Ai cũng biết giữa Phật Giáo
Nguyên Thuỷ và Phật Giáo Đại Thừa có nhiều điểm khác biệt mà một trong các điểm
khác biệt này là quan niệm về thân Phật (kàya). Học phái Thượng Tọa Bộ cho rằng
Phật chỉ có một thân duy nhất. Ngài như một người thường, sống ở trong đời và
như những chúng sinh khác, cũng bị chi phồi bởi những giả tạm vô thường của một
thân thể bị hoại diệt. Với Phật Giáo Đại Thừa, theo ngài Long Thọ, thân Phật
gồm hai thân: Sắc Thân (Rùpakàya) và Pháp Thân (Dharmakàya) hay còn gọi là Phật
thân (Buđhakàya). Tuy nhiên có học phái khác thuộc truyền thống Đại Thừa cho
rằng thân Phật có tới ba thân: Sắc Thân, Pháp Thân và Hóa Thân (Nirmànakàya).
Sắc thân là
thân do cha mẹ sanh, đầy đủ đức tánh của loài hữu tình chúng sinh, chịu sự chi
phối cùa qui luật vô thường thành trụ hoại không hay sanh gìa bệnh tử của thế
giới hiện tượng. Danh từ Sắc thân chỉ cho thân người đức Phật khi ngài sống đời
sống bình thường, có gia đình rồi xuất gia đi tu và cuối cùng chứng Niết Bàn. Sắc
thân vật chất này cần thiết cho sự thật thế gian. Vì muốn giải thoát cho các
loài hữu tình chúng sinh nên Ngài hiện nhiều thân khác nhau, và phương pháp
giải thoát khác nhaụ
Pháp Thân
(Dharmakàya), là chân lý tuyệt đối tạo nên bản thể của Phật Giáọ Thân này chỉ
có thể tự chứng ở tự thân mình, chớ không thể nào diễn tả được, nếu có thể diễn
tả được cũng chỉ như người mù diễn tả mặt trời mình chưa bao giờ thấỵ Mục đích
của các vị Bồ tát là chứng ngộ Pháp Thân. Mỗi loài hữu tình đều có Pháp thân và
Pháp Thân này vốn thanh tịnh nhưng từ vô thuỷ tâm bị ô nhiễm bởi tham dục và
trở nên bất tịnh nên không nhận chân được sự kiện ấỵ Mục đích của vị Bồ Tát là
diệt trừ vô minh này và chứng đạt Pháp Thân. Cũng như mục đích của các vị A La
Hán là chúng đạt giải thoát thân và các vị A La Hán, nhờ diệt trừ phiền não
chướng, chứng được thân thanh tịnh. Đức Phật, nhờ diệt trừ được phiền não
chướng và sở tri chướng, chứng được Pháp Thân. Đây không phải là Đức Phật thị
hiện qua một thân thể vật chất sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni Ấn Độ và qua đời lúc 80
tuổi tại rừng Sa la song thọ mà là Pháp Thân, không hình tướng, một thực tể
tuyệt đối trùm khắp vạn vật, mọi cõi giới, vô thuỷ vô chung. Pháp Thân này cũng
gọi là Phật Thân và Đức Phật này cũng có tên khác gọi là Bổn Phật.
Một thân khác gọi là Hóa
Thân tức là những hình dáng đức Phật ứng dụng để giúp đỡ các loài hữu tình
trong nhiều cõi giới khác nhaụ Tức là các phương tiện đức Phật dùng để hiện hóa
thân mình hay thân người khác hay tiếng nói người khác và tâm của mình hay tâm
của người khác tuỳ theo mục đích và trường hợp để giáo hóa chúng sinh.
Chúng ta có thể hiểu sự liên hệ
giữa Phật Thích Ca lịch sử tức Sắc Thân và Pháp Thân tức đức Bổn Phật như sự
liên hệ giữa các làn sóng điện truyền hình và máy thu hình như Nikkiyo Niwano,
tác giả quyển Đạo Phật Ngày Nay, cho rằng Đức Bổn Phật tương tự như người nói ở
phòng phát hình, Ngài không những chỉ hiện diện ở phòng phát hình mà còn thẩm
nhập mọi nơi qua các làn sóng điện phát đị Đức Phật Thích Ca lịch sử không xuất
hiện nếu đức Bổn Phật không hiện hữụ Do đó Bổn Phật là Pháp Thân Phật hiện hữu
ở mọi nơi trong vũ trụ từ vô thuỷ đến tương lai vô chung. Đức Bổn Phật này xuất
hiện bằng nhiều hình tướng khác nhau gọi là hóa thân, thích hợp với từng thời
gian và không gian để cứu độ hết thảy chúng sinh bằng những phương tiện tương
ứng với khả năng hiểu của họ về giáo lý của Ngàị
Trên phương diện lý thuyết, chúng ta hiểu rằng chúng ta có
thể thành Phật. Tuy nhiên, thực tế là trong đời sống hàng ngày, chúng ta bị đắm
chìm trong khổ đau phiền não, chúng ta không biết làm sao để thoát khỏi. Phước
đức thay, Trong kinh Duy Ma Cật, Ngài Duy Ma chỉ cho chúng ta một đường lối để
thoát khỏi thế giới của ngũ trược, của khổ đau để đến thế giới của giác ngộ,
của giải thoát tức đạt được Pháp Thân hay Phật Thân. Đó là con đường Đại Thừa,
con đường lý tưởng của Bồ Tát và điều kiện căn bản của con đường này là Phát
Bồ Đề Tâm, lấy tâm bồ đề làm thể để tự độ và lấy tâm đại bi làm dụng
để độ thạ
Vậy Bồ Đề Tâm là gì?
Bồ Đề Tâm là tâm hoàn toàn giác ngộ. Nói giác ngộ,
chính là giác ngộ cái tánh chân thật, vốn thanh tịnh, sáng suốt, không phiền
não của chính bản thân mình. Phát Bồ Đề Tâm là sự lập chí nguyện một cách quyết
liệt để giác ngộ lại bản tánh chân thật đó vì lợi ích sâu rộng cho tất cả chúng
sinh. Phát Bồ đề Tâm bao hàm hai tính chất mà thành ngữ Phật học thường hay nói
là "Thượng Cầu Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sinh", tức là phát thệ
nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh.
Nói một cách khác, Bồ Đề Tâm gồm có hai giai đoạn: giai
đoạn thứ nhất là phát nguyện Bồ Đề Tâm, tức là phát nguyện thành Phật vì
lợi ích chúng sinh; giai đoạn thứ hai là nỗ lực thực hành Bồ Đề Tâm Hạnh,
nghĩa là mỗi lời nói, mỗi hành động và mỗi ý niệm
đều phải hướng về chúng sinh, vì mục tiêu dẫn dắt chúng sinh trên con đường
giác ngộ, đồng thời cũng vì an nguy của chúng sinh, để mà giữ giới (không làm
điều ác), tích cực cứu giúp chúng sinh (chuyên làm điều lành) và tự
thanh lọc tâm ý, để từng bước tiến dần đến Pháp Thân Phật. Làm lành và tránh ác là những việc làm vô cùng
quý báu và đáng ca ngợi hết sức, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là điều tự thanh
lọc tâm ý, tức là chuyển hóa tâm thức một cách toàn triệt, vì lợi ích cho tất
cả chúng sinh, (từ noãn sinh, thai sinh, thấp sinh cho đến hoá sinh)..
Đạo Phật quan niệm rằng sát sinh, tức là giết hại chúng
sinh hữu tình, là ác nhất. Cho nên giới cấm đầu tiên của đạo Phật là "Cấm
Sát Sanh", dù trực tiếp hay gián tiếp. Phát Bồ Đề Tâm, tức là đã phát
nguyện cứu tất cả chúng sinh ra khỏi cảnh khổ, đem đến cho họ niềm an vui
hạnh phúc, ngay như một con kiến chúng ta cũng không nỡ giết lẽ nào chúng ta
cắt, xẻ, bằm, xay, nướng, luộc, và quay chúng sinh, gà vịt, heo, bò, tôm, cua,
cá trong lửa nóng, nước sôi.
Đã Phát Bồ Đề Tâm, chúng ta phải luôn luôn nhớ lời Phật
dạy rằng, tất cả các chúng sinh hữu tình đều luôn luôn trải qua những vòng luân
hồi, qua nhiều dạng thể khác nhau, nên (người đã phát Bồ Đề Tâm) xem mọi chúng
sinh như đứa con độc nhất của mình, không thể mê đắm trong việc ăn thịt. Đã
Phát Bồ Đề Tâm, chúng ta phải biết rằng, thể tính của Bồ tát đạo là lòng đại từ
bi, vì nếu không có nó thì không phải là Bồ tát. Do đó, những ai xem những
người khác như chính mình và có tâm từ bi làm lợi ích cho người khác như
cho chính mình, thì người ấy không thể làm đau chúng sinh, làm khổ chúng
sinh, làm thịt chúng sinh và ăn chúng sinh.
Chúng ta hãy nghe ngài Geshe Tsutim Gyeltsen, một vị đại
sư tây Tạng dạy “Không có chúng sinh thì không có lòng từ bi, không có lòng
từ bi thì không có Bồ Đề Tâm, và không có Bồ Đề Tâm thì không có sự đạt tới
Giác ngộ.” (năm 1988 tại UCLA Los Angeles Hoa Kỳ). Cho nên ngài đã toát yếu
đoạn thi kệ đầu tiên trong Tám Đoạn Thi Kệ Chuyển Hoá Tâm Thức mà các Phật tử
Tây Tạng bao gồm cả Đức Đạt lai Lạt ma thường tụng mỗi ngày : “Quyết tâm
Giác ngộ vì lợi ích chúng sinh, cho nên phải yêu trọng, quý chuộng và thương
yêu tất cả chúng sinh.” (không phải chỉ cho loài người thôi mà tất cả chúng
sinh hữu tình, cho cả con sâu con kiến nữa). Nguyên văn như sau:
Quyết tâm thành tựu
Sự hạnh phúc cao lớn nhất cho tất cả sinh vật,
Điều này còn hơn cả viên ngọc như ý,
Tôi sẽ thường trực liên tục thương quý mọi chúng sinh. (PCT dịch)
Nguyệt San Liên Hoa Số 309 Tháng 9 năm 2003
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen Thực Hiện