Những
biểu hiện của hành vi sai trái tình dục có thể áp dụng như nhau đối
với hành vi đồng tính luyến ái và quan hệ tình dục khác giới. Giới thứ
ba không phải là một mệnh lệnh cấm chăn gối, cũng không phải sự mô tả
đơn giản đối với hành vi được coi là sai và hành vi khác được coi là
đúng.
Đạo Phật là gì?
Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm
nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền
thống.
Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau
và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông
phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường
có thể nhận ra được sự khác biệt lớn.
Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách
đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong
sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được
củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến [1]
Phật Pháp
Một trong những sự hiểu biết sâu sắc cơ bản đạt được bởi Đức Phật
xuyên qua kinh nghiệm của sự giác ngộ của Ngài là sự phân tích của ngài
về đau khổ hay bất hạnh. Điều này đã được truyền lại cho chúng ta
trong các hình thức giảng dạy mà truyền thống được mô tả như Tứ Diệu
Đế:
• Chân lý đầu tiên đó là cuộc sống mang bản chất đau khổ. Hầu hết
các nỗ lực của con người đều liên quan đến việc cố gắng để tránh khổ
đau và đạt được hạnh phúc.
• Chân lý thứ hai, xác định nguyên nhân của đau khổ. Trực tiếp hoặc
gián tiếp, tất cả những đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm được gây ra bởi
tham ái và vô minh. Chúng ta khao khát rất nhiều điều, và sự thiếu
hiểu biết (vô minh) của chúng ta bảo chúng ta tin rằng những điều này
sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
• Chân lý thứ ba nói rằng chúng ta có thể vượt qua khổ đau và đạt
được sự tự do và an vui của Nirvana (Niết bàn). Đây là trạng thái đạt
được của Đức Phật, nơi tất cả các đặc trưng mà chúng ta kết hợp với sự
tồn tại này (sinh, tử, di chuyển trong thời gian và không gian, và cảm
giác về một bản ngã tách biệt) không còn tác dụng.
• Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ bằng Bát chánh
đạo, và bao gồm đến sự tu tập của lời nói, hành động, sinh kế, tư
tưởng, sự hiểu biết, nỗ lực, chánh niệm và tập trung của chúng ta. Điều
này có thể được tóm tắt trong ba nhóm: đạo đức, tập trung / thiền định
và trí tuệ.
Giới điều của hàng Phật tử
Chúng ta hãy xem xét đạo đức một cách chặt chẽ, cung cấp nền tảng cần
thiết về hành vi đối với sự tu dưỡng tinh thần và sự phát triển tâm
linh có thể xảy ra. Phật tử bình thường (tức là những người không phải
là Tăng Ni) cố gắng sống theo năm giới có tác dụng với những lời nguyện
và sự bảo đảm mà chúng ta thực hiện cho chính mình. Người xuất gia
thì phát nguyện tuân thủ các giới luật nhiều hơn, bao gồm cả đời sống
độc thân. Các bản dịch tiếng Anh thông thường của năm giới là:
Tôi cam kết tuân thủ các giới để tránh:
• Sự giết hại hoặc làm tổn hại đến chúng sinh
• Lấy những thứ không thuộc của mình
• Hành vi tình dục sai trái
• Nói lời không thật
• Xử dụng những độc tố tạo nên sự say sưa hoặc mất cảm giác.
Thực hành năm giới giúp nuôi dưỡng những đức tính tích cực của:
• Lòng từ bi
• Sự rộng lượng và không tham lam
• Sự hài lòng
• Tính trung thực
• Tinh thần rõ ràng và chánh niệm.
Đây không phải là mệnh lệnh, mà là những quy giới tu dưỡng mà các
Phật tử tự nguyện thực hiện. Chúng được thực hiện không phải vì sợ bị
trừng phạt bởi một vị thần nhưng vì lợi ích riêng của chúng ta và phúc
lợi của tất cả chúng sinh khác.
Phật tử tin rằng tất cả mọi thứ là tùy thuộc vào nhân quả, và tất cả
các hành động tạo tác đều có nghiệp quả. Nếu không hành xử theo giới
luật, chúng ta sẽ gây ra đau khổ cho người khác và cuối cùng cũng làm
cho mình không được an vui.
Tình dục đồng tính và tình dục ngoài hôn nhân
Giới thứ ba của năm giới đề cập đến hành vi tình dục. Trong truyền
thống Phật giáo nguyên thủy của Phật giáo mà tôi quen thuộc nhất, giới
thứ ba có lẽ thể hiện một cách chính xác hơn là "tôi thực hiện sự kềm
chế đối với giới điều để không đi theo con đường sai cho sự khoái cảm
tình dục".
Điều gì sẽ tạo nên "đi sai đường" và có bao gồm các hành vi đồng tính
luyến ái không? Để xác định điều này, chúng ta cần phải xem xét các
tiêu chuẩn mà các Phật tử được khuyên nên xử dụng trong việc đưa ra bản
án đạo đức. Từ lời dạy của Đức Phật, điều này có thể phân biệt bằng ba
căn bản mà chúng ta có thể kết án về hành vi của chính mình:
• chúng ta nên xem xét các hậu quả hành động của chúng ta, ảnh hưởng của chúng trên chính chúng ta và những người khác
• chúng ta nên xem xét rằng chúng ta sẽ cảm như thế nào nếu những người khác đã làm điều tương tự với chúng ta
• chúng ta nên xem xét liệu hành vi này là công cụ đối với mục tiêu Niết bàn của chúng ta.
Xử dụng các tiêu chuẩn này, các nhà bình luận Phật giáo thường phán
xét hành vi sai trái tình dục bao gồm hãm hiếp, quấy rối tình dục, lạm
dụng tình dục trẻ em, và không chung thủy với người phối ngẫu của mình.
Rõ ràng, những biểu hiện của hành vi sai trái tình dục có thể áp dụng
như nhau đối với hành vi đồng tính luyến ái và quan hệ tình dục khác
giới. Giới thứ ba không phải là một mệnh lệnh cấm chăn gối, cũng không
phải sự mô tả đơn giản đối với hành vi được coi là sai và hành vi khác
được coi là đúng.
Thực tế, đạo đức Phật giáo đã được mô tả như vị lợi, trong đó chúng
có một ít liên quan với "thiện" và "ác" và nhiều hành động là "khéo
léo" hơn, tức là dẫn đến một kết thúc tốt đẹp trong mối quan hệ với các
tiêu chuẩn đã đề cập ở trên và thúc đẩy bằng những ý định tốt (dựa
trên tình yêu, sự rộng lượng và hiểu biết) [2].
Những câu nói của Đức Phật, như được ghi trong kinh điển Pali, tôi
không thấy có bất kỳ tài liệu tham khảo rõ ràng nào về đồng tính luyến
ái hoặc hành vi đồng tính luyến ái. Điều này đã có nghĩa rằng Đức Phật
đã không cân nhắc về xu hướng giới tính của con người được thể hiện qua
thông điệp của Ngài, mà là làm thế nào để thoát khỏi đau khổ và đạt
được giác ngộ. Nếu nó không đủ quan trọng để đề cập đến, đồng tính
luyến ái không thể được coi là một rào cản đối với sự phát triển đạo
đức và tinh thần của con người.
Mặt khác, giáo lý của Đức Phật không có chủ trương thúc đẩy chúng ta
thụ hưởng một cuộc sống theo đuổi chủ nghĩa dục lạc, tình dục hoặc các
hình thứ khác. Trong khi Đức Phật không phủ nhận sự tồn tại của việc an
hưởng trong thế giới này, Ngài chỉ ra rằng tất cả các niềm vui thế
gian là ràng buộc với đau khổ, và nô lệ với cảm giác thèm khát của
chúng ta sẽ đẩy chúng ta quay trong một cơn lốc của sự thất vọng và
thỏa mãn. Mục tiêu của Phật giáo không phải là để loại bỏ sắc dục,
nhưng nhận diện chúng qua sự thực hành có hệ thống của chánh niệm.
Một trong những tính năng của Phật giáo có thể tạo nên sự quan tâm
cho những người đồng tính nam và đồng tính nữ là giáo lý không đặt giá
trị đặc biệt đối với sự sinh sản. Hôn nhân và sinh con được xem là tích
cực nhưng không có nghĩa là bắt buộc.
Ngược lại, đời sống độc thân là trong hầu hết các truyền thống được
coi là một sự bắt buộc cho những người Phật tử tìm kiếm trình độ phát
triển cao hơn. Tăng và Ni có lời phát nguyện sống độc thân một cách
nghiêm ngặt, và thậm chí những người Phật tử thuần túy phát nguyện sống
độc thân trong một thời gian nhất định để theo đuổi sự phát triển về
tinh thần và tâm linh.
Điều này có nghĩa là từ quan điểm tôn giáo không có sự kỳ thị mà là
cần thiết đòi hỏi tiêu chuẩn chưa lập gia đình và có con, dĩ nhiên, đây
có thể là những áp lực xã hội và văn hóa đè lên điều này.
Sự mô tả của Phật giáo về mối quan hệ cùng giới
Kinh điển Phật có nhiều ví dụ về các mối quan hệ tình cảm sâu sắc
giữa các thành viên cùng một giới tính. Một trong những kinh văn phổ
biến của kinh điển Phật giáo là kinh Bổn Sanh (Jatakas), gồm một bộ
sưu tập lớn các câu chuyện về cuộc sống của Đức Phật trước khi Ngài thị
hiên cuối cùng trên trái đất này.
Trong Bổn Sanh (Jatakas) liên tục ca tụng tình yêu và sự tận tâm giữa
những người đàn ông, mặc dù điều này không bao giờ là thuộc về bản
chất tình dục thái quá. Trong những câu chuyện kể về Bồ Tát, hay Phật
thường được biết như là có một người bạn nam giới đồng hành hoặc người
phục vụ.
Các kinh văn khác mô tả cuộc đời của Đức Phật lịch sử liên quan đến
người đệ tử A Nan - người là vị đệ tử túc trực và là người thị giả
riêng của Đức Phật. Một số nhà văn đã nhìn thấy các yếu tố đồng tính
trong những văn bản này [3]. Điều này đủ để nói rằng mối quan hệ yêu
thương giữa những người đàn ông chưa lập gia đình được hành xử rất tích
cực trong kinh điển Phật giáo.
Thật không may, điều này không thể được cho rằng người đồng tính ở
các quốc gia nơi Phật tử chiếm đa số là tự do hơn và thoát khỏi thành
kiến và phân biệt đối xử về đồng tính hơn so với các nước khác. Sự
phân biệt đã bắt rễ ở khắp mọi nơi, Phật giáo đã bị hấp thụ các khía
cạnh của nền văn hóa thống trị, và điều này đôi khi gây thiệt hại cho
chính nó. Không phải là đúng khi nói rằng những người theo Phật giáo
được thoát khỏi từ quan điểm thành kiến hơn so với những thuyết khác.
Tuy nhiên, rõ ràng trong giáo lý của Đức Phật thì không có điều nào
để kết án người đồng tính luyến ái, hành vi đồng tính luyến ái. Với tôi
thì dường như nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ, đặc biệt là ở
các nước phương Tây, được thu hút bởi Phật giáo vì sự khoan dung của
chính nó, và sự miễn cưỡng của nó cũng chỉ để tự vẽ ra những lề lối đạo
đức nghiêm khắc, tất nhiên dù thế nào tôi không có sự bằng chứng cho
điều này.
Kết luận
Từ sự tìm hiểu của tôi về các kinh điển Phật giáo, và từ câu trả lời
của các tu sĩ Phật giáo mà tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề này, tôi kết
luận rằng, đối với Phật tử, bất kỳ hành động tình dục nào dưới đây sẽ
không phạm vào giới thứ ba:
- có sự đồng ý lẫn nhau,
- không có sự thiệt hại cho bất cứ ai
- với người đã hoàn toàn ly dị
- và ý định của chúng ta là để bày tỏ tình cảm với sự tôn trọng, và cho nhau niềm vui.
Điều này sẽ áp dụng không phân biệt giới tính hoặc khuynh hướng tình
dục của tất cả nhóm. Các nguyên tắc tương tự sẽ được xử dụng để đánh
giá tất cả các mối quan hệ và hành vi tình dục, cho dù quan hệ tình dục
khác giới hoặc đồng tính.
Kerry Trembath
Thích Nữ Tịnh Quang dịch
1. There are many excellent introductions to Buddhism on the Web. Two
good sources which emanate from my own country, Australia, are: The
Buddhist Council of New South Wales, an Introduction to Buddhism by
Graeme Lyall at http://www.zip.com.au/~lyallg/buddh.html and BuddhaNet,
operated by the Venerable Pannavaro at
http://www2.hawkesbury.uws.edu.au/BuddhaNet/
2. A L De Silva, Homosexuality and Theravada Buddhism, not currently
in print, but can be found at
http://www2.hawkesbury.uws.edu.au/BuddhaNet/
3. Leonard Zwilling, Homosexuality As Seen in Indian Buddhist Texts,
in Buddhism, Sexuality and Gender, edited by Jose Ignacio Cabezon,
State University of New York Press, New York, 1992.