Niết-bàn, vấn đề hiện hữu hay không hiện hữu, có
(bhàva) hay không (abhàva), một đề tài làm nảy sanh ra mọi sự tranh
luận, càng ngày càng gay gắt giữa Hữu bộ hay còn gọi là Nhứt thiết hữu
bộ (Sarvàsti-vàdin) và Kinh bộ còn gọi là Kinh lượng bộ (Sùtra-vàdin),
giữa các nhà Tiểu thừa và Đại thừa Không tông (Sùnyatà-vadin), và vấn đề
này không còn dừng lại nơi đây mà còn tiến xa hơn nữa, trong việc hòa
giải giữa hai quan điểm nói trên bằng cách gọp chúng lại rồi chấp nhận
cả hai để có một cái Niết-bàn hiện hữu theo sự hòa giải của họ, hay phủ
nhận cả hai là chẳng phải có, chẳng phải không; đó là bốn thứ quan điểm
của các bộ phái, nhưng theo ngài Nàgàrjuna (Long Thọ) thì đức Phật chưa
từng nói ra một thứ Niết-bàn nào như vậy, ngay cả khi Ngài còn tại thế,
hay sau khi Ngài vào Niết-bàn
Từ khi đức Phật tuyên bố: “Sarvam Sùnyam” (Mọi vật đều
không), từ sự gợi ý của ba pháp ấn: “Vô thường-Khổ-Vô ngã” và sau đó
các pháp được quan niệm như là “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô
ngã,” thì vấn đề Niết-bàn (Nirvàịa), sau khi đức Thế tôn diệt độ đã
được các bộ phái nêu ra đặt vấn đề trở lại theo quan niện hiểu biết của
họ về Niết-bàn, và cũng từ đó mọi tranh luận về nó cũng như các phần
giáo lý khác trở nên gay gắt. Niết-bàn, vấn đề hiện hữu hay không hiện
hữu, có (bhàva) hay không (abhàva), một đề tài làm nảy sanh ra mọi sự
tranh luận, càng ngày càng gay gắt giữa Hữu bộ hay còn gọi là Nhứt
thiết hữu bộ (Sarvàsti-vàdin) và Kinh bộ còn gọi là Kinh lượng bộ
(Sùtra-vàdin), giữa các nhà Tiểu thừa và Đại thừa Không tông
(Sùnyatà-vadin), và vấn đề này không còn dừng lại nơi đây mà còn tiến xa
hơn nữa, trong việc hòa giải giữa hai quan điểm nói trên bằng cách gọp
chúng lại rồi chấp nhận cả hai để có một cái Niết-bàn hiện hữu theo sự
hòa giải của họ, hay phủ nhận cả hai là chẳng phải có, chẳng phải
không; đó là bốn thứ quan điểm của các bộ phái, nhưng theo ngài
Nàgàrjuna (Long Thọ) thì đức Phật chưa từng nói ra một thứ Niết-bàn nào
như vậy, ngay cả khi Ngài còn tại thế, hay sau khi Ngài vào Niết-bàn,
Ngài nói:
Khi Như lai hiện hữu,
Chẳng nói có cùng không;
Cũng chẳng nói có-không,
Hay chẳng có, chẳng không.
Và:
Sau khi Như Lai diệt,
Chẳng nói có cùng không;
Cũng chẳng nói có-không,
Hay chẳng có, chẳng không.
Đối với Bồ tát Long Thọ, thì những quan niệm như vậy của các bộ
phái đối với Niết-bàn là hoàn toàn không chính xác, và không hiểu được
ý nghĩa “Sarvam Sùnyam” cho nên có những quan niệm sai lầm như vậy về ý
nghĩa Niết-bàn. Từ sự hiểu lầm này nên đã đi lệch con đường Trung đạo
của Ngài, và có những kiến thủ lệch lạc về các pháp nói chung và
Niết-bàn nói riêng. Vì con đường Trung đạo của đức Phật không rơi vào
Hữu hay Vô, không rơi vào vừa Có vừa Không, cũng không rơi vào chẳng
phải có chẳng phải không, của những quan điểm thiên kiến tà chấp trói
buộc này, mà con đường Trung đạo là con đường giải thoát mọi sự trói
buộc khổ đau giữa hai bờ.
Đối với các nhà Tiểu thừa Hữu bộ, thứ nhất họ hiểu “Mọi vật đều
Không” chỉ dành cho các pháp hữu vi mà thôi còn các pháp vô vi như
Niết-bàn, thì không bị lệ thuộc vào chúng, thứ hai “Mọi vật đều không”
chỉ dành cho Nhơn không chứ không dành cho Pháp không, thứ ba “Mọi vật
không” thì không này là không trống rỗng, không có gì hết, không này là
không đối lập lại với cái có. Do đó họ mới có những cật vấn như vầy:
Nếu tất cả pháp không,
Thì không sanh, không diệt;
Làm sao có đoạn-diệt,
Đểø gọi là Niết bàn ?
Ở trên là cách tiếp thu “Mọi vật đều không” và theo đó các nhà
Tiểu thừa đặt vấn đề là, nếu tất cả các pháp đều không, không có gì
hết, thì sẽ không có hiện tượng sanh diệt, khi đã không có hiện tượng
sanh diệt thì mọi vấn đề được đặt ra theo sau đó, chúng không hiện hữu.
Vậy thì đoạn cái gì, diệt cái gì để có thể gọi là Niết bàn? Cho nên
theo họ, tất cả các pháp không phải không, mà các pháp phải có thật. Vì
các pháp chẳng phải không, nên nó đoạn trừ được tất cả mọi phiền não
nghiệp hoặc, tiêu diệt được năm ấm để đưa đến Niết bàn. Để trả lời cho
nạn vấn này, ngài Long Thọ cũng đứng trên lập trường của họ, hỏi nghịch
trở lại:
Nếu các pháp là có,
Thời không sanh không diệt;
Đoạn gì, diệt chỗ nào,
Mà gọi là Niết bàn ?
Vì các nhà Tiểu thừa không hiểu thấu được chỗ sâu xa của pháp
Không (Dharmasùnyatà), nên đã nhầm lẫn, cho rằng pháp Không là pháp
trống rỗng, hư vô, không có gì hết; pháp không này đối lại pháp có của
họ, nên sanh ra kiến giải sai lầm về các pháp, và từ đó đưa ra nạn vấn
như trên. Cũng đứng trên lập trường kiến giải sai lầm này, ngài đặt
ngược lại vấn đề rằng: Nếu các pháp chẳng phải không tức là có, và vì
xưa nay chúng luôn luôn hiện hữu, chúng luôn luôn là có nên chúng sẽ
không có sanh, không có diệt; vậy khi đã không sanh không diệt thì làm
sao chúng có chỗ để đoạn có chỗ để diệt mà gọi là Niết bàn ? Ở đây hai
cửa hữu-vô (Bhàva-Abhàva) không phải là cửa đi đến Niết-bàn, mà
Niết-bàn phải được gọi là :
Không được, cũng không đến,
Chẳng đoạn, cũng chẳng thường;
Chẳng sanh, cũng chẳng diệt,
Đó gọi là Niết bàn.
Ở đây, mọi sự hiện hữu nô lệ, lệ thuộc, chấp thủ thiên kiến nhị
nguyên như : đắc-thất, đến-đi, đoạn-thường, sanh-diệt v.v... đều bị
phủ định. Trong phủ định mới xem ra như là mang cả hai tính chất vừa
đập phá vừa xây dựng. Nhưng ở đây, nếu được xác định như vậy, thì lập
tức rơi vào đoạn-thường (Ucchada-Nitya) ngay. Do đó, mọi xác định đều
cũng bị phủ nhận, để từ đó mở ra một con đường rộng thênh thang không
bị trói buộc, đó là con đường Trung đạo đi đến Niết-bàn. Nghĩa là sau
khi chúng ta thực hiện vô sự đối với các pháp, thì tự nó là con đường,
tự nó là Niết-bàn không phải một cũng không phải khác. Ở đây, hành-quả
không phải là chỗ để đạt được, không phải là chỗ để đến, không phải là
chỗ để đoạn trừ, chẳng có pháp để phân biệt; chẳng sanh chẳng diệt,
cho nên Niết-bàn chẳng phải có, chẳng phải chẳng không, chẳng chấp thủ
tất cả các pháp, bên trong tịch diệt gọi đó là Niết-bàn. Vì sao ? Vì
tất cả mọi hiện tượng hiện hữu của vạn vật để mắt chúng ta nhận thấy,
luôn luôn ở trong trạng thái sanh diệt biến hoại, chỉ là tướng lão tử
bị vô thường sanh diệt chi phối nên không phải là Niết-bàn. Nếu có một
Niết-bàn nào để mắt chúng ta nhận thấy là có thì Niết-bàn ấy cũng chỉ
là tướng lão tử, mà tướng lão tử không phải là tướng Niết-bàn, cho nên
Niết-bàn không gọi là có được, vì nó xa lìa tướng lão tử.
Hơn nữa, nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn
này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì
chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có. Vì sao ? Vì
chúng hiện hữu có được là nhờ vào các duyên mà thành. Do đó, tất cả mọi
pháp đang hiện hữu giữa chúng ta không có bất cứ một pháp nào gọi là
hữu vi cả, cho dù là pháp thường mà giả gọi là vô vi dùng lý để tìm
hiểu nó. Pháp vô thường còn không có, huống chi là pháp thường không
thể thấy, không thể đạt được. Lại nữa, theo Ngài:
Nếu Niết bàn là có,
Sao gọi không chấp thủ;
Vô-hữu không từ chấp (thủ),
Mà gọi là có pháp.
Nếu thật sự Niết bàn là thật có thì tại sao trong kinh, đức
Phật lại bảo Niết bàn là không chấp thủ (vô thọ, hay Vô dư y:
nirupadhizewa)? Đã là không chấp thủ thì cho dù pháp đó là pháp gì đi
nữa cũng không thể hiện hữu ở đây được. Nếu có pháp nào để hiện hữu
được thì ở đó không phải là chỗ vô thọ, vì theo kinh thì Niết-bàn là vô
thọ, nên không có pháp không chấp thủ ở đây. Vậy Niết-bàn chẳng phải
có.
Nạn vấn :
Nếu hữu không phải là Niết-bàn, vậy thì vô là Niết-bàn ?
Ngài bảo :
Hữu chẳng phải Niết-bàn,
Huống chi đối với Vô;
Niết-bàn không có Hữu,
Nơi nào sẽ có Vô ?
Quá rõ ràng như bài kệ trên đã bảo Hữu-Vô không từ chấp thủ mà
có. Vậy thì tại sao ở đây lại đặt vấn đề Vô trở lại đối với Niết-bàn
được ? Vì sao ? Vì nhờ vào hữu mà có vô. Nếu không có hữu thì làm sao
có vô được. Nếu nói trước có nay không, thì vật này là vô. Nhưng
Niết-bàn chẳng phải vậy, vì không có pháp có nào lại là không được, cho
nên vô cũng không thể tạo nên Niết-bàn được.
Lại nữa, thử đặt vô là Niết-bàn đi. Nhưng ở đây, chúng ta không
giải quyết được vấn đề không chấp thủ là Niết-bàn như đức Phật đã dạy
trong kinh. Nếu vô là Niết-bàn thì đức Phật đã không nói không chấp thủ
là Niết-bàn như kinh đã dạy. Vì sao ? Vì không có pháp không chấp thủ
nào gọi là pháp vô cả, cho nên Niết-bàn không thể gọi là vô được.
Hơn nữa,
Như trong kinh Phật bảo:
Đoạn có, đoạn chẳng có;
Biết đó là Niết-bàn,
Chẳng có cũng chẳng không.
Chính đức Phật đã dạy nếu đoạn trừ cả hai : Có và chẳng có này
thì Niết-bàn sẽ hiện hữu. Vì sao ? Vì Có là chỉ cho tam hữu (tam giới)
và chẳng có chỉ cho tam hữu đã được đoạn diệt. Nếu đoạn trừ cả hai
chướng ngại hữu-vô này, thì biết rằng Niết-bàn chẳng phải có (phi hữu)
cũng chẳng phải không (phi vô), đó mới gọi là Niết-bàn.
Nạn vấn :
Nếu hữu hay vô không phải Niết bàn thì bây giờ hợp cả hữu và vô lại, có phải là Niết bàn không ? Ngài bảo :
Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợp lại là Niết-bàn;
Hữu-vô là giải thoát,
Thời điều này chẳng đúng.
Ở phần trên hữu-vô đã bị phủ định, nhưng người nạn vấn vẫn đem
chúng đặt vấn đề trở lại. Ở đây, lại nảy sanh một phi lý khác nữa, đó
là việc hợp nhất giữa hữu-vô lại để có một cái Niết-bàn theo quan điểm
của họ. Nhưng theo ngài, nếu hợp cả hữu và vô lại là Niết-bàn, tức là
hợp cả hữu và vô lại là giải thoát, điều này chỉ thông cho Niết-bàn và
giải thoát thôi. Còn ngay chính nó, hữu và vô, trong một vế mà tự mâu
thuẫn nhau với chính mình, vậy thì làm sao thông với vế thứ hai được. Vì
sao ? Vì hữu và vô chúng tương phản nhau, làm sao hiện diện cùng lúc
cùng một chỗ được. Do đó, hợp cả hai hữu và vô lại là Niết-bàn thì
không đúng. Lại nữa :
Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợp lại là Niết-bàn;
Niết-bàn là chỗ chấp,
Cả hai từ chấp sanh.
Ở trên, tự chúng đã không thông rồi. Nếu ở đây mà hợp chúng lại
là Niết-bàn có thể chấp nhận đi, với điều kiện tự chúng không mâu
thuẫn nhau; nhưng ở đây tự thân Niết-bàn không phải là chỗ chấp thủ,
trong khi đó hữu-vô từ chỗ chấp thủ sanh ra, cùng nhờ vào nhau mà hiện
hữu. Vậy thì cả hai vế mâu thuẫn và không thông nhau được, do đó chúng
không phải là Niết-bàn.
Lại nữa, Niết bàn là Vô vi, nó vượt lên trên hữu-vô của hữu
vi. Trong khi hữu-vô hợp lại mà thành thì không thoát khỏi hữu vi,
nghĩa là chúng thuộc pháp hữu vi. Nhưng pháp hữu vi là pháp sanh diệt
như đức Phật đã dạy, trong khi pháp vô vi là pháp không sinh diệt. Vậy
thì làm sao bảo hữu-vô hợp lại thành là Niết-bàn ?
Hay,
Cộng hai việc hữu-vô
Làm sao là Niết-bàn ?
Hai việc không cùng chỗ
Như sáng tối không hợp.
Ở trên, hợp hai việc có-không đã không thành là một vấn đề. Ở
đây, lại là một vấn đề khác nữa trong việc cộng hai khái niệm này lại
để có Niết-bàn hiện hữu, thì làm sao chúng ta có thể làm được. Vì sao?
Vì có-không chúng tự tương phản mâu thuẫn nhau nên không thể cùng hiện
hữu một nơi được. Như ánh sáng và bóng tối, không thể nào cùng hiện
hữu cùng một lúc được. Khi nào Có hiện hữu thì Không sẽ không hiện
hữu, ngược lại khi nào Không hiện hữu thì có sẽ không hiện hữu. Vậy thì
làm sao có-không cùng hợp nhau lại mà gọi là Niết-bàn ?
Lại nạn vấn :
Nếu Có-Không cùng hợp nhau lại không là Niết-bàn, thì bây giờ chẳng phải có chẳng phải không là Niết-bàn được không ?
Ngài bảo :
Nếu chẳng có chẳng không,
Gọi đó là Niết-bàn;
Chẳng có chẳng không này,
Làm sao mà phân biệt ?