Làm thế nào để hướng dẫn một đời sống đạo đức
Tuệ Uyển chuyển ngữ
22/04/2010 00:12 (GMT+7)

Căn bản của Đạo Phật là: nếu chúng ta có thể giúp đở người khác thì chúng ta cần phải làm điều ấy; nếu chúng ta không thể, thế thì tối thiểu hạn chế làm tổn hại đến người khác. Đây là căn bản của việc hướng dẫn một đời sống đạo đức.

1 - TỰ LƯU TÂM CHỐNG LẠI SỰ ĐỂ Ý ĐỐI NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHƯ CĂN BẢN CHO MỘT ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC 

Căn bản của Đạo Phật là: nếu chúng ta có thể giúp đở người khác thì chúng ta cần phải làm điều ấy; nếu chúng ta không thể, thế thì tối thiểu hạn chế làm tổn hại đến người khác.  Đây là căn bản của việc hướng dẫn một đời sống đạo đức. 

Mỗi  hành động đến từ một động cơ.  Nếu chúng ta tổn hại những người khác, điều ấy từ một động cơ; và nếu chúng ta giúp những người khác, điều ấy cũng đến từ một động cơ.  Thế nên, để hổ trợ người khác, để phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy.  Vì điều ấy, chúng ta cần những nhận thức nào đấy.  Tại sao chúng ta giúp đở và tại sao chúng ta không làm tổn hạ người khác? 

Thí dụ, khi chúng ta sắp làm tổn hại ai đấy, chúng ta có một loại tỉnh giác nào đấy và điều ấy là nguyên nhân để chúng ta kiềm chế [mình lại].  Điều ấy có nghĩa là chúng ta cần một loại quyết định [không làm tổn hại].  Một góc của tâm thức chúng ta muốn làm tổn hại người nào đấy, nhưng bởi vì một trạng thái nào đấy của tâm thức, một phần khác của tâm thức chúng ta nói rằng điều này sai, điều này là không đúng.  Bởi vì chúng ta thấy rằng nó là sai, rồi thì chúng ta phát triển một năng lực ý chí và chúng ta kềm chế.  Trong hình thức của cả hai lựa chọn [làm nguyên nhân tổn hại hay kiềm chế khỏi làm điều ấy,] chúng ta cần có một sự tỉnh giác mà những hành động nào đấy sẽ có những hậu quả lâu dài.  Như những con người chúng ta có sự thông minh để thấy những kết quả lâu dài.  Thế rồi, khi chúng ta thấy chúng, chúng ta có thể, trên một cấp độ tức thời, kiềm chế chính chúng ta. 

Có hai tiếp cận khác nhau mà chúng ta có thể thi hành ở đây.   

Với điều đầu tiên, chúng ta nghĩ trong hình thức thích thú của chính mình và rồi thì nếu chúng ta có thể  hổ trợ [hà hơi tiếp sức cho nó], chúng ta làm như thế; và nếu chúng ta không hổ trợ, thế thì chúng ta kiềm chế [không làm bất cứ sự tổn hại nào cả]. 

Sự tiếp cận khác là suy nghĩ trong hình thức về những sự  quan tâm của người khác, giống như là, nếu chúng ta có thể hổ trợ, chúng ta liền giúp đở; và nếu không, thế thì chúng ta kiềm chế [không làm tổn hại].  Trong hình thức của kiềm chế không làm tổn hại người khác, tư tưởng: “Nếu tôi làm điều này, tôi sẽ đối diện với những hậu quả tiêu cực bao gồm những hậu quả hợp pháp” và thế là chúng ta kiềm chế chính mình do bởi lý do đó đang kiềm chế [vì chúng ta tự quan tâm].  Bây giờ, trong hình thức suy nghĩ về những người khác như lý trí của chúng ta, chúng ta sẽ nghĩ:  “Những người khác giống như mình.  Họ không muốn khỗ sở và đớn đau; do thế, tôi sẽ kiềm chế mình để không làm tổn hại họ.” 

Chúng ta rèn luyện [tâm thức chúng ta], đầu tiên trong hình thức của sự tự quan tâm và rồi thì chúng ta suy nghĩ một cách mạnh mẽ về những người khác.  Trong những hình thức hiệu quả, suy nghĩ một cách mạnh mẽ về những người khác là đầy năng lực hơn.  Trong hình thức của giới luật – pratimoksha – lời nguyện giải thoát cá nhân, truyền thống luật tạng của tu sĩ – căn bản chính là suy nghĩ về chính sự quan tâm của chúng ta và, vì điều ấy, chúng ta kiềm chế khỏi những nguyên nhân tổn hại.  Đấy là do vì, chúng ta đang hướng đến giải thoát.  Trong hình thức thực hành của Bồ tát, lý do chính để kiềm chế không làm tổn hại người khác là sự quan tâm đến những điều người khác lưu tâm.  Có lẽ điều thứ hai, hạn chế làm tổn hại và giúp đở người khác trên căn bản vị tha, có một sự liên kết với trách nhiệm phổ quát mà chúng ta về điều này rất thường xuyên. 

2 - CĂN BẢN TỰ NHIÊN CỦA CHÚNG TA NHƯ NHỮNG CON NGƯỜI 

Một cách thông thường, con người chúng ta là những động vật xã hội.  Không kể đấy là ai, sự tồn tại của người ấy tùy thuộc trên toàn thể cộng đồng nhân loại.  Vì sự tồn tại và cát tường cá nhân lệ thuộc trên toàn xã hội, điều cần thiết để nghĩ về sự cát tường của người khác và được quan tâm về nó phát khởi từ nguồn gốc tự nhiên căn bản của chúng ta.  Nếu chúng ta nhìn vào những con khỉ sư tử, thí dụ thế, con già nhận lãnh trách nhiệm hoàn toàn cho cả đàn.  Trong khi những con khác đang ăn uống, con khỉ đực già luôn luôn ở bên cạnh, canh chừng.  Những con mạnh giúp đở chăm sóc toàn đàn vì lợi ích của tập thể. 

Trong thời kỳ tiền sử, con người chúng ta không có nền giáo dục hay kỷ  thuật.  Căn bản xã hội là đơn giản: mọi người làm việc và chia sẻ cùng nhau.  Những người cộng sản nói đây là chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy:  mọi người làm việc và hưởng thụ cùng nhau.  Rồi thì, cuối cùng, giáo dục phát triển và chúng ta tiếp nhận văn mình.  Tâm thức [con người] trở nên phức tạp hơn và vì thế tham dục tăng trưởng.  Điều đó mang đến ghen tỵ, và thù hận và, lần lựa, chúng lớn mạnh hơn lên. 

Ngày nay, trong thế  kỷ hai mươi mốt, có quá nhiều sự thay đổi xãy ra [trong xã hội loài người.  Những sự khác nhau trong chúng ta đã phát triển – những sự khác biệt trong] học vấn, nghề nghiệp, và kinh nghiệm xã hội.  Trên một mức độ nền tảng, chúng ta vẫn là những con người và tất cả chúng ta là giống nhau.  Đây là mức độ của hàng trăm nghìn năm về trước. 

Thái độ của trẻ  thơ là như thế.  Chúng không quan tâm về quá khứ xã hội, tôn giáo, chủng tộc,màu da, hay sự giàu có của những đứa trẻ khác.  Chúng ta nô đùa với nhau; chúng là những người bạn nô đùa chân thành, cho đến khi nào chúng còn thân mật với nhau.  Bây giờ một cách tưởng tượng chúng ta lớn lên thông minh hơn và phát triển cao độ hơn, nhưng chúng ta xét đoán quá khứ xã hội của nhau.  Chúng ta tính toán, “Nếu tôi mĩm cười, tôi sẽ được những gì tôi muốn chứ;  nếu tôi cau mày, tôi sẽ mất điều gì đấy không?” 

3 - TRÁCH NHIỆM PHỔ QUÁT 

Ý nghĩa của trách nhiệm phổ quát hay trách nhiệm toàn cầu hiện thực trên cấp độ con người.  Chúng ta quan tâm về những con người khác bởi vì:  “tôi là một người trong bọn họ; lợi ích của tôi tùy thuộc trên họ không kể những khác biệt là gì.”  Những sự khác biệt luôn luôn là ở đó; nhưng điều này có thể hữu ích. 

Vài thế kỷ, dân số chỉ khoảng một tỉ người trên hành tinh này; bây giờ có hơn sáu tỉ người.  Do bởi dân số, một quốc gia đã không thể cung cấp toàn bộ thực phẩm và tài nguyên cho chính dân số của nó.  Thế là chúng ta có kinh tế toàn cầu.  Do vạy, theo hiện thực của hôm nay, thế giới đã nhỏ hẹp hơn nhiều và lệ thuộc hổ tương cấp thiết hơn.  Đây là một thực tế.  Trên tất cả, có vấn đề môi sinh:  trái đất ấm lên.  Đây là một quan tâm cho toàn thể sáu triệu cư dân của hành tinh này, không chỉ cho một hay hai quốc gia.  Thực tế mới cần một ý nghĩa của trách nhiệm toàn cầu. 

Thí dụ trong thời xưa, Anh quốc đây duy chỉ nghĩ về chính họ và đôi khi đã khai thác một số vùng khác của trái đất.  Họ không để ý đến những sự quan tâm hay cảm nhận của những người khác.  Vâng, điều đó là quá khứ.  Nhưng bây giờ mọi việc đã khác biệt; mọi thứ đã thay đổi.  Bây giờ chúng ta phải chăm sóc đến những quốc gia khác. 

Thật sự, đế quốc Anh đã làm một số việc tốt đẹp trong thực tế.  Họ mang đến một nền học vấn ưu việt trong ngôn ngữ tiếng Anh đến Ấn Độ.  Ấn Độ đã tiếp nhận nhiều kiến thức từ điều này.  Cũng thế, Anh quốc mang kỷ thuật, và hệ thống đường xe lửa.  Đấy là một trong những phẩm chất bù đắp của quý vị.  Khi chúng tôi đến Ấn Độ, một sô những người theo chủ nghĩa Gandhi vẫn còn sống và họ đã cố vấn chúng tôi về phương pháp bất bạo động của Thánh Gandhi.    Tại thời điểm ấy, chúng tôi đã từng nghĩ rằng đế quốc Anh là quá xấu xa.  Nhưng rồi thì chúng tôi thấy rằng  đã có một nền tư pháp độc lập của Ấn Độ, tự do ngôn luận, tự do thông tin, và v.v… Do vậy, khi chúng tôi phản chiếu sâu sắc hơn, chúng tôi thấy rằng những điều này là quá tốt đẹp. 

Ngày nay, quốc gia đến quốc gia và lục địa đến lục địa, có  một sự lệ thuộc hổ tương vô cùng quan trọng.  Theo hiện thực này, chúng ta thật sự cần một trách nhiệm toàn cầu.  Sự quan tâm của bạn lệ thuộc trên sự phát triển và lưu tâm của những người khác.  Do vậy, vì sự quan tâm của chính bạn, bạn phải chăm sóc đến những người khác.  Trên lĩnh vực kinh tế, điều này đã ở đấy rồi.  Ngay cả nếu có những tư tưởng khác biệt và thậm chí nếu chúng ta không tin tưởng nhau, chúng ta cũng phải phối hợp hành động trong nền kinh tế hổ tương toàn cầu.  Vì thế, trách nhiệm toàn cầu trên căn bản của tôn trọng sự quan tâm của nhau là rất quan trọng. 

Chúng ta cần quan tâm  đến những người khác như anh chị em và phải có một cảm giác gần gũi.  Điều này không có liên hệ gì với tôn giáo.  Chúng ta thật sự cần điều này. Chính nhận thức về “chúng ta và họ” – trên một mức độ nào đấy, dĩ nhiên chúng ta cần nói thế - nhưng toàn thể thế giới cần quan tâm chính nó nhưu bộ phận của “chúng ta”.  Quan tâm của những người láng giềng của chúng ta là lưu tâm của chúng ta. 

4 - SỰ TOẠI NGUYỆN 

Hướng dẫn một đời sống đạo đức như một việc cá nhân, thế  thì, có nghĩa là không làm tổn hại đến kẻ  khác, và nếu có thể, giúp đở họ.  [Để làm điều này] nếu chúng ta lấy lợi ích của người khác như căn bản cho đạo đức của chính chúng ta – điều này trở nên là một lĩnh vực rộng rãi hơn của đạo đức.  Lối sống của chính chúng ta phải quan tâm đến những nhân tố này. 

Có một khoảng cách lớn lao giữa giảu và nghèo, ngay cả ở Hoa Kỳ.  Nếu chúng ta nhìn vào Hoa Kỳ, một quốc gia giàu có nhất, ở đấy vẫn có những lỗ hổng của nghèo đói ở đấy.  Một lần chúng tôi ở thủ đô Hoa Sinh Tân của Hoa Kỳ, thủ đô của xứ sở giàu nhất, chúng tôi đã thấy nhiều vùng nghèo nàn ở đó .  Căn bản cần thiết cho những người này không đến chỗ thỏa đáng đầy đủ.  [Tương tự thế,] trên mức độ thế giới, miền bắc công kỷ nghệ phát triển nhiều hơn và giảu có hơn [phần cón lại của hành tinh]; trái lại  nhiều quốc gia ở miền nam phân nữa của địa cầu thậm chí đang đối diện với nạn đói.   Điều này không chỉ sai sót về đạo đức; mà nó là nguồn cội của những vấn đề lớn.  Do vậy, những quốc gia giàu có nào đấy phải nhìn lại và xem xét lại lối sống của họ; họ cần thực hành sự toại nguyện. 

Một lần, ở Nhật Bản, mười lăm năm trước đây, chúng tôi đã tuyên bố đến những người ở đấy rằng vì sự  tiêu thụ của các bạn mà nền kinh tế phải lớn lên mỗi năm và rằng mỗi năm tiến trình vật chất phải lớn lên là một lỗi lầm lớn. Một ngày nào đấy, các bạn có thể thấy rằng nền kinh tế của bạn trở nên giới hạn hơn.  Các bạn phải chuẩn bị vì thế, khi nó xãy ra, nó sẽ không là một thảm họa trong tâm tư các bạn.  Một vài năm tới đây, hoàn cảnh ấy thật sự đã xãy ra ở đấy, tại Nhật Bản. 

Đôi khi lối sống của những nhóm người có quá nhiều xa hoa.  Không trộm cắp, không bóc lột, và không lưởng gạt, họ có quá nhiều tiền của.  Từ quan điểm của sự tự quan tâm, không có điều gì sai trái cho đến bao giờ những phương tiện của họ để thu nhập là không trái đạo đức.  Nhưng, từ quan điểm của những sự quan tâm cho những người khác, mặc dù không có điều gì sai với sự để ý đến chính họ; tuy nhiên, một cách đạo đức, điều ấy không đẹp nếu những người khác đối diện với nạn đói.  Nếu mọi người có cùng lối sống cao cấp xa hoa, okay; nhưng cho đến khi đạt được điều ấy, cách sống tốt hơn nên có là hãy [cảm thấy] toại nguyện hơn.  Như chúng tôi đã kinh nghiệm hơn tại Nhật Bản, ở Hoa Kỳ, và trong những xã hội ảnh hưởng hơn, một số điều chỉnh về lối sống là cần thiết. 

Trong nhiều quốc gia, có  một gia đình nhưng có hai, đôi khi là ba xe hơi.  Hãy tưởng tượng ở Ấn Độ  và Trung Hoa, hai quốc gia này với một dân số phối hợp quá hơn hai tỉ người.  Nếu hai tỉ người đòi hỏi hai tỉ chiếc xe hơi hay hơn nữa, điều này sẽ là rất khó khăn.  Sẽ có một vấn nạn to tát và những phức tạp lớn rộng về nhiên liệu, nguồn cung cấp vật chất, tài nguyên thiên nhiên, và v.v… Điều ấy sẽ rất phức tạp. 

5 - QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 

Một khía cạnh thêm nữa về lối sống đạo đức, vì thế, kế tiếp sẽ là sự quan tâm về môi trường, thí dụ, trong việc xử dụng nước.  Sự cống hiến của chính tôi có thể là giản dị, nhưng từ nhiều năm nay chúng tôi chưa bao giờ tắm mình trong  một bồn tắm; chúng tôi chỉ tắm bằng vòi bông sen.  Một bồn tắm cần rất nhiều nước.  Chúng tôi có thể là ngớ ngẫn, vì mỗi ngày tôi tắm hai lần, vì thế khối lượng nước được dùng là giống nhau.  Nhưng tuy thế, quan tâm về những bóng đèn, thí dụ thế, khi rời phòng, chúng tôi luôn luôn nhớ bật tắt chúng.  Do vậy, chúng tôi làm một cống hiến nho nhỏ đến sinh quyển.  Một đời sống đạo đức nào đấy rồi thì mang đến từ một ý thức trách nhiệm toàn cầu. 

6 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP ĐỞ NHỮNG NGƯỜI KHÁC 

Như về vấn  đề làm thế nào để giúp đở người khác, có nhiều cách; tùy thuộc nhiều trên những trường hợp.  Khi chúng tôi còn trẻ, bảy hay tám tuổi, và trong việc học tập, giáo thọ của chúng tôi của chúng tôi là Ling Rinpoche luôn luôn giữ một cây roi.  Cùng lúc ấy, người anh gần nhất của tôi và tôi học chung với nhau.  Thật sự có hai cây roi, một cây roi màu vng – cây roi thiêng liêng, cây roi dành cho đấng thánh thiện Đạt Lai Lạt Ma.  Nếu ông dùng cây roi thiêng liêng, dù thế, chúng tôi không nghĩ có bất cứ một cơn đau thánh thiện nào.  Trông nó như là một phương pháp nghiêm khắc hay khe khắt, nhưng thật sự nó rất là hữu ích. 

Một cách căn bản, cho dù bất cứ một hành động là lợi ích hay tổn hại tùy thuộc vào động cơ.  Xuất phát từ sự quan tâm chân thành đến sự cát tường lâu dài của những người khác, những phương pháp dường như thỉnh thoản khắc nghiệt, hoặc đôi khi dịu dàng.  Đôi lúc ngay cả nói dối một chút cũng có thể có lợi ích.  Thí dụ, một người bạn thân của tôi hay một người cha hay mẹ từ một phương trời xa xôi nào đấy có thể đang bệnh nặng hay sắp chết và bạn biết như thế.  Nhưng bạn biết rằng nếu bạn nói với một người khác rằng cha mẹ của họ sắp chết, người ấy sẽ trở nên rất bối rối và lo lắng, họ có thể lả người ra.  Thế là bạn nói, “Họ không sao.”   Nếu bạn một trăm phần trăm không muốn làm người khác khó chịu, thế thì trong trường hợp như thế, mặc dù một sự nói dối từ quan điểm những sự lưu tâm của một người là không đạo đức, tuy thế từ quan niệm của những người khác, nó có thể là thích đáng nhất. 

7 - NHỮNG PHƯƠNG PHÁP BẠO ĐỘNG CHỐNG LẠI BẤT BẠO ĐỘNG 

Thế thì, làm thế  nào giúp đở người khác hiệu quả nhất?  Điều ấy khó khăn.  Chúng ta cần tuệ trí; chúng ta cần một sự sự tỉnh thức trong sáng với hoàn cảnh; và chúng ta cần mềm dẽo để sử dụng những phương pháp khác nhau tủy theo những trường hợp khác nhau.  Và quan trọng nhất là, động cơ của chúng ta: chúng ta cần có một cảm giác chân thành trong sự quan tâm đối với người khác. 

Thí dụ, một phương pháp là bạo động hay bất bạo động tùy thuộc rất nhiều ở động cơ.  Mặc dù nói một lời nói bình thường rõ ràng là không đúng sự thật, tự nó là bạo động, nhưng theo động cơ nó có thể là một phương pháp để giúp đở người khác.  Do thế, theo quan điểm ấy, nó là một phương pháp không bạo động.  Trái lại nếu chúng ta muốn khai thác  hay lợi dụng người khác và vì thế chúng ta tặng họ một món quà, bề ngoài nó là bất bạo động; nhưng một cách căn bản, vì chúng ta muốn lừa đảo kẻ khác và lợi dụng họ, nó là một phương pháp bạo động.  Thế thì, bạo động và bất bạo động tùy thuộc trên động cơ.  Cách nào đấy nó cũng tùy thuộc trên mục tiêu; nhưng nếu khuynh hướng của chúng ta chỉ là mục tiêu và động cơ của chúng ta là sân hận, thế thì điều này là khó khăn.  Vì vậy, một cách căn bản, động cơ là quan trọng nhất. 

8 - SỰ HÒA HIỆP LIÊN TÔN GIÁO 

Như điều để quý vị mang về nhà từ những điều thảo luận ở đây,  thì điều quan trọng nhất là cố gắng để phát triển an bình nội tại.  Đây là điều mà chúng ta phải nghĩ đến và mang theo trong chúng ta.  Thêm nữa, nếu có ai đấy trong thính chúng những người theo một tôn giáo và là những tín đồ, một trong những điều nhấn mạnh của chúng tôi là luôn luôn ở trong sự hòa hiệp tôn giáo.  Chúng tôi nghĩ rằng tất cả những tôn giáo quan trọng, có thể không quá nhiều những tôn giáo không quan trọng mà họ thờ phượng mặt trời hay mặt trăng – họ không có nhiều triết lý – nhưng hầu hết những tôn giáo quan trọng nhất có một số triết lý hay giáo lý, nó đã từng được duy trì hàng nghìn năm.  Nhưng mặc dù triết lý khác nhau, tất cả những tôn giáo lưu tâm sự thực hành tối thượng là sự thực hành về từ ái và bi mẫn. 

Với bi mẫn, một  ý nghĩa tha thứ đến một cách tự động, và rồi thì bao dung và toại nguyện.   Với ba nhân tố nà, có sự hài lòng. Đây là điều thông thướng đến tất cả mọi tôn giáo.  Những điều này cũng quan trọng để mở rộng những giá trị căn bản của con người mà chúng ta đang nói về.  Do thế, trong sự quan tâm này, tất cả những tôn giáo của chúng ta là hữu ích trong ý nghĩa rằng chúng thúc đẩy những gì căn bản của hạnh phúc, được gọi tên là hướng dẫn một đời sống đạo đức.  Do vậy, vì tất cả những tôn giáo mang cùng một thông điệp, nên tất cả các tôn giáo có cùng khả năng để hổ trợ con người. 

Tại những thời điểm khác nhau, trong địa điểm khác nhau, những giáo thuyết khác nhau đã hiện hữu.  Điều ấy là cần thiết.  Những thời gian khác nhau, những nơi chốn khác nhau, và những phương thức khác nhau của cuộc đời liên hệ do bởi những sự khác nhau của môi trường, và do bởi điều ấy, những sự khác biệt trong tôn giáo phát triển.  Cho mỗi một thời điểm ấy, những ý tưởng tôn giáo nào đấy là thích hợp và [được tiếp nhận].  Do bởi điều ấy, những tôn giáo hàng nghìn năm tuổi có những truyền thổng riêng của họ.  Chúng ta cần những truyền thống đa dạng phong phú này:  chúng phục vụ tất cả những loại người khác nhau.  Một tôn giáo không thể phù hợp và phục vụ cho tất cả. 

Vào thời Đức Phật tại thế, đã có nhiều truyền thống không phải Phật giáo hiện diện ở Ấn Độ.  Những tôn giáo khác nhau là tốt thôi, là okay thôi.  Thỉnh thoảng, họ có những cuộc tranh luận với nhau.  Đặc biệt sau khi Đức Phật niết bàn, những đạo sư đã tranh luận với nhau qua nhiều thế kỷ.  Những cuộc tranh luận này rất hữu ích, đặc biệt trong lĩnh vực nhận thức luận.  Một học giả từ một truyền thống khác thẩm tra bình phẩm triết lý và quan điểm của một tôn giáo khác và điều này làm nguyên nhân để mọi người suy tư về tôn giáo của chính họ và những truyền thống cùng sự tranh luận của chính họ.  Do thế, một cách tự nhiên nó mang đến tiến trình.  Trong vài trường hợp, có lẽ có một sự bạo động nhỏ liên hệ trong những sự tranh luận của họ và đó là sự kém may mắn; nhưng, trong tổng quát, nó là một sự phát triển lành mạnh. 

Ở Ấn Độ, sau đó, là  một thí dụ rất tốt của sự bao dung tôn giáo đã trãi dài qua hàng thế kỷ như một truyền thống của chính nó; và nó vẫn sống động ở Ấn Độ.  Đây là một kiểu mẫu tốt đẹp cho toàn thể thế giới. 

Vào thời xưa, con người sống cô lập, điều ấy tốt thôi, okay thôi.  Nhưng bây giờ chúng ta sống trong những  hoàn cảnh khác nhau.  Thí dụ ở Luân Đôn – hầu như nó là một xã hội đa tôn giáo.  Thế thì sự bao dung tôn giáo rất là quan trọng.  Thế nên, những ai trong các bạn với niềm tin trong một tôn giáo: hòa hiệp và bao dung là rất quan trọng.  Khi các bạn có một cơ hội, hãy góp phần trong sự quan tâm này. 
 

--

Nguồn: http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/introduction/how_to_lead_ethical_life.html

daophatngaynay.com

Các tin đã đăng: