Khi nhắc đến Kim Dung, có lẽ đa số ai cũng biết đến ông là một nhà tiểu thuyết võ hiệp lỗi lạc của Trung Quốc.
Với
hàng lọt những tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim, được đông
đảo quần chúng trong và ngoài nước yêu thích, đón nhận hết sức đam mê
như: “ Anh hùng xà điêu”, “ Thần điêu hiệp lữ”, “Uỷ thiên đồ long đao”, “
Thiên long bát bộ”..., và trong đó cá nhân chúng tôi cũng là một tín đồ
ham mộ ông một cách cuồng nhiệt.
Những
bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm của ông tôi đón nhận rất hăn say và
không bỏ sót, trong đó tôi ấn tượng thích thú nhất là bộ “ Thần điêu
hiệp lữ”.
Tôi
nhớ cách đây mười năm về trước, khi còn là một cậu bé ấn tượng với tôi
khi xem bộ phim này nhất là hai nhân vật Dương Quá và Cô long ( Tiểu
Long Nữ). Bởi trong tôi lúc đó, anh chàng Dương Quá với tôi là một anh
hùng thực thụ, còn Cô Long là một nữ hiệp chân chính. Một đôi uyên ương
khổ hạnh nhưng rất thuỷ chung.
Nhưng
trải qua bao thay đổi của thời gian, cá nhân tôi cũng được trưởng thành
hơn, nhận thức, đánh giá một tác phẩm theo chiều hướng tư duy, lý tính
hơn. Bây giờ, có dịp xem lại bộ phim này, lòng ngưỡng mộ khâm phục Kim
Dung nhân lên gấp bộ.
Sự
bội phục đó, không phải những chiêu thức võ thuật, hay tâm lý từng nhân
vật được ông xây dựng hết sức tài tình mà là sự am hiểu một cách sâu
sắc tư tưởng, triết lý các tôn giáo mà đặc biệt là Nho giáo và Phật
giáo.
Phật
giáo du nhập vào Trung Quốc cả ngàn năm và đã nhanh chóng hoà nhập vào
tư tưởng bản địa, nên giữa Phật giáo và các tôn giáo xuất phát tại đất
nước này như Nho, Lão có nhiều điểm vay mượn lẫn nhau, tạo nên những nét
tương đồng rất khó phân biệt.
Nhưng
trong tác phẩm của ông đã xây dựng hai nhân vật Nam đế Nhất Đăng đại sư
và Bắc cái Hồng Thất Công, mỗi nhân vật đại diện cho một tư tưởng (
Phật giáo và Nho giáo), được ông phân biệt chỗ khác nhau giữa hai tư
tưởng lớn này một cách tỉ mĩ, tài tình thông qua từng cử chỉ, hành động
của từng nhân vật.
Trong
khuôn khổ bà viết ngắn này chúng tôi chỉ phân tích sự khác nhau về tinh
thần từ bi – bác ái giữa Phật gia và Nho gia thông qua hai nhân vật đề
cập ở trên. Qua đó ta sẽ biết được sự am hiểu sâu sắc tư tưởng triết lý
hai tôn giáo của nhà văn Kim Dung như thế nào?
Hồng
Thất Công đại diện cho Nho giáo, cuộc đời ông cao thượng, thanh bạch
xem thường danh lợi, địa vị trong xã hội. Ông khẳng định một cách thẳng
thắng rằng cả đời ông sống giản dị, chưa làm một điều gì trái với luân
thường đạo đức, căm ghét cái ác, ông đã giết chết hơn hai trăm mấy chục
người ( không nhớ rõ), nhưng những người chết dưới tay ông, không một ai
lương thiện, toàn là những kẻ tiểu nhân bỉ ổi, độc ác, hoang dâm vô
đạo..., nói chúng họ là những người đáng chết, sống làm hại cho xã hội
cần phải loại bỏ, để họ không còn tiếp tục làm hại người dân lương
thiện.
Đó
là một trong những tư tưởng của Nho gia, sống thương yêu, giản dị, biết
hi sinh giúp đõ người khác, biết tôn ti trật tự, sống đúng lễ nghĩa,
thuần phong mỹ tục.
Tuy
“ ông trời có đức hiếu sinh”, nhưng căm thù cái ác, đứng trước cái ác
cần phải loại bỏ, nên cả đời ông giết những người mà ông cho là đáng
chết chưa hề nhân nhượng và thương tiếc. Đó là tinh thần bác ái của Nho
giáo thể hiện qua nhân vật Bắc Cái đại hiệp Hồng Thất Công.
Còn
đối với Phật giáo trên tinh thần từ bi vô ngã, quên mình vì người, khi
thực hiện hạnh nguyện Bồ Tát cũng chẳng thấy ta là người ban ơn và có
đối tượng nhận ơn, yêu thương người và các sinh vật trên tinh thần bình
đẳng. Tinh thần này được tác giả tiểu thuyết “ Thần điêu hiệp lữ”, khắc
hoạ một cách sâu sắc qua nhân vật Nam đế Nhất Đăng đại sư.
Trước
khi xuất gia, đại sư tên là Đoàn trí Hưng, là vua nước Đại lý, là một
đất nước có truyền thống thuần tín Phật giáo. Kết thúc Hoa Sơn luận kiếm
lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Thiên hạ ngũ tuyệt hiệu
là Nam đế, ông có võ công rất cao, nổi tiếng với tuyệt kỹ gia truyền
Nhất Dương Chỉ. Ông có một phi tầng tên là Anh Cô rất được ông sủng ái,
nhưng nàng lại tư thông tình ái với Chu Bá Thông sư đệ của Dương Trùng
Dương, khi ông biết được rất tức giận. Nhưng sau khi, Dương Trùng Dương
dẫn Chu Bá Thông đến qùy trước ông tạ tội và giao cho ông xử lý, ông lại
tha thứ cho họ và cho cặp uyên ương này được tự do.
Bởi
tinh thần từ bi của Phật giáo đã thấm nhuần trong trái tim trong ông,
nên luôn khoan dung với kẻ thù, mặc dù trên cương vị là vua một nước đối
diện với người cướp thê tử của mình và người vợ phản bội, ông vẫn tha
thứ và bỏ qua không trách phạt. Chỉ có tinh thần từ bi của Phật giáo mới
khiến ông xử sự như thế.
Tinh
thần từ bi đó được phát huy mạnh mẽ sau khi ông xuất gia làm hoà thượng
với Pháp hiệu Nhất Đăng đại sư. Lẽ thường khi đối diện với con người
độc ác, người ta thường hay ghét bỏ, trù dập và thậm chí loại bỏ ra
ngoài xã hội không thương tiếc, không cho họ cơ hội cá nhân đó sữa chữa
lỗi lầm, một người cao thượng, sống yêu thương và hoà nhã như Bắc cái
đại hiệp cũng không ngoại lệ.
Với
Phật giáo được Đức Thế Tôn khẳng định lập trường dứt khoát rằng “ tất
cả chúng sinh điều có Phật tính”, nghĩa là mọi chúng sanh dù thánh thiện
hay độc ác đến đâu nữa trong họ đều có điểm chung là thể tánh thanh
tịnh, trong sáng, từ bi vô lượng. Một cá nhân có hành vi độc ác, chỉ vì
cá nhân đó tràn ngập vô minh tham, sân, si che lấp chưa có điều kiện,
thuận duyên may mắn gặp thiện tri thức khai mở Phật chất trong họ, nên
đối với họ đáng thương là đáng ghét.
Tư
tưởng đó được tác giả Kim Dung khắc hoạ qua Nhất Đăng đại sư rất rõ
ràng, qua chi tiết đại sư không ghét bỏ Cừu Thiên Nhẫn(ông là Bang chủ
Thiết Chưởng Bang, biệt hiệu Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu, nổi tiếng
với tuyệt chiêu "Thiết Chưởng" và công phu "Thủy thượng phiêu" (môn
khinh công đi trên mặt nước), Cừu Thiên Nhẫn được miêu tả là một người
độc ác, tàn nhẫn, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục tiêu), mà thâu nhận
ông làm đệ tử hết lòng cảm hoá, bất chấp tính mạng của mình để Cừu Thiên
Nhẫn được giác ngộ, xả bỏ đồ đao lập địa thành Phật. Đó chính là tinh
thần từ bi vô ngã vị tha, quên mình vì người, nhưng không thấy mình thi
ân và có người chịu ân của Phật giáo, được tác giả khắc hoạ qua Nhất
Đăng đại sư.
Tóm
lại thông qua đứa con tinh thần của mình nhà văn Kim Dung thật tài tình
và khéo léo khi so sánh tinh thần tư bi – bác ái của Phật giáo và Nho
giáo hết sức sinh động và cụ thể qua từng cử chỉ và hành động của hai
nhân vật Nam Đế Nhất Đăng đại sư và Bắc Cái Hồng Thất Công.
Ông
xứng đáng được hàng tỉ người trên thế giới yêu thích và những danh hiệu
cao quí như được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981,
và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l'Ordre des Arts et des
Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.
Ông
cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết
Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự
của đại học Cambridge.