó khiến
con rất buồn. Con chỉ mong mọi người xem như những người bình thường
khác”.
|
Sau khi video clip thuyết giảng của bé Như Ý (Ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh
Lộc, huyện An Phú (An Giang) được truyền tải rộng rãi không chỉ trong
giới đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo mà ở khắp mọi miền đất nước, rất nhiều
các giảng sư đã liên hệ, bày tỏ ý muốn bồi dưỡng thêm kiến thức Phật
pháp cho bé. Trong khi đó, bản thân bé Như Ý luôn tâm niệm rằng: “Tài
năng không quan trọng, cái quan trọng của người hành đạo là tâm đạo,
phải thắp sáng cái tâm đạo của mình rồi mới thắp cho những người xung
quanh. Em nghĩ, chia sẻ những hiểu biết về đạo pháp đến người khác thì
cần chí tâm tu hành ở ngay chính nội hàm ở bên trong con người mình chứ
không phải ở sách vở. Sức nhiệm màu cần ở cái tâm chứ không phải cái
tài, kẻ tu hành đa phước mới lên…”
Đáng nói hơn, nhờ sự am tường tư tưởng nhà Phật và
khả năng thuyết giảng trước đám đông đáng kinh ngạc khi mới 5 tuổi,
tiếng tăm Như Ý còn vang xa tận hải ngoại, thậm chí được giới đạo sỹ
Tây phương biết đến. Có lần, một ông đạo sĩ Việt kiều tên là Kelvin
Trần, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Như Ý mà bỏ công, gác việc lặn lội
bay sang Việt Nam. Mục đích duy nhất của chuyến đi qua nửa vòng trái
đất này, không gì khác ngoài hy vọng được thấy “thần đồng” bằng xương,
bằng thịt. Hồi đó, đáp chuyến bay xuống TP. HCM, vị đạo sỹ đã đi thẳng
về An Giang tìm nhà bé Như Ý. Ngay lần đầu diện kiến “thần đồng”, ánh
mắt nhìn trìu mến và phong thái ung dung, tự tại toát ra từ bé Như Ý đã
khiến vị đạo sĩ xúc động mà quỳ gối rồi òa khóc nức nở. Suốt một tuần
trời nán lại sau đó, được dịp kề cận và nghe “thần đồng” thuyết giảng
Phật pháp, vị đạo sỹ càng thêm ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của cô
bé. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn giữ mối liên lạc với gia đình và
thường hỏi thăm bé Như Ý.
Nói về khả năng phi phàm của “thần đồng” nhỏ tuổi này, không chỉ có
vị đạo sĩ cách nửa vòng trái đất kia ngưỡng mộ, mà là bất kỳ ai cũng sẽ
phải thán phục nếu được dự một buổi “đăng đàn” thuyết pháp của bé.
Cùng mặt trên chuyến đi của PV hôm đó, có cụ Đào Bá Hai quê tận Vĩnh
Long, năm nay đã 76 tuổi, sức khỏe yếu, việc đi lại chẳng dễ dàng gì.
Vậy mà từ khi biết Như Ý, cứ vài tháng, ông cụ lại lặn lội ngồi xe máy
cùng bạn đồng đạo là ông Nguyễn Văn Dũng (60 tuổi) xuống An Giang để
được nghe Như Ý thuyết giảng. Lần này, cụ Hai còn tặng Như Ý một cái
máy cát-sét nhỏ hơn lòng bàn tay, phát vô số bài giảng kinh đã được thu
sẵn. Cụ Hai tâm sự với chúng tôi: “Tôi từng nghe Như Ý giảng đạo lúc 9
tuổi.

Niềm đam mê của "thần đồng" Như Ý là học tập và nghiên cứu. Ảnh: Văn Hằng
Ngay lúc đó, bé đã có khả năng thực hiện những bài giảng Phật pháp,
tu hành liền một mạch hàng giờ trôi chảy. Những bài giảng của Như Ý
không đứt đoạn, không vấp váp, đầy ý tưởng, hình ảnh, tràn ngập tri
thức, thơ ca, ẩn dụ, phúng dụ, hoán dụ, so sánh, tượng trưng, ước lệ…
khơi gợi mạnh mẽ tâm trí người nghe. Bên cạnh đó, bé còn thể hiện sự am
hiểu kiến thức Phật giáo Đông- Tây kim cổ vô cùng kinh ngạc”. Trước
lúc ra về, cụ Hai lại nắm tay Như Ý dặn dò: “Ta biết có dặn dò con cố
gắng tu đạo cũng bằng thừa, vì vốn dĩ đạo đã có sẵn trong con từ khi mới
lọt lòng rồi. Ta chỉ mong con sau này đắc đạo, giúp ích cho đời thôi”.
Bà Bảy Tăng (50 tuổi) vừa lặn lội từ TP.HCM tìm xuống
nhà bé Như Ý và ngồi tỉ tê với chúng tôi đủ chuyện về “thần đồng” với
một niềm ngưỡng mộ sâu sắc. Bà Bảy nói trong hoan hỉ: “Trước đây, tôi
từng nghe bé thuyết giảng qua băng đĩa. Cũng có gặp một hai lần khi bé
thuyết pháp trực tiếp trên TP.HCM mà không có điều kiện trực tiếp trò
chuyện. Sau này biết rồi, tôi thường mua đĩa do Như Ý thuyết giảng mở
cho mấy đứa cháu nghe. Đứa nào đứa nấy đều ham mê xúm xít lại xem mãi
mà không biết chán”.
Trí nhớ siêu phàm
Không chỉ nổi danh với những bài thuyết pháp hàng giờ đồng hồ trước
các đồng đạo, tài năng thiên bẩm của Như Ý còn có nhiều điểm kỳ lạ mà
đến giờ chưa có ai giải thích được. Từ lúc 3 tuổi, cô bé đã học thuộc
lòng tất cả các hình minh họa trong cuốn sách tiếng Việt lớp 1 để “đuổi
hình bắt chữ” mà không cần một ai chỉ dẫn. Lạ kỳ thay, cứ chỉ vào hình
nào là bé phát âm chữ ấy đúng 100% từ đầu đến cuối, dù tiếng nói còn
bập bẹ chưa tròn.
Như Ý có trí nhớ tốt như vậy, nên trong trường mỗi
dịp bế mạc, tổng kết năm học, bé đều đại diện học sinh lên nói trước
toàn trường mà không cần bản ghi chép. Mỗi lần đó, cô giáo dặn về soạn
bài phát biểu, sau khi soạn xong bé ôn lại và lên nói mà không cần “bản
mộc” nữa. Nhớ lại buổi khai trường lớp 6, khi ai lên phát biểu cũng
cần cầm theo tờ giấy, chỉ có mỗi Như Ý là lên nói liền mạch mà không
cần cầm bất cứ thứ gì theo. Mới đây, khi tham gia cuộc thi An toàn Giao
thông của nhà trường tổ chức, bé phải học thuộc hơn 300 câu, thế mà
chỉ sau hai bữa là Như Ý “giải quyết” gọn ghẽ, không sai một câu nào.

Thầy Trần Văn Ơi, giáo viên phụ trách bộ môn tiếng
Anh kể: “Hiện tại, bé Như Ý đang học lớp 6A2 của trường. Môn Anh văn do
thầy phụ trách và Như Ý học rất giỏi, dẫn đầu lớp về kết quả học tập.
Khả năng đặc biệt của bé Như Ý là tự tin, khi nói có sức truyền cảm
cao, làm người nói với người nghe có sự đồng cảm đến lạ. Các thầy cô bộ
môn khác cũng cho biết điểm của bé cũng suýt soát 10 phẩy. Trong giờ
học, chừng nào các em khác không trả lời được, chúng tôi mới kêu Như Ý,
mà hầu hết câu nào em cũng trả lời rất tốt. Theo như tôi nghĩ, thành
công của Như Ý là do em ấy có sự đầu tư về học tập, nhận thức tốt”.
Từ khi bé Như Ý bộc lộ khả năng thuyết giảng Phật
pháp, giới chư tăng đồng đạo không ngừng tìm đến. Bên cạnh đó, nhiều
chùa, tịnh thất ngoại tỉnh thường mời Như Ý đi thuyết giảng, mỗi lần
“đăng đàn” đều có ghi âm, ghi hình để sao ra đĩa phát cho các Phật tử
nghe. Giảng sư Trần Văn Luốc, pháp danh Trần Như - thành viên tiểu ban
nghiên cứu của Ban Phổ truyền Giáo lý Trung ương Phật giáo Hòa Hảo tại
TP.HCM thừa nhận, Như Ý có một trí nhớ rất tuyệt vời. “Như Ý thuộc làu
48 lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, các bài kinh giảng chính trong
Phật giáo Hòa Hảo. Đặc biệt, bé nhớ không sai một từ nào. Có những cái
phải học dữ lắm, tôi mới thuộc còn Như Ý chỉ cần học sơ sơ cũng đã nhớ
như in rồi. Bé rất ham học, không chỉ kiến thức mà còn học cả hạnh nết,
công phu của mình. Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao
nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp
so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Cũng bởi lẽ, cái phong
thái khi thuyết giảng của bé chiếm lĩnh lòng người cao hơn những lời
nói hay, nói đẹp. Đúng là “Trường Giang sóng sau đè sóng trước mà…””,
ông Luốc nói.
Theo nhận định của rất nhiều giảng sư và các chư tăng đồng đạo: Nền
tảng chân tu mà Như Ý có được là một bí ẩn. Họ cho rằng cô bé này có
duyên với tu hành từ kiếp trước nên mới thấm đạo phật nhanh nhạy như
vậy. Điều đáng nói ở bé Như Ý không phải là nói về cái tài năng đặc
biệt của bé mà nói về cái phong cách, một đứa nhỏ mà có phong cách rất
người lớn, không có tính cách khoe hoang. Bởi phong cách ấy, nhiều
người đã ví bé như một vị thiền sư đắc đạo.
Khi nào cha mẹ qua đời mới lên chùa tu đạo
Tâm sự cùng người viết,
gia đình của “thần đồng” cũng hé lộ thêm nhiều chuyện khá vui và thú
vị về đứa con tự nhận mình là “đầu thai từ kiếp trước”. Anh Hạnh,
cha của bé bảo, thường ngày Như Ý không ham chơi, cứ đi học về là
ngồi vô niệm Phật, học bài, nghiên cứu tài liệu về đạo pháp. Như Ý
bảo chỉ thích xuất gia nhưng chừng nào bố mẹ mất thì mới vào chùa
sinh sống, giờ đi học chỉ là trau dồi kiến thức để phụng sự cho việc
tu đạo sau này.
|
Theo Đăng Văn – Phan Hằng - GĐ&XH