Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc, vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày…
Tôi nghĩ hạnh phúc và khổ đau đều rất cần thiết cho đời tu. Cuộc sống cần nụ cười và cả nước mắt. Tôi đôi lúc đau lòng khi nhìn thấy đôi mắt thơ trẻ của một chú Sa-di hoen đỏ, vì khổ đau, vì uẩn ức, vì thầy không hiểu, bạn không thương, vì những vấp váp vấn vương của tuổi mới lớn.
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người
cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Dựa
vào các nguyên tắc đạo đức, con người dần điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với đạo lý xã hội.
Tìm một nơi thanh tịnh để tu, cũng không hẳn không tốt. Nếu thật sự mà nói thì sao? Họ không biết dụng công. Tâm thanh tịnh tu ở đâu vậy? Là ngay trong những chỗ nhiễm ô này mà tu thanh tịnh. Bình đẳng tu ở đâu vậy? Là ở chỗ rất không bình đẳng mà tu bình đẳng, đó là người biết tu hành.
Tất cả mọi người và mọi vật trên cõi đời này đều có các mối tương quan và tương duyên với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người và người, giữa người và động vật, giữa người và thực vật, giữa người và môi trường thiên nhiên … Trong tất cả các mối quan hệ đó, thì mối quan hệ giữa người và người, đặc biệt là mối quan hệ giữa thầy và trò, trò và thầy có một mối quan hệ mật thiết.
Ngày xưa có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng cứ mải mê đầu cơ tích trữ, bồi đắp cho bản thân, nuôi tham vọng làm giàu, bất chấp mọi thủ đoạn, bóc lột nhiều người khác để mình được giàu có sung túc đủ đầy.
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là quán chiếu lại bản thân, xem mình đã phạm phải những lỗi lầm gì qua thân, khẩu và ý, từ đó thể hiện tâm ăn năn hối cải, và nguyện không để những hành vi sai trái như vậy xảy ra lại trong tương lai.
Tâm lý đó luôn phổ biến khắp mọi nơi, lúc bình thường không ai nghĩ tới việc tu hành, đến khi có chuyện không may xảy ra, chúng ta vào chùa lễ lạy cầu khẩn van xin chư Phật, Bồ-tát giúp cho. Nếu được tai qua nạn khỏi thì vui vẻ hả hê cho rằng chư Phật, Bồ-tát linh ứng, còn không được thì phiền muộn khổ đau, oán trách trời đất, không dang tay cứu giúp mình.
Đức Phật kết luận rằng tâm làm chủ, dẫn đầu các pháp. Tâm là kẻ thực hiện cũng vừa là kẻ nhận lãnh những hành động do chính mình làm. Tâm là vị chủ nhân ra lệnh cho kẻ đầy tớ của mình là thân nói năng và hành động.
Trên con đường đạo chúng ta vẫn thường mong đi tìm một hạnh phúc hoàn hảo. Và trong cuộc sống, khi đối diện với những muộn phiền, đứng trước một hoàn cảnh khó khăn, chúng ta muốn tìm một phương cách nào đó hay đẹp để giải quyết vấn đề.
Các tin đã đăng: