Phật dạy rằng vọng thức khởi lên do thấy nghe, hay biết, xúc chạm,
ngửi, nếm; tất cả những việc này cho mình cái biết theo vọng thức. Và
cắt bỏ cái biết này là tâm trí đứng yên, chủ yếu là cắt bỏ trần duyên,
hay việc đời để ta hướng tâm về đạo. Thể hiện ý này, trong bài hồi hướng
của đạo tràng Pháp Hoa, tôi nói rằng: "Trần duyên thuận nghịch tâm
không thiết”.
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả
người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị
Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật mà họ đã phát nguyện lãnh
thọ gọi là lễ Bố-tát(Uposatha).
Trong cuộc sống hằng ngày, để có thể hiểu biết nhau, thông cảm nhau, thương yêu nhau và đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, con người dùng lời nói để làm phương tiện trao đổi thông tin mà cùng nhau sống vui vẻ hòa hợp. Ðôi khi khác vùng miền không cùng ngôn ngữ, nhưng con người cũng có thể hiểu biết nhau qua dáng điệu, cử chỉ, nét mặt, thái độ, hay giọng nói.
Nhẫn nhục hay kham nhẫn là một trong sáu pháp Ba-la-mật mà Đức Phật dạy Bồ-tát phải thể nghiệm trên lộ trình hành Bồ-tát đạo. Trong bài này, chúng tôi triển khai pháp kham nhẫn theo tinh thần Pháp hoa.
Bạn có thể thấy gia đình bạn như một vị đạo sư tâm linh vĩ đại.
Đây là những gì Đức Phật đã nói: người mà bạn gọi là kẻ thù, người làm
cho bạn giận dữ, là vị đạo sư tâm linh của bạn.
Ngoài tâm cung kính, muốn đảnh lễ chư Tăng, cần phải hợp thời, tùy lúc chứ không nên tùy tiện.
Tất cả chúng ta tự soi rọi tâm mình, quán sát lại tâm coi điều kiện nào tạo thành người tốt, người xấu.
Vô úy thí tức là tỏ rõ tấm lòng tư bi, tôn trọng người khác bằng cách thực thi nếp sống đạo đức hiền thiện, không làm điều xấu ác, không gây tổn hại, tránh cho người khác khỏi mọi lao âu sợ hãi.
Ngày nay, nền kinh tế thị trường mở cửa nên có nhiều người vì muốn được danh thơm tiếng tốt, tiền bạc dồi dào mà bằng nhiều cách thường vuốt ve, nịnh bợ cấp trên nhằm mục đích phục vụ lợi ích cho riêng mình nên dễ làm tổn hại, thất thoát của chung. Chúng ta muốn mọi người giúp ta, chỉ lỗi cho ta, chê ta thật lòng thì mình phải biết coi trọng những người đó như ân nhân của mình.
Các tin đã đăng: