I.-Tánh không là
tính cách duyên sanh của tất cả các pháp.(327)
Tính cách duyên sanh của tất cả các pháp được nói rõ
trong đoạn đối thoại sau đây của kinh Na Tiên Tỳ Kheo,
một đoạn kinh mà hầu như tất cả chúng ta đều đã từng đọc
qua. Xin trích ra đây vì đặc điểm dễ hiểu và dễ nhớ của
nó:
Vua Di Lan Ðà hỏi đại đức Na Tiên:
- Ðại đức nói không hề có cái ta và cái của ta như tà
kiến và ngã chấp vẫn thường nhận lầm. Nếu không có cái
ta thì ai thâu nhận các món cúng dường, ai tham thiền
nhập định, ai đắc quả và nhập Niết Bàn, ai giữ giới, ai
phạm giới, ai tạo nghiệp... Như thế có kẻ giết đại đức
cũng không phạm tội sát sanh chăng? Ngay cả các đạo hữu
của đại đức gọi đại đức là Na Tiên cũng không có nốt? Na
Tiên đó là ai, đại đức nghe rõ chứ?
-Tâu đại vương, bần tăng đã nghe rõ.
- Người nghe đó có phải là Na Tiên không?
- Tâu đại vương, không phải đâu.
- Thế thì ai là Na Tiên? Cái gì là Na Tiên? Tóc trên đầu
là Na Tiên chăng?
- Tâu đại vương, không phải.
- Lông, móng, răng, da, thịt, xương, gân... là Na Tiên
chăng ?
- Tâu đại vương, không phải.
- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là Na Tiên chăng?
- Tâu đại vương, không phải.
- Hay năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức họp lại là Na Tiên
chăng ?
- Tâu đại vương, không phải.
- Hay ngoài năm uẩn ra, còn có cái gì là Na Tiên chăng ?
- Tâu đại vương, cũng không phải nốt.
Sau đó, đại đức Na Tiên hỏi nhà vua:
- Chẳng hay đại vương đến đây bằng bộ hay bằng xe?
- Bạch đại đức, trẫm đến bằng xe.
- Ðại vương bảo ngài đến bằng xe, đó là ngài nói thật
chứ?
- Bạch đại đức, trẫm nói chắc thật.
- Vậy xin đại vương cho bần tăng biết rõ về cái xe. Gọng
xe có phải là xe không?
- Trục, bánh, căm, thùng, mui, gác chân... có phải là xe
không?
- Hay tất cả các món ấy hợp lại và buộc chung là xe?
- Hay ngoài các món ấy ra, có một món nào khác gọi là
xe?
Sau đó đại đức kết luận: Ðúng như lời nữ Tôn giả
Vajirà đã bạch với Ðức
Thế Tôn khi ngài còn tại thế: " Danh xưng xe sở dĩ có
là do nhiều món đồ hợp lại mà giả thành. Nhiều thứ cơ
thể hợp lại thì giả thành một vật gọi tên là chúng
sanh".
Ðó là điều được Bồ tát Long Thọ nói trong bài kệ:
Bằng thiền quán, một khi thấu đạt được tính cách
duyên sanh này, mọi sự vật đều được nhìn thấy như là giả
danh, giả hợp. Củng bằng cái nhìn trực quan ấy, các nhà
Nam tông nói : " Các pháp vô ngã", còn trong ngôn ngữ
các nhà Ðại thừa, thì:ỂCác pháp đều vô tự tánhỂ.
Tánh cách duyên sanh, vô ngã, vô tự tánh ấy được nói rõ
hơn trong bài kệ:
Cái này có thì cái kia có
Cái này không có thì cái kia không có
Cái này sanh thì cái kia sanh
Cái này diệt thì cái kia diệt.
Nhưng chúng ta tự hỏi trong một thế giới mà tất cả
đều duyên sanh, đều không có tự tánh, đều vô thường sanh
diệt sanh diệt trong từng niệm niệm như thế, thì đâu là
khổ giải thoát, đâu là chỗ an thân lập mạng, đâu là chỗ
quy về, đâu là hòn đảo kiên cố giữa đại dương trùng
trùng sanh tử ? Trong " ba cõi đều chẳng an " , đâu là
chỗ an toàn, đâu là cái mà kinh Lăng Nghiêm nói là "
không tùy thuộc nhân duyên, chẳng phải nhân duyên, chẳng
phải tự nhiên "? Chỗ giải thoát đó, cái " không phải
nhân duyên" đó, đạo Phật gọi là Niết Bàn. Kinh điển Nam
tông (kinh Udàna) nói về niết bàn như sau: " Hỡi các Tỳ
kheo, có cái không sanh, không khởi phát, không tăng
mạo, không tùy thế. Nếu không có cái không sanh, không
khởi phát, không tăng tạo, không tùy thế ấy ắt không có
lối thoát nào cho cái có sanh, cái có khởi phát, cái có
tăng tạo, cái có tùy thế. Bởi vì có cái không sanh,
không khởi, không tạo, không tùy thuộc điều kiện, nên
mới có lối thoát cho cái có sanh, có khởi, có tạo, có
tùy thuộc "
Cái Niết Bàn ấy được chứng nhập qua sự tu hành
viên thông về nhĩ căn của Bồ tát Quán Thế Âm như sau
(kinh Lăng Nghiêm): Ề Ban đầu ở trong cái nghe, vào dòng
mất đi tướng sở chỗ vào đã vắng lặng, hai tướng động
tịnh rõ ràng chẳng sanh ra. Như vậy dần tiến thêm, cái
nghe và chỗ nghe đều hết. Chẳng dừng lại nơi sự hết cái
nghe và chỗ nghe, thì năng giác sở giác đều không. Không
giác cùng tột tròn vẹn thì năng không và sở không đều
diệt. Sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền. Tức thì
vượt khỏi thế gian lẫn xuất thế gian, tròn sáng khắp
mười phương, được hai đều tột bậc: Một là trên hợp với
Bản Giác Diệu tâm của mười phương chư Phật, cùng với chư
Phật Như Lai đòng một sức Từ; hai là, dưới hợp với mười
phương chúng sanh trong sáu nẻo, cùng với tất cả chúng
sanh đồng một Bi ngưỡng :. " Niết Bàn ấy chính là Tánh
không của hệ thống Bát Nhã:Chỗ thâm áo đây, nghĩa của nó
là Không, là Vô tướng, là Vô tác,Vô khởi, Vô sanh, Vô
Nhiễm, là ly, là tịch diệt, là Như, là pháp tánh thiệt
tế, là Niết Bàn. Những pháp trên đây cùng một nghĩa"
(phẩm Thâm Áo).
Nếu không có cái " không sanh, không khởi, không
tạo tác, không tùy thuộc" ấy nếu không có cái Ềsanh
diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiềnỂ ấy, thì đạo Phật
không thể xác nhận được chính mình như là đạo xuất thế,
và không có căn cứ cho sự tồn tại của chính mình. Bởi vì
với Khổ đế và Tập đế, đạo Phật chỉ mới nêu lên vấn đề,
và cách nêu lên vấn đề như vậy văn chương và các khoa
học thế gian cũng đề cặp đến. Không có thêm Diệt đế và
Ðạo đế, nghĩa là không có sự giải quyết vấn đề, thì đạo
Phật cũng không có lý do để tồn tại.
Sức mạnh của đạo Phật nằm ở sự xác lập Niết Bàn,
cái Niết Bàn không tùy thuộc sanh tử nên dầu ở trong
sanh tử mà vẫn Niết Bàn, cái Niết Bàn siêu vượt khỏi cả
Ềxuất thế gian nên hằng ở cùng chúng sanh đòng một
Bi ngưỡng ". Và chúng ta cũng thấy qua lịch sử đạo Phật,
những thời kỳ chánh Pháp hưng thịnh rực rỡ nhất là những
thời kỳ trong đó có nhiều người con của Phật khẳng định
được và xác lập được cái Niết Bàn đó ngay tại giữa thế
gian này. Ðó là điều kinh thường nói: ỀTịnh Phật quốc
độ, thành tựu chúng sanhỂ, đó cũng là Tâm Ấn chư Phật,
như ngài Bồ tát Quán Thế Âm đã diễn tả.
Il.-Không là sự
trống rỗng của tất cả các pháp.(328)
Không (Sunya), Tánh Không (Sunyata) tiếng Anh là
Void, Voidness), bao hàm nghĩa trống rỗng, trống không.
Kinh điển Nam Tông nói:
" Này các Tỳ kheo, phàm có sắc gì (thọ tưởng
hành thức gì)quá khứ hiện tại vị lai, trong hay ngoài,
thô hay tế, vị Tỳ kheo như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện
ra trống không, hiện ra rỗng không, không có lõi
cứng.
Phật thuyết giảng như vậy
Hiện rõ tánh trống không .
(Bọt nước-Phẩm Hoa-tướng Ưng Bộ Kinh tập
I I I)
" Mắt, các sắc, nhãn thức, nhãn xúc là không tự
ngã. Này Ananda, vì rằng thế giới là không tự ngã, không
thuộc tự ngã nên thế giới là trống không, trống không là
thế giới" .
(Trống không- Phẩm Channa- Tương Ưng Bộ
Kinh tập I V- bản dịch của HT. Thích Minh Châu)
Thanh Tịnh đạo luận nói:" Người ấy thấy thế giới
hiện tượng như là trống rỗng, trống không, hư huyễn như
làng xóm trống vắng, như ảo tượng, như thành Càn thát
bà..."
(Tuệ thấy các sắc là đáng sợ, bản tiếng Anh,
trang 755)
Kinh Ðại Bát Nhã nói: " Này Xá Lợi Phât! Vì sắc
rỗng không nên không có tướng não hoại, Vì thọ rỗng
không nên không có tướng thọ nhận, vì tưởng rỗng không
nên không có tướng biết, vì hành rỗng không nên không có
tướng tác giả, vì thức rỗng không nên không có thức tri
giác. Này Xá Lợi Phất ! Tướng rỗng không của các pháp
vốn chẳng sanh chẳng diệt, chẳng cấu chẳng tịnh, chẳng
tăngchẳng giảm..."
Bồ Tát tu tập đúng như vậy gọi là tương ứng với Bát Nhã
Ba la mật.
(Phẩm Tu tập đúng- HT. Thích Trí Tịnh
dịch)
Sự nhìn thấy thực tướng của các pháp như vậy
được đạo Phật gọi là Tuệ. Ví dụ như trước khi được quả
thánh đầu tiên, quả Nhập Lưu, hành giả trải qua những
phàm tuệ, như: tuệ thấy danh sắc là vô thường, khổ, vô
ngã; tuệ thấy sự sanh diệt của các sắc; tuệ kinh sợ thấy
tội lỗi của các sắc v.v... Tuệ là một cái biết vượt trên
sự đối đãi của ý thức chủ thể và đối tượng khách thể,
chỉ đạt được thiền quán. còn ở mức độ lờ mờ, dò dẫm của
ý thức, chúng ta có thể hình dung sự trống rỗng của các
pháp bằng những diễn tả của khoa học vật lý hiện đại,
mặc dầu cái biết của ý thức thì rất giới hạn vì không
thể vượt ra ngoài sự phân chia giữa chủ thể và đói
tượng, và ý thức cũng không thể biết được chính nó, sự
sanh khởi và diệt mất của chính nó, đây là đìều phải nhờ
thiền quán.
Nhà khoa học John W Garner viết trong cuốn
nguyên tử hôm nay và ngày mai: Các thí nghiệm, tính
toán của Rutherford và Bohr đã chứng minh một cách rõ
ràng đến kinh ngạc rằng nguyên tử chủ yếu là khoảng
không trống rỗng. Nếu như đường kính hạt nhân là 15cm
thì với tỷ lệ đó, các electron gần nhân nhất cũng cách
hơn 1km5, còn khoảng giữa đó là chân khôngỂ.
Với một cái nhìn ở mức độ nguyên tử như vậy, một
bức tường sẽ là trống rỗng, vì phần vật chất cứng đặc
là quá nhỏ so với khoảng không, cũng như toàn bộ vũ trụ
gần như trống rỗng vì mật độ vật chất quá rãi rác.
Theo Duy thức học, tùy theo nghiệp thức của mỗi
loại chúng sanh mà thế giới của mỗi loài hiện ra sai
khác. Vì tâm thức của chúng ta được cấu tạo như vậy, thì
thế giới hiện ra với chúng ta là cứng đặc, trong khi ở
mức độ nguyên tử, thì thế giới gần như là trống rỗng.
Như con mối thì thế giới của nó chỉ là một chiều, một bề
mặt bằng phẳng, dầu là đứng trước bức vách. Con chó thì
chỉ thấy có hai màu đen trắng. Có những âm thanh và màu
sắc siều tần mà con người không thể nghe, thấy. Con
người chỉ cảm nghiệm được một hệ thống không - thời gian
4 chiều, còn có thể có các hệ thống nhiều chiều hơn thì
đành không thể biết. Trong thiền định,con người kinh
nghiệm những thế giới khác lạ so với giác quan thường
nhật, ví dụ khi đưa tâm thức đến định Không vô biên
xứỂ, thế giới chỉ còn là mộtỂhư không vô biên ,đến định
Thức vô biên xứ , và với sự an trú lâu dài trong định
đó, cái nghiệp ấy sẽ đưa người ấy đến cõi Trời Thức vô
biên xứtương ứng với loại tâm thức thiền định như vậy.
Chúng ta không đi xa hơn, nhưng qua vài nhận xét
đó cũng cho chúng ta thấy rằng, với một tâm thức được
tinh luyện hơn, tinh vi hơn, trong sạch hơn, sự việc
thế giới hiện ra là trống rỗng không phải là chuyện
hoang đường. Và mặc dầu thấy được sự trống rỗng của tất
cả các pháp chỉ là bước đầu của Trí Huệ bát Nhã, cũng đủ
chữa lành cho mọi căn bệnh khổ đau vì tham đắm, bám
chấp, vì các căn bệnh tham sân si vốn là "tính tự
nhiên " của chúng sinh ở cõi Dục giới này.
Ill.-Không là sự
vô thường của tất cả các pháp.
Vô thường là một trong ba pháp ấn của Nam tông,
trong bất kỳ đoạn kinh nào của Nam tông cũng thấy nói
đến vô thường. Ở đây, xin trích ra ít đoạn kinh Ðại thừa
nói về vô thường.
Kinh Ðại thừa vô lượng nghĩa nói:" Rồi lại quán
kỷ tất cả các pháp:niệm chẳng dừng, sát na sanh diệt.
Lại thấy sanh, trụ, dị, diệt xảy ra đòng thời " .
Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật đã nói.
" Vì pháp tánh là Không vậy. Thế tức là sắc thọ tưởng
hành thức, 12xứ, 18 giới, phàm phu, 12 nhân duyên, 2 đế,
4 đế. tất cả đều Không . NHững pháp ấy, sanh ngay diệt
ngay, vừa có vừa không, mỗi mỗi sát na liên tục như vậy.
Trong một niệm có 90 sát na, trong một sát na trải qua
900 lần sanh diệt, cho nên tất cả các pháp hữu vi đều là
không vậy :.
Luận Ðại Trí Ðộ nói:" Các pháp luôn luôn biến đổi,
không một thứ gì có thể tồn tại trong hai sát na liên
tiếp" .
Cũng bằng những diễn tả khoa học hiện đại, chúng ta
có thể mường tượng phần nào về cái gọi là Tuệ thấy sự
sanh diệt của danh sắc:
Electron, hạt quyết định tính chất đặc tính của
nguyên tử, quay quanh hạt nhân với tốc độ hơn
160.000km/giờ.Thế giới nguyên tử là thế giới chuyển động
và sanh diệt với tốc độ chóng mặt. Người ta đã biết hàng
trăm hạt cơ bản đời sống chỉ ngắn ngủi từ
**10-17--10-19* giây và sau đó phân rã thành hạt khác.
Ddời sống của hạt Mezon-pi chỉ là 10-23* giây. Proton,
hạt thuộc loại " vững chắc" nhất, không bao giờ biến mất
mà chỉ biến đổi, thì theo sự diễn tả của giáo sư la
Smorodinsky: ỀProton là một xoáy nước dữ dội trong đó
các Mezon-pi liên tục sanh ra và biến mất. Ngoài
Mezon-pi, các phản nucleon xuất hiện và mất đi ở giữa
cái mà chúng ta gọi là Proton .
Thiết tưởng, sự tìm hiểu về cơ cấu vật chất
không trải ngược mà còn bổ ích cho sự tìm hiểu về tánh
Không, vì kinh Ðại Bát Nhã nói: " Phân biệt, tính lường,
phá hoại tất cả pháp đến vi trần, trong đó chẳng được
cứng chắc, do nghĩa này mà gọi là Bát Nhã Ba La Mật "
(phẩm Tam huệ).
Thế giới nguyên tử là một thế giới vô cũng chuyển
động và sanh diệt trong từng sát na và thay vì nói rằng
thế giới là chuyển động và vô thường, thì bằng một cái
nhìn học Phật sâu sắc, chúng ta phải nói rằng: chính sự
chuyển động vô thường (của sắc thọ tưởng hình thức) đã
tạo thành thế giới.
Qua đến thế giới hữu cơ sinh vật cũng thế. Trong
một ngày có bao nhiêu hồng huyết cầu chết và được thay
thế, vì trong một tuần hoàn hồng huyết cầu đều được đổi
mới. Có bao nhiêu tế bào óc trong khoảng 2 tỉ nơ-rôn
chết đi và không được thay thế?
trong thế giới của thức cũng thế, một giây có bao nhiêu
niệm tưởngsanh ra và diệt mất? Ngay cả thức thứ tám,
thức căn bản của toàn bộ thân tâm sanh tử mà ta không hề
biết ( mà ngoại đạo thấy là đúng lặng nên cho đó là Thần
Ngã), thức ấy cũng chuyển trôi như dòng nước chảy xiết.
Ðức Phật nói về cái thức căn bản ấy như sau:
Hằng chuyển như nước xiết
Ta thường chẳng khai diễn
KẾT: Ðạo Phật thấy rằng tất cả
cõi đều rỗng không, vô ngã, sanh diệt trong từng niệm
niệm. Cái thấy ấy phải gây ra sợ hãi và phản ứng đối với
chúng sanh cố chấp trong cái ta và cái của ta, như kinh
đã nói trước. Từ đó mà cho rằng đạo Phật chán đời. Ðạo
Phật dạy phải thấy Ềtất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn
bào ảnh, như sương như điển chóp " . Cái thấy ấy không
bị giới hạn trong năm huẫn của cõi này, không bị giới
hạn trong khoảng một đời người, mà đó là cái thấy ở tầm
mức vũ trụ, nên nó cũng không phải bị quan, không phải
lạc quan. Khi đạo Phật nói " chúng sanh ở trong vô
thường mà cho là thường, trong bất tịnh mà cho là tịnh,
trong vô ngã mà cho là ngã, trong vô sanh mà cho là
sanh" , hay khi nói " các chúng sanh do khả ái của
mình, như con nai khát nước chạy theo bóng nắng mà tưởng
là dòng suối ", điều đó cũng không phải là chán đời. Và
trước một sự việc như con nai khát nước chạy theo bóng
nắng mà tưởng là dòng suối, người đúng lại không phải là
người bi quan, chán đời, mà chỉ là người trí. Còn người
tiếp tục chạy cuồng bám đuổi theo cái vọng tưởng điên
đảo rỗng không của mình đâu có phải là người Ềlạc quan,
tích cực" gì đâu, mà chỉ là người si mê đáng thương
vậy.(329)Trong những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu
Tánh Không chủ yếu theo hệ thống Nguyên thuỷ và Ðại thừa
thủy giáo, chú trọng đến việc quan sát các hiện tượng,
khảo sát theo mặt hình tướng để từ tướng đi vào Tánh. Từ
đấy chúng ta tìm hiểu Tánh Không theo cái nhìn của Ðại
thừa chung giáo, Ðại thừa rốt ráo, nghĩa là đi thẳng vào
Tánh Không, không dựa vào tướng khách thể cũng như ý
thức thể, không qua một quá trình phân tích các tướng để
tìm ra Tánh.
Chắc cũng vì vậy mà sự việc khó hiểu hơn, vì
không còn nương vào thức và tướng để tìm hiểu, như một
Thiền sư Tào Ðộng hiện đại của Nhật đã nói:" Chỉ có trí
huệ mới tìm thấy Trí Huệ " (Shunryu Suzuki- Zen Mind,
beginner's mind). Âu cũnglà nhờ một nỗ lực nghiêm túc
phi thường nào đó, một trực quan nào đó về cái Toàn Thể,
mà chúng ta có thể đi vào Ðại thừa. Nếu không, chúng ta
sẽ không tương ứng được, mà đã không thông cảm được thì
dĩ nhiên là hiểu lầm. Ví dụ như Ðại thừa nói: " Tất cả
pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh..." thì chúng ta
nghĩ ngay PG Ðại thừa là chán đời, là tiểu cực, là hư
vô, là một thứ học thuyết Lão Trang nào đó. Nhưng với
người hiểu biết, thì cái mộng huyễn bào ảnh đó là sị
tích cực, là hư vô, là một thứ học thuyết Lão Trang nào
đó. Nhưng với người hiểu biết, thì cái mộng huyễn bào
ảnh đó là sự tích cực nhất đối với tất cả ba cõi, sự
tích cực đó đã chứng tỏ trong cuộc đời của các vị Thiền
sư, các vị Bồ tát. Phải nhờ một cái hiểu biết thực sự
nào đó để đi vào Ðại thừa. Ví dụ trong kinh Viên Giác,
khi muốn thâm nhập vào Viên Giác bằng 3 pháp Chỉ, Quán
và Thiền, người ta phải biết Tánh Viên Giác thanh tịnh
là cái gì: ỀNếu các Bồ tát ngộ Viên Giác thanh tịnh, thì
y vào cái giác tâm thanh tịnh này mà biết tâm thức cùng
căn trần đều do huyễn hóa, bèn khởi các huyễn để trừ các
huyễn... Do quán thấy huyễn mà **bèn* trong bèn phát ra
đại bi khinh anỂ. Thế nghĩa là ngộ tánh Viên Giác rồi
mới bắt đầu thực tu pháp Quán.
PHẩm thứ 2 của Ðại Bát Nhã cũng nói :ỂBồ tát tu tập
đúng như vậy (đúng theo Tánh Không), đây gọi là tương
ứng với Bát Nhã Ba La Măt . Phải biết tánh Không thực sự
là gì thì mới tu tập Ểđúng như vậyỂ được, để mà tương
ứng với Bát Nhã Ba la mật.
Củng vì vậy, nên trong những đoạn sau, khi tìm
hiểu về Tánh Không, chúng ta không trích dẫn chứng minh
bằng các thí dụ, lý luận vọng lập của ý thức thế gian,
mà chỉ trích ra những đoạn kinh khác để tìm một sự tương
đồng, hầu có thể tiếp tục công việc tìm hiểu.
lV- Tánh không là
sự không thật có, không thể nắm bắt, vô sở hữu, Bất khả
đắc của tất cả các pháp.
Những thành ngữ như vô sở hữu, bất khả đắc, tất
cánh không, tất cánh viễn ly, vô sở trụ, không thủ không
xã... hầu như trong bất kỳ trang nào của Ðại Bát Nhã
cũng có, để chỉ tính cách không thật có, không thể nắm
bắt, như huyễn, như mộng của tất cả ba cõi. Ðễ giải
thích tính cách này có lẽ thành ngữ Ềdường như hoa đốm
giữa hư không của kinh Viên Giác là cụ thể, trực tiếp và
dễ hiểu nhất:
Tãt cả chúng sanh từ vô thủy đến nay đủ thứ
điên đảo, giống như người mê, lẫn lộn bốn phương, vọng
nhận bốn đại làm thân tướng của mình, bóng dáng duyên
ảnh sáu trần làm tâm tướng của mình, ví như con mắt bệnh
thấy giữa hư không có hoa đốm và thấy có mặt trăng thứ
hai.
Hư không vốn thật chẳng bao giờ có hoa đốm chỉ là
người bệnh vọng chấp. Do vọng chấp cho nên chẳng những
không biết được tự tánh của hư không mà còn lầm cho là
hoa đốm thật có sanh. Do cái " thấy - có " hư vọng đó
mới luân chuyển sanh tử. Thế nên gọi đó là vô minh.
Cái vô minh ấy không có thật thể. Như người trông
mộng đến khi tỉnh dậy mới biết là không chỗ có. Như các
hoa đốm trong hư không diệt mất giữa hư không, chẳng thể
nói là có chỗ diệt mất. Vì sao thế? Vì không từng có chỗ
sinh ra. Hết thảy chúng sanh vẫn ở trong chính cái Vô
sanh mà vọng thấy có sanh diệt, thế nên gọi là sanh tử
luân hồiỂ. (Chương 1- Phẩm Văn Thù).
Trong chương 2, phẩm Phổ Hiền kết luận:
Biết huyễn tức lìa, chẳng khởi phương tện. Lìa
huyễn tức giác, cũng không thứ lớp"
Kinh Lăng nghiêm nói về sự vô sở hữu, như không hoa này
như sau:
Chúng ta có thể kết luận cho mình rằng:Nếu biết tất
cả pháp là hoa đốm vọng có sanh diệt giữa hư không, tức
thì biết ngay được Tánh Không bổn lai thanh tịnh.
Bài kệ mở đầu kinh Lăng Già gồm trọn ý nghĩa toàn bộ
kinh của Bồ tát Ðại Huệ tán thán Ðức Phật, bậc viễn ly
tối thượng, bậc chứn gđược ỀNiết bàn sanh tử chỉ là
giấc mộng ngày hôm quaỂ có thể kết luận cho đọan này:
Thường thanh tịnh vô tướng
V- Tánh Không
nghĩa là tất cả pháp không sanh
Kinh Ðại Bát Nhã, phẫm Vô sanh: " Ngài Tu Bồ Ðề
nói: Sắc chẳng khác vô sanh, vô sanh chẳng khác sắc. Sắc
tức là vô sanh, vô sanh tức là sắc. Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ
Tát thật hành Bát Nhã BLM quán các pháp như vậy thời
thấy sắc không có sanh, vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy thọ
tưởng hành thức không có sanh, vì rốt ráo tịnh vậy. Nhẫn
đến thấy Phật và Phật Pháp không sanh,vì rốt ráo tịnh
vậy.Ngài Xá Lợi Phất nói: Cứ theo nghĩa của Tu Bồ Ðề nói
mà tôi được nghe thì sắc là chẳng sanh, thọ tưởng hành
thức là chẳng sanh, nhẫn đến Phật và Phật pháp là chẳng
sanh" .
" Tất cả các pháp rốt ráo không sanh"
câu kinh được lập đi lập lại trong suốt bộ Ðại Bát Nhã.
Ðó là câu thần chú đưa người tu học đến Vô sanh pháp
nhẫn, đến Bờ bên kia của bậc Bãt thối chuyển, là tâm ấn
của chư Phật ba đời: " Ðức Phật dạy : Ðại Huệ!" Tất
cả pháp chẳng sanh " đó là đều chư Phật ba đời đồng
nói " (Lăng Già quyển 2)
Mở rộng thêm, chúng ta đọc thấy trong kinh Bồ
Tát kiến thiệt: " Tự thể các pháp chẳng phải từng có, sẽ
có, hiện có. Như bóng trong gương chẳng phải có không,
tự thể của sắc cũng vậy, chẳng phải đã có, sẽ có hay
hiện có. Này Ðại vương! Sắc không có sanh cũng không có
diệt, thọ tưởng hành thức không có sanh cũng không có
diệt, như Niết bàn giới không có sanh không có diệt vậy
.
Biết tất cả pháp đang sanh tức chẳng sanh, đó là:
Quán Mâu Ni tịch tĩnh, ấy tức xa lìa sanh, cũng gọi là
chẳng thủ, đời này đời sau tịnh " , như bài kệ Lăng Già
nói ở trên.
Chứng biết " tất cả pháp không sanh" tức là chứng đắc
Vô sanh pháp nhẫn : Ðức Phật dạy:Thật không có người nào
ở trong pháp sanh mà được Vô sanh Sanh Pháp nhẫn. Vì
không đắc không thất, do đây mà được Vô sanh pháp nhẫn.
Lại nầy Văn Thù Sư Lợi! Vô sanh Pháp nhẫn đó, là : vì
tất cả pháp vô sanh nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp
không đi không đến nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp vô
thủ vô xã nên nhẫn như vậy,vì tất cả pháp vô sở hữu,
không có thật nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp vô nhiễn
như hư không nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp Không,
Vô tướng, Vô nguyện nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp
Như, như pháp tánh thiệt tế nên nhẫn như vậy, vì tất cả
pháp vô phân biệt, vô tươngưng, vô ức niệm, vô hý luận,
vô tư duy nên nhẫn như vậy, vì tất cả pháp vô tác vô lực
hư vọng như ảo như mộng như bóng như vang như ảnh tượng
như cây chuối rỗng như tụ mạt như bọt nước nên nhẫn như
vậy. Nói mà nhẫn mà không có ai nhẫn và cái gì để nhẫn,
danh từ ấy cũng bất khả đắc, bổn tánh tự ly. Nói nhẫn
như vậy, tin hiểu thích vào, không nghi hoặc, không kinh
sợ, không động mất, đầy khắp nơi thân rồi chánh thọ mà
hành, chẳng chẳng được thân mình cũng không chỗ trụ.
Ðây gọi là Bồ tát ở trong các pháp được vô sanh nhẫn
cho đến chẳng hành tất cả tưởng vậy (Pháp hội Thiện Trụ
ý thiên tử, phẩm thứ 6).
Ðó là chỗ kinh Duy Ma nói: Các pháp rốt ráo chẳng
sanh chẳng diệt, đó là nghĩa vô thường. Năm thọ ấm trông
rỗng, không, không có chỗ khởi, đó là nghĩa khổ. Các
pháp rốt ráo không chỗ có, đó là nghĩa Không. Nơi ngã và
vô ngã trọn chẳng thấy hai; đó là nghĩa vô ngã. Pháp xưa
chẳng khởi, nay cũng chẳng diệt, đó là nghĩa Tịch Diệt
Ðó là chỗ kinh Vô Lượng Nghĩa nói:Tất cả các pháp:
tánh-tướng bổn lai không tịch, chẳng đến chẳng đi, chẳng
sinh ra, chẳng diệt mất
Ðó là chỗ kinh Pháp Hoa nói: Chư pháp tùng bổn
lai, thường tự tịch diệt tướng Trong kinh Potthapada
thuộc Trường Bộ kinh, khi có một Bà la môn ngoại đạo hỏi
đức Phật về sự sinh thành của thế giới, thế giới còn mãi
mãi hay sẽ diệt mất, diệt rồi có lại sanh ra nữa chăng
v.v...Ðức Phật đã không trả lời.
Ðức Phật đã không trả lời vì những lý do ở trên.
Không trả lời, vì tất cả pháp rốt ráo không sanh vậy.
Không trả lời, vì tất cả pháp rốt ráo Tịch Diệt, rốt ráo
Niết Bàn vậy.
Không trả lời, vì: bổn lai vô nhất vật vậy.
Vl- Tánh không
là tánh của tất cả các pháp(332)
Chân Không chính là Chân Như, đó là kết luận của
kinh Ðại Bát Nhã. Tánh Như, Chân Như, Như Như là để dịch
chữ Tathata. Củng từ chữ Như (Tatha) này mà có danh từ
Như Lai (Tathagata), Như Lai Tạng (Tathagatagarbha)...
Một lần nữa, chúng ta phải nhắc lại rằng ý thức
không thể nào hiểu được Tánh Không, Tánh Như. Chỉ có Trí
Huệ mới hiểu được Chân Không là Chân Như. Ý thức không
thể nào hiểu được danh từ trông ra vẽ trái ngược nhau,
đều chỉ biểu thị một thực tại. Làm sao có thể vừa nói
Tánh Không là vô thường, nhân duyên sanh, vô tự tánh,
rỗng không... lại vừa nói Tánh Không là Chân Như. Nếu
không có Trí Huệ, thì đạo Phật dường như mâu thuẩn: tại
sao cái Thực Tại ấy chỗ thì nói là Tánh Không, chỗ thì
nói là Phật Tánh (kinh Niết Bàn), chỗ thì nói là trống
rỗng, chỗ thì nói là Thật Tướng, chỗ thì nói là Như
Huyễn, chỗ thì nói là Chân Như, chỗ thì nói tất cả pháp
vô ngã,chỗ thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh chỗ
thì nói là Vô tâm (kinh Kim Cang), chỗ thì nói là Nhật
Tâm (kinh Hoa Nghiêm)... Nếu không có trí huệ tổng trì
thì chúng ta thấy các ý niệm ấy đều đối chọi nhau, thấy
các tông phái đều trái nghịch nhau. Ðức Phật đã nói:
Pháp Phật chỉ có một vị, một nghĩa.Kinh điển cũng nói:
Chư Phật ba đời đều đồng một lời, đồng một miệng mà
truyền thuyết Phật pháp. thế nên nếu có sự trái nghịch
nhau, đói chọi nhau giữa các kinh điển, giữa các tông
phái thì phải hiểu đó chính là sự mâu thuẫn lưỡng biên
của ý thức phân biệt giới hạn của chúng ta, còn trong
Trí Huệ tổng trì, thì tất cả kinh điển đều cũng một vị
(như nước đại dương đều cùng một vị), tất cả các thừa
đều ở trong Nhất Thừa, do từ một miệng, một lời của chư
Phật, chư Tổ nói ra.
Tánh Như là tính cách không biến đổi, không sanh
không diệt, bình đẳng nhất như, thanh tịnh một vị,tịch
diệt không hai, thường trụ bất động của tất cả các pháp.
Băc chứng đắc rốt ráo Tánh Như được gọi là Phật: " Chư
Ðại Bồ tát học Như đó được Nhất thiết chủng trí, được
gọi là Như Lai " (kinh Ðại Bát Nhã, Phẩm Ðạo Thọ). "
Ðức Phật rõ sắc tướng như là Như Tướng: chẳng hoại
không phân biệt, không tướng không nhớ ghi, không hý
luận,không đắc; sắc tướng cũng vậy, cũng chẳng hoại nhẫn
đến cũng không đắc" (Phẩm Phật Mẫu).
Ðức Phật biết rõ tất cả pháp Như Tướng, đó là
cái biết rốt ráo của viên thành thật tánh, vượt khỏi
vọng tưởng của Y tha khởi và Biến thế sở chấp, đó là cái
biết Như Như trong 5 pháp danh, tướng, vọng tưởng, chánh
trí, Như Như của kinh Lăng Già. Biết rõ tất cả pháp Như
tướng, đó là cái chánh kiến Như Thị (Tatha), Như Thực
(yathablutam) của Tri Kiến Phật.
Có Phật hay không có Phật, tánh tướng vẫn thường
trụ. Vì đắc tánh tướng đúng như thật mà Ðức Phật được
gọi là Như Lai" (Phẩm Vãn tướng).Tất cả pháp Như Tướng
là :" Sắc tướng Như, nhẫn đến Nhất thiết chủng trí
tướng Như, một Như không hai không khác. Ðức Như Lai
tướng Như chẳng lai chẳng khứ, Tu Bồ Ðề tướng Như chẳng
lai chẳng khứ. Như Lai tướng Như tức là tất cả pháp
tướng Như, tất cả pháp tướng Như tức Như Lai tướng Như.
Laị đức Như Lai Như là tướng thường trụ, Tu Bồ Ðề Như
cũng là tướng thường trụ. Như Lai tuớng Như không có chỗ
ngại, tất cả pháp tướngNhư cũng không có chỗ ngại, đây
là Như Lai tướng Như cùng tất cả pháp tướng Như là một
Như không hai không khác. Tướng Như này vô tác, vô niệm,
vô biệt, chẳng quá khứ chẳng hiện tại chẳng vị lai, các
pháp Như tướng cũng vô tác, vô niệm, vô biệt, chẳng quá
khứ chẳng hiện tại, chẳng vị lai (Phẩm Ðại Như).
Kinh Kim Cang Nói:" Như Lai là :tất cả pháp nghĩa Như" .
Như là nghĩa Tịch Diệt : " Bát Nhã ba la mật hiển
thị Phật, thế gian tịch diệt. Hiển thị ngũ ấm thế gian
tịch diệt nhẫn đến hiển thị nhất thiết chủng trí thế
gian tịch diệt " .(Phảm Vấn Tướng)." Này tu Bồ Ðề! Vì
tướng duy nhất mà gọi là Nhất thiết chủng trí: đó là tất
cả pháp tịch diệt tướng " (Phẩm Tam Huệ).
Như là các pháp vốn rốt ráo giải thoát vì bình
đẳng như mộng huyễn:" Sắc không phược (trói buộc) không
thoát, thọ tưởng hình thức không phược không thoát. Tất
cả các pháp đều không phược không thoát. vì là vô sở
hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược
không thoát "(Phẫm Trang Nghiêm).
Như là tất cả pháp bổn lai thanh tịnh:" Tất cả
pháp bổn tánhthanh tịnh. Ở trong các pháp đó, nếu Ðại Bồ
tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Bát Nhã Ba la
mật. Vì tất cả Pháp Như, pháp tánh,thiệt tế, thường trụ
vậy" . (Phẩm Ðẳng Học). " Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập
bát giới bất khả đắc vì rốt ráo thanh tịnh vậy" (Phẩm
Xuất Ðáo).
Như là các pháp chẳng sanh chẳng diệt, chẳng cấu
chẳng tịnh:"Các hành sanh khởi không từ đâu lại, chẳng
đi về đâu. Ðó là biết hành sanh diệt. Các hành chẳng
sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng tăng chẳng
giảm, chẳng cấu chẳng tịnh. Ðó là biết hành Như" (Phẩm
thiện Ðạt).
Như là các pháp bình đẳng:" Tướng các pháp bình
đẳng ấy, ta gọi là Tịnh. Những gì là các pháp bình đẳng?
Ðó là Như, bất dị, bất cuống, pháp tướng, pháp tánh,
pháp vị, thật tế. Có Phật hay không có Phật, pháp tánh
thường trụ, gọi đó là Tịnh " (Phẩm Bình Ðẳng).
Như là các pháp tức là Pháp Tánh: " Sắc tức là
Pháp Tánh, thọ tưởng hành thức tức là Pháp Tánh" (Phẩm
Thiện Ðạt).
Kinh Ðại Bát Nhã kết luận: " Tãt cả pháp Như Tướng, đây
gọi là Vô thượng Bồ đề " (Phẩm thâm Áo).
Ðể hiểu rõ điều mà các vị thiền sư nói là " tất cả
các pháp, tánh tướng Như Như, đó là đại giải thoát"
,thiết nghĩ không gì bằng trích một đoạn ngữ lục, cho"
tươi mát " , gần gũi sống động với chúng ta hơn:"
Thiền sư Vân Cư Hựu " thượng đường: Tất cả âm thanh là
âm thanh Phật! Gõ thiền sàng, nói:Phạm âm thanh tịnh
suốt khắp khiến người thích nghé Lại nói: Tất cả sắc là
sắc Phật! Bèn đưa Phật tử lên, nói: Hiện đây Phật phóng
quang minh, soi rõ nghĩa Thiệt Tướng ! Người đã thấu
hiểu, đầu đội vâng làm. Người chưa thấu đáo, hợp như thế
rõ, hợp như thế tin! Rồi gõ thiền sàng, xuống tòa
1- Qua năm bài báo, chúng ta có một số
kiến giải chủ yếu về Tánh Không. Nói chủ yếu, vì không
thể nói hết về Tánh Không, vì Tánh Không là Vô Lượng
Nghĩa (kinh Ðại thừa Vô Lượng Nghĩa). Những giới thiệu
sơ lược về tánh Không chỉ là một phần nhỏ của Văn Tự Bát
Nhã, mục đích chính của loạt bài là gợi ý, gây cảm ứng
về Bát Nhã Không Tuệ Học để độc giả trực tiếp đi vào
kinh Ðại Bát Nhã, hầu có thể biết sự tu hành Bát Nhã,
quán chiếu Bát Nhã là như thế nào, làm thế nào tu hạnh
Bồ Tát theo Trí Huệ ba la mật... để có thể, không những
đọc tụng mà còn thọ trì Bát Nhã trong mọi hoàn cảnh sống
hằng ngày, đem lại lợi lạc cho mình và cho người. Có đi
vào kinh Ðại Bát Nhã thì mới có thể lấy Trí Huệ Bát Nhã
làm sinh mạng của mình trong biển lớn sanh tử : đó là
Huệ Mạng của những ai tu hành chân chính, Bởi thế, giới
thiệu Tánh Không là giới thiệu cái cứu cánh của đạo Phật
:" Các pháp rốt ráo Không, chính đó là Niết Bàn"
:(Thiện Ðạt).
2- Tánh Không nếu hiểu theo ý niệm và
bị sa vào trong biển độc của thức thì rất dễ bị hiểu lầm
thành một thực tại tĩnh động trống rỗng mà người xưa gọi
là ngoan không, cái không vô ký. Kinh Viên Giác nói: Nếu
lấy tâm luân hồi mà nhìn xem tánh Viên Giác, thì Viên
Giác cũng thành sanh tử luân hồi.
Tánh Không chính là Ðại Bi. Nếu hành giả càng thâm nhập
Tánh Không thì Ðại Bi càng tăng trưởng. Phẩm Xá Lợi nói
: Trong Bát Nhã ba la mật xuất sanh đại từ đại bi của
chư Phật. Ðại Bi chính là dấu hiệu để hành giả tự nhận
biết mình thực sự đi vào Tánh Không. Và Ðại Bi càng thật
là Ðại Bi thì càng có tính hoạt động, không ngơi nghỉ,
không mệt mõi nhàm chán như Bồ Tát Qaún thế Âm chứng tỏ.
Chính Trí Huệ thấu đạt Tánh Không và Ðại Bi sống động
nảy sinh ra Phương Tiện Thiện Xảo, là toàn bộ đời sống,
cách sống cứu độ của Bồ Tát ở trong cõi sanh tử.
Trí Huệ và Ðại Bi là hai cột trụ dựng nên Phật giáo
Ðại Thừa. Tánh Không hay Bát Nhã là giải pháp duy nhất
cho con đường Bồ Tát Ðại Thừa :Làm thế nào để có thể ở
nơi sanh tử mà vẫn giải thoát, làm thế nào trụ trong
giải thoát mà vẩn ở nơi sanh tử để cứu độ chúng sanh. Ở
nơi sắc thọ tưởng hành thức, nghĩa là đồng sự đồng
nghiệp với chúng sanh mà vẫn giải thoát vì soi thấy năm
uẩn đều Không, và cũng từ Tánh Không mà xuất sanh Ðại Bi
thương xót ở cùng và cứu độ tất cả. Cứu độ tất cả, hy
sinh mọi đời mọi kiếp cho chúng sanh mà chẳng hề buồn
giận mệt mỏi vì không thấy có người hy sinh cũng không
có một ai được cứu độ, đó là Ðại Bi của Trí Huệ giải
thoát thay vì là cái bi chật hẹp của ái kiến ràng buộc.
3- Người tu theo Tánh Không mà hiểu lầm
thì dễ bỏ quên nhân quả, nghiệp báo. Trái lại, người
càng thấu đạt Tánh Không nghĩa là càng có trí huệ thì
càng thấy rõ sự hiện hành của nhân quả, càng đi đúng với
Trì giới Ba la mật, càng không xâm phạm giới, nghĩa là
không xâm phạm tâm Ðại Bi đã mỡ khai nơi mình. Có thể
lấy ví dụ của người xưa, Tánh Không dụ cho tánh nước,
nhân quả dụ cho sóng.Tánh Không không ngăn cảng con
người tạo ra nhân quả, nhưng dầu có sóng nước vẫn nước,
không vì có sóng mà nước mất đi bản tánh của mình, còn
cái người tạo ra sóng, người ấy phải chịu sự nỗi chìm
của nghiệp sóng do tự mình tạo ra. Hoặc lấy ví dụ Hư
không và hoa đốm, không tạo ra hoa đốm, không bị nhiễm ô
bởi hoa đóm, nhưng có ai tạo ra hoa đốm thì người ấy tự
chịu lấy sự quay cuồng.
4- Chúng ta đang bưóc vào thập niên
cuối cùng của thế kỷ 20, một thế kỷ đặc trưng bằng một
nền văn minh kỹ thuật xu hướng về việc hưởng thụ. Và
hiện nay, chúng ta cũng đang thấy rõ cái giá phải trả
cho việc hưởng thụ vô độ của mình: sự dễ dãi, thácloạn
về văn hóa, sự buông thả về đạo đức, sự ứng xử với nhau
bàng mưu mẹo chước thuật thay vì nhân cách chân thật, sự
chìm ngập trong hình ảnh và nhãn hiệu, sự phá hủy môi
trường sống là trái đất v.v...
Bi hoan hay lạc quan, chúng ta không bàn đến ở đây.
Nhưng thiết nghĩ, nèn văn minh dầu, tiến theo lối nào và
đến đâu, cũng không thể ra ngoài giới hạn cộng nghiệp
của dục giới, không thể ra ngoài sắc thọ tưởng hình
thức, nghĩa là luôn luôn nằm trong sự giải quyết của Trí
Huệ Bát Nhã. Chính trong những thời điểm đặc biệt, trong
những phiền não đặc biệt mà ý nghĩa " độ tất cả khổ ách"
của Trí Huệ Bát Nhã lại càng nỏi bật hơn bao giờ hết. Ở
vào bất kỳ thời đại nào, văn minh và lịch sử chỉ được
cứu độ khi chúng được đặt vào trong Thực Tướng Nghĩa của
Bát Nhã BLM. Chỉ có cái nhìn " tất cả pháp Như tướng"
mới dập tắt hết mọi vọng tưởng điên đảo, không tạo thêm
cho con người đủ thứ vọng tưởngnhư chạy đua hưởng thụ,
chạy đua danh quyền, chạy đua vũ trang, chạy đua " hòa
bình" : ..Chỉ có cái nhìn " tất cả pháp không
sanh, tất cả pháp không diệt " mới làm dừng lại sự chạy
cuồng của con người, như Ðức Phật đã vĩnh diễn dừng lại
so với kẻ sát nhân vì học đạo là Angulimala. Chỉ có cái
nhìn" nhất thiết pháp Không " mới giải được mọi thứ ma
túy, dầu ma túy ấy là thuốc, hay ma túy ấy là danh lợi,
tài năng và sắc đẹp, hay đó chỉ là một bản ngã mền như
gió nhẹ như hương được dung dưỡng nơi chốn thâm sơn cũng
cốc của tứ đại con người. Chỉ có lời tuyên bố của Ðức
Phật " 49 năm ta chưa từng nói một chữ" hay lời nói của
một thiền sư " dầu còn một chữ Như, ta cũng mửa hết
nó ra" mới dẹp trừ mọi lăng xăng loạn tưởng, mọi
mưu toan tác, ý lập ra đủ thứ học thuyết-đều kẹt trong
vòng danh tướng, đều là lý luận vì không thể vượt ngoài
có không, thường đoạn...- để đưa tâm thức con người đến
chỗ " ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt " ,
từ đó mới có ra thân khẩu ý để thực sự làm lợi ích cho
người.
5- Bộ Ðại Bát Nhã dành riêng nhiều
chương để ca ngợi Bát Nhã (Bát Nhã là mẹ của chư đại Bồ
Tát, hay sanh thành như chư đại Bồ Tát, một ngày tu hành
Bát Nhã thì đầy đủ cả Phật pháp-Phẩm Thâm Áo). Thật vậy,
Bát Nhã gồm nhiếp tất cả công cuộc độ mình và độ người,
là chỗ an trụ thanh tịnh cho mọi đại nguyện của một vị
Bồ Tát.Không phải là không có lý do khi chúng ta thấy
hầu như tất cả các bậc Long Tượng của đạo Phật đýu xuất
sanh từ Bát Nhã Không tuệ Học: Long Thọ, Milarepa, Huyền
Trang, Huệ Năng, Thái Hư, các Thiền sư TH và VN.. Và chỉ
mới đây thôi, cụ Lê Ðình Thám, người có công nhất trong
việc chấn hưng PG vào thế kỷ này, người đã đào tạo ra
một thế hệ tăng tài làm rường cột của giáo hội cho đến
ngày nay, đã thay đõi hẳn cuộc đời mình-từ một ông bác
sĩ Ðông Dương thành một Phật tử đem trọn đời mình hiến
dâng cho sự phục hưng của đạo Phật-chỉ vì đọc được 4 câu
kệ của ngài Huệ Năng nói về Tánh Không viết trên vách
của một ngôi chùa ở Ngũ Hành Sơn.
Tánh Không là sức mạnh, là Quan Âm Lực(Phẩm Phổ Môn), là
sự vô bố úy, ánh sáng của con mắt Trí Huệ và ngọn lửa
trong trái tim Ðại Bi của những người con Phật, đã từng
và mãi mãi đi đầu , giương cao ngọn cờ giải thoát trên
những làn sóng phế hưng của lịch sử, khiến cho ngọn đèn
chánh pháp luôn luôn khôngthể nào dập tắt, không thể nào
hủy hoại, không thể nào lu mờ vì bất cứ lý do gì, dục
lạc hay tham sân si vô nghĩa của thế gian, ở trong cũng
như ở ngoài.