Nhận Biết Người Tài Lòng Nhân Đạo Đức
24/04/2010 01:26 (GMT+7)

NHÂN HC ĐO ĐC

Nhận Biết Người Tài Lòng Nhân Đạo Đức:

Trần Hớn Sâm


Nhận Biết Người Tài Lòng Nhân Đạo Đức:

----------------------------------------------------------

**  Như ta đã biết, Con người là hình thức cao nhất của sự phát triển cơ thể sống trên trái đất, Là động vật cấp cao xã hội hóa được hình thành trên cơ sở lao động, Là chủ thể của hoạt động lịch sử xã hội.

-

LÒNG NHÂN ĐẠO ĐỨC

**********************

**  Có lòng nhân đạo đức … Là biết thương người thương vật, như tất cả con người chúng ta đều biết, loài người là một thứ sinh vật sống bằng tình cảm. Sự sai biệt giữa loài người và những sinh động vật khác cũng chính do tình cảm mà ra … Con người nếu không có được một nếp sống tình cảm, nghĩa là đi ra ngoài định luật của lương tri tức nhiên lúc đó con người sẽ không còn là con người nữa.

**  Đời sống tình cảm của loài người đã làm thành một thứ chất liệu quan yếu và cần thiết vô cùng … Đời sống con người, nếu mất tình cảm tự nhiên con người sẽ trở nên hung bạo, tàn nhẫn vô cùng … Chính nhờ tình cảm đó đã giúp cho người thương mến người khác, cá nhân này cảm mến cá nhân kia và những nguồn mến thương nhỏ mọn ấy kết tinh thành những thứ tình thương bao la rộng lớn khác.

**  Có lòng nhân đạo đức … Kết tinh bằng tình thương con người giữa con người với nhau, cùng chung sống trong xã hội tương trợ lẫn nhau, gánh vác cho nhau, chia sẽ cùng nhau sống trong tình cảm tình thương mến đó tạo thành tình thân mật … Đi ra ngoài xã hội tình yêu mến làng quê, xứ sở cùng ngôn ngữ, cùng tập quán, nói một thứ tiếng tự coi nhau như những người thân và đem lòng thương mến giúp đỡ, tình cảm ấy là tình yêu đất nước quê hương việt nam.

**  Trong lãnh vực xử thế … Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo đức của mình đối với mọi người sống chung quanh ta, khi chúng ta bắt gặp một cảnh khổ, dù là cảnh khổ ấy không phải của chung quanh chúng ta gánh chịu … Song chớ nên coi đó là một sự chiến thắng của một cá nhân mà trái lại chúng ta nên tìm cách giúp đỡ những con người ấy thoát khổ.

**  Phật học tinh hoa xử thế quan trọng chưa phải chỉ nhắm vào cách chinh phục lòng người mà đủ …Thực sự của phật học tinh hoa xử thế là phải làm sao đối xử vẹn toàn giữa người và người, đó mới chính là một nghệ thuật lòng nhân đạo đức … Đắc nhân tâm đã khó mà chinh phục được sự thương yêu của người đời lại càng khó hơn … Nếu chúng ta có tài chinh phục được người khác, mà không biết giúp đỡ cho người thì cũng bằng thừa. Chủ đích của đời sống là làm sao mang tình thương yêu gieo rắc khắp nơi để đánh đổi lấy sự tin yêu của người đời ngoại cuộc, đó mới thật là một nghệ thuật xử thế ở đời vậy … Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo tình thương, lòng nhân đạo đức, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn … Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đức đến cuối cùng và tột độ vậy.

**  Tóm lại … Ai có lòng nhân đạo đức là người biết tu tâm chân thật … Được biết có rất nhiều người đã giác ngộ. Có nhiều thiện hữu tri thức âm thầm hộ trợ giúp đỡ cho người hiền giác ngộ hoằng pháp, Người đã tiếp dẫn chúng sanh học đạo làm người biết đạo đức nhân trí hiếu nghĩa … Thiện hữu tri thức chư hiền đã giác ngộ âm thầm hỗ trợ lập tài khoản, hỗ trợ người hiền tiền mua sách học biết thêm kiến thức, để soạn thảo viết bài lời hay ý đẹp dạy đạo đức con người phục vụ xã hội … Thiện hữu tri thức hóa giáo dục toàn cầu.

--

Xin chào các bạn thiện hữu tri thức

*********************************************

**  Người hiền giác ngộ chia sẽ cảm xúc ... Tâm tư nguyện ước giao lưu cùng các bạn thiện hữu tri thức và trao đổi kinh nghiệm tu học.

--

**  Xin các bạn hiền chia sẻ hiểu biết cho nhau để cùng chung lo phục vụ xã hội ... Giúp đở mọi người hiểu biết đạo đức con người và phật pháp.

--

 

ĐẠO LÀM NGƯỜI TU - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH

***********************************************************

Người Hiền Giác Ngộ - Đức Tính Khiêm Tốn:

--

**  Con người khi bước vào cuộc sống ai ai cũng thường gặp những khó khăn trắc trở, do tùy hoàn cảnh gây nên… Đứng trước một hoàn cảnh nào đó con người của bạn ít nhất thông thường tùy hoàn cảnh và biết uốn nắn tùy thời để chinh phục những khó khăn trong hiện tại hầu hướng tương lai đến chỗ tươi sáng hơn, dễ dàng hơn, những ý thức hướng dẫn và giải thoát cuộc đời đó là một thứ phương pháp tu rèn luyện nhân cách con người của bạn.

**  Có nhiều hoàn cảnh khó khăn ngoài ý của bạn nghĩ, trong những lần gặp phải hoàn cảnh khó khăn đó chính là lúc nhân cách bạn phải đóng vai một ông thầy trong cuộc sống, giúp đỡ nhiều cho bạn vượt qua được những trắc trở bất thường đó.

--

**  Nhân cách con người có được thành công hay không là ở chỗ đó… Khi bước vào cuộc sống bạn phải tinh khôn nhiều hơn để làm chủ như thế bạn mới mong chiến thắng được những trở ngại của cuộc đời… Nhân cách con người không phải chỉ là những bước tầm thường, đơn sơ như chào hỏi qua loa rồi thôi mà trái lại nó còn đòi hỏi ở bạn một sự khôn ngoan biết lừa lọc, óc nhận xét của bạn phải tinh tường để nhận thức được đâu là điều hay lẽ phải để tiến những bước tiến chắc chắn trên đường đời nữa.

--

**  Muốn vượt qua tất cả những khó khăn con người bạn trước nhất phải trui rèn lại nhân cách của mình đang có, bạn phải gắng công chịu khó tìm hiểu những gì còn thiếu sót, chấp nhận những gì khôn ngoan của người khác đã làm bên ngoài mà trong con người bạn chưa có, bạn phải gắng công chịu khó tìm hiểu những thất bại đó để tạo lại cho mình một kinh nghiệm quý báu cho cuộc sống. Những kinh nghiệm đó sẽ đem đến cho bạn những chân giá trị thực tiễn nhất cho cuộc đời bằng những hình thức nhân cách trong tính tình của bạn.

--

**  Muốn rèn luyện nhân cách trước nhất bạn phải làm một người có tinh thần cầu tiến… Luôn luôn chịu khó tìm hiểu những gì của người đã làm những thành công của người khác, đồng thời bạn cũng phải tự mình kiểm thảo lại tất cả những gì mình có trong tâm hồn rồi đem lại so lại những cái đoạt được từ bên ngoài vào sở kiến của mình bên trong, lấy những kinh nghiệm đó làm một thứ kinh nghiệm cho chính bản thân mình, bạn còn phải chịu đi tìm tòi học hỏi những người chung xanh, bạn phải chấp nhận những lời khen chê của người khác nếu nhận thấy trong cái khen hay chê của người khác có tính cách xây dựng, bạn cũng cần đặt lại với lòng tự ái của bạn sao cho đúng nơi, đúng chỗ, sao cho thích hợp với con người của bạn… Bạn phải chịu đựng những thất bại của bạn đã qua và phải coi đó như là những kinh nghiệm quý báu nhất cho cuộc đời bạn đang sống, bạn cũng cần phải có một tinh thần cầu tiến và biết tiến, biết lui cho đúng chỗ, tinh thần bạn phải luôn luôn tu tỉnh sáng suốt, biết nhận thức được mọi chuyện chung quanh mình, đồng thời cũng cần kiểm điểm lại những hành động của mình đã làm trong quá khứ và coi đó như những bài học quý giá nhất của chính bản thân của bạn trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng cần tập luyện lại những thứ đức tính tình tầm thường, nông nổi của bạn nữa… Nói tóm lại bạn phải làm con người luôn luôn biết sửa đổi tính tình theo sao cho thích hợp với người ngoài. Như thế bạn mới tạo được thành công.

--

**  Nếu bạn là một người còn thiếu nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật xử thế thì bạn nên tự mình trao dồi những kinh nghiệm quý giá của những người chung quanh bạn trước đã, sau đó mới chính là, con người của bạn. Bạn đừng bao giờ tự cao quá, tin tưởng vào tương lai quá nhiều, ỷ lại vào cá nhân nhiều mà thất bại chua cay.

**  Con người khi trời sinh ra trên đời ai ai cũng như ai vì thế mà bạn đừng bao giờ tin tưởng vào tài cán của mình nhiều mà sẽ có hại vì nó tạo cho bạn mang thêm lòng tự cao tự đại, tin tưởng vào cá nhân mình mà coi thường người khác, như thế là sai là hỏng. Nhân cách con người bạn phải luôn luôn thay chiều đổi hướng để thích hợp với mọi người, bạn phải nhận thức và phán đoán xem đâu là điều hay lẽ phải mà làm theo cũng như để trách né cho kịp thời.

--

**  Nhân cách con người thì ai ai cũng có, kẻ ít, người nhiều, kẻ khôn, người dại nhưng điều kiện cần thiết hay không là bạn phải nên tự rèn luyện lại tính tình của bạn trước đã… Con người khi sinh ra cho đến khôn lớn không ai khác ai, không ai hơn ai cả, có hiểu như thế con người bạn mới chính thức tìm được một lối thoát cho cuộc đời… Muốn được thành công trên mọi mặt, bạn phải tự trao dồi lấy nhân cách của cá nhân mình trước nhất, rồi sao đó bạn mới có thể đi chinh phục kẻ khác. Và, có chinh phục được mình trước đã mới mong chinh phục được kẻ sau.

**  Hằng ngày, bạn còn có cơ hội tiếp xúc với thật nhiều người, bạn lại có nhận thức được những phương cách giao tế, cùng xử thế bên trong con người đó vì thế cho nên bạn còn phải tìm hiểu và học thêm cho thật hoàn toàn… Không một ai có thể tự hào với mọi người rằng mình là một con người có nhân cách hoàn toàn mà là phải theo học lại những kẻ khác hơn mình nữa… Ai ai cũng cùng chịu chung một số phận là tự tìm lấy chân lý cho cuộc đời mà tìm hiểu nhiều hơn cho sau cuộc sống thích hợp với mình mà thôi.

--

**  Tóm lại… nếu muốn thành công trên đường đời điều kiện tiên quyết là bạn nên tự kiểm điểm lấy nhân cách của mình trước và nếu đã nhận thấy mình còn kém xã giao thì coi đó là những tấm gương cho mình tiến bước và tìm cơ hội đó để học hỏi thêm thì đây là một điều hoàn toàn. Chính nhân cách đã tạo nên loài người, vì thế con người luôn bao giờ cũng tự trau dồi nhân cách của mình sao cho toàn vẹn như thế mới tìm được sự thành công mong muốn.

**  Nếu bạn coi thường nhân cách, không chịu sự học hỏi của người khác, nhất định không bao giờ bạn tìm thấy ánh sáng thành công trong cuộc đời cũng như trong công việc của bạn làm… Nói như thế không có nghĩa là con người phải hoàn toàn chịu ảnh hưởng của nhân cách trong mọi lãnh vực… nhưng, chính nhân cách là một con đường ngắn nhất đưa bạn tiến đến ngưỡng cửa thành công trong nhiều vấn đề nếu không bảo là tất cả… Con người sống nếu thiếu nhân cách chắc chắn không bao giờ tìm được thành công dù là nhỏ mọn. nếu con người còn bảo thủ những tư tưởng tầm thường thì nhất định con người sẽ lần hồi đi đến những đoạn đường suy vong nguy hiểm.

--

**  Tóm lại… nhân cách là một trong những vấn đề quan yếu nhất cho con người và con người nếu muốn thành công trên đường đời phải luôn luôn chui rèn nhân cách để dùng nhân cách làm một lợi thế chinh phục lòng người và là con đường ngắn nhất, thích hợp nhất giúp cho con người cảm thấy gần gũi với thành công hơn bất cứ trên một lãnh vực nào của cuộc đời.

--

--

TU HỌC RÈN LUYỆN - ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN

*******************************************

**  Khiêm tốn…( còn gọi là khiêm nhường ) một đức tính cao quý mà người đời ai cũng ca tụng, mọi tâm hồn đạo đức đều phải có. Ở đâu có sự khiêm tốn thì ở đó có nhân đức… Nó như là một thứ ánh sáng siêu nhiên nằm sâu thẳm trong các tâm hồn… Nó như là một thứ hào quang làm tăng thêm giá trị cho những tâm hồn đạo đức. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng đều có được đức tính cao quý ấy nếu không chịu khó bền tâm bền trí tu tâm rèn luyện.

**  Thưa bạn, ai trong chúng ta lại không khen ngợi, cảm phục đức tính khiêm tốn… Nhưng nhìn chung mà nói, con người ta hiểu biết về bản tính của đức tính khiêm tốn rất thiếu sót. Và do đó, đức khiêm tốn cũng không được ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống của thế nhân, nhất là trong hoàn cảnh xã hội văn minh vi tính hóa giáo dục nhập và mở cửa hiện nay.

--

**  Những điều quý hiếm bao giờ cũng ẩn giấu tận đáy sâu như vàng bạc vùi trong lòng đất… những sức mạnh ghê gớm của tinh thần con người luôn tiềm ẩn trong thân xác mềm yếu… sự mầu nhiệm của vũ trụ luôn ẩn tàn trong sự vận chuyển của hằng hà sa số tinh tú.

**  Cách chung mà xét, mỗi thứ nhân đức trong con người đều là một giá trị đích thực của cuộc sống… Mỗi thứ nhân đức đều cá một vẻ đẹp riêng biệt của nó… Nhưng cũng có thứ nhân đức này bao trùm lên thứ nhân đức kia mà đức khiêm tốn là một thứ nhân đức sáng chói trong các hàng giá trị về nhân phẩm.

--

**  Một đức tính khiêm tốn, mỗi con người chúng ta đều phải chịu khó rèn luyện… Sự rèn luyện đức khiêm tốn không dễ, không thể chỉ trong một sớm một chiều là thành công được, bởi vì trong mỗi người chúng ta, ai cũng thấy  “cái tôi” của mình lớn cả… Để tiến bước một cách vững chắc, chúng ta phải đi từ từ và có phương thức… Trước khi đạt tới sự thành công, chúng ta phải băng qua một ít vùng buồn tẻ và leo lên những triền dốc treo leo… Vậy, muốn cho cuộc hành trình đỡ vất vả, chúng ta phải dùng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như chịu khó khảo sát về đức khiêm tốn và tính kiêu ngạo để có một cái nhìn tổng quát và phân tích rạch ròi bản chất của hai vấn đề ấy… Như có những nhận xét ngắn về những ngôn từ, cử chỉ của chính chúng ta trong cách cư xử giao tiếp hằng ngày để đưa ra ánh sáng những điều gì còn mơ hồ trong sự nhận thức của chúng ta… Luôn luôn tâm niệm đạo đức để làm nổi bật lên những thành quả của những khám phá mới trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng trước hết chúng ta hãy giành thì giờ suy nghĩ sâu xa về đức khiêm tốn để tinh thần mình vào chân lý ấy.

**  Ước gì không có một thiện chí nào phải thất vọng trong sự rèn luyện đức khiêm tốn, để khỏi phải tự cho mình bất lực không đạt được mục đích… Vậy thì, trước tiên chúng ta hãy nhìn đức khiêm tốn như một loại nhân đức đặc biệt… Rồi sau đó chúng ta mới nhìn đến sự ảnh hưởng của đức tính ấy trong đời sống của chúng ta.

 ( Trần Hớn Sâm )

 

Các tin đã đăng: