I. TỔNG QUAN
Trong Ðại Thừa Thuyết Luận, quan niệm khai mở tư tưởng Phật bằng ngôn
ngữ lan rộng phát triển theo thời gian hợp với nền tư duy mới mà không
xa rời đệ nhất nghĩa lời kinh Phật dạy từ nguyên thủy, lại còn rõ nghĩa
và lý luận đào sâu tư tưởng hơn. Thật vậy, theo thời gian dòng tư duy
con người phát triển không ngừng, đó cũng là dòng tâm thức lăn trôi từng
sát-na sanh diệt. Vì sự chuyển sanh thức mới từ sự diệt thức cũ, mà
thức mới càng lúc càng tinh tiến hơn. Từ đó tư tưởng con người phát
triển mãi theo sự chuyển hóa của lịch sử. Từ thời nguyên thủy Phật đã
dạy, “Thấy Biết như Chơn Mắt… Chơn Lục Căn, Chơn Lục Trần, Chơn Lục
Thức”, mà giờ đây các vị luận sư dùng bản tâm hay chơn tâm hay Tánh
Không để chỉ rõ pháp hành ấy đến bờ giác ngộ, âu cũng là cách để phân
biệt vọng tâm và chơn tâm mà khỏi lầm lẫn trong việc tu tâm. Ðạo Phật là
đạo trí tuệ, nên sự phát triển trí tuệ tạo những phương tiện mới, thuận
tiện hơn thích hợp với thời đại mới là điều đương nhiên. Xưa ăn cơm
dùng tay bóc, nay dùng đủa, nĩa hay muỗng, v.v theo thời đại mà mục đích
cũng là ăn cơm. Xưa đi bộ, giờ dùng xe hơi máy bay,… để di chuyển. Từ
những tư tưởng cô đọng hay đơn giản do ngôn ngữ giới hạn hay chứa nhiều
điển tích mà người bình thường khó hiểu tột nghĩa, nên sau này các vị
đại luận sư mới đưa ra nhiều học thuyết cốt để giải thích phần đệ nhất
nghĩa trong các kinh Phật dạy khi còn tại thế và khi đã kết tập. Ðại
Thừa Thuyết dùng nghĩa lan rộng mong được mọi người liểu tri ý chỉ của
Phật trong pháp học cũng như pháp hành.
Ðứng trên phương diện cứu cánh thì Ðại Thừa được diễn tả Niết-Bàn là
Tâm Chân Như. Ðại Thừa còn biểu thị ý nghĩa vĩ đại của tâm bao gồm toàn
thể pháp thế gian và pháp xuất thế gian, cũng như thể dụng bao la của
nó, cho nên Khởi Tín khuyến cáo chúng ta tu ngay vào Chân Như. VớI
phương pháp luận giải ÐạiThừa rất ư là phong phú và nghiên cứu Tâm rất
là tỉ mỉ làm cho chúng ta ôn lại các lời Phật dạy trong các kinh điển
rất rõ ràng dễ hiểu và còn hiểu xa hơn nữa. Ðọc kỹ ÐạI Thừa Khởi Tín
nhận rõ được Tánh Không của Tâm mình thật vĩ đại như hư không. Như theo
Cụ Trần Trọng Kim nhận xét Tâm ÐạI Thừa trong kinh Lăng Già như sau,
"Kinh Lăng Ca - trước trực chỉ nhất tâm chân như để làm cho rõ cái nghĩa
tam giới duy tâm, - sau chỉ thị nhất tâm sinh diệt để làm cho rõ cái
nghĩa vạn pháp duy thức." Ðại Thừa luận chủ yếu diễn tả chân tâm và vọng
tâm với những khía cạnh biến diệt của nó và phương pháp trực chỉ nhân
tâm.
Sau này các vị Ðại sư, Trí giả luận giải tư tưởng Ðại Thừa một cách
chi tiết và theo thời gian và thời đại khi mà dòng tư duy con người phát
triển với lịch trình chuyển hóa tư tưởng và ngôn ngữ càng lan rộng và
sâu sắc hơn. Những tư tưởng theo lịch sử được quan niệm nhận thức và
càng thay đổi theo dòng thời gian là lẻ tất nhiên của thế giới hiện
tượng hay lý vô thường ở thế gian. Một điều chắc chắn là chân tâm hay
chân như qua lời Phật dạy trong các kinh điển nguyên thủy vẫn không thay
đổi, là tự tính tuyệt đối, là đệ nhất nghĩa mà Phật luôn nhắc nhở trong
các kinh giảng như pháp thấy biết như chơn nhãn nhĩ thân ý, chơn lục
căn, chơn lục trần, chơn lục thức, đó là chơn trí hay chánh trí hay pháp
an trú vào không tánh, pháp không chấp thủ thì làm gì có ưu khổ và
nghiệp quả sanh tử luân hồi. Xét kỷ thì Chân Như và Pháp an trú vào
không tánh không khác.
Tóm lại, nếu đem đối chiếu với những dữ kiện về Chân như của hậu thế
thì ta nhận thấy Chân như quan của Nguyên thủy Phật giáo không có một
điểm nào trình hiện một cách rõ rệt cả. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào những ý
nghĩa tiềm tàng trong kinh văn mà suy cứu đến đến tư tưởng cứu kính để
nhận xét thì ta thấy trong đó đã chứa đựng đầy đủ những cái mà đời sau
đã khai thác và phát triển về mọi phương diện. Đìều này, như ta đã thấy ở
trên, đại khái rất rõ ràng.
Bây giờ nếu đem tất cả những điều đã trình bày ở trên mà nghiên cứu
một cách thấu triệt thì ít nhất mọi người phải thừa nhận những sự thực
sau đây: a) Vạn hữu tuy là lưu chuyển, song trong cái lưu chuyển đó vẫn
có cái pháp tắc thường hằng; b) Trong lưu chuyển giới này vẫn có Niết
bàn giới thường hằng bất biến; c) Dù là lưu chuyển giới hay Niết bàn
giới, nếu truy nguyên ra thì rốt ráo cũng chỉ là cái tâm của chúng ta.
d) Sau hết, cái chân tướng kể trên chỉ được nhận ra khi nào chính trị và
chính niệm đã xa lìa sự thiên kiến và chấp kiến. Tất cả những điều trên
đây là nguồn gốc của Chân như quan của triết học sau này. Bởi thế,
trước tiên chúng ta cần ghi nhận điểm này. Ở thời kỳ Nguyên thủy Phật
giáo, những tư tưởng đó vẫn chưa có sự thống nhất hoặc phân hóa, và đó
chính là cái lý do tại sao được gọi là Nguyên thủy vậy
Trong kinh Bồ Tát Thiện Giới, NGHĨA LAN RỘNG là Tánh Không Thật của Ngôn Ngữ.
Ngôn ngữ là một thực tại giả lập. Cái trở thành ngôn ngữ được kiến
lập do nhân duyên (căn trần) là cái Thức, là bóng dáng của đối tượng mà
chủ thể nhận biết Nhận thức sự vật gọi là cụ thể, được đi đôi với một
tên gọi nào đó, không có tên gọi thì đối tượng không là gì cả. Sự vật
được đặt tên không phải là đối tượng trực quán của chân trí. Như thế đối
tượng của tri thức không là gì khác hơn là giả tượng. Do đó, sự vật
được diễn tả mà ta tri giác do cảm giác (Căn trần, nhân duyên kết hợp)
thêm kinh nghiệm (Thức) mà có tên gọi khác nhau gọi là nghĩa lan rộng.
Tên gọi của sự vật (danh từ hay ngôn ngữ) mà ta nhận biết chỉ là giả
danh. Sự vật giả danh là do duyên khởi qua nhận thức của chủ khách. Đã
Giả Danh (theo Ngài Long Thọ), duyên khởi thì sự vật nhận thức đó không
có tự tính hay là Thực Tại Tùy Thuộc (theo Ngài Vô Trước) hay là Tánh
Không.
Cái Trở Nên là cái không thật có, cũng không thật không. Tự tánh giả
danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh
được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt,
và quan niệm cá nhân chi phối. Thời gian ngưng chuyển, tức thì tự tánh
tùy thuộc cũng tuyệt tích, vì nhân duyên không thể phát triển. Chủ thể
(Ý) nhận thức được tướng không của sự vật tùy thuộc vào nhân duyên tìm
ẩn trong tàng thức. Chủ thể và sự vật tùy thuộc vào nhân duyên mà tri
nhận, nên sự tri nhận đó cũng không thật và chắc chắn hay thay đổi tức
là nghĩa lan rộng. Tự Tính giả danh hay tùy thuộc của sự vật cũng là vô
tự tính hay Tánh Không. Sự vật biến đổi (sanh diệt) làm cho hình ảnh của
chúng mà con người trông thấy Sạch Nhơ, Tốt Xấu, Màu Sắc v.v.. tùy theo
quan niệm cá nhân. Tự tánh tùy thuộc còn gọi Nghĩa Lan Rộng thế gian.
Trong Kinh Bồ Tát Thiện Giới, Phật dạy rõ nghĩa lan rộng như sau:
Bồ Tát khéo biết làm rõ pháp giới chẳng thể tuyên nói, biết tánh
pháp giới, biết luôn sự lan rộng thế gian. Sự lan rộng thế gian là sắc,
thọ, tưởng, hành, thức cho đến Niết Bàn. Sắc cho đến Niết Bàn chẳng gọi
là chơn thật. Tại sao vậy? Vì sắc đây chẳng phải có, chẳng phải không,
cho đến Niết Bàn chẳng phải có chẳng phải không. Nếu chẳng phải có chẳng
phải không làm sao chơn thật?
Thế nào là chẳng phải có? -Chúng sanh điên đảo kể sắc là ngã, cho đến Niết Bàn cũng kể ngang là ngã. Đó là chẳng phải có.
Thế nào là chẳng phải không? -Vì lan rộng thế gian, vì có thể
tuyên nói. Đây gọi là chẳng phải không. Bởi hai nghĩa trên gọi là chẳng
phải có chẳng phải không.
Như bất cứ pháp gì được nói ra, bảo rằng có ư? -Nếu có thì trong
một pháp lẽ ra phải có vô lượng tên, vì vô lượng tên lẽ ra có vô lượng
tánh. Tại sao vậy? Vì mỗi pháp có vô lượng tên. Thế nào là vô lượng tên?
-Như một pháp thuộc về sắc chẳng hạn, cũng nói là xanh, vàng, đỏ,
trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, có thể thấy, không thể thấy, có
rối, trơn, rít, nhẹ, nặng v.v…Thế gọi là có thể nói. Tùy sự nói, lẽ ra
trong một pháp vô lượng tướng. Những gì có thể tuyên nói, thật sự không
tánh nhất định, bởi lời lẽ mà lan rộng trong đời. Thật ra không có người
nói (hay sự nói), cũng như không có tánh chơn thật. Một pháp như vậy,
tất cả pháp cũng như vậy. Như sắc cho đến Niết Bàn, nếu là có thật tánh,
lẽ ra chẳng nói có xanh, vàng, đỏ, trắng, cho đến nhẹ nặng v.v…Nếu
không thật tánh thì khi chưa lan rộng, làm sao có thể truyền? Cũng vì
tánh cách lan rộng là có, tánh cách lan rộng này không ba đầu, khởi thỉ,
do đó có thể lan rộng.
Nếu lúc chưa có sắc, đã có sự lan rộng, thì do nhân duyên gì lúc
không có sắc lại chẳng lan rộng? Như sự lan rộng ấy có thể làm tánh của
sắc vì sao lan rộng mà không làm vô lượng tánh của sắc?
II TỔNG LƯỢT NỘi DUNG
Luận Câu-xá là một trong những bộ luận thuộc luận tạng Nguyên Thuỷ.
Bộ luận Câu-xá là một trước tác của ngài Thế Thân. Tác phẩm này được
ngài Chân Đế dịch sang tiếng Hán vào giai đoạn 563-567 TL, và ngài Huyền
Trang dịch lại vào năm 651-654TL. Theo HT Thích Thiện Siêu, nội dung
luận thư gồm những pháp “Phân Biệt” được lượt giải như sau:
Căn cứ vào bốn nghĩa: tùy thô, tùy nhiễm, tùy khí và tùy giới biệt mà
lập thành ra thứ lớp của năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức như
thế. Từ đây đến hết phẩm Giới, còn một đoạn dài bàn về sự thứ lớp thành
lập xứ và giới. Dùng hai mươi hai nghĩa để giải thích rất tỉ mỉ về mười
tám giới, nêu rõ sự tương quan rộng rãi của 18 giới từ Dục giớï đến Vô
săc giới, hữu lậu, vô lậu, kiến phi kiến v.v...
Ðoạn 1 - 22 căn:
Các pháp hữu vi có thế, có dụng. Phẩm Giới nói về thể, Phẩm này nói
về dụng. Cái tác dụng mạnh mẽ, rõ rệt nhất của các pháp nhiễm tịnh là 22
căn, nên căn được nêu làm tên phẩm, và được nói đến trước tiên. (Luận Chính Lý gọi là phẩm Sai biệt, Luận Tạp Tâm gọi là phẩm Hành
sắc pháp do nhân duyên và tăng thượng duyên sinh như thế nào? Nhân
duyên đây cũng là ba nhân câu hữu, đồng loại và năng tác trong sáu nhân,
và tăng thượng duyên đây cũng chính là năng tác nhân trong sáu nhân.
Chẳng hạn, bốn đại chủng, đất, nước, lửa, gió đồng thời đắp đổi làm nhân
qủa cho nhau mà sinh tồn, đó là hỗ vi quả câu hữu nhân, bốn đại phút
trước và phút sau đồng loại nhau, đó là đồng loại nhân, không làm chướng
ngại nhau, đó là vô lực năng tác nhân. Sự duyên sinh của tâm, tâm sở,
bất tương ưng hành chiếu theo đây để biết.
Phẩm này nói về kết quả của mê lầm (vô minh hữu lậu). Do nghiệp lực
riêng và chung (biệt nghiệp, cộng nghiệp) của chúng sanh cảm ứng mà tạo
ra.
a. Hữu tình thế gian, tức chánh báo, chỉ cho thân phần của chúng sanh, nói theo nghĩa hẹp là nhân sanh.
b. Khí thế gian, tức y báo, là nơi nương tựa, sanh hoạt của hữu tình, đó chính là vũ trụ thế giới.
Ðầu tiên do cọng nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm, có sức nóng của
bảy mặt trời xuất hiện, biến toàn cõi Tam thiên Ðại thiên thế giới
thành đống lửa, cháy tiêu không còn một thứ gì, biển khô, đất thành tro
bụi, lên đến Sơ thiền (vì cúng sanh ở đây, trong tâm còn có tầm, tứ
thiêu đốt như lửa làm nội ứng); rồi đến thủy tai, một trận hồng thủy
tràn ngập lên đ?n Nhị thiền (vì chúng sanh ở đây trong tâm còn có hỷ ái,
khinh an thấm nhuần thân thể như nước làm nội ứng); rồi tiếp đến phong
tai, một trận gió ghê gớm thổi lên đến cõi Tam thiền (vì chúng sanh ở
đây, còn có hơi thở như gió làm nội ứng), Tam tai ấy làm cho thế giới
trống không, giai đoạn này cũng kéo dài 20 tiểu kiếp, sau đó bắt đầu
thành lại; thành rồi thì trụ, trụ rồi thì hoại, hoại rồi thì không,
không rồi lại thành... như một vòng tròn không manh mối, thành không
phải đầu, hoại không phải cuối. Như thế thế giới là vô thỉ vô chung.
Riêng ở Tứ thiền và Vô sắc giới không bị ảnh hưởng của đại tam tai
này, nhưng vẫn biến chuyển không thường theo nghiệp lực thọ mạng của
chúng sanh ở các cõi đó vậy.
Trước đây phẩm Thế gian nói về kết quả đau khổ của mê lầm, nhưng đã
có quả tất phải có nhân, nhân đây chính là hoặc và nghiệp. Hoặc chỉ cho
phiền não, tức tâm hư vọng, nhận thức sai lầm sự lý của vũ trụ vạn hữu,
sanh tâm đắm trước. Rồi từ sự sai lầm đắm trước đó, khởi lên những tác
vi nơi thân,nói năng nơi miệng, đó là nghiệp. Ðối với kết quả được thành
tựu, chính nghiệp là nguyên nhân trực tiếp, còn hoặc
là trợ duyên gián tiếp. Vì nếu có phiền não mà không khởi nghiệp thì
cũng không thể chiêu cảm quả báo. Hoặc như hạt giống, nghiệp như đất,
nước, phân, tro, môi trường. Có hạt giống mà không có môi trường đất
nước, hạt giống không thể mọc thành cây. Bởi vậy,tiếp theo phẩm Thế
gian, ở đây giảng phẩm Nghiệp.
Du-già tông còn căn cứ trên các điểm dị, đồng tự biến, cọng biến mà
chia ra có cọng nghiệp và bất cọng nghiệp (biệt nghiệp). Như mọi người
tương đồng tạo nghiệp đưa đến kết qủa hiện thành một thế giới, một xã
hội tương đồng, hoặc như mười người chung sức dựng lên một ngôi nhà, đó
là cọng báo do cọng nghiệp, tức do công sức đồng nhau của mọi người
trong đó tạo ra. Ðó là cọng nghiệp. Tuy nhiên, trong cùng một thế giới,
một xã hội, hay một ngôi nhà, nhưng mỗi người có mỗi cơ thể, mỗi thái độ
tâm lý, tình cảm khác nhau, hoặc mỗi người làm mỗi nghề, tập mỗi việc
khác nhau để đưa đến mỗi đời sống không giống nhau. Ðó gọi là bất cọng
nghiệp và bất cọng báo (biệt nghiệp, biệt báo). Nhưng hai thứ cọng
nghiệp và bất cọng nghiệp này cũng luôn gắn liền nhau nên lại diễn ra
nghiệp cọng trung bất cọng như cùng ở chung trong một ngôi nhà, rủi bị
bão, nhà bị sập, có người chết, có người gãy tay, có người u đầu...
nhưng có người bình yên vô sự, kiểu như nói "đồng sàng dị mộng". Và
nghiệp bất cọng trung cọng, như trong ngôi nhà đó có một người
tập tánh uống rượu, nói khùng, gây gỗ, thậm chí châm lửa đốt nhà, và
người đó bị chết thiêu, như vậy là nghiệp riêng người đó làm, người đó
chịu, nhưng những người khác ở cùng nhà cũng phải chịu họa lây. Ðó là
bất cọng trung cọng
Phẩm tùy miên gồm có 69 bài tụng. Tùy miên là tên khác của phiền não hay hoặc. Luận Câu-xá 20 nói: Tùy miên có bốn nghĩa: vi tế, tùy tăng, tùy tục, tùy phược.
Khi căn bổn phiền não hiện tiền vẫn khó biết rõ hành tướng của nó nên gọi là vi tế. Nó làm tăng thêm sự hôn ám trầm trệ đối với cảnh nó duyên và những tâm tương ưng với nó nên gọi là tùy tăng. Nó thường theo dõi hữu tình gây ra các tội lỗi nên gọi là tùy tục. Nó thường hiện khởi trói buộc, không muốn, nó vẫn sanh, cố ngăn, nó vẫn khởi nên gọi là tùy phược.
Do ba nhân duyên các phiền não phát khởi, đó là sức nhân, sức cảnh giới, và sức Gia hạnh.
1. Do sức nhân: Như trong khi khởi lên lòng tham là do hạt
giống tham sẵn có trong tâm chưa bị dứt, chưa biết khắp đủ (vị đoạn, vị
biến tri). Nếu đã dứt và đã biết đủ thì gọi là dĩ đoạn, dĩ biến tri.
2. Do cảnh giới: Tức là sự vật đối với thích hợp lòng tham hiện ra trước mắt.
3. Do gia hạnh: Tức là sự phân biệt sai lệch đối tượng sự vật (phi lý tác ý, nếu tác ý lạc thanh tịnh thì gọi là như lý tác ý).
Sức nhân là hạt giống nhân, cảnh vật đối tượng và phi lý tác ý là duyên, tức đủ nhân duyên thì các phiền não phát sinh.
Phẩm Hiền Thánh cùng hai phẩm Trí và Ðịnh tiếp sau nhằm nhân quả giác
ngộ. Phẩm Hiền Thánh phân biệt kết quả của giác ngộ, gồm 38 bài tụng,
chia ra làm ba loại chính:
1. Nói về thể tánh của đạo gồm có tánh hữu lậu và tánh vô lậu.
2. Nói về đế lý do đạo chứng đắc, tức là Tứ đế Khổ, Tập, Diệt, Ðạo và hai đế thế tục và thắng nghĩa.
3.Lấy Thánh đạo để biện biệt về người, tức người nhờ thánh đạo tu đoạn phiền não, chứng ngộ Tứ đế lý.
Nhưng đây là phẩm phân biệt Hiền Thánh, kết quả của giác ngộ là
chính, nên trong ba đoạn lớn của toàn phẩm nêu trên lại đặc biệt giải
thích về đoạn thứ ba. Và đoạn này lại chia ra làm ba tiết:
a. Nói về sự tu Thánh đạo, gồm sự tu gia hạnh làm cho thân, khí được thanh tịnh và bảy gia hạnh.
b. Ước ba đạo biện người, tức là do kiến đạo, tu đạo, vô học đạo mà có các quả vị sai khác.
Tóm lại theo Hữu bộ, Hiền vị có bảy (cũng gọi là bảy phương tiện, bảy gia hạnh vị) là:
1. Ngũ đình tâm; 2. Biệt tướng niệm trú; 3. Tổng tướng niệm trú; 4. Noãn; 5. Ðảnh; 6.Nhẫn; 7. Thế đệ nhất.
Thánh vị có bảy đó là: 1. Tín hành, 2. Pháp hành, 3. Tín giải, 4.
Kiến đạo, 5. Thân chứng, 6. Thời giải thoát, 7. Bất thời giải thoát.
Ngoài ra trong Thánh vị, còn có Bích chi Phật và Ðại giác Phật.
Kiến đạo cũng gọi là Kiến chí, Kiến đắc. Khi bước lên tu đạo vị, tự
mình thấy pháp, đắc lý Tứ đế, nên gọi là Kiến đắc. Và sự tự thấy được đó
chính do sự thấy từ trong nhân dẫn tới nên gọi là Kiến chí.
CHÍN BẬC THÁNH VÔ HỌC
Trên kia, nói chung các vị Thánh hữu học và vô học. Ở đây chỉ nói
riêng các vị Thánh vô học, tổng quát có chín bậc (theo Tiểu thừa) đó là
bảy hạng A-la-hán thối pháp, Tư pháp, Hộ pháp... nói trên, thêm hai bậc
là Bích chi Phật và đại giác Phật thành ra chín.
Sở dĩ có chín vì căn tánh bất đồng đưa đến, do hạ căn mà thành Hộ
pháp, do trung căn mà thành An trú pháp, do trung trung căn mà thành
Kham đạt pháp, do trung thượng căn nà thành Bất động tánh, do thượng hạ
căn mà thành Bất thối tánh, do thượng trung căn mà thành Bích chi Phật,
do thượng thượng căn mà thành Ðại giác Phật.
27 bậc Hiền Thánh, theo Thành Thật Luận thuộc Kinh bộ, Hiền là hữu học, Thánh là vô học, gọi là Học nhân và Vô học nhân.
A. Học nhân có 18:
1. Tùy tín hành; 2. Tùy pháp hành; 3. Tín giải thoát; 4. Kiến đắc; 5.
Thân chứng; 6. Gia gia; 7. Nhất chủng tử; 8. Hướng sơ quả; 9. Ðắc sơ
quả; 10. Hướng nhị quả; 11. Ðắc nhị quả; 12. Hướmg tam quả; 13. Ðắc tam
quả; 14. Trung ban; 15. Sanh ban; 16. Hành ban; 17. Bất hành ban; 18.
Thượng lưu ban
B. Vô học nhân có 9:
1. Thối pháp A-la-hán; 2. Tư pháp A-la-hán; 3. Hộ pháp; 4. Trú pháp;
5. Tiến; 6. Bất động; 7. Bất thối; 8. Huệ giải thoát; 9. Câu giải thoát.
Tóm lại theo Hữu bộ, Hiền vị có bảy (cũng gọi là bảy phương tiện, bảy gia hạnh vị) là:
1. Ngũ đình tâm; 2. Biệt tướng niệm trú; 3. Tổng tướng niệm trú; 4. Noãn; 5. Ðảnh; 6.Nhẫn; 7. Thế đệ nhất.
Thánh vị có bảy đó là: 1. Tín hành, 2. Pháp hành, 3. Tín giải, 4.
Kiến đạo, 5. Thân chứng, 6. Thời giải thoát, 7. Bất thời giải thoát.
Ngoài ra trong Thánh vị, còn có Bích chi Phật và Ðại giác Phật.
Kiến đạo cũng gọi là Kiến chí, Kiến đắc. Khi bước lên tu đạo vị, tự
mình thấy pháp, đắc lý Tứ đế, nên gọi là Kiến đắc. Và sự tự thấy được đó
chính do sự thấy từ trong nhân dẫn tới nên gọi là Kiến chí.
CHÍN BẬC THÁNH VÔ HỌC
Trên kia, nói chung các vị Thánh hữu học và vô học. Ở đây chỉ nói
riêng các vị Thánh vô học, tổng quát có chín bậc (theo Tiểu thừa) đó là
bảy hạng A-la-hán thối pháp, Tư pháp, Hộ pháp... nói trên, thêm hai bậc
là Bích chi Phật và đại giác Phật thành ra chín.
Sở dĩ có chín vì căn tánh bất đồng đưa đến, do hạ căn mà thành Hộ
pháp, do trung căn mà thành An trú pháp, do trung trung căn mà thành
Kham đạt pháp, do trung thượng căn nà thành Bất động tánh, do thượng hạ
căn mà thành Bất thối tánh, do thượng trung căn mà thành Bích chi Phật,
do thượng thượng căn mà thành Ðại giác Phật.
27 bậc Hiền Thánh, theo Thành Thật Luận thuộc Kinh bộ, Hiền là hữu học, Thánh là vô học, gọi là Học nhân và Vô học nhân.
A. Học nhân có 18:
1. Tùy tín hành; 2. Tùy pháp hành; 3. Tín giải thoát; 4. Kiến đắc; 5.
Thân chứng; 6. Gia gia; 7. Nhất chủng tử; 8. Hướng sơ quả; 9. Ðắc sơ
quả; 10. Hướng nhị quả; 11. Ðắc nhị quả; 12. Hướmg tam quả; 13. Ðắc tam
quả; 14. Trung ban; 15. Sanh ban; 16. Hành ban; 17. Bất hành ban; 18.
Thượng lưu ban
B. Vô học nhân có 9:
1. Thối pháp A-la-hán; 2. Tư pháp A-la-hán; 3. Hộ pháp; 4. Trú pháp;
5. Tiến; 6. Bất động; 7. Bất thối; 8. Huệ giải thoát; 9. Câu giải thoát.
Tóm lại, nguyên nhân của giác ngộ không ngoài những trí có khả năng
thành tựu và những công đức được thành tựu từ trí. Như vậy trí tuệ đối
với kết quả giác ngộ thật là chính yếu. Trí tuệ do từ sức gia hạnh hữu
lậu dần dần phát đạt cho đến tận trí vô sinh trí, bèn chứng được các
Thánh vị trong bốn hướng, bốn quả, cho nên nói trí tuệ là nguyên nhân
gần của Thánh vị giác ngộ.
Phân biệt định nói về sơ duyên của sự giác ngộ. Phẩm này có 39 bài
tụng, 38 bài đầu nói công đức của các định, một bài 39 nói vềì chánh
pháp trụ thế. Chánh pháp của Phật có giáo và chứng. Giáo pháp thì do có
người thụ trì và giảng nói đúng đắn mà được trụ thế. Còn chứng pháp thì
do có người nương giáo như thật tu hành mà được trụ thế.
Trong các công đức thiền định, phần đầu nói về các định làm chỗ
nương, phần sau nói về các công đức nương tựa Thiền định như khoa biểu
dưới đây:
Khoa mục phẩm Định
|
Công đức các Định
|
Các Định làm chỗ nương
|
4 tịnh lự 4 vô sắc 8 đẳng chí Các đẳng chí
|
Công đức nương tựa
|
4 vô lượng 8 giải thoát 8 thắng xứ 10 biến xứ Ðắc nương nơi thân Duyên khởi định
|
Chánh pháp trụ thế
|
|
Tham khảo bài giảng ÐÐ Thích Giác Hiệp, trích Phẩm Phân Biệt Ðịnh chi tiết hơn để đạt cứu cánh giác ngộ.
Định là pháp tu giúp hành giả chứng đạt giác ngộ. Thực hành thiền
định giúp hành giả kiểm sóat các căn, tiến xa hơn nữa phá trừ chấp ngã.
Như vậy, thiền định là pháp tu căn bản.
I. Cấu trúc phẩm:
Giới thiệu tổng quát
1. Bốn định sắc
a. Chú tâm đối tượng
b. Định nghĩa
c. Giá trị đạo đức thiền định
d. Đặc tính 4 định
2. Bốn định vô sắc:
a. Tên 4 lọai định
b. Định thanh tịnh
c. Định không thanh tịnh
II. Nội Dung:
A. BỐN TỊNH LỰ
Ðịnh có hai:
1. Sanh đắc định: khi sinh tự nhiên có định, nhờ tu tập từ trước.
2. Tu đắc định: nhờ tu tập dần dần chứng đắc.
1. Sơ thiền:
初 具伺喜樂 後漸離前支(Đ.29.145)
Trong lúc chuyên chú tâm vào một đối tượng nào đó, tình dục dần dần
bị loại trừ, và tiến đến tiêu diệt tâm ác. Và trong trạng thái xa lìa
dục và ác ấy người tu thiền cảm thấy vui mừng và an nhiên tự tại. Nghĩa
là hành giả nếm được mùi vị an lạc của pháp. Tuy nhiên ở giai đoạn này
đã có sự phân biệt đối tượng và còn có tư lự cho nên về phương diện biểu
tượng vẫn chưa được trầm tĩnh. Cho nên gọi là sơ thiền, tức chỉ cho bậc
đầu tiên chuyên tâm trầm tĩnh về tinh thần.
2. Nhị thiền:
內淨即信根 喜即是喜受 (Đ.29.146.3)
Nghĩa là nếu hành giả chứng được Nhị thiền, thâm tín được phát sinh
Hành giả cứ như thế mà tu hành tiến lên nữa cho đến khi phương diện
biểu tượng cũng trầm tĩnh, không còn phân biệt đối tượng và tư lự, tâm
chỉ tập trung vào một điểm duy nhất. trên nhờ sự trầm tĩnh về phương
diện tinh thần hành giả cảm thấy vui mừng, còn ở đây nhờ sự trầm tĩnh về
phương diện biểu tượng mà hành giả cảm nhận niềm vui. Ở đây hành giả
cùng một lúc điều phục được tình ý và chế ngự sự tạp loạn của biểu
tượng.
3. Tam thiền: Cứ như thế tu hành tiến thêm một bước
nữa, bỏ tâm an vui, trở về với trạng thái hoàn toàn bình tĩnh, cho đến
chánh niệm, chính trí, thân thể đạt đến cảnh giới nhẹ nhàng. Đây gọi là
Tam thiền. Chỉ cho sự giải thoát cả niềm vui sướng đã đạt được ở nhị
thiền. Tâm tập trung ở đây cũng bắt đầu phát sinh tác dụng tuệ tri.
4. Tứ thiền: Từ đây tiến thêm nữa thì sự nhẹ nhàng
của thân thể cúng không còn, tựa hồ như không còn thấy sự tồn tại của
nó, hoàn toàn siêu việt tâm khổ vui; sự bình tĩnh càng được thuần hoá
đến bất động để trở thành trạng thái sáng như mặt gương, ngưng tụ và
phẳng lặng như nước không gợn sóng. Đây là tứ thiền. Đến giai đoạn này
hành giả thấy suốt đối tượng của quán tưởng là bản thân của mình. Nghĩa
là tâm cảnh tuyệt đối bình đẳng, không còn thấy có chủ quan khách quan
đối đãi nữa.
B. BỐN ÐỊNH VÔ SẮC
1. Không vô biên xứ: là lối tu khám phá tất cả mọi quan niệm vật
chất, chỉ nghĩ về không gian vô biên, trong tâm cắt đứt với mọi tướng
sai biệt của ngoại giới. Kinh Trung A-hàm, kinh Phân biệt quán pháp, kinh số 164, nói:
2. Thức vô biên xứ: Tiến lên tiếp xúc với nội giới mà suy niệm về các tướng sai biệt sinh khởi trong thức.
3. Vô sở hữu xứ: là pháp tu tiến hơn nữa, siêu việt cả không gian và
thức, đi đến chỗ quán tưởng hết thảy sự tồn tại vật chất đều không có.
4. Phi tưởng phi phi tưởng: Ba định trước tuy đã tiêu diệt hết các
tướng sai biệt trong và ngoài để đi đến chân không, nhưng vẫn còn tưởng
hết thảy không. Cho nên, lại phải tiến lên một bậc nữa, tu tập vô tưởng
mà cũng không phải vô tưởng, tức là pháp tu định hoàn toàn thấu suốt
quan niệm tất cả không. So với Tứ thiền điều hoà cả chỉ và quán thì Tứ
vô sắc định chuyên về phương diện chỉ mà thôi.
Bốn tịnh lự và bốn định vô sắc cũng còn gọi là tám đẳng chí.
Ngoài Bát đẳng chí ra còn có một loại định tương tự như đinh Phi
tưởng phi phi tưởng, đó là Diệt thọ tưởng định. Đến bậc này thì cả thọ
lẫn tưởng đều hoàn toàn tiêu diệt. Theo diễn tả thì người tu định này
chẳng khác gì người chết, duy có điểm khác nhau đó là người chết đã chấm
dứt mọi hoạt động của 3 nghiệp thân, khẩu, ý, hơi ấm, năm cảm quan bị
phá huỷ, còn người tu định này thì 5 căn vẫn còn y nguyên, thọ, hơi ấm
không mất.
C. BỐN THỨ TỊNH ÐỊNH
Chia tịnh đẳng chí ở trên ra làm bốn phần:
1. Thuận thối phần định, là thuận với phiền não dễ bị thối thất
2. Thuận trú phần định là thuận với tự địa mà an trú, không thối không tiến
3. Thuận thắng tấn định là thuận theo đị trên mà tiến lên
4. Thuận quyết trạch phần định là thuận với vô lậu tiến đến kiến đạo
D. CÔNG ÐỨC NHỜ THÀNH TỰU ÐỊNH
1. Bốn vô lượng tâm
2. Tám giải thoát
3. Tám thắng xứ và mười biến xứ
III CỨU CÁNH CÁC PHÁP
a. Vạn Pháp Duy Tâm
1. Tri Thức hay Giác Trí (Cognition) Trong đời sống hằng ngày, ta dùng (tâm) nhận thức sự vật bằng ngũ giác quan (tâm thức). Khi ta tri nhận (tâm trí)
(cognize) sự vật đã nhận thức, ta có tri thức, hay giác trí
(Cognition). Trong quá trình tri nhận sự vật trong hiện tại (với cảm
giác), quá khứ hay tương lai (với ý thức), cả ba thời chúng ta tri nhận
được sự vật mới có GIÁC TRÍ (hay Tâm Trí). Giác Trí nầy là Tư Tưởng, Suy
Nghĩ, Lý Luận v.v. theo thời gian. Nó là sự lập lại của tâm thức hay
tri nhận (dung trí) các thức nên nó tạo ra tư tưởng và lưu lại trong tâm
thức (nghiệp thức). Nên ta có thể gọi là tâm duyên ý mã vì tư tưởng
chúng ta lúc nào cũng ẩn hiện trong tâm trí từng giây từng phút liên
tục, chỉ trừ có những động lực khác hay pháp môn có khả năng chận dừng
được vọng tưởng đó. Dù cho chơn thức hay giác trí khi chạy dài theo thời
gian thì huyễn hóa, cho nên vạn pháp chạy theo tâm thức mà biến hóa
từng sát na sanh diệt. Dòng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ vô
thủy vô chung chảy daì theo thời gian và lăn trôi trong không gian không
lúc nào vắng mặt. Ở ngoại giới (không gian) hay trong nội tâm (tâm
khảm) không nơi nào mà không bị dòng tâm thức ảnh hưởng. Tất cả vạn Pháp
đều do Tâm Trí suy nghĩ, phân biệt, lý luận đặt để và theo dòng thời
gian lịch sử tư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn. Tuy nhiên điểm đặc
biệt là tri thức (hay tư tưởng hay gọi là tưởng tri) còn lệ thuộc tự ngã
của tác giả. Luận Câu Xá cũng không ngoại lệ. Trong Kinh Pháp Môn Căn
Bản, Tưởng thức hay Tưởng Tri là sự suy nghĩ, tưởng nhớ, tưởng tượng, ký
ức, thuộc loại Mạt- Na- thức hay trong A-Lại-Da-thức, là những hình ảnh
được khôi phục lại, có cái trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái
tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối tượng cũ, nhưng không phải đối tượng
cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại là những ảo ảnh của những đối
tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng). Do đó tưởng tri là biết do
tưởng thức (do ngã chấp) hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo, tưởng
tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức,
nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến
phàm phu, chúng sanh thường tình mà thôi. Như Phật thuyết giảng (Trong Các Kinh Căn Bản Phật Giáo: Vô Minh là Tri Kiến của Phàm Phu):
-- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: "Thủy đại là của ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại.
Người ấy tưởng tri. phong đại cũng như thế.
Người ấy tưởng tri Sanh vật,chư Thiên, Sanh chủ, Phạm thiên, Quang âm thiên,Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên, Abhibhù (Thắng Giả)...
Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ,Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ...
Người ấy tưởng tri sở kiến, sở văn, sở tư niệm, sở tri...
Người ấy tưởng tri đồng nhất, sai biệt, tất cả là tất cả...
Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.
2. Tri Thức Nguyên Thủy hay Giác Trí Tuệ (Pure Cognition). Khi
Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ hay Tánh Giác
thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các
thời thiền tập. Thực ra Giác Trí Tuệ có thể thực hiện trong tứ oai nghi.
Vậy Giác Trí Tuệ là tri nhận đầu nguồn của Giác Trí và xa lìa nó ngay.
Nói rõ hơn là khi chúng ta nhận thức niệm đầu của Cảm Giác (Sensation)
để có Giác Thức nguyên sơ (Pure Perception hay first consciousness), lập
tức tri nhận Giác Thức nguyên sơ ấy để được Giác Trí (Cognition là Giác
Trí có thời gian) và xa lìa giác trí ngay mới có Giác Trí Tuệ (Vô thời
gian). Vì Giác Trí Tuệ là Tri Thức Nguyên Thủy (Pure Cognition) của Chân
Trí (Vô thời không). Thí dụ, chúng ta thấy con voi là giác thức hay tâm
thức, vì thấy hình ảnh đối tượng hay con vật trước (Cảm Giác) rồi nhận
thức (perceive) con vật đó là con voi (hay biết được là con voi, biết
nầy thấy biết của căn, luôn luôn đi kèm theo cảm giác, nên thấy con voi,
biết tên đối tượng là cái thức hay tâm thức hay giác thức. Thức là thực
tại duyên khởi hay giả danh mà thôi). Rồi chúng ta tri nhận (dùng ý
trí) giác thức ấy để có giác trí. Vậy khi chúng ta nhận thức niệm đầu
của con voi (thấy biết con voi đầu tiên) là ta có giác thức nguyên sơ,
lập tức ta tri nhận (Hay Biết: Cognize chớ không phải là perceive) giác
thức nguyên sơ ấy để có giác trí tuệ và phải xa lìa cái biết ấy nữa thì
mới có giác trí tuệ toàn diện. Trong Kinh Pháp Môn Căn Bản thì vị Hữu
Học, bậc A-La-Hán và đấng Như –Lai thì dùng Thắng Tri hay Tuệ Tri (Cái hằng giác hằng tri) để tri nhận các pháp., như thí dụ sau:
Vị hữu học
Những vị có học, thì tri kiến được chính xác hơn, cái biết sáng suốt
như suy nghĩ rõ ràng, không đối chiếu lệch lạch mà nhìn thẳng vào sự
vật. Thắng tri hay liễu tri sự vật mà không so đo, không suy nghĩ vẩn
vơ, tưởng tượng và không dục hỷ mà dùng chơn trí bằng pháp chánh tri
kiến.
Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Ðịa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả...
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.
Bậc A-La-Hán.
Bậc A-la-hán là những vị dùng pháp thắng tri để liễu tri sự vật (pháp
chánh tri kiến) không dục hỷ và đoạn trừ được tam độc. Bậc I biết pháp
liễu tri sự vật mà không dục hỷ. Bậc ÌI biết pháp liễu tri sự vật, không
dục hỷ và đã đoạn trừ được tham dục. Bậc III biết pháp liễu tri sự vật,
không dục hỷ, đoạn trừ được sân hận.Bậc IV biết pháp liễu tri sự vật,
không dục hỷ, đoạn trừ được si mê..
Đấng Như Lai
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri
hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ, hoàn toàn diệt
trừ các ái, sự ly tham sân si, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh
đẳng chánh giác.
b. Giải Thoát
Giác Ngộ là Gặp Biết được Thực Tính của vạn hữu là Giải Thoát
khỏi nhận thức sai lầm về Tự Tính Giả Lập hay Tùy Thuộc của chúng .
Giác Ngộ tức là Giải Thoát, chính là Tri Nhận Thực Tại một cách Toàn
Diện không thêm không bớt, là vượt khỏi Thời Không, là thể nhập Cõi Vô
cùng Hằng Hữu, vì Hư Không ảo tưởng và Thời Gian huyễn hóa làm ngăn cách
thế giới Hiện Tượng với Cõi Vô Cùng.
Sau khi nhận thức được rằng các đối tượng là những thực tại giả lập
hay tùy thuộc, bậc trí giả thể nhập vào chân tâm, còn gọi là tri thức
nguyên thủy, hay là thực tại toàn diện. Lúc ấy người ta trực tiếp nhận
thức rằng chân lý vốn vượt ngoài nhị nguyên tính, hay vượt khỏi thời
không. Như đã trình bày, những sự vật trong thế giới hiện tượng không
những do duyên khởi mà còn được nhận thức bằng nhị nguyên tính và được
xem là giả lập huyễn hóa, phiền não hay là tạp nhiễm ngoại lai đã che mờ
cái tâm vốn thanh tịnh tự bản tính. Các thực tại tương đối được kiến
lập theo nhị nguyên tính không thật theo quan điểm cứu cánh có thể tiêu
trừ bằng tu tâm một cách chính đáng. Sau khi những tạp nhiễm được tẩy
sạch, bản tính thanh tịnh trong sáng của tâm được phục hồi. Chân Tâm
được thể hiện bắng Tánh Giác ( biết vô thời gian) hay Trí Vô Phân Biệt,
Vô Giới Hạn, Bất Biến trong Cõi Vô Cùng Hằng Hữu, Thanh Tịnh tự Bản Tính
tức là Thực Tại Toàn Diện Tuyệt Đối,Tri Thức Nguyên Thủy hay Chân Lý
Tối Hậu. Tâm Thức được kiến tạo bằng Nhị Nguyên Tính, Trí Phân Biệt,
Giới Hạn bởi các Căn là Tri Kiến của chúng sinh vốn mang nhiều hệ lụy
Nhân Quả,Tạp Nhiễm. Phiền Não Khổ Đau, Sanh Tử Luân Hồi mà Nguyên Ủy là
Vô Minh. Cõi vô cùng của thực tại toàn diện hay tri thức nguyên thủy nằm
trong khoảnh khắc tĩnh giác vô thời không (cái biết sat-na hiện tiền).
Việc phân chia thiện và ác, khổ đau và hạnh phúc (Nhị nguyên tính) chỉ
là ảo tưởng, giả lập và huyễn hóa nhưng tri thức vụn vặt nầy vẫn được
ghi lại trong dòng tâm thức những chuỗi nghiệp duyên nhân quả mãi lăn
trôi theo thời không. Nắm bắt được thực tướng của vạn hữu là sự vượt
khỏi thời không làm cho tâm trở nên trong sáng thanh thản, tức là giải
thoát khổ đau, nhân quả, luân hồi.
c. Thiền
*. Mục đích thiền của Phật giáo là làm sao trong sạch hóa
dòng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ vì dính đầy tính vẩn đục.
Thật sự là tâm vốn luôn luôn thanh tịnh tự bản tính kia nhuốm bởi những
tạp nhiễm ngoại lai. Thực tế là không có tâm nào khác ngoài tâm [tri nhận]
thực tại chân thực luôn luôn trong sáng tự bản tính. Thiền là tìm về
bản tánh trong sáng và thanh tịnh đó để vượt khỏi phiền não và dòng bộc
lưu sanh tử hay thanh lọc dòng tâm thức đang lăn trôi, vốn hệ lụy đến
nhiều đời luân hồi quả báo.
* Pháp Môn Tu Tập
Thực hành phẩm hạnh thiện pháp và thiền định để thanh lọc dòng tâm
thức vẩn đục là pháp vô tự ngã tối ưu bước đầu tạo cho thân tâm được an
tịnh.
1. Tiệm Pháp
Là pháp gián tiếp, tu tập theo theo Thức chuyển thành Trí như đã
trình bày trên. Khi quán sát sự vật là đối tượng thì sự nhận thức nầy
thường dùng Thức và Trí liên hợp nhau thành Tưởng Thức và theo thời gian
huyễn hóa để chuyển hóa dần dấn thành trí tập trung vào một đề mục sâu
sắc hơn có thể hàng phục được mọi ô nhiễm trong tâm (vọng tâm) như các
pháp thiền quán, thiền na, tứ niệm xứ, niệm Phật niệm chú, thoại đầu,
công án, v.v…
2. Ðốn Pháp
Phần Tham Khảo: Quán Hơi Thở: Môt Pháp Thiền Đốn Ngộ của Phật Giáo Nguyên Thủy. (Phổ Nguyệt, 2006)
Thật vậy, hơi thở là sợi dây nối liền giữa Vô Thức và Ý Thức. Nó có
thể từ vô thức lôi ra những dòng tâm thức ứ động nhiều đời nhiều kiếp
làm cho tâm trở nên trong sáng. Quán hơi thở là một pháp thiền đốn ngộ
từ nguyên thủy vì nó rốt ráo không dính thêm mọi tư duy và quán tưởng
như các loại thiền khác. Trong Đại Kinh Sáu Xứ Phật dạy, "Thấy Biết như
Chơn lục căn lục trần, lục thức v.v...". Đối tượng nhận thức thường dùng
quán từ vô thức với những vọng tưởng tự nhiên đột khởi hoặc những đối
tượng diễn tả tâm trạng của con người như lời Phật dạy trong Tứ Niệm Xứ
là một cách tốt. Tất cả đối tượng đó nói lên những điều có thể chấp chứa
trong vô thức của con người có thể xả ra những ô nhiễm, nghiệp thức từ
trong thân ngũ uẩn; nhưng chỉ có hơi thở là tốt hơn hết, vì nó thường
trực tự nhiên trôi chảy từ vô thức và là trinh nguyên của hoạt động vô
thức, chỉ dùng tự lực (đối tượng tự nhiện bên trong), không một chút
dính dấp đến mọi quán tưởng hay tư duy, tha lực (đối tượng vay mượn) hay
những điều kiện bên ngoài..
PhảI hành bốn thiền định niệm hơi thở trước (năm loại thiền cao cấp định niệm xứ xin xem Pháp Tu Chứng Các Tầng Thiền, Phổ Nguyệt)
Ðịnh niệm hơi thở
Ðịnh niệm hơi thở đựợc tu tập từ sơ thiền đến tứ thiền.
*1). Nhẩm biết niệm hay đọc hơi thở (ngôn hành): Ðịnh niệm bằng tướng hơi thở (có lời, có tiếng): Ðịnh niệm bằng thể tướng hơi thở.
Ðịnh Niệm Hơi Thở bằng lời. Biết Nhẫm Ðọc hơi thở.
Khi thở vô, “Tôi biết tôi thở vô.” Khi thở ra, “Tôi biết tôi thở ra”
Sơ định có tầm tứ và hỷ lạc có lời là có tầm, có tướng là có tứ và hỷ lạc.
Ðồng thời cũng dùng thiền định để luôn trao dồi giới lẫn định.
Từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.
*2) Thầm hội biết Thức Hơi Thở (Thức Hành). Ðịnh niệm bằng nhận thức luồng hơi thở (ý thức thầm hội hơi thở)
“Biết tôi thở vô
Biết tôi thở ra”
Chỉ dùng căn ý là chủ (lặng lẻ) để nhận thức (với ý tác động) hơi thở vô hơi thở ra là khách.
Ðó là cách Tĩnh Thức. Khi có định và chánh niệm thì tầm và tứ được đoạn diệt chỉ được nội tĩnh nhất tâm. Còn Thức là còn trạng thái hỷ lạc.
Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm
*3). Ngộ nhập biết + ý trí Hơi Thở (Trí hay Tánh Hành). Ðịnh niệm bằng ý trí ngộ nhập hơi thở (tri nhận đối tượng trong trí: ngộ nhập luồng hơi thở vào cái biết). Biết tri nhận luống hơi thở. Ðịnh và chánh niệm hơi thở nên gọi là Trí Hành hay Tĩnh Giác.
“Biết Tri nhận thở vô
Biết Tri nhận thở ra.”
Biết rõ hơi thở vô hơi thở ra. Ðịnh và chánh niệm bằng ý trí (ý tác năng)
Ðó là Tĩnh Giác về hơi thở. Chỉ có thở vô thở ra được ý trí ý niệm hóa mà thôi.
Hành này dùng pháp tánh không (biết=định), dùng trí (tuệ tri) để tri
nhận hơi thở. Còn đối tượng thì còn lạc thọ vì có định của trí (tĩnh
giác), nên lạc thọ này không ảnh hưởng đến tâm.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
*4). Thể Nhập Cảm giác Vô Ra (Thân Hành: Vô Niệm: không niệm tướng niệm thức cả niệm trí): Pháp bổn như vô pháp: Như là không thở: Thể Nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, biết cảm nhận luồng hơi thầm lặng Vô Ra. Năng sở song vong.
“Cảm giác vô,
Cảm giác ra.”
Cảm giác Vô Ra, vì khi nhận dạng cảm giác (bóng dáng) của một đối
tượng mà chưa được nhận thức (chưa được đặt tên hay đọc tên) tên đối
tượng là chỉ thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên, tức là cảm giác chỗ đối
tượng chưa thành hình, chưa có tên (giả danh), đó cũng gọi là tri thức
nguyên thủy hay tuệ giác của chân trí. Cảm nhận luồng hơi vô luồng hơi ra mà thôi. Khi không có mặt đối tượng thì làm gì có hỷ lạc trong tâm.
Khi xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
…..
IV KẾT LUẬN
Luận Câu Xá tổng lượt vạn pháp duy tâm mà hướng đến cứu cánh của giáo
pháp. Tác giả đã tổng lượt các pháp, quy nạp từ các kinh Phật dạy.
Những nội dung toàn giáo pháp rất nhiều, lời văn (nghĩa chơn thật) cô
đọng và sâu sắc cần phân tích, diễn giải (nghĩa lan rộng) cho thế hệ sau
dễ hiểu hơn. Luận thư Câu Xá được dúc kết các pháp Phật và phân loại rõ
ràng từ pháp học đến cứu cánh giúp tu sĩ tu tập (thiền) đến chí đạo
(định tâm, giác ngộ giải thoát). Từ những vọng tâm đầy tạp nhiễm, pháp
Phật lấy chơn tâm trong sáng làm đích đến giải thoát. Phật giáo phát
triển hay đại thừa trong các kinh căn bản đã quản diển nhiều pháp tu
tâm. Rõ ràng hơn là Kinh Lăng Già hợp với Luân Thư nầy.
Chủ yếu kinh Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật. Khác
với kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, Hay Viên Giác… về sự diễn tả cái vọng
tâm hay tâm thức, và cái chân tâm như giác tánh, giác trí tuệ, tri kiến
phật, v.v..., phương pháp của Lăng Già là trực chỉ minh tâm kiến
tánh thành Phật : đi thẳng vào vùng chân như bản giác mà nắm lấy trí tuệ
tánh giác mà thành Phật đạo; đó là một pháp môn đốn ngộ. Theo Cụ Trần Trọng Kim, "Kinh Lăng Ca - trước trực chỉ nhất tâm chân như để làm cho rõ cái nghĩa tam giới duy tâm, - sau chỉ thị nhất tâm sinh diệt để làm cho rõ cái nghĩa vạn pháp duy thức."
Trong kinh Lăng Già Phật chỉ rõ như như là bản giác, tự nhiên có sẵn muôn thuở cùng khắp thanh tịnh thường hằng không sanh không diệt như hư không vô tận, đó là lý pháp; còn trí tuệ là thủy giác, phải dùng pháp giác trí tuệ trên để hiển lộ cái minh tâm và kiến tánh mới thành Phật đạo. Ví như bản giác là tánh hư không vô tận, trí tuệ là tướng hư không
của giác trí giới hạn bởi lục căn Khi tướng hư không hòa nhập vào hư
không vô tận thì tướng hư không hòa tan trong hư không vô tận thành một
thể không không còn phân biệt gì giữa lý và
trí, đó là dung hợp thành lý trí vậy. Ðó là pháp từ tâm thiền (trí tuệ:
định) kiến tánh thành Phật (giải thoát). Ðó cũng là ý hướng đến của Luận
Câu Xá.
Tham khảo
Cốt Tủy Các Kinh Căn Bản Phật Giáo. Phổ Nguyệt, trích trong website Tạng Thư Phật Học:: http://www.tangthuphathoc.net
Đại cương về Luận Câu Xá.Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Học viện Phật
giáo Việt Nam tại Huế,,PL. 2543 - TL. 1999 đăng trong website Quảng Ðức:
http://www.quangduc.com
Ðại Thừa Thuyết Luận. Phổ Nguyệt trích trong website Phật Giáo Việt Nam: http://phatgiao.vn
Ðề Cương: Luận Câu Xá. Giảng Viên Thíc Giác Hiệp, trích trong webste Phật Giáo Việt Nam.
Khẳng Ðịnh Tính: Con Ðường Giác Ngộ của Phật Giáo. Phổ Nguyệt. Ðăng trong website Phật Giáo Việt Nam.
Kinh B ồ Tát Thiện Giới: Nghĩa Chơn Thật. Phổ Nguyệt đăng trong website Phật Giáo VN
Kinh Pháp Môn Căn Bản. Kinh Trung Bộ, do HT Thích Minh Châu Việt dịch đăng trong website Quảng Ðức..
Pháp Tu chứng Các Tầng Thiền. Phổ Nguyệt. Trích đăng rrong website Phật Giáo Việt Nam