Trong
cuộc đối thoại về mối tương quan và điểm gặp gỡ giữa khoa học với Phật giáo
dưới đây, giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn học nổi tiếng
người Việt quốc tịch Mỹ đã nói không úp mở rằng, các vấn đề về thời gian và
phương hướng vận động của nó còn lâu mới được giải quyết và còn bị bao bọc
trong một màn sương mù dày đặc. Vì chính giáo sư Thuận đã thừa nhận như vậy,
cho nên trong bài giới thiệu này, tôi chỉ tập trung vào một số vấn đề mà các
nhà vật lý học hiện đại nói chung đã đồng thuận, tránh những vấn đề còn đang
rối rắm, và hạn chế bài giới thiệu chủ yếu vào quan điểm của Phật giáo đối với
thời gian, do thầy Matthieu Ricard trình bày. Đó cũng là phần trong bài có ích
nhiều nhất đối với các Phật tử Việt Nam chúng ta.
Ngành
vật lý hiện đại đã chuyển từ khái niệm thời gian tuyệt đối và phổ quát của
Newton sang khái niệm thời gian tương đối và mềm dẻo, uyển chuyển
của Einstein, thời gian có thể biến đổi chậm hay nhanh theo sự di
chuyển của ngưòi quan sát, và cường
độ của trọng trường nơi người quan sát đang đứng.
Ngoài
ra, còn có sự phân biệt mà mọi người chúng ta đều cảm nhận giữa thời gian vật
lý và thời gian tâm lý. Dựa vào lý gì mà đạo Phật bác bỏ thời gian tuyệt đối,
và dùng thời gian tâm lý để khích lệ cuộc sống tâm linh. Phải
chăng thời gian chỉ là một cấu trúc của tâm thức?
Đó là
chủ đề trao đổi giữa Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà bác học vật lý người Mỹ gốc Việt, hiện
là giáo sư Trường Đại học Virginia–Mỹ và Tiến sĩ sinh học, thầy Matthieu
Ricard, hiện là tu sĩ tại một
tu viện Nepal.
GS. Trịnh Xuân Thuận (GS Thuận): Thời
gian là một khái niệm không phải để nắm bắt, như Thánh Augustin đã từng nói
ngay từ đầu thế kỷ IV sau Tây lịch: “Thời gian là gì? Khi không ai hỏi tôi, thì
tôi biết. Nhưng khi người ta hỏi tôi và tôi muốn giải thích thì tôi không còn
biết nữa”.
Nhà vật lý
học thường xuyên sử dụng khái niệm thời gian. Từ thế kỷ XVI, Galileo
đã dùng thời gian như một yếu tố vật lý
cơ bản để sắp xếp và gắn liền bằng toán học những kết quả đo đạc của
ông đối với các vật thể vận động. Nhưng chỉ đến thế kỷ XVII, Newton với các quy luật cơ học của ông mới
đưa ra được một định nghĩa minh bạch về thời gian. Ông mô tả sự vận động của
các vật thể trong không gian bằng cách xác định vị trí và tốc độ của chúng ở
các thời điểm nối tiếp nhau. Thòi gian của Newton là độc nhất, tuyệt đối và có giá trị
phổ quát khắp mọi nơi. Thời gian và không gian tách biệt hẳn nhau. Thời gian
trôi qua mà không có sự tác động qua lại với không gian.
Năm
1905, Einstein công bố thuyết Tương đối hạn chế (thuyết Tương đối hẹp) của ông
và bác bỏ khái niệm một thời gian tuyệt đối. Với Einstein, thời gian mất tính
chất cứng nhắc và phổ quát. Nó thay đổi tùy theo sự di chuyển của người quan
sát. Con ngưòi càng di chuyển nhanh thì thời gian đối với nó càng chậm lại. Một
người ngồi trên một con tàu vũ trụ bay với tốc độ 87% tốc độ ánh sáng, thì thời
gian đối với người đó có tốc độ chậm đi một nửa. Anh ta già chậm gấp hai lần
người anh em sinh đôi đang ở dưới Trái đất. Sự khác biệt đó rất là thực tế. Người
anh em ở dưới Trái đất sẽ có nhiều nếp nhăn và tóc bạc hơn. Trái tim của anh ta
sẽ đập nhiều nhịp hơn, anh ta ăn nhiều bữa cơm hơn và uống nhiều hơn ...
Theo
thuyết Tương đối hạn chế của Einstein, thì tốc độ càng tăng, thời gian càng
chậm lại. Tình hình không thấy rõ, với sự thay đổi bình thường của tốc độ di
chuyển trong cuộc sống thường ngày, nhưng lại thấy rất rõ với những tốc độ gần
với tốc độ ánh sáng là 300.000 km/giây. Với tốc độ đạt 99% tốc độ ánh sáng thì
thời gian chậm tới 7 lần!
Einstein
còn cho biết, thời gian và không gian tác động hỗ tương lẫn nhau. Khi thời gian
chậm lại thì không gian cũng thu hẹp lại. Đối với người ngồi trên con tàu vũ
trụ, bay với tốc độ bằng 87% tốc độ ánh sáng, thì không những anh ta chậm già
đi gấp hai lần, mà con tàu vũ trụ cũng bị thu nhỏ gấp hai lần, đối với người
anh em sinh đôi, đang sống dưới Trái đất.
Thời
gian chậm lại không phải chỉ do tốc độ mà còn do lực hấp dẫn. Khi con tàu vũ
trụ tiến lại gần rnột lỗ đen, ở đó có lực hấp dẫn rất lớn, thì đồng hồ ở trên
tay nhà phi hành vũ trụ chạy chậm lại!. Thời gian cũng mất giá trị phổ quát.
Thời gian khác biệt nhau đối với mỗi người. Hiện tại đối với tôi có thể là quá
khứ đối với một người thứ hai và là tương lai đối với một người thứ ba. Đối với
Einstein, thời gian trôi đi chỉ là ảo ảnh. Năm 1955, khi người bạn thân của
Einstein là Michele Besso qua đời, ông phát biểu cảm tưởng của mình như là để
trút hết nỗi đau buồn: “Đối với chúng tôi là các nhà vật lý học, mọi khác biệt
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là ảo ảnh dai dẳng ngoan cố...” Đối với nhà vật lý học hiện đại,
thời gian như ngừng lại không trôi, nó dừng lại im lìm như một con đường thẳng
vô tận ở cả hai chiều.
Thầy Matthieu Ricard (thầy Matthieu): Đối với
Đạo Phật, thời gian vật lý và tuyệt
đối chỉ là một khái niệm không tồn tại đích thực. Không thể nắm bắt được thời
điểm hiện tại vì nó không đủ bề dày để có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Thời
gian thuộc về lĩnh vực chân lý tương đối của thế giới hiện tượng và chỉ là một
khái niệm. gắn liền với kinh nghiệm của chúng ta, với những hệ chuẩn mực đặc
biệt. Thời gian chỉ là một phương thức nắm bắt các hiện tượng, và không thể tồn
tại độc lập tách rời khỏi các hiện tượng.
GS Thuận: Có thể phân biệt thời
gian tâm lý (thòì gian chủ quan) với thời gian vật lý (thời gian khách quan), không tùy thuộc vào tâm thức chúng
ta, là thời gian của đồng hồ. Người ta đo đạc nó dựa vào một sự vận động đều
đặn như sự vận động của Trái đất trên trục của nó. Nếu không có chuẩn mực để đo
đạc, thì không thể có thời gian. Trước Big Bang(l), trước khi có vũ
trụ sanh khởi, đặt vấn đề thời gian là vô nghĩa, bởi lẽ không có hiện tượng nào
có thể dùng làm chuẩn mực để đo đạc. Thuyết Big Bang cho rằng, thời gian và
không gian cùng sinh khởi với vũ trụ. Ngay Thánh Agustin, từ thế kỷ IV trước Tây lịch đã có tư duy
tiến bộ cho rằng thế giới và thời gian cùng sinh khởi một lần. Thế giới
được tạo ra không phải trong thời gian mà là với thời gian. Phải thừa nhận đó
là một khái niệm tiến bộ về thời gian, khá gần gũi với tư tưởng của thiên văn
học hiện đại.
Trái
lại, thời gian mà chúng ta cảm nhận từ trong tâm thức chúng ta là thời gian chủ
quan, thời gian tâm lý, nó diễn ra nhanh hay chậm tùy theo tâm trạng của mỗi
người. Những ngày giờ buồn chán hay sợ hãi hình như kéo dài hàng thế kỷ, còn
những năm tháng hạnh phúc hình như trôi qua trong nháy mắt. Đối với người già,
thời gian càng trôi qua nhanh chóng. Tuổi càng lớn, thời gian tâm lý càng rút
ngắn. Các triết gia ở các thời đại khác nhau đều cảm nhận rõ sự khác biệt đó
giữa cái gọi là thời gian khách quan, thời gian của đồng hồ với thời gian tâm
lý thời gian mà tâm con người cảm nhận tùy theo trạng thái tâm lý của con
người.
Thầy Matthieu: Kant
cũng nói là các khái niệm thời gian và
không gian đều tùy thuộc vào mối liên hệ giữa chúng ta và thế giới tự
nhiên, chứ không phải là thuộc tính riêng có của tự nhiên. Ông nói: “Thời gian
chỉ là một điều kiện chủ quan của nhận thức trực cảm của chúng ta, nó không tồn
tại ở ngoài chủ thể”.
Các
triết gia Phật giáo cũng như vậy, họ xem thời gian không phải là một thực tại
cứu kính, không thể tồn tại tách biệt hiện tượng và người quan sát. Khi nói
điểm bắt đầu của thời gian tức mặc thiên thừa nhận tính chất ảo ảnh của thời
gian rồi. Vì có thể hỏi: “Trước điểm bắt đầu đó có gì?”. Câu hỏi vô
nghĩa đó cho thấy chúng ta đối diện thời gian không phải như một thực tại mà
như một cấu trúc của tâm thức.
GS Thuận: Ngoài tâm trạng như
trí nhớ, sự chú ý hiện tại, sự chờ đợi tương lai, ngoài những tâm trạng đó thì
không có thời gian. Hơn nữa, thời gian tâm lý rất khác với thời gian vật
lý, thời gian của đồng hồ. Tại sao lại có sự khác biệt giữa hai loại thời gian
đó?
Thầy Matthieu : Sự
khác biệt đó chỉ là một sự bí mật nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta tách biệt thế
giới. Tôi muốn hỏi phải chăng thòi gian
vật lý chỉ là do thời gian tâm lý trừu tượng hóa mà thành. Còn thời gian
tâm lýí thì nảy sinh từ sự khác biệt giữa nhũng điều đã được làm và
nhũng điều chờ đợi sẽ xảy ra. Nhưng các nhà vật lý lại muốn giải
thích cuộc sống của chúng ta bằng vật lý và biến khái niệm thời gian vốn là ảo
ảnh thành một cái gì thực tại.
GS Thuận: Có thể chăng là do
hoạt động của bộ não khiến chúng ta cảm nhận có thời gian trôi qua. Các dữ kiện
của thế giới khách quan được các cảm quan chuyển tới bộ não rồi được bộ não xây
dựng sắp xếp thành một hình ảnh tâm thức. Hoạt động tạo hình ảnh đó của bộ não
là kết quả của sự hoạt động đồng thời của các vùng khác nhau trong bộ não, mỗi
vùng làm một chức năng riêng biệt. Theo nhà thần kinh học Francisco Varela,
chính tính phức tạp của nhiệm vụ kết hợp các vùng tức các bộ phận cấu thành
khác nhau của bộ não khiến chúng ta có cảm giác thời gian. Thời gian vật lý cũng
như thời gian tâm lý chỉ có một phương vận động là bay về phía trước như mũi
tên sau khi tách rời khỏi cây cung cũng lao thẳng về phía trưóc. Do vậy người
ta gọi thời gian là mũi tên thời gian. Chính tính không thể chuyển hướng
của thời gian khiến chúng ta sợ chết. Mọi người đều biết mình đi từ cái nôi đến
cái mồ.
Thầy Matthieu: Phật
giáo sử dụng thời gian tâm lý để làm chủ tâm trạng sợ chết và khích lệ
sự siêng năng tu tập. Phật giáo không né tránh, trái lại khuyến khích chúng ta
quán tưởng cái chết như một sự kiện bình thường khiến cho khi giờ chết đến
chúng ta tiếp thu cái chết với thái độ bình thản.
Ở Tây
Tạng, các tu sĩ thường lật úp chén nước sau khi uống xong mỗi buổi tối trước
khi đi ngủ để phòng sáng mai có thể ngủ luôn không dậy nữa! Lý do là ở Tây Tạng
khi có một người chết thì những người chứng kiến đều lật úp chén nước.
Mọi
người hãy cảm thấy vui vì sau khi thở ra–lại có thể thở vào được. Như vậy, mọi
người đều được giáo dục về khả năng cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thở
ra rồi còn thở vào được, chỉ điều đó thôi cũng làm cho chúng ta sung sướng rồi.
Ngài Long Thọ viết trong “Bức thư gửi cho một người bạn”:
“Nếu cuộc sống này
phải chịu hàng nghìn phiền não, khổ đau.
Nó còn bấp bênh hơn bọt nưóc trên sông,
Thì kỳ diệu thay! Sau một đêm ngủ lại được thức
dậy thở vào thở ra thoải mái”.
Đức
Phật trong tập kinh Udanavarga:
“Tất cả mọi cái chúng ta tích lũy cuối cùng sẽ phân
tán
Mọi cái chúng ta xây dựng cuối
cùng cũng đổ sập,
Cái tập họp rồi cũng chia ly,
Mọi cái sống cuối cùng cũng chết”
Thời
gian trôi không trở lại sẽ kích thích hạnh tinh tấn trong mỗi người.
Padmasambava
(Liên Hoa Sinh), vị đạo sư đã du nhập đạo Phật vào Tây Tạng, viết:
“Cũng như dòng suối chảy ra biển,
Như mặt trời và mặt trăng di chuyển tới các rặng
núi nơi mặt
trời lặn,
Như ngày và đêm, giờ phút đang thoát xa,
Đời sống con người cũng trôi qua không thể khác”
Đức
Phật dùng hình ảnh một lực sĩ lấy tay bắt 4 mũi tên do các xạ thủ bắn đi từ các
hướng khác nhau nhưng Phật nói: “Còn nhanh hơn là: thời gian trôi qua và cái
chết đến”. Vì vậy, đối với Phật tử, thời gian là cái quý nhất không được để
lãng phí do thái độ bàng quan của nhũng người quên mất cái chết đang chờ đợi
họ.
(Theo “Vũ trụ trong lòng bàn tay” chương 9,
bản tiếng Pháp,
Matthieu Ricard - Trịnh Xuân Thuận)
(1) Big
Bang: Vụ nổ đầu tiên sinh ra vũ trụ này.