|
Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã |
Đúng hẹn, ngày 28 tháng 7, cả gia đình giáo sư Trần Phương tìm đường về
La Tiến, cách Hà Nội chừng 100km. Đoàn chia làm nhiều ngả, đối chiếu với
bản đồ mà tìm. Có một lối hướng thẳng vào giữa làng La Tiến là trùng
khớp với bản đồ.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)Có
điều, đường từ bến đó đến nơi ghi là
phần mộ lại rất ngắn, chỉ bằng 1/3 cự ly trong bản đồ. Băn khoăn, giáo
sư Phương bèn điện thoại hỏi anh Nhã. Từ thành phố Hồ Chí Minh, anh Nhã
bảo: “Cự ly do tôi ước lượng nên có thể không chính xác. Miễn là tìm
thấy các dấu hiệu đã ghi, nhất là 4 tín hiệu nơi phần mộ”.
Cả nhà hướng mắt ra bốn phía quan
sát kỹ
lưỡng rồi săm soi đối chiếu với tấm bản đồ. Lần theo chỉ dẫn và các tín
hiệu trên đường: trường học, đình làng, quán tạp hoá màu xanh dương,
ngã tư, (tất cả đều trùng khớp với những tín hiệu anh Nhã cho trước),
đoàn đến đất nhà ông Điển, một nông dân kiêm thợ nề. Hai vợ chồng ông
chỉ đoàn ra dải đất phía ngoài đê, cạnh vụng Quạ (một khúc cua của con
sông Luộc, nơi các xác chết thường bị cuốn vào, quạ đến ăn nhiều nên dân
làng gọi là vụng Quạ), cách nhà ông chừng nửa cây số, nơi đó có 3 ngôi
mộ vô thừa nhận. Mọi người sướng rơn nhưng khi đến xem xét kỹ lại không
thấy một dấu hiệu nào như anh Nhã cho nên đành quay về nhà ông Điển.
Đứng trước cửa nhà, nhìn về chân đê sông
Luộc, chếch về phía tây là ngôi nhà anh An. Nhà xây bằng gạch nhưng để ở
chứ không bày biện bán hàng gì. Anh An cho biết: vợ anh có một gian
hàng bán lòng lợn ở chợ La Tiến, sáng sớm gánh hàng ra bán song nếu ai
cần mua tại nhà anh chị cũng bán. Như vậy cũng có thể tạm coi là quán
hàng được.
Còn đất bà Nhường? Hỏi thăm cả làng,
chẳng ai có tên như vậy. Chỉ có một bà lão tên Nhương, khoảng 70 tuổi.
Bà vốn trước đó cũng là một nữ du kích, hoạt động cách mạng cùng cô
Khang. Cách đó mấy năm, bà có nhắn giáo sư Trần Phương về nhận một bộ
hài cốt vô thừa nhận. Bộ hài cốt có hàm răng màu trắng, giống hàm răng
của cô Khang nên bà cho là hài cốt của người đồng đội mình.
Như vậy, những dấu hiệu dẫn đến ngôi mộ
đã tìm thấy nhưng dấu hiệu của chính ngôi mộ thì chưa. Đành chờ đến 13h
30. Giữa trưa hè trời nắng hầm hập như đổ lửa, đoàn vẫn chia làm mấy
nhóm đón lõng ở các ngả đường dẫn đến nhà ông Điển. 10 phút. Rồi 15 phút
ngột thở trôi qua. Bỗng một tốp học sinh ào ào đạp xe từ cuối làng tới.
Nhìn kỹ, thấy toàn con trai. Mấy phút sau, có một tốp con gái đi bộ
tới. Mọi người liền giữ các em lại hỏi thăm. Các em chỉ nhà bà Nhương ở
gần ngã tư, sau cái đình làng. Ba em săng sái dẫn ông Quỳnh, em ruột
giáo sư Phương tới đó, còn một em đứng lại. Giáo sư Phương giật mình. Em
gái ấy mặc áo màu xanh lá cây, có hai bông hoa to in trước ngực. Hỏi về
những ngôi mộ vô thừa nhận, em chỉ mấy ngôi ở vườn chùa ngay cạnh chỗ
đứng. Giáo sư Phương biết, đó là mộ của những người chết đói năm 1945.
Em lại chỉ 3 ngôi mộ phía ngoài đê, cạnh vụng Quạ, nơi mà đoàn đã ra tìm
từ sáng. Hỏi thêm em một số chuyện nữa nhưng cũng không thu thêm được
thông tin quan trọng gì. Đến xế chiều, gần như mất phương hướng, giáo sư
Phương lại gọi điện cho anh Nhã. Anh hỏi: “Có thấy lạch nước không? Có
cái cống không?”. Anh Nhã hỏi cứ y như anh đang nhìn thấy vậy. Rồi anh
bảo: “Bác hãy đi tìm ngôi nhà mà bốn mặt đều sơn màu trắng, phía trước
đầy hoa đỏ”.
Cái cống lớn xây bằng gạch cạnh đất
chùa, xế nhà ông Điển, chính là nơi giáo sư vừa ngồi nói chuyện với bé
gái mặc áo hoa màu tím. Còn lạch nước? Hỏi ông Điển, hồi lâu ông mới sực
nhớ ra: Ba mươi năm về trước, chính cái đầm sen là một vùng ruộng
trũng. Bờ ruộng chạy song song với một con lạch dẫn nước qua cống cửa
chùa vào ruộng mạ mà nay là đất ở của ông và mấy nhà xung quanh. Cuối
những năm 60, để lấy đất bồi đắp con đê sông Luộc, người ta đã biến vùng
ruộng trũng thành đầm sen bây giờ. Bờ ruộng và cái lạch nước cũng biến
mất trong lòng cái đầm sen ấy.
Mọi người ngó nghiêng khắp làng để tìm
ngôi nhà tứ bề quét vôi màu trắng mà chẳng thấy. Chỉ thấy nhà màu vàng
hoặc xám. Bỗng ông Tân Cương, một cộng sự của giáo sư Phương chỉ vào cái
quán bên đường: “Hay là cái này?”. Đó là cái quán nước nhỏ, thấp lè tè,
xây bằng gạch, đủ kê một cái giường và cái chõng, trên bày bán mấy gói
kẹo và mấy chai nước ngọt. Quán mới xây, cả 4 mặt đều quét vôi trắng
xoá. Ông Tân Cương lý luận: “Một cái quán cũng có thể coi là nhà được
lắm chứ”. Vậy còn hoa đỏ? Đảo mắt một vòng, anh Tân Cương reo khẽ. Nhìn
theo hướng tay anh chỉ về phía đầm sen, mọi người sững sờ. Cả một biển
hoa sen hồng thắm giữa trưa hè. Hương đưa ngào ngạt.
Chủ quán là một bà lão hom hem. Cụ cho
biết tên là Mân. Nhưng đó là tên chồng, còn tên thật của bà là Nguyễn
Thị Nhờ, năm nay 81 tuổi. Mọi người sục sạo tìm kiếm đến tối mịt mà
chẳng thấy thêm tín hiệu gì đành quay về Hà Nội. Gọi điện cho anh Nhã,
anh chấn an: “Tìm được cái quán trắng làm mốc là tốt rồi. Bác nên tìm
tiếp tục. Hôm nay chưa thấy thì ngày mai lại đi. Chỉnh mộ là cả một hành
trình đầy vất vả, không thể một lần mà trúng ngay được”. Rồi anh chỉ
dẫn tiếp: “8h sáng mai bác phải có mặt ở cái quán quét vôi màu trắng ấy.
Bác hoặc con bác hãy thắp 20 nén hương ở lối đi bên cạnh. Khoảng 8h30,
có một con chó vàng nâu đứng cách đó chừng 10m. Nó nhìn bác một lát rồi
đi. Thỉnh thoảng, nó ngoái đầu lại xem bác có đi theo nó không. Bác cứ
đi theo và giữ khoảng cách. Đi chừng hơn 100m, con chó sẽ dừng lại, hít
đất rồi bới. Bác hãy nhớ lấy chỗ đó, quan sát kỹ, tìm những dấu hiệu
trên phần mộ như đã ghi trong bản đồ”. Ngừng một lát, anh Nhã dặn tiếp:
“Nếu không thấy con chó xuất hiện thì chờ đến khoảng 9h, tìm kiếm quanh
vùng sẽ thấy một con chó vàng nằm bệt như ốm. Đánh dấu lấy chỗ ấy mà
đào. Đào thấy thì con chó sẽ hết ốm. Khi nào thấy tín hiệu thì điện
thoại lại, tôi sẽ chỉ dẫn tiếp”.
Ngày thứ 2 tìm mộ: Con chó nằm
bẹp như ốm – Quả trứng trên đầu đũa
Sáng sớm hôm sau, đoàn lại lục tục quay
trở lại La Tiến. Việc đầu tiên là chia ra làm nhiều tốp, đứng ở các ngả
đường xem có con chó vàng nâu nào tiến về phía quán nước quét vôi trắng
không? Chờ đến gần 9h vẫn chưa thấy tín hiệu gì. Đành chuyển sang phương
án 2: tìm con chó vàng nằm bệt như ốm. Mọi người sục sạo vào từng nhà
quanh vùng. ở đây, nhà nào cũng nuôi chó vàng, thấy khách lạ, chúng nhảy
sồ ra sủa inh ỏi, chẳng thấy con nào nằm bệt một chỗ. Cô Nam (em ruột
cô Khang) mấy lần vào ra nhà cụ Nhờ, ngó ngó nghiêng nghiêng khắp xó
xỉnh, bỗng phát hiện thấy phía sâu bên trong gian nhà phụ, dưới gầm
giường, có một con chó vàng nằm ệp. Mọi người lần lượt vào xem, nó vẫn
nằm im thít như cục bông, chẳng gầm gừ hay sủa. Hỏi cụ Nhờ, cụ chép
miệng bảo: nó chửa, chê cơm mấy hôm nay rồi. GS Phương liền điện thoại
cho nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã. Anh chỉ dẫn: Tìm kiếm trong vòng bán
kính 10 m xem có những dấu hiệu trên phần mộ (cách mộ 4m có một gốc cây
đổ, trên mộ có khúc cây dài 4 tấc, một cục gạch vỡ màu nâu đỏ và 5 cây
cỏ dại có hoa màu tím nhạt) không?
Từ chỗ con chó nằm ệp, GS Phương kẻ một
vòng tròn có bán kính 10 m. Phần lớn vòng tròn bao lấy sân gạch và nhà
của cụ Nhờ, chỉ một phần nhỏ lấn sang khoảnh vườn hẹp trước tường hoa
nhà ông Điển. Khoảnh vườn này, hôm trước đoàn đã đi qua mà không ai để ý
đến mấy vạt rau lang. Cả nhà dán mắt xuống đất tìm. Anh Tân Cương bỗng
phát hiện ra một gốc cây đổ bị vùi lấp dưới lớp dây lang, gốc cây to
bằng bắp chân, dài hơn gang tay. Trên thân lơ thơ mấy cái chồi cằn cỗi.
Ông Điển bảo đó là cây nhót ông chặt năm ngoái nhưng chưa kịp đánh gốc.
Tiếp tục tìm kiếm, thấy cách gốc cây nhót về hướng đông chừng 2m, có nửa
viên gạch vỡ màu nâu đỏ nằm cạnh một cành cây khô to bằng cổ tay, dài
nửa mét. Nhìn tiếp về hướng đông chừng 3m nữa, dưới tán cây cam thấp
lùn, cả đoàn reo lên khi trước mắt hiện lên cả một dãy hoa màu tím nhạt
bung lên khỏi đám rau lang. GS Phương tỉ mẩn ngồi dếm được đúng 5 gốc,
mỗi gốc nở hai bông hoa to và dài bằng ngón tay.
Sau khi rà soát lại kỹ càng, GS Phương
lại điện cho anh Nhã. Anh bảo: “Từ gốc cây đổ đến dãy hoa tím, vẽ một
hình tam giác. Bác hãy đứng vào giữa rồi đánh dấu lại. Lấy một chiếc đũa
cắm xuống chỗ đó. Chính tay bác hoặc người khác nhưng phải cùng máu mủ
với cô Khang, đặt một quả trứng lên đỉnh chiếc đũa. Nếu quả trứng nằm
vững trên đầu đũa là đúng. Nếu không nằm im thì cắm chiếc đũa lùi ra nửa
mét”.
Bà Điển lập cập chạy vào bếp rút từ ống
đũa ra một chiếc rồi chạy ra chuồng gà nhặt trong ổ một quả trứng vừa
mới đẻ đưa cho GS Phương. Ngồi ngắm nghía chiếc đũa tre khẳng khiu, tay
vân vê quả trứng gà, GS Phương chột dạ: Tay Nhã đánh đố mình đây. Song
lại tự chấn an: vấn đề là ở chỗ phải ngắm cho thật cân và không được xúc
động. Hít một hơi thật sâu, GS Phương rón rén đặt quả trứng lên đầu
chiếc đũa. Gần trăm con mắt dán vào quả trứng gà như nín thở. Bịch! Quả
trứng rơi xuống đất. Nhặt lên, khẽ khàng đặt lại. Lần 2, lần 3
Đặt nằm
rồi đặt đứng. Quả trứng vẫn lăn bo lo xuống đất. GS Phương ngồi bệt
xuống đất, thở hắt ra. “Chỉ tại cái đũa chết tiệt. Tiết diện quá nhỏ mà
lại không phẳng thì tài thánh cũng chẳng đặt được quả trứng tròn cho
cân”.
Nghĩ vậy nhưng GS đứng dậy, lùi lại nửa
mét, mặt vẫn hướng vào tường hoa. Cắm chiếc đũa cho thật thẳng rồi nhẹ
nhàng đặt quả trứng lên. Mọi người vội chìa tay ra hứng sợ trứng rơi vỡ.
Ô kìa! Kỳ lạ quá! Quả trứng nằm im trên đầu đũa tựa như có chất keo kết
dính. (Xem ảnh)
Từ phải qua trái: GS PHương,
vợ chồng cô Năm (em ruột cô Khang),
anh Tân Cương
Mặc dầu không tin vào sự can thiệp của
cô Khang (vì làm gì có linh hồn mà can thiệp? Mà nếu có thì linh hồn đâu
phải là lực hút vật chất – GS Phương nghĩ thế) nhưng GS vẫn
thở phào nhẹ nhõm vì nếu không làm được điều này sẽ không thể đi tiếp
bước sau. Lại gọi điện cho anh Nhã cầu cứu. Anh bảo: “Lấy quả trứng làm
tâm, vẽ một hình chữ nhật dài 2 mét, rộng 1,2m rồi đào sâu xuống 1,5m
cho đến lớp cát đen, hài cốt sẽ ở đó”.
Mặt trời đã lên đến đỉnh đầu. Vừa đói,
vừa mệt, GS Phương quyết định tạm nghỉ, ra bến đò La Tiến ăn cơm. Trời
đang nắng gắt bỗng đâu mây đen ùn ùn kéo tới, gió ào ào thổi cuốn bụi
mịt mù. Mưa như trút nước. Mưa kéo dài lê thê. Chừng hơn một tiếng mới
tạnh. Moị người vội vã kéo về nhà ông Điển. Anh Tân Cương bảo: “Phen này
phải đền quả trứng của bà Điển là cái chắc”. Thế nhưng khi bước ra
vườn, tất cả đều sững sờ khi thấy quả trứng vẫn nằm chon von trên đầu
đũa bé xíu. Chẳng nhẽ khi mưa, lúc nào cũng có 2 giọt nước rơi cân bằng
xuống 2 đầu quả trứng à? Lại còn gió to nữa chứ? Bụi tre bờ sông gió vặn
còn nghiêng ngả cơ mà? Có điều gì huyền bí đây?
GS Phương từ từ gỡ quả trứng ra khỏi
chiếc đũa để cho tốp thợ đào đất. Hai bàn tay ông cảm nhận rõ một sức
hút nhẹ như có bàn tay vô hình cố giữ quả trứng. Hai tốp thợ thay nhau
đào. Đầu tiên là lớp đất màu nâu. Sâu chừng 1,2m thì đến lớp bùn đen pha
cát. GS Phương nhắc nhở mọi người rà soát từng xẻng cát xem có lẫn
xương cốt không? Nhưng đào mi đến độ sâu 1,5 m vẫn không thấy gì. Anh
Nhã hướng dẫn qua điện thoại: phát triển về hướng Nam, đào sâu thêm 4 cm
nữa. Hố đào lập tức được mở rộng thêm nửa mét ra phía bờ ao. Chiều sâu
thì đến 2,8 m mà vẫn không có tín hiệu gì. Trời sập tối. Mọi người buộc
phải ngừng tay. Nỗi buồn xen lẫn thất vọng hiển hiện rõ trên khuôn mặt
già nua của GS Phương. Tuy vậy, ông vẫn quyết định ngày mai đào tiếp.
Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật
Giáo Việt Nam Net)