Tác giả và tác phẩm:
Nguyên
bản Anh ngữ của bài này là Buddhist Resources of Issues of Population,
Consumption and the Environment, đã được đăng trong Mary Evelyn Tucker and
Dunncan Ryuken Williams (eds.): Buddhism
and ecology: the interconnection of dharma and deeds, Harvard University,
Center for the Study of World Religions, Cambridge Mass: Harvard Uni Press,
1997 pp. 291- 311. Tác giả là Rita M. Gross, Giáo Sư Khoa Học Tôn Giáo Đối
Chiếu Đại Học Wisconsin, Eau Claire. Bà đã nổi danh với các tác phẩm
Buddhism after Patriarchy: A Feminist History, Analysis and Reconstruction of
Bud-dhism (State University of New
York Press, 1993) và Feminism and Religion: An Introduction (Beacon Press
1996).
Đại ý:
Giáo
lý Phật Giáo không hề trực tiếp đưa ra những giãi pháp cho các vần đề của thời
đại như dân số, tiêu thụ hay mội trường. Tuy nhiên khi giãi thích những giá trị
nội tại của giáo lý Phật Giáo qua kinh điển, thì ta sẽ tìm ra những đường lối
thích hơp để giãi quyết các vấn đề này.
Trong
ba vấn đề nêu ra, thì ta không thể mở rộng môi trường và gia tăng tài nguyên
tuỳ thich, mà chỉ có thể giãm bớt dân số và tiết chế tiêu thụ
Phật
Giáo không khyến khích sinh sản, không bắt buộc Phật Tử phải có con như một bổn
phận tôn giáo. Sinh con hay không là do quyết định của riêng mình. Quyết định
này đến từ ý thức về cuộc sống của con người trong thế gian và trách nhiệm
trong tình liên đới, chứ không phải do tai nạn hay bổn phận.
Thuyết
Duyên Khởi giãi thích về sự tương thuộc của chúng sinh trong thế gian qua môt
màng lưới liên kết vô hình.Tất cã mọi sinh hoạt của con người đều có ảnh hưởng lẫn
nhau và bị chi phối theo theo luật nhân quả. Khi ta sử dụng tài nguyên bừa bải
sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường chung.Tiêu thụ quá độ do lòng vị kỷ cũng gây ra
tưong tự.
Giải
thích giá trị của Trung Đạo sẽ tìm ra một giãi pháp cho các vấn đề, mà thái độ
tiết chế là một đề nghị mà Phât Từ nên noi theo. Phât giáo đề cao rất mực điều
may mắn khi được sinh ra làm kiếp con người, không phải vì có nhân quyền hay
được đứng trên tạo vật khác. Theo ý nghĩa tiết chế, thì sống một đời xa xí là
vô nghĩa, nhưng sống nghèo khó chẳng đưa đi đến đâu. Phật Giáo không lên án
giàu sang mà cũng không hề ca ngợi nghẻo đói. Một đời sống tiết chế là điều
kiện cần thiết và tiên quyết cho sự tu tập để đạt tới giác ngộ. Để việc tu tập
có kết quả, Phật Tử cần có một cơ sở vật chất tối thiểu và bình an tâm hồn.
Thay
vì chỉ lo nối dõi tông đường, Phật Tử cần nổ lực khới động Bồ Đề Tâm, một hơi
ấm của lòng từ bi cho tất cả chúng sinh và muôn loài, vượt
qua ý nghĩa hạn hẹp cá nhân gia đình, tộc họ, địa phương hay đất nước. Bồ Đề Tâm là một chủng tử giác ngộ cần vun bồi và lưu
truyền, nó cũng quý giá như các di sản văn hoá khác của nhân loại.
Quan
niệm rằng quan hệ tình dục mà không sinh sản là bại hoại đạo đức, giá trị này
cần được xét lại trong điều kiện thặng dư dân sô hiện nay. Vần đề tình dục,
sinh sản và đạo đức nên được thảo luận công khai và tách biệt ra, thay vì kết
hợp lại đề lên án.
Nhiệm
vụ chủ yếu của quan hệ tình dục là cảm
thông và gắn bó trong xã hội con người. Kim Cang Thừa, còn được gọi là Chân
Ngôn Tông, xuất phát từ Bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ V, du nhập và phát triển mạnh tại Tây Tạng. Giáo pháp này mang tính
Mật Giáo, phương pháp tu học huyền bí, bao gồm tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ
và Phật Giáo, đặc biệt có tôn thờ giới tính và hình tượng nam nữ yêu nhau. Nam
và nữ được so sánh như trí thức và từ bi. Quan hệ vợ chồng được xem như một
tình bạn đồng môn, cùng tu tập và gíúp nhau trong cuộc đời với sự đối xử trân
trọng và bình đẳng lẫn nhau, mà tình dục là một biểu tượng thiêng liêng, chứng
minh cho sự gắn bó này (Chú thích của người dịch)
Cách áp dụng những giáo lý cơ bản của Phật Gíáo
trước những vấn đề kiểm soát sinh sản và sử dụng tài nguyên được viết bởi một
ngườI đấu tranh cho nữ quyền và nữ học giả về khoa học tôn giáo, mà Phật Giáo,
một tôn giáo lâu đời, là mục tiêu tự chọn. Tuy nhiên, trong bài này, tôi mang
tới hai quan điểm, vừa là một người trong cuộc được tu tập theo tư tưởng Phật
Giáo, vừa là một người ngoại cuộc luôn trung thành theo phương thức nghiên cứu
tôn giáo đối chiếu đa văn hoá và những kiến thức đại cương của những tôn giáo
chính.
Cũng giống như trong trường hợp tất cả các truyền thống
quan trọng khác, người ta không thể tìm ra những giãi pháp cho vấn đề hiện đại
từ những kinh sách cổ điển; đúng hơn, cần tìm ra những giá trị nội tại trong
truyền thống đó để áp dụng cho các khủng hoảng hiện thời mà không hề dự liệu về
thặng dư dân số và tiêu thụ quá độ; một mối đe dọa tràn ngập địa cầu mà chúng
ta đang bị lệ thuộc. Theo quan điểm của tôi, nhiệm vụ áp dụng những giá trị
truyền thống Phật Giáo trước những vấn đề này trong bối cảnh hiện nay không khó
khăn,vì giá trị Phật Giáo cổ truyền đề ra những đường lối vô cùng thích hợp
nhằm đáp ứng hiện tình. Trong tiểu luận này, tôi muốn trình bày trong một chừng
mực nào đó như “một nhà khoa học Phật Giáo với ý hướng xây dựng”, giải thích
truyền thống này bằng cách mang gì cố hiểu để đối thoại với những vấn đề và nhu
cầu hiện nay. Phản ảnh quan điểm của cá nhân tôi, vừa là Phật tử và vừa là học
giả, tôi sẽ đúc kết những tài liệu không những từ trong tư tưởng Phật Giáo cổ
điển, mà còn dựa theo những quan điểm Đại Thừa và Kim Cang Thừa Phật Giáo Đồng
thời, nếu có thể được, tôi sẽ cố gắng tránh tối đa không nghiêng theo một tông
phái nào.
Định nghĩa vấn đề: Môi Trường, Tiêu Thụ và Dân Số.
Khi chúng ta cố gắng mang những giá trị truyền thống
Phật Giáo nhằm thảo luận về hiện tình, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ
nội dung các tình hình đó. Nội dung của bài này nhằm đề ra những vấn đề quan hệ
hổ tương của môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển dân số theo quan điểm
Phật Giáo. Vì Phật Giáo luôn đề nghị rằng chúng ta cần chấp nhận sự vật như
chính chúng thể hiện, không nên thêm tưởng tượng, điều thích hợp là chúng ta
nên bắt đầu tìm hiểu khái quát về hệ thống kinh tế, tiêu thụ và dân số tác động
nhau như thế nào. Khi ba vấn đề này quan hệ nhau, người ta có thể tưởng tượng
ra ba giải pháp: một dân số nhỏ vừa đủ sống thoải mái dựa trên một cơ sở tài
nguyên ổn định, tự tái tạo được; một dân
số dư thưà sống trong những điều kiện suy thoái mà lại khan hiếm tài nguyên;
hoặc là một mô hình hiện nay với một số ít dân sống trong trong thịnh vượng và
một đại đa số đang phải sống vất vưởng. Giải pháp đầu tiên đáng được chú tâm là
điều rõ ràng. Làm sao người ta có thể đề cao sinh sản đến độ để thích chọn giải
pháp thứ hai hon là giải pháp thứ nhất, điều này không thể hiểu được, và mô
hình hiện nay dành cho kẻ có ưu quyền đặc lợi lại không thể chấp nhận được về
mặt đạo đức Hiển nhiên, dân số là một yếu tố duy nhất có thể giải quyết trong
toàn bộ vấn đề. Nói một cách khác, khi chúng ta nhìn ba yếu tố trong cuộc thảo
luận -môi trường, dân số và tiêu thụ- thì có hai yếu tố không thể giải quyết và
một yếu tố có thể giải quyết. Về cơ bản, không thể nào giải quyết được các sắc
dân phải sống giới hạn trong biên giới và môi trường sống của mình.Tuy nhiên,
điều này đã xảy ra, vì không có cách chọn lựa và không có sinh hoạt nào khác
tách rời khỏi môi trường sống. Về mặt đạo đức, một sự phân phối công bình (công
bình, nhưng không bằng nhau về số lượng) về các tài nguyên cho toàn thể con
người trên thế giới là điều sẽ không có được. Trong phương thức này, khi hai
yếu tố trên không giâi quyết được, thì dân số là yếu tố còn lại có thể giải
quyết. Đề nghị cho rằng một dân số nhỏ vừa đủ để mọi người có thể tận hưởng mức
sống thoải mái mà không phí phạm tài nguyên là điều cần thiết và mơ ước, vấn đề
này khó đặt ra. Chúng ta không thể nào gia tăng diện tích của địa cầu mà chỉ
gia tăng khả năng sản xuất trong một tầm mức giới hạn nào đó,nhưng chúng ta là
một nhân chủng có thể kiểm soát dân số.Tất cả những gì đòi hỏi là việc thực
hiện mà những theo đuổi khác phải ít nhất vừa hy sinh và vừa nhằm thoả mản nhu
cầu sinh sản.
Những tôn giáo thuờng chỉ trích tiêu thụ quá mức nhưng
cũng thường khuyến khích sinh sản quá đà? Tuy nhiên, dù tôi muốn ghi nhận
những giá trị Phật Giáo đề cao tiết chế tiêu thụ, tôi muốn nhấn mạnh đến những
giá trị Phật Giáo nhằm khuyến khích tiết chế và trách nhiệm đối với sự sinh sản
nào được coi là quan trọng.Tôi nhấn mạnh rõ những yếu tố này trong Phật Giáo,
vì có quá ít những cuộc thảo luận về các lập luận tôn giáo biện hộ cho giới hạn
sinh sản. Thí dụ một tôn giáo quan trọng có truyền thống lâu đời trên thế giới
mà các tín đồ sống một cuộc đời đấy đủ lại không quan tâm đến sinh sản cá nhân
thì thật đáng đặt thành vấn đề tìm hiểu. Phật Giáo, dựa trên những giá trị hay
trên những đường hướng chính, không hề được cấu trúc hay giải thích như một tôn
giáo khuyến khích sinh sản. Hai tư tưởng tôn giáo thường được diện vẩn bởi hầu
hết các tôn giáo nhằm biện minh cho khuyến khích sinh sản không nằm trong giáo
lý cơ bản của Phật Giáo. Phật Giáo không đòi hỏi tín đồ của mình phải sinh sản
như một bổn phận tôn giáo. Hầu hết những nghi thức trong Phật Giáo không coi
tình dục là một điều xấu xa hay một tội lổi cần nên tránh, trừ khi liên quan
đến sinh sản, mặc dầu các nghi lể Phật Giáo bao gồm những tiêu chuẩn liên quan
đến đạo đức tình dục.Tuy nhiên, kiểm soát sinh sản qua ngừa thai hay kiêng cử
là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Bắt nguồn từ những giá trị nền tảng của
Phật Giáo, thì những phương cách thụ thai và sinh sản được coi như một chọn lựa
chính chắn và thoải mái hơn là tai nạn hay là bổn phận. Vì có những đường lối
độc đáo mà Phật Giáo đề cao giá trị cuộc sống con người, nên trong đó cần phải
quan niệm trẻ con cần được săn sóc về mọi mặt từ thể xác, đến cảm xúc và tinh
thần. Rất ít Phật Tử sẽ bất đồng với lời khuyên rằng người ta phải có ít con
hơn, nhờ thế, tất cả các con sẽ được chăm sóc đầy đủ hơn, mà không làm ki?t qu?
tinh thần, vật chất, cũng như tình cảm của bậc phụ huynh, của cộng đồng hay của
địa cầu.
Ngược lại, phong trào cổ vũ sinh sản được coi như một ý thức
hệ có vẻ lan tràn kh?p địa cầu; ai mà đề nghị một cách mềm dẻo rằng sinh sản vô
giới hạn không phải là một quyền của cá nhân và có thể đưa đến hủy diệt thì họ
sẽ bị chế nhạo. Ta nên đề nghị là có luật nhân quả giữa sinh sản quá mức và
nghèo đói và phải kiểm soát điều xãy ra. Niềm tin cổ súy sinh sản có ít nhất ba
tư tưởng chủ yếu mà tất cả cần được đặt thành vấn đề. Người ủng hộ sinh sản
luôn nghĩ sinh sản là một cơ hội tốt, trong bất cứ trường hợp nào, kể cả trong
hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Theo ý kiến khác thì khuyến khích sinh sản trong một
vài trường hợp d?c bi?t là vô trách nhiệm, cần được kiểm soát nhiều hơn hổ trợ;
đề nghị này hoàn toàn không phổ cập trong giới cổ vu sinh sản. Hơn nửa, giới cổ
vu đòi hỏi rằng sinh sản là cần thiết cho nhân sinh: những người nào tự quyết
định cho mình không có con là đáng trách và phải chiụ nhiều thiệt thòi kinh tế
và xã hội. Cuối cùng, người biện hộ coi sinh sản là một quyền cá nhân, không bị
lệ thuộc vào một chính sách của chính quyền, ngay cả việc họ còn lập luận sinh
sản là một trách nhiệm chung, kể cả toàn cầu. Điểm bi đát trong thuyết này là
mặc dầu thặng dư dân số có thể được cắt giảm nhanh chóng bởi những phương thức
tự nguyện; thiếu điều này, dân chúng phải chịu những biện pháp cưởng ép, gây
nhiều khổ đau - binh tật, bạo lực và nạn đói. Tuy nhiên, cũng cần phê bình để
ngăn chận những giáo điều tôn giáo khuyến khích sinh sản được phổ biến lan rộng
mà không suy xét, những biện pháp xã hội hoá, những áp lực,những chính sách
thuế khoá, những tình cảm và những gía trị tấn công một cách vô nghĩa từ khắp
mọi phía.
Trước khi bắt đầu thảo luận giáo lý Phật Giáo như giải pháp cần triển khai cho một nền
đạo đức tiết chế liên hệ đến sinh sản và tiêu thụ, điều quan trọng nên dừng lại
ở đây là dể nhận chân ra hai vấn đề tranh luận. Hai điểm này không được thảo
luận trong bài này, ngay cả mặc dầu những kết luận của tôi liên hệ đến những
vấn đề này sẽ thể hiện trong thảo luận về đạo đức Phật Giáo, môi trường, tiêu
thụ và sinh sản.
Vì
thuyết Duyên Khởi trong Phật Giáo, được thâm nhập cùng khắp muôn nơi, tạo nên ý
nghiả, tôi thấy sẽ không giải quyết được gì, khi quyền cá nhân có thể mở rộng
đến mức độ mà sự hành sử về các quyền này đe doạ đến những khuôn mẩu hỗ trợ cho
cuộc sống - mà cả hai vấn đề tiêu thụ và sinh sản đã đạt tới cực điểm. Dẩu
người ta có thể có của cải đến đâu đi nửa để giúp họ có một mức độ tiêu thụ hay
sinh sản vô chừng như họ thích, thật khó lập luận rằng đây là một quyền cá nhân
được hoàn toàn sử dụng, bất chấp tới ảnh hưởng môi trường sống. Lập luận về
quyền và tự do cá nhân có những thu hút chống lại hệ thống xã hội độc tài và
tinh thần địa phuong quá mức. Nhưng ngày nay, lập luận và thái độ này cố tìm
cách che lấp trước nhu cầu cho sự hạn chế và tiết độ nhằm bảo vệ cộng đồng cũng
như nhân chủng.
Hơn nữa,
đặc biệt trong nhu cầu phải đối phó với những ý thức hệ và chính sách đề cao
sinh sản, chúng ta đạt tới một điểm vượt qua luật tương đối. Trong cộng đồng
nhân loại, chúng ta đã học hỏi quá chậm trể về những đặc điểm của quy luật
tương đối, khi nào mà nó có thể áp dụng được.Chúng ta cũng quá nôn nóng để lên
án những người khác quan điểm chúng ta. Thuyết tương đối coi thế giới quan như
một điều tốt đẹp, vì sự dị biệt trong thế giới quan là một điều quý. Mặt khác,
thuyết tương đối về những tiêu chuẩn đạo đức căn bản đưa tới những kết quả
không chấp nhận được. Có phải thật sự chúng ta muốn nói tới một nền văn hoá mà
phụ nữ bị đối xử như là một món hàng riêng hoặc là trẻ con bị bóc lột đây chính
là văn hoá đích thực của họ Nếu người ta thật sự tin tưởng tiêu chuẩn đạo đức
chỉ tương đối và có tính cách hòa giải, thì không thể có một giải pháp nào cho
một phong trào đấu tranh nhân quyền quốc tế,
Cả hai việc tiêu thụ và sinh sản là vấn đề đạo đức ở tầm mức cao nhất,
vì những hướng dẩn các vấn đề này có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của tất cả
mọi nguời. Chúng ta không thể nào có thể để lâu hơn cho các cá nhân này tin tưởng
rằng họ có quyền sinh con nhiều tùy thích, cũng như chúng ta đã không chịu được
nô lệ, bóc lột trẻ con và đối xử với phụ nữ như một trò chơi. Một vài giá trị
tôn giáo và văn hoá có truyền thống lâu đời cũng có quan tâm đến sự chê trách
này và coi cổ vu sinh sản là một quan điểm đạo đức không thích hợp và không thể
chấp nhận trước hiện tình. Một vài tôn giáo cần điều chỉnh lại những giáo điều
của mình về sinh sản cho phù hợp thực tại
do y khoa hiện đại mang lại, tử suất đã giảm đi đáng kể, trong khi sinh
xuất thì chưa, điều này tạo ra gia tăng nguy hiểm về dân số, khi mà tất cả mọi
người đều muốn hưởng thụ ở tiêu chuẩn cao hơn chưa từng được biết trước đây.
Đi vào Trung Đạo
trong một thế giới hổ tương: Giáo Lý Phật Giáo và sự tiết chế
Một
trong những giáo lý chính của Phật Giáo liên quan đến thuyết Duyên Khời
(pratitya-samutpada trong Sanskrit và patica-samutpada trong Pali), được xem
như một trong những khám phá mà Đức Phật đã tìm ra trong kinh nghiệm giác ngộ của
Ngài. Giáo lý này chuẩn bị cơ sở cho tất cả những bình luận sâu xa về tiêu thụ
và sinh sản, vì Duyên Khởi là đường lối sâu thẩm không thể định nghĩa được.
Phật Giáo nhìn chúng sinh như những thực thể có quan hệ nhau trong mạng lưới
liên kết, chớ không phải là những thực thể cô lập. Duyên Khởi, được thâm nhập
cùng khắp muôn nơi, là một phần quan trọng trong sự hiểu biết về luật nhân quả
của Phật Giáo, luật này chi phối tất cả mọi su xãy diển trên thế gian. Không có
gì xãy ra mà tách rời hay trái lại với luật nhân quả theo Phật Giáo, cũng không
ai được phép can thiệp, dù tùy tiện hay thần thánh, vào trong diễn trình nhân
quả. Hơn nửa, vì Phật Giáo hiểu nhân quả tương thuộc nhau, nên những hành vi
của một con người có thể gây ra hậu quả cho toàn thể vũ trụ. Thật ra, những
quyết định sinh sản hay tiêu thụ không hẳn là một quyết định đơn thuần cá nhân
không liên quan đến thế giới rộng lớn hơn. Bất kỳ một đứa trẻ chào đời tại một
nơi nào đó trên địa cầu đều có ảnh hưởng đến toàn thế giới hổ tương, điều này
cũng giống như việc tiêu thụ các tài nguyên. Người ta cũng không thể lập luận
rằng tiền của riêng tư hay mức độ tiêu thụ thấp gây ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ
trong mạng lưới hổ tương trong vũ trụ.Ta cũng không thể lập luận ước muốn riêng
tư dành cho con cái quan trọng hơn là nhu cầu ta phải quan tâm đến vấn đề ảnh
hư?ng của đứa trẻ đó trong một vũ trụ hổ tương, vì luật nhân quả không chừa một
trường hợp riêng nào. Cũng tương tự như vậy, sử dụng tài nguyên, dù ở bất cứ
nơi nào, cũng gây ra những ảnh hưởng trên toàn cầu. Thường thường, tiêu thụ xa
xỉ tại một nơi sẽ có ảnh hưởng đến nghèo đói và đau khổ tại những nơi khác trên
thế giới. Do đó, khi lấy luật Duyên Khởi làm nồng cốt cho Phật Giáo, điều này
đòi hỏi sự tiết chế trong mọi hoạt động, đặc biệt trong sinh sản và tiêu thụ,
vì nó có những ảnh hưởng tại các nơi khác trong hoàn vũ. Khi những hiểu biết
của Phật Giáo về Duyên Khởi cùng với kiến thức của khoa học dã coi vu trữ như
một chiếc thuyền cấp cứu hữu hạn, thì điều trở nên hiển nhiên là Phật Giáo coi
việc kiểm soát sinh sản một cách thích hợp, nhân đạo và công bình như một điều
kiện đòi hỏi. Điều đó cũng rõ nét, khi Phật Giáo xem sự sử dụng môi sinh bừa
bãi qua sinh sản hay tiêu thụ như là coi thường vũ trụ hữu hạn và hổ tương;
mà sự bất chấp này bắt nguồn từ vị kỷ cá
nhân.
Viễn
tượng về mối tương thuộc trong vũ trụ phoi bày một bức tranh to lớn về sinh sản
và tiêu thụ. Viễn tượng này càng trở nên rõ nét hơn, khi chúng ta quan sát cặn
kẽ phạm vi của con người nằm trong vũ trụ tương thuộc. Một mặt, Phật Giáo đề
cao rất mực điều may mắn khi ta được tái sinh làm kiếp người, và một mặt khác,
Phật Giáo thấy tất cả mọi sinh vật hữu tình về cơ bản đều giống nhau ở chổ cùng
có thúc đẩy chung tìm đường thoát khổ và tu tập an lạc. Thật vậy, sinh ra làm
người là quý giá và vừa lại được thấy sinh trong một mạng lưới vũ trụ liên hệ
nhau, mà trong đó liên đới của con người với nhau là cốt yếu hơn là cả phân
chia thành chủng loại khác nhau. Trong hai cụm từ “nhân thân quý báo” và “sinh
vật hữu tình” cần được luôn đề cập chung khi thảo luận về quan điểm Phật Giáo
với vấn đề vị trí con người trong vũ trụ liên đới. Sự quý giá của kiếp nhân
sinh tuyệt nhiên không phải vì nhân quyền đứng trên các hình thái khác của cuộc
sống, vì kiếp nhân sinh đã và có thể sẽ đổi lại thành những hình thái khác của
kiếp sống- dù phương thức tu tập của Phật Giáo được nghĩ là nhằm đề cao cho sự
tái sinh liên tục trong kiếp người. Một mặt khác, tất cã chúng sinh được nối
kết nhau trong một thế giới theo mạng lưới rộng lớn trong vũ trụ theo luật
Duyên Khởi và Tính Không, và điều này không có ngoại lệ. Mạng luới này là mối
dây quan hệ gắn bó và chia sẽ kinh nghiệm gần gủi cho đến độ mà những biểu
tượng cổ truyền cho là chúng sinh đôi khi là mẹ sinh sản ra chúng ta và ngược
lại. Tuy nhiên, thay vì chúng ta có cảm tưởng rằng mình là người trên trước hay
có ưu quyền hơn mọi người khác trên đời này, điều được luôn nhắc nhở là chúng
ta nên biết, nếu chúng ta không muốn chiụ đựng thiệt hại hay đau khổ như thế
nào, thì chúng ta cũng nên cố gắng tối đa tránh gây hại hay gây đau khổ cho
người khác như thế ấy, vì mọi người đều là những thân thuộc của chúng ta.
Như
ai cũng biết, Phật Giáo cổ truyền tin có tái sinh và cho rằng tái sinh không
luôn luôn nhất thiết là sinh làm kiếp người, mà hoàn toàn tùy thuộc vào công
đức và kiến thức từ tiền kiếp. Trong tất cả tái sinh có thể được, thì tái sinh
làm kiếp người được coi là may mắn và thuận lợi nhất, thuận lợi hơn cả tái sinh
trong thánh điạ đầy hoan lạc. Chỉ với niềm tin này thôi thì dường như là điều
thúc đẩy sinh sản không hạn chế. Nhưng khi chúng ta hiểu tại sao kiếp nhân sinh
lại được quá tôn sùng, điều rõ ràng nhất là sinh sản quá mức sẽ phá hủy những
điều kiện làm cho tái sinh được đề cao như thế. Tái sinh làm người được đề cao,
hơn cả mọi sinh vật hữu tình khác, vì con người có khả năng phát triển tâm linh,
điều này có thể đưa đến viên mãn, toàn mỹ và giác ngộ. Mặc dầu, mọi chúng sinh
đều có tiềm năng bẩm sinh nội tại cho việc thực hiện này, nhưng thành tựu này
được hổ trợ bởi một vài nguyên nhân và điều kiện nào đó cũng như bị ngăn trở
bởi các lý do khác. Tuy nhiên, niềm vui được tái sinh làm người còn tùy thuộc
vào khả năng con người trong mức độ sáng tạo với văn hoá và tâm linh nhằm dẫn
đường đến giác ngộ, một khả năng chỉ đạt được khi mà người ta có đầy đủ đuợc
các phuong tiện. Chỉ sinh ra làm người cho nhiều không phải là nguyên nhân cho
một niềm vui về nhân thân quý giá, vì kiếp nhân sinh là điều kiện cần thiết,
nhưng không đủ cho tiềm năng nội tại con người tương lai thụ hưởng. Khi con
người được sống trong một môi trường thích hợp, được nuôi dưỡng đầy đủ từ thể
xác, tình cảm và tinh thần, dó thật là điều vừa hửu ích và ngay cả cần
thiết Điều này là lý do chính tại sao mà
tình trạng ít dân số để dễ lo lắng chu đáo được ưa chuộng hơn là chịu đông dân
mà phải đang tranh đấu sống còn.
Những
điều kiện nhằm tạo cuộc sống như mơ ước và đáng sống có thể được đúc kết từ một
trong những giá trị chính của Phật Giáo, đó là giá trị Trung Đạo. Trung Đạo
được thảo luận như một nổ lực đúng đắn, không quá nhiều, không quá ít, không
quá cứng ngắc và cũng không quá lỏng lẻo. Sử dụng một cách thích hợp nhất cơ
hội biểu hiện “kiếp nhân sinh qúy giá”, người ta cần đi theo Trung Đạo và tìm
cách, nếu có thể được, đi theo con đường ấy. Tránh cực đoan trong mọi vấn đề là
một trong những điểm son trong Phật Giáo, mà Đức Thích Ca học tập được trước
khi Ngài thành đạo và là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự đạt đạo. Đầu
tiên, Ngài học tập được rằng sống một đời xa xỉ là vô nghĩa, nhưng Ngài cũng
tìm ra cuộc đời nghèo khó cũng sẽ chẳng đưa đi đến đâu. Ngài kết luận để sống
một kiếp người toàn vẹn, người ta cần phải sống trọn một đời trong tiết chế,
tránh mọi thứ đam mê thái quá hay tận cùng trong đói nghèo hay tự khắc kỷ.
Đường lối chỉ dẩn của
Trung Đạo nhấn mạnh giàu sang hay tiện nghi quá mức có thể làm phản tác dụng về
mặt tâm linh, vì nó dể đưa đến tự mãn và hoang phí nhiều tài sản khác- những
thái độ này không giúp ích cho tâm linh. Thật vậy, Trung Đạo đem lại những phê
bình hợp lý và điều chỉnh cho thuyết tiêu thụ quá mức đang lan tràn, mà điều
này dẩn đến thặng dư dân số.Tuy nhiên, Trung Đạo cũng tạo nên điểm chủ yếu khi
cho rằng nên có vật chất tối thiểu và tiêu chuẩn tâm lý cần thiết cho kiếp sống
có ý nghĩa. Phật Giáo không hề lý tưởng hoá nghèo đói và khổ đau, hay coi đây
là một ưu điểm về tinh thần. Những người sống trong tận cùng nghèo khổ hay nguy
hiểm sẽ không có đủ thì giờ hay khả năng để tự nuôi thân để từ dó tiến tới giác
ngộ, thật sự tận hưởng trọn vẹn việc tái sinh làm kiếp người, thật quả đây là một điều không may
mắn. Phật Giáo đề cao tiết chế, nhưng không ca ngợi nghèo đói, vì nghèo đói
không thể thúc đẩy người ta đạt được giác ngộ - hoặc cho phép người ta đủ thời
giờ thở mà làm việc ấy.
Thật vậy, nhiều Phật Tử công nhận từ lâu rằng để áp
dụng lời Phật dạy đạt được kết quả, thì trước tiên ta cần phải có một cơ sở vật
chất và bình an tân h?n. Phật Giáo luôn luôn công nhận người ta không thể nào
thiền định hay suy niệm trong một bao tử rổng tuếch, hoặc tạo một môi trường
cho thăng tiến và giác ngộ trong một hoàn cảnh tụt hậu, mất mát hoặc sợ hải. Phật
Tử cũng nhận ra từ lâu thiền định được coi có thể như nhằm đưa tới niềm vui to
lớn và viên mãn cho con người, điều này chỉ có sau khi người ta đạt đuợc một
trình độ cơ bản nhất định trong Trung Đạo.Trước đó, người ta thật sự nghĩ rằng
một khi có đủ điều kiện vật chất, người ta sẽ không còn chịu đau khổ. Người ta
phải đạt đến một mức độ thoả mãn tối thiểu nào đó về những nhu cầu cơ bản,
trước khi bắt đầu nhận ra ham muốn và đau khổ tiếp nối nhau là quá hảo huyền.
Đến một lúc nào mà những nhu cầu cơ bản đã thoả mãn, người ta nghiệm thấy ham
muốn và đau khổ không hề dập tắt dể dàng, thì giáo lý cơ bản của Phật Giáo mới
bắt đầu tạo nên ý nghĩa.
Điều
này hoàn toàn phù hợp với luận điểm của một số người cổ vu rằng cắt giảm dân số
là có thể làm được, nếu người ta có một mức sống thích nghi. Đó là một lập luận
tổng quát hoá rất quen thuộc hiện nay: một phương thức hữu hiệu nhất nhằm cắt
giảm dân số là cải thiện đời sống kinh tế dân chúng; khi người ta có đủ cơ sở
vật chất thì mới có thể thấy sự vững chắc của lập luận giới hạn sinh sản này,
trong khi người đang gặp tận cùng khó khăn sẽ không thấy điều đó. Tư tưởng Phật
Giáo đề cao sự nghiệm xét về luật nhân quả, vì toàn thể thế giới hổ tương bị
chi phối bởi luật này. Thặng dư dân số không đột nhiên mà xảy ra, đó là kết quả
của những nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân đó là vì quá đói nghèo,
không thể nào tu tập theo Trung Đạo ở giửa xa xỉ quá độ và tận cùng nghèo khó.
Tuy
nhiên, sinh sản quá mức sẽ dẩn đến ngăn trở tất cả mọi nỗ lực giãm bớt đói
nghèo, điều này rõ ràng là vì điạ cầu chỉ có tài nguyên giới hạn. Chúng ta cần
nhận ra có quan hệ giữa tiêu thụ quá mức, thặng dư dân số và nghèo khó. Nếu một
trong những yếu tố chủ yếu này bị bỏ sót, thì cung giống nhu khi những hệ thống
tôn giáo và văn hoá lại không đề ra một đường hướng nào để giới hạn sinh sản;
vũ trụ liên đới sẽ bị căng thẳng cực độ. Một lần nửa, điều quan trọng cần nhận
ra là tất cả mọi tôn giáo và hầu hết các nền văn hoá đều có những hướng dẩn đạo
đức nhắm giới hạn tiêu thụ. Thực ra, những giáo điều này có đề ra, nhưng thường
không được áp dụng. Tuy nhiên, có vài tôn giáo đề cao giới hạn sinh sản. Phần
lớn các tôn giáo khuyến khích hay đòi hỏi tín đồ của mình nên sinh sản, mà
không hề đưa ra những hướng dẫn về giới hạn hay không có công nhận nào về thặng
dư dân số. Dầu sao, những giáo điều có thể được dẩn chứng nhằm đề ra những lập
luận để giớí hạn sinh sản, đây là điểm quan trọng đáng phê bình.
Dù theo đuổi phương thức nào, thì thuyết Duyên
Khởi, khi kết hợp với lời khuyên nên tu tập theo Trung Đạo, hiển nhiên đem đến
cho ta một sự diù dắt. Khi tổng hợp các ý niệm về Duyên Khởi cùng với giá trị
về kiếp nhân sinh trong một hoàn cảnh sống thích hợp và giáo lý Trung Đạo, tất
cã sẽ cho ta một sự hướng dẩn rõ ràng về sinh sản và tiêu thụ. Nhìn vấn đề tiêu
thụ, ta thấy đáng đề ra khi lời kêu gọi của Trung Đạo chỉ ra hai đường hướng.
Hiển nhiên tiêu thụ quá mức là sai phạm giáo lý Trung Đạo. Nhưng như thế là phủ
nhận quá đáng. Lời khuyên áp dụng Trung Đạo không khuyên thắt lưng buộc bụng
hay nhường chổ cho người khác, vì quyền sinh sản là bất khả xâm phạm. Nhung ta
nên giới hạn sinh sản và tiêu thụ, vì cả hai có quan hệ nhau, nhờ như thế sẽ
tạo một lối sống có thể dẫn tới giác ngộ cho mọi người. Thật vậy, khi sinh sản
quá nhiều trên quả đất nhằm duy trì giống nòi, và đối với những cộng đồng phải
tìm cách nuôi dưỡng cho thích nghi về mặt thể chất hay tinh thần, đây chính là
điều tương phản với Trung Đạo. Sinh sản không nên vượt qua khỏi khả năng của
gia đình, cộng đồng hay trái đất, nhằm tạo nên một cuộc sống phù hợp trong phạm
vi Trung Đạo cho tất cả mọi người, dó là diểm chủ yếu.
Chỉ đơn
thuần cung cấp một chổ tạm trú là không dễ, và lập luận cho rằng trái đất còn
chỗ cho nhiều người nửa là không thuyết phục, bởi vì phẩm chất của cuộc sống
quan trọng hơn là chỉ thuần gia tăng nhân số. Ngoài việc dinh dưởng sao cho
thích hợp một cách tối thiểu, môi trường sống cần phải đầy đủ, nhằm tránh cảnh
chen chúc quá mức, điều đó đưa tới gây hấn và bạo lực, đó là việc quan trọng.
Những tài sản sẳn có về kỷ thuật, văn hoá và tâm linh làm cho đời sống con
người thực sự nhân bản hơn, đó chính là chủ yếu. Tuy nhiên, dù nhìn trên khía
cạnh toàn cầu, cộng đồng địa phương hay cá nhân, điểm mấu chốt phải giới hạn
sinh sản là để trẻ con sinh ra được chăm sóc chu đáo về mặt vật chất cũng như
tinh thần. Nếu không làm như vậy, thì chỉ là sự bất chấp niềm an lạc tâm linh
cho những ai được sinh ra làm kiếp con người. Không phải đói nghèo mà cũng
không vì kiệt quệ tinh thần do việc nuôi
dưỡng quá nhiều con là hữu ích cho bất cứ ai- ít nhất là những trẻ do sự sinh
sản vô giới hạn. Trong Phật giáo, sự kiện chính yếu này vượt qua khỏi mọi mơ
uớc riêng tư (muốn có con tùy thích) hoặc là quy luật hay áp lực nhằm cổ vũ
sinh sản theo xã hội hay tôn giáo.
Những
đường hướng này gây cho tôi một ấn tượng như một kim chỉ nam hoàn hảo để giải
quyết vấn để áp lực dân số và sử dụng tài nguyên. Dầu thế, điều rõ rệt là người
có hiểu biết và thiện tâm có thể đồng ý các đường hướng trên lý thuyết, nhưng
không đồng ý trên cách thực hành. Hiển nhiên, Trung Đạo không có nghĩa là tiêu
thụ không ý thức của thế giới thứ nhất, nhưng cũng không có nghĩa là cổ vũ sinh
sản một cách không cân nhắc về thế giới còn lại, kể cả của thế giới thứ nhất.
Theo quan điểm của tôi, điều này bao gồm vài cơ sở kỷ thuật thực sự làm tăng
gia phẩm chất của cuộc sống- vườn hoa, thú tiêu khiển, máy vi tính, dàn máy
nghe nhạc với âm thanh nổi, du lịch quốc tế, điện tử, tủ lạnh, sự đa dạng văn
hoá và giáo dục nhân bản- những thứ ấy không thể nào đáp ứng trong tình trạng
dân số vô giới hạn mà không có suy thoái tột độ về môi trường. Vì có nhiều thứ
trong cuộc đời cần phải từ bỏ và thỏa
mản nhiều hơn là sinh sản, thì thật là lố bịch khi ta phải từ bỏ những di sản
văn hoá vừa kể để có nhiều dân số hơn mà thiếu van hoá.
Lưu truyền “Chủng Tử Giác Ngộ”: con đường Bổ Đề Tâm theo
Đại Thừa và các động lực thúc đẩy sinh sản
Vài
tôn giáo, kể cả các truyền thống chính tại Á Châu, mà Phật giáo cùng chung
sống, đều răn dạy nối dỏi tông đường là một bổn phận tôn giáo. Đối với Phật Tử,
việc có con không phải là một đòi hỏi tôn giáo chút nào.Theo quan điểm Phật
Giáo, người ta không cần phải sinh con để hoàn thành một điều cao cả trong mạng
lưới hổ tương của các sinh vật hữu tình hoặc là thực hiện được những điều đáng
ca ngợi trong cuộc sống. Mặc dầu qua các lập luận bảo thủ, thật ra, đề cao độc
thân tốt hơn là lối sống có gia đình, không có con tốt hơn là sinh con, phần
lớn truyền thống Phật Giáo đề nghị sinh sản có thể gây trở ngại cho việc giúp
đở thế giới hay là thực hiện những tiềm năng cao nhất của con người. Bởi vì
cũng giống như những con người khác, điều quan trọng và thích thú cho Phật Tử
là khi khám phá ra cái gì tạo cảm hứng cho họ giử gìn những lý tưởng tôn giáo
mà không cần sinh sản và cũng tìm hiểu
các cuộc thảo luận của Phật Tử xem cách sinh sản nào thích hợp.
Lời
khuyên sinh con để nối dõi ảnh hưởng khá mạnh trong một vài truyền thống và tác
động thêm thái độ của giới khuyến khích sinh sản. Lời khuyên này luôn bao gồm
cả những lý thuyết và thực hành, kể cả chê trách là bất hiếu và sai phạm nặng
nề bổn phận đạo đức, khi người ta không có con trai, vì mọi người phải lập gia
đình và sinh con và phụ nữ có ít hoặc là không có quyền chọn lựa nào hoặc theo
một thiên hướng nào ngoài việc sinh con. Những truyền thống này lập luận rằng
người ta phải sinh con để hoàn thành một nhiệm vụ một cách hiếm quý; nếu được,
còn bao gồm những mệnh lệnh không nên sinh sản quá mức; điều này có thể mang
đến một vài thái độ được ưa chuộng hơn, do từ những hình thái cực đoan đến biến
dạng của Trung Đạo.Thật vậy, những truyền thống này làm nản lòng những nổ lực
giới hạn sinh sản và làm cho những người muốn theo đuổi công việc này có cảm
tưởng không đáng công nếu họ giới hạn sinh sản, kể cả người đã có con kế tự
rồi. Phật Giáo coi việc quan tâm đến thừa tự như là một mở rộng lòng ích kỷ,
việc coi mình là trung tâm gây ra đau khổ, nên không hề buộc tín đồ mình nên
làm như thế. Phật Giáo đã là mục tiêu của nhiều sự chỉ trích từ những tôn giáo
khác ở Á Châu, vì không đòi hỏi tín đồ phải sinh con.
Phật
Tử bị coi là ích kỷ, vì không nhất thiết phải sinh con; sự chỉ trích này tại Á
châu gây cho họ những cảm tưởng khó chiụ. Phật Tử có hai cách trả lời. Thứ
nhất, cách đóng góp quý giá nhất trong mạng lưới liên đới thuộc thế giới hữu
tình không hoàn toàn tùy thuộc vào sinh sản. Hơn nửa, sinh sản thường bị thúc
đẩy bởi động lực ích kỷ cá nhân. Ta hãy thử nghiệm xét hai lập luận này kỷ
lưởng hơn, vì tôi nghĩ rằng cả hai là quan trọng trong việc đương đầu lối đạo
đức một chiều của phái đề cao sinh sản.
Những kết luận này về sinh sản không hẳn là những
giới hạn tiêu cực do những người không thiếu thiện chí dua ra. Đúng hơn, trong
quan điểm Phật Giáo, những kết luận này bắt nguồn từ những kiến thức sâu xa của
người biết mình trong tận cùng muốn gì và cái gì thỏa mãn những ước mơ thầm kín
của mình. Phật Tử có thể nói rằng trong việc theo đuổi cùng lúc vừa tri thức và
vừa từ bi, để đạt tới giác ngộ và ngay cả vượt qua nó, đó chính là điều làm
thoả mãn những mơ ước sâu xa nhất của chúng ta, vì nó nói lên nhân tính cốt yếu
của chúng ta. Trái với suy nghĩ khá phổ cập, cả Á Châu và Tây Phương, Phật Tử
không sống theo một lối sống cho tiết chế, thiền định và suy ni?m chỉ nhằm
những mục tiêu tự kỷ để tránh mọi khổ đau. Phật Tử không từ bỏ nối dỏi tông
đường như một giá trị tối hậu, thay vào dó để tìm kiếm viên mãn cho riêng mình.
Phật Tử cho là ta không bao giờ đạt được
viên mãn qua sinh sản, hoặc quan trọng hơn, qua sản xuất kinh tế và tiêu
thụ; còn việc những theo đuổi này có thể phổ cập hay không hoặc là những truyền
thống xã hội hay tôn giáo có đòi hỏi họ quá cứng rắn hay không là điều không
quan trọng.Thay vào đó, chúng ta cần thực hiện tìềm năng tinh thần của chúng
ta. Tìm kiếm mục tiêu của cuộc sống qua tiêu thụ hay sinh sản chỉ khuyến khích
điều mà Phật Tử gọi là ái ngã, một khuynh hướng có cội rể sâu xa trong con
người, chỉ coi mình là chủ yếu, mà cuối cùng chỉ gây khổ đau cho chúng ta.
Đúng hơn, Phật Tử nhìn vấn đề nối dỏi là bình thường so
với vun bồi và lưu truyền di sản chung của nhân loại và cung nhu quyền sinh sản
so v?i sự tĩnh lặng và niềm vui giác ngộ. Thay vì tìm kiếm tự lưu truyền nòi
giống qua sinh sản, Phật Tử nổ lực khơi động Bồ Đề Tâm, một hơi ấm quan trọng
và lòng từ bi vốn có sẳn trong mọi chúng sinh. Theo cách nói đầy những ẩn dụ
của Phật Giáo cổ truyền, chúng ta đã cưu mang Phật Tính (tathagata-garbha= Như
Lai Mẩu). Chúng ta nguyện phát triển Bồ Đề Tâm với lòng từ bi nhằm theo đuổi
buông xả toàn diện. Thay vì nhìn vấn đề chọn lựa này như một mất mát cá nhân,
thì hãy xem đây như một tìm thấy bản sắc và mục đích của riêng mình đầy vui thú
trong khi lạc lối lang thang và tìm kiếm di truyền không định hướng. “Hôm nay
cuộc sống của tôi trở nên có giá trị” được đọc trong những nghi thức cầu nguyện
tuân giử Bồ Đề Tâm, lời nguyện quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Làm theo lời
nguyện này người ta được ca ngợi là đã đi vào trong con đường thuộc về gia đình
và giòng dỏi của giác ngộ
Bồ Đề Tâm được coi như thừa kế chính và là tiềm năng của
mọi sinh vật hữu tình, kể cả con người, thì việc đánh thức và nuôi dưởng Bồ Đề
Tâm trong từng cá thể cũng như khuyến khích phát triển nó trong mọi chúng sinh
là điều nuôi dưỡng liên tục truyền thống gia đình với tất cả những ý nghĩa sâu
xa của nó; một ý nghĩa vượt qua mọi giới hạn chật hẹp của nòi giống gia đình,
bộ lạc, đất nước hay chủng tộc.Qua phương cách diển dịch hiện đại thuật ngữ Bồ
Đề Tâm cho thấy những giá trị này nuôi dưởng sự trường tồn những đặc điểm cao
quý nhất của chúng ta: Bồ Đề Tâm luôn được dịch là “Tâm Thân tỉnh thức”, sư phụ
tôi đôi khi dịch là “Chủng Tử Giác Ngộ”, một cách dịch nhằm nhấn mạnh đến Bồ Để
Tâm như một trong những đường nét cố hửu căn cơ nhất trong con người và là một
di sản cho mọi sinh vật hữu tình. Ai có thể lo âu nữa về di truyền nòi giống
gia đình khi người ta có thể đánh thức, nuôi dưởng và lưu truyền các chủng tử
giác ngộ?
Ngược lại, những động lực thúc đẩy sinh sản thường hoàn
toàn chật hẹp và thiếu sáng suốt. Một vài truyền thống tôn giáo đã phê bình
tiêu thụ vật chất như phản tác dụng tâm linh: Vài truyền thống khác lại cho
sinh sản chỉ nhắm lòng ích kỷ và cuối cùng thì không toại nguyện; hoặc sinh sản
quá mức sẽ tạo nên cùng túng về tinh thần hay tâm lý cũng giống như tiêu thụ
quá mức.Tuy nhiên, Phật Giáo chỉ rõ rằng sinh sản được thúc đẩy từ những động
lực vị kỷ, đặc biệt do những mơ uớc di truyền nòi giống và bành trướng tộc họ.
Và mơ ước vị kỷ luôn tạo nên đau khổ, đó là điều theo giáo lý cơ bản nhất của
Phật Giáo. Biểu lộ chổ yếu về sự đa cảm của mình và thèm muốn được sinh sôi nẩy
nở, rồi đặt tên cho nó một cách chính xác hay dẹp bỏ những lý tưởng hóa sai lạc
về sinh sản quá mức là một điều quá trể. Lý tưởng hoá này thuộc về quan điểm cổ
vu sinh sản, nó thúc đẩy nhiều người chấp nhận sinh sản mà trách nhiệm làm cha
mẹ không hẳn là một đường hướng quan trọng. Cho rằng sinh sản đều có lợi luôn
luôn là một ảo tưởng, kể cả ngay trong thời kỳ mà mật độ dân số ổn định và
không hại đến môi sinh; tiếp tục thúc đẩy hay đòi hỏi mọi người sinh sản để di
truyền nòi giống trong hoàn cảnh hiện nay là vô trách nhiệm.
Thường
thì các bậc cha mẹ được thúc đẩy bởi mơ uớc duy trì nòi giống, nên cố sao
sinh con mình như một bản sao chép lại hình ảnh của mình, hơn là sinh con và
cho phép nó tự tìm ra một lối sống cá nhân độc đáo trong cuộc đời. Niềm đau khổ
bắt nguồn từ những động lực thúc đẩy sinh sản như vậy thường không được để ý và
kéo dài qua nhiều thế hệ. Khi người nào đó được cha mẹ dạy nên có con để thay
thế cha mẹ và bắt con theo những giá trị và lối sống của mình, đó là điều mà
tôi không làm được. Tôi đã quá quen thuộc vớí những cơn thịnh nộ của cha mẹ
giáng xuống cho con cái khi nhận ra rằng con cái không còn ràng buộc và làm
tròn điều mình đặt ra. Kinh sách Phật Giáo viết quá nhiều về đề tài này. Thông
thường, hiếm muộn là cảm xúc nung nấu làm cho người ta ham muốn sinh con.Thật
ra, tâm trạng của một số người muốn sinh con hoàn toàn xa rời sự tĩnh lặng được
Phật Giáo đề cao.Tôi hoàn toàn nghi ngờ đối về sự quân bình tâm lý và trong
sạch trong những động lực của một số người, khi mà họ cần và mong muốn có con.
Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết giới trẻ có học ở thành phố nghĩ rằng kiểm
soát sinh sản là vấn đề sinh tử - cả đối với một vài thành phần khác trong dân
chúng - nhưng những động lực của họ cho sinh sản càng nhiều càng tốt là điều
không thể nào kiềm chế được. Mức chống đối và ngăn ngừa đã nảy ra ý kiến là có
lẽ họ bị thúc đẩy bởi mơ ước di truyền nòi giống hơn thay vì tu tập Bồ Đề Tâm,
điều này thuyết phục tôi rằng những nghi ngờ của tôi là đúng.Tôi càng đào sâu
mối nghi ngờ của mình hơn nửa, khi những người này chịu bỏ ra chi phí tốn kém
và chịu dau để được sinh con, thay vì nhận một đứa con nuôi trong những đứa trẻ
hiện nay dang cần được nuôi dưởng trên thế giớí. Cuối cùng, một số người đã
sinh con và cũng không hề có những quyết định riêng mình về việc này mà chỉ do
những áp lực từ tôn giáo, gia đình hay bộ lạc đè nặng. Thay vào đó, họ bị thúc
đẩy bởi những vị kỷ tập thể, mà hoàn toàn không khác gì với vị kỷ cá nhân.
Giống như mọi hình thức của vị kỷ, vị kỷ tập thể cũng gây ra đau khổ.
Khi kêu gọi công nhận việc thúc đẩy sinh sản là
không thuyết phụ, điều này cũng hàm chứa lời đề cao và công nhận giá trị một
lối sống không sinh sản, gồm cả lối sống luyến ái của người đồng tính và khác tính. Một trong những vũ khí tâm lý mạnh
nhất của phe cổ vu sinh sản là không khoan dung cho sự dị biệt trong các lối
sống và dèm pha những ngưòi có lối sống không giống ai. Những người dù không có con cũng cần được đề cao, khi họ có
đóng góp to lớn vào sự lưu truyền cho những tiếp nối tinh thần giác ngộ, thay
vì khai trừ và chỉ trích. Là một phụ nữ luôn hiểu rộng để đóng góp những tài
năng của tôi trong sinh vật hữu tình, tôi có lẽ không cần phải có con. Tôi đã
quen với thành kiến nhằm chống lại những người đàn bà không muốn con do chính
họ tự chọn lựa. Khởi đầu là sự cào nhào từ bố mẹ đẻ hay bố mẹ chồng khi cho
rằng họ mong muốn biết bao việc có cháu để nối dỏi và cảm tưởng xấu hổ khi
không có.Tiếp đến là những phản ứng liên tục cho rằng con cái lơ là không theo
đuổi ý định có con, và cuối cùng tiếc nuối cho là chỉ vì lòng vị kỷ. Rồi thì sự
cô đơn, cảm giác bị ruồng bỏ bắt nguồn từ bạn bè, vì quá bận rộn với đời sống
gia đình riêng tư. Và cuối cùng, đặc biệt nhất là hầu hết những người đàn ông
trung niên ích kỷ, bê tha, mà mục tiêu của họ trong mối giao tiếp là lập một
gia đình thứ hai với những người đàn bà trẻ, lối sống này được một số người
chấp nhận. Thuyết cổ vũ sinh sản theo phụ hệ có khuynh hướng xâu xa dễ đưa tới
những định kiến như thế.
Dĩ
nhiên, không cần phải nói, sinh sản có thể nằm trong một chương trình thích hợp
với việc tu tập của Phật Tử và nhiều tư tưởng tranh đấu cho phụ nử của Phật Tử
hiện đaị đang khám phá ra những đặc điểm trong việc sinh sản như là vấn đề
trong tu tập của Phật Tử. Theo quan điểm của tôi, sinh sản là một chọn lựa đầy
giá trị của Phật Tử và là một lối sống chấp nhận được; nó được thúc đẩy bởi
những giáo lý Phật Giáo nhu vị tha, buông xả, từ bi và Bồ Đề Tâm, không phải
bởi những đòi hỏi của xã hội và tôn giáo, những quy ước hay những phong tục tập
quán, những mơ ước bị ép buộc, những ngăn trở sinh lý hay là những ước mơ vị kỷ
di truyền nòi giống.Tôi tin tưởng rằng bậc làm cha mẹ luôn có sẳn những động
lực thúc đẩy buông xã và từ bi, mặc dầu không phải bất cứ ở đâu, các bậc cha mẹ
nào cũng đều giống nhau.Trong công việc của tôi là một nhà khoa học tôn giáo và
Phật Tử tranh đấu nữ quyền, tôi luôn nhấn mạnh đến nhu cầu giới hạn sinh sản và
sản xuất kinh tế, cũng như quan tâm đến sự chia sẽ trách nhiệm một cách công
bình giửa nam và nữ giới để các cu si có thể tu tu tập được.
Phật
tử đề cao và khích lệ một lối sống buông xả, theo Trung Đạo, có tri thức, từ bi
và phát triển Bồ Đề Tâm. Tuy nhiên, trong một vài quốc gia Phật Giáo,
lối sống tu độc thân trong các tu viện đuợc ưa chuộng hơn khác lối sống khác.
Mặc dầu các sử sách của Phật Giáo không ghi đầy đủ không phải trong tất cả, mà
trong một vài xã hội Phật Giáo, sự chọn lựa lối tu (trong tu viện) này rất
thích hợp với nữ giới, khi họ không còn coi việc sinh con như là làm tròn bổn
phận nửa, trong khi nam giới lại luôn coi việc nối giõi mang bầu là điều toại
nguyện. Trong thế giới Phật Giáo hiện đại, lối sống tu trọn đời nơi tu viện ít
phổ biến và ít bền bỉ, nhưng phong trào tu thiền của các cư sĩ Phật Giáo hiện
đang lan rộng mạnh mẻ, không phải chỉ trong Phật Tử Tây Phương mà ngay tại Á
Châu, không phải chỉ nam mà cả nử cư sĩ.Tu tập thiền định nghiêm chỉnh rất là
khó khăn và mất nhiều thì giờ. Khi các cư sĩ dấn thân vào đường tu tập, họ phải
giới hạn mọi hoạt động khác vừa kinh tế và sản xuất sao cho thích hợp. Cả hai
việc tiêu thụ quá mức và thặng dư dân số, hai thành tố tác hại đang lan tràn trên
thế giới có thể được kiềm chế lại cùng lúc, khi ta nhận chân ra giá trị của
tiềm năng con người hướng về thức giác, từ bi và nổ lực thực hiện.
Tri
thức gíác ngộ giúp ta nhận ra sự tương thuộc của chúng sinh và vượt qua ảo
tưởng về sự chọn lựa cá nhân mà cho rằng không ảnh hưởng gì đến phần còn lại
trong mê trận của cuộc đời. Từ bi giác ngộ giúp ta yêu thương chúng sinh, mà
không hẳn là những người trong gia đình, bộ lạc, đất nước hay nòi giống, mà
chính vì họ đáng được chăm sóc và quan tâm. Phần lớn nổi khổ đau trong thế giới
sẽ giảm đi đáng kể nếu phuong cách buông
xả theo Trung Đạo được phổ biến sâu rộng, nó giúp cho con người hiểu phải làm
gì về tiêu thụ và sinh sản. Theo quan điểm nhà Phật về Bồ Đề Tâm, chủng tử giác
ngộ do kế thừa hoặc di truyền từ sinh vật hữu tình, không thể bị huỷ diệt, giúp
cho cuộc đời có ý nghĩa viên mãn khi nó phát triển từ bi và trở nên hữu ích, -
không phải vì di truyền trong ích kỷ, đù đó là ích kỷ cá nhân hay là di truyền
gia đinh, bộ lạc hay đất nước.Trong trường hợp này, điều không hiểu được là tại
sao lòng từ bi không được coi như là một cái gì đó mà người ta có bổn phận phát
huy, nhung đúng hơn, được coi như sự kế thừa, mà sẽ khám phá điều này làm cho
cuộc đời có giá trị và vui thú hơn. Cổ vũ sinh sản khi được coi như một bổn
phận tôn giáo hay một nghĩa vụ có thể không liên hệ gì đến với việc một tín đồ
lo luu truyền giác ngộ. Bỏ di định kiến cổ vũ sinh sản và đề cao những đóng góp
cho lưu truyền giác ngộ, không phải chỉ vì di truyền thừa tự, con người có thể
làm và ung dung để trở thành bậc cha mẹ, hay có thể sinh con một cách tự do,
thoát rời mọi động lực chỉ bắt nguồn từ những ràng buộc, bổn phận hay truyền tự
trong ích kỷ. Còn những người nào làm khác hon, có những đóng góp khác quan
trọng hon trong thế giới sinh vật hữu tình, thì cũng cần được vinh danh tương
tự như vậy.
Tình dục và Cảm thông: Vài Bình Luận Của Kim Cang Thừa
Kết
hợp với việc phê bình của những người giới hạn hay từ bỏ sinh sản, thì giáo
điều nối dõi tông đường chỉ là một trong nguồn quan trọng dựa trên tôn giáo của
phong trào cổ vũ sinh sản. Những nguồn lập luận dựa trên các cơ sở khác thì ít
nhất cũng tiềm tàng. Lập luận tôn giáo chống tình dục thì quá quen thuộc trong
tôn giáo, kể cả trong giới cư sĩ Phật Giáo. Những sinh hoạt tình dục thường bị chê
trách là một cái gì đó có vấn đề, xấu xa hoặc làm tổn hại tâm linh con người.
Những xấu xa, sợ hải hay ngờ vực xoay quanh hoạt động và kinh nghiệm tình dục,
tạo nên những lập luận hay quy luật tôn giáo, đưa tới những biểu thức hay nối
kết biểu tượng, mà tất cả đều nhằm cổ vu sinh sản, và trong đó có một vài tác
dụng tiêu cực khác. Coi những kinh nghiệm tình dục như là một kết quả cần cấm
đoán thì sẽ không thể nào phát triển tình dục trong ý thức và trách nhiệm.
Điểm
đầu tiên của những biểu thức quan trọng này phát sinh từ sự sợ hải chuyện tình
dục, khi cho là có sự đồng nhất giửa tình dục và sinh sản. Trong một vài tôn
gíáo niềm tin này quá mạnh. Một vài tôn giáo tán thành quan điểm ghi nhận mục
đích chủ yếu, nếu không nói là giá trị duy nhất, của tình dục là sinh sản. Hoạt
động tình dục mà không nhắm tới sinh sản chỉ đưa tới những bại hoại đạo đức hay
tinh thần cho những ai đam mê tình dục.Tuy nhiên, những liên hệ tiềm tàng giửa
sinh hoạt tình dục và sinh sản không đặt thành vấn đề và không nên tìm hiểu hoặc
che lấp. Thủ dâm hay luyến ái với người cùng giới hoặc khác giới tính để không
lo chuyện có con không được khuyến khích hoặc lên án.Tuy nhiên, hậu quả của
những quan điểm này thường là lập luận hổ trợ giới cổ vu sinh sản. Khuyến khích
người ta nghĩ xấu về tình dục dường như không ngăn trở được những hoạt động
tình dục một cách đáng kể. Nhưng vì người ta được học tập là luôn có mối quan
hệ giữa tính dục và sinh sản, hoặc vì người ta bị cấm đoán tiến thêm một bước
để tách biệt hai vấn đề này ra, những quan hệ tình dục đưa đến sinh suất cao
độ, sẽ tạo nên một tình trạng gia tăng dân số quá mức, trong khi tình trạng tử
suất lại xuống thấp.
Phá
vỡ biểu thức
đạo đức giữa tình dục và sinh sản là một công việc cốt yếu nhất; cho đến chừng
nào mà chuyện quan hệ tình dục không sinh sản gây nản lòng hay bị kết án, thì
tỷ lệ sinh suất còn tiếp tục lên cao. Biểu thức này dể bị phá vở khi ta tự hỏi
vấn đề nền tảng đâu là chức năng chủ yếu của tình dục trong xã hội con người.
Điều này rất rỏ, khi ta so sánh thái độ tình dục của con người với hầu hết các
thú vật. Nhiệm vụ chủ yếu của tình dục trong xã hội con người là cảm thông và
gắn bó. Không giống như chủng loài khác, hoạt động tình dục giửa con người với
nhau có thể và thừơng xãy ra, kể cả khi không có thai nghén, dù là họ muốn, khi
phụ nữ không có khả năng thụ thai. Những kinh nghiệm tình dục không sinh sản
rất quan trọng trong sự gắn bó và cảm thông giữa những cặp vợ chồng và cho xã
hội con người. Thêm vào đó, tình dục, khi đã được hiểu biết và kinh qua, là một
trong những phương thức mạnh nhất trong cảm thông của con người. Thật vậy, sinh
sản ít quan trọng hơn và thường ít là kết quả của hoạt động tình dục hiểu theo
nghia cảm thông. Như vậy, khi đề ra quy luật quan hệ tình dục phải đưa tới tiềm
năng sinh sản, nếu không hoạt động tình dục dẩn đến vẩn đục đạo đức hay tâm
linh, thì thật là điều không thích hợp. Thay vào đó, tình dục với ý thức và
biết sơ đẳng mọi phương thức kiểm soát sinh sản phải được coi là tình dục có
đạo đức; hoặc là ngườ ta chỉ có ý định
mang thai trong trách nhiệm và có điều kiện thích hợp; cã hai cần được các tôn
giáo khích lệ.
Quan điểm cho rằng tình dục phãi đưa tới việc sinh con
gắn liền đến những biểu thức khác mà trong cách hàm ý này cũng coi nhu là một
hình thức khác của cổ vũ sinh sản. Khi tình dục không thể tách rời ra khỏi sinh
sản, và khi người đàn bà không có bản sắc giá trị và được đề cao hay một vai
trò văn hoá nào khác hơn là làm mẹ, thì hầu hết những người đàn bà đều muốn
được làm mẹ. Thật vậy, bản sắc tiêu biểu và quen thuộc giửa phụ nữ và thân phận
làm mẹ được công nhận là như vậy. Cách đây vài nam thôi, mọi người đều cho rằng
tính cách thần thánh của người mẹ hẳn nhiên là làm cho ngưòi mẹ là Thánh Nử.
Tôi nhớ rõ thái độ này khá lan rộng khi tôi bắt đầu học cao học về lịch sử các
tôn giáo. Tuy nhiên, giả định tất cả mọi bà mẹ là thần thánh chứng tỏ cho thấy
là ngây thơ và có gắn liền với văn hóa. Khi tìm hiểu huyền thoại và biểu tượng
về người mẹ thần thánh, nhất là thoát ra khỏi những tiêu biểu đặc trưng văn hoá
về mục đích của phụ nữ, người ta khám phá tính cách thần thánh của phụ nữ có
nhiều yếu tố khác đóng góp thêm vào cho trong đó, thay vì chính là người mẹ.
Người mẹ là người bạn đời, người bảo vệ, người thầy, người hướng dẩn văn hoá,
các loại nghệ thuật, bảo trợ tiền của... Những liên hệ của họ về các hoạt động
văn hoá khác tùy thuộc vào bản chất thì cũng không phải nằm trong huyền thoại.
Trong huyền thoại người ta bắt gặp một vài phụ nử thần thánh có sinh hoạt tình
dục, nhưng không là những người mẹ hoặc là chuyên sinh sản không được đề cập.
Hiển nhiên, những biểu tượng tôn giáo và huyền thoại về những phụ nữ có quan hệ
tình dục mà không có con không hổ trợ cho cổ vu sinh sản. Tuy nhiên, chú ý về
cứu cánh là tất yếu. Cần phải cực kỳ thận trọng trong việc tái tạo tượng trưng
thân ph?n làm m? trong Ỷ nghia tranh đấu cho nữ quyền hiện đại, vì e rằng nhiều
biểu tượng lại cũng cố thêm những đặc trưng cho là nguời đàn bà luôn là người
mẹ, hiểu theo nghĩa đen.
Biểu
thức thứ ba quan hệ đến sự nuôi nấng trong người me , một đặc trưng quá quen
thuộc trong tôn giáo cổ truyền, văn hoá dân gian và tâm lý học. Hậu quả tiêu
cực và giới hạn của biểu thức này rất đa dạng, không phải vì ít nhất nó là
đường lối mà biểu thức này giử vai trò trong chương trình hành động của giới cổ
vu sinh sàn. Nếu nuôi dưỡng được định nghĩa một cách hạn hẹp, thì người nào
muốn nuôi duởng sẽ thấy là không có cách nào khác hơn là chon lựa con đường làm
bậc cha mẹ. Phương thức giửa nuôi dưởng con và làm cha mẹ hổ trợ cho định kiến
chống lại giới không con đã được thảo luận, bởi vì thật dể dàng cáo buộc rằng
họ là ích kỷ và không nuôi nấng. Tuy nhiên, điều hàm chứa quan trọng nhất trong
phương thức này là sự hiểu biết giới hạn về nuôi dưởng. Nếu nuôi dưởng quan hệ
chặt chẻ với điều kiện làm mẹ, thì các sự chăm sóc khác đều không được coi là
nuôi dạy và cũng không còn khích lệ nửa, đặc biệt là ở những bậc nam giới. Giả
đoán rằng dạy dỗ là một công việc chuyên môn hay một độc quyền và trọng trách của
bà mẹ, đây là một di sản nguy hiểm nhất của những đặc trưng theo chế độ phụ hệ.
Vì sức mạnh của khuôn mẩu này, người ta thường cho rằng khi các bà theo các
phong trào tranh đấu nữ quyền không muốn lệ thuộc khuôn mẩu phụ hệ, cũng sẽ
không nuôi dưỡng con cái. Nhưng hiển nhiên, những phê phán về các bà theo phong
trào này không hẳn là chỉ trích vấn đề dạy dỗ thôi. Đó là một phê phán về những
cung cách mà nam giới được miễn cho việc dạy dổ, mà chỉ giới hạn công việc cham
sóc cho nữ giới, và rồi giam hảm họ trong ngục tù với vai trò trong khuôn mẩu
phụ hệ. Tranh đấu cho nữ quyền không hẳn chỉ là giới hạn dạy dỗ hay ngay cả làm
cản trở cho công việc ấy, nhưng là phải công nhận tính đa dạng của mọi hình
thái nuôi dưởng và kỳ vọng rộng điều ấy được mọi người trong xã hội chấp nhận.
Vì cham sóc là quý báo và thiết yếu cho sinh tồn con người, điều chỉ trích là
những tư tưởng của chúng ta về những gì có nghĩa là nuôi nấng phải vượt qua
hình ảnh của nguòi làm mẹ, mà hướng tới những hoạt động khác như dạy dổ, chửa
trị, chăm sóc môi trường, dấn thân vào những hoạt động xã hội.Tất cả con người,
kể cả nam giới, đều được định nghĩa là những người trực tiếp và hướng dẩn những
kỷ thuật nuôi dưởng, hơn là giao khoán công việc này cho các bà mẹ, đây cũng là
điều quan trọng không kém.
Vì
một vài nguồn gốc của sự sợ hãi, nghi ngờ và tội lỗi về tình dục dựa trên trong tôn giáo, một loại giải pháp
theo tôn giáo, mà đúng hơn là cần có một giải pháp thế tục và tâm lý. Quan điểm
tình dục phải có ý nghĩa đối vớí việc thảo luận về đạo đức tôn giáo, dân số,
tiêu thụ và môi trường. Đánh giá tình dục theo tôn giáo như một biểu tượng
thiêng liêng và kinh nghiệm này sẽ giúp nhiều hơn là gây tổn hại đến phát triển
tâm linh, điều này cần nên đưa vào trong những nhận xét liên quan trong diễn
đàn này. Kim Cang Thừa Phật Giáo, một hình thái cuối cùng của Phật Giáo Ấn Độ
được phát triển, mà ngày nay rất quan trọng tại Tây Tạng và càng trở nên có ý nghĩa
tại Tây Phương, bao gồm như cả một giải pháp... Không cần phải nói, điều chủ yếu là thảo luận
về Kim Cang Thừa Phật Giáo phải tách rời ra khỏi những chuyện khêu gợi dục tình,
mà thật sự làm căn gốc cho sợ hải và tội lổi về tình dục.
Biểu
tượng và thực hành tình dục thanh cao, như đã được tìm thấy trong Kim Cang Thừa
Phật Giáo Tây Tạng là điều hoàn toàn xa lạ trong các truyền thống tôn giáo, kể
cả những truyền thống đã quen thuộc với quần chúng phương Tây. Trong Kim Cang
Thừa Phật Giáo có một ưu điểm quen được sánh đôi, trí thức và từ bi được nhân
cách hoá như là đàn ông và đàn bà. Không những cả hai được nhân cách hóa, cả
hai được tô vẻ và tạc tượng khi họ yêu nhau, thường được gọi là những hình
tượng yab-yum. Hình tượng này thường được sử dụng làm cơ bản cho tu tập suy
niệm và thiền định, kể cả tự tưởng tượng khi cặp này đang yêu nhau. Sau một vài
năm làm việc với những hình tượng này cá nhân tôi hoàn toàn bị thu hút bởi sức
mạnh khai phóng và an lạc trong các biểu tượng này. Thay vì coi tình dục là một
chuyện riêng tư và một cái gì đó rắc rối, có lẽ là sự xoá tội, tình dục cần
phải được mô tả công khai như một biểu tượng của chân lý tôn giáo thâm sâu nhất
và như một thực tập thiền định cho việc phát triển sự giác ngộ bẩm sinh của con
người
Một
trong những ám chỉ sâu xa nhất của hình tượng yab-yum và chủ điểm của nó là mối
quan hệ nền tảng của con người, thực tại này thường được biểu tượng hoá nhu là
mối quan hệ chồng vợ bình đẳng, nam và nữ được coi như hai người bạn đời, cùng
hợp tác và cùng chung vui với nhau. Điều này tương phản rõ nét với khuynh hướng
nhằm giới hạn biểu tượng tôn giáo trong mối quan hệ cha mẹ với con cái hoặc là
như giửa Đức Chúa Cha và Con hay Đức Mẹ va Con. Đây là điểm quen thuộc trong
các truyền thống tôn giáo. Nó cũng tương phản mạnh mẽ đối với sự ghê tởm của
tình dục kỳ diệu, mà cũng là một vấn đề trong các tôn giáo này. Ngườì ta phải
suy đoán rằng ca ngợi công khai tình dục như là kinh nghiệm thiêng liêng và tạo
thông cảm và chuyển hoá sâu xa giữa đôi bạn tâm linh, nó sẽ làm suy giảm đáng
kể thuyết cổ vũ sinh
sản, mà thuyết này dựa trên niềm tin tình dục mà không sinh sản là sai lầm.
Trong
phạm vi những quan hệ nhân sinh hơn là những biểu tượng tôn giáo- tới một chừng
mực mà cả hai có thể tách ra được, biểu tượng này, theo Kim Cang Thừa Phật
Giáo, đã dẫn nam và
nữ đến một khà năng kết hợp thành đôi vợ chồng cùng trong tâm linh và cùng theo
một pháp môn. (Vấn đề đồng tình luyến ái có thể được không là một câu hỏi khó
trả lời). Mối quan hệ như thế không phải là những thoả thuận riêng tư thông
thường hoặc dự phóng lãng mạn và khao khát, mà là một tình bạn đồng song, một
sự giúp đỡ lẫn nhau
trên con đường tu tập tâm linh. Tình dục được coi như một yếu tố nội tại, nhưng
không hẳn là nền tảng cho một mối quan hệ như thế. Dầu tương đối bí
truyền, mối quan hệ này đã và đang được công nhận và đề cao trong Kim Cang Thừa
Phật Giáo Bắc Ấn Độ cũng như Phật Giáo Tây Tạng. Phật Tử Tây Phương bắt đầu
khám phá hoặc khám phá lại tiềm năng này, một khả năng kết hợp vợ chồng như một
mối quan hệ đồng môn giữa hai con người cùng tìm kiếm một con đường và cũng là
một phương cách tìm hiểu và cảm thông với nhau sâu thẫm trong
thế giới hiện tượng. Xưng tụng mối quan hệ này sẽ làm giảm đi đáng kể những
thành kiến của giới đề cao sinh sản khi đề cập tới vai trò tình dục trong đời
sống con người, cũng như đóng góp quan trọng vào việc tạo lập một khuôn mẫu trong
tình tương quan đầy lành mạnh, trân trọng và bình đẳng giữa nam nữ..